Friday, March 21, 2014

Để người dân không phải nhập viện sau khi gặp công an


Để người dân không phải nhập viện sau khi gặp công an
Theo RFA
Anh Vũ, thông tín viên RFA
03192014-anhvu.mp3 Phần âm
 thanhTải xuống âm thanh
000_Hkg5086113-600.jpg
Một vụ công an cưỡng chế nhà ở Hà Nội. Ảnh minh họa.
AFP photo
Gần đây tình trạng nhiều người phải nhập viện, thậm chí tử vong sau khi công an cấp xã mời họ lên làm việc, cho dù trước khi đến công an nạn nhân hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh.

Công an vi phạm pháp luật

Gần đây trên báo chí Việt nam có đưa tin nhiều vụ người dân bị chết bất thường hoặc bị thương một cách khó hiểu sau khi bị tạm giữ ở đồn công an. Với lý do mà dư luận nghi ngờ là điều tra viên đã sử dụng nhục hình với nghi can.

Các hành vi tra tấn, bức cung, ép cung khi thẩm vấn, khi giam giữ là chuyện thường xảy ra ở Việt Nam, và chính điều đó đã dẫn đến nhiều vụ oan sai. Điều đó cho thấy tình trạng sử dụng bạo hành, tra tấn… vi phạm pháp luật một cách tràn lan ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cho dù nhà nước Việt nam đã tham gia Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp quốc.
Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh một nhà hoạt động xã hội, người đã nhiều lần từng là nạn nhân của các hành động bạo lực của các nhân viên công an gây ra đối với cá nhân ông trong quá trình tiếp xúc làm việc. Bản thân ông đã nhiều lần bị các nhân viên công an đánh gây thương tích, thậm chí phải nằm viện.

Từ Đà nẵng, ông Nguyễn Văn Thạnh cho biết:
“Trường hợp cụ thể của tôi là đêm ngày 17(18).12.2013, tôi ở nhà em trai tôi ở Hòa minh, Liên chiểu, Đà nẵng thì công an có vào kiểm tra hành chính và đánh tôi. Mới đây nhất là ngày 16.02.2014, tại nhà em trai tôi ở xã Hòa phước thì họ cũng lấy lý do kiểm tra hành chính. Khi tôi tiến hành chụp ảnh thì họ nhào vào để đánh tôi gây thương tích ở mắt và phải nhập viện điều trị ”

Nói về tình trạng cán bộ công an dùng nhục hình đối với các nghi can ở Việt nam đang trở nên phổ biến, LS. Hà Huy Sơn cho rằng ông không có con số so sánh cụ thể, nhưng tình trạng người dân bị công an dùng nhục hình là hiện tượng phổ biến đã có từ lâu. Gần đây các thông tin được truyền thông báo chí nhà nước phổ biến, là do sự phát triển vượt bậc của truyền thông internet nên các hiện tượng này được nhắc đến nhiều hơn. Song các vụ việc đó chủ yếu xảy ra ở các đơn vị công an cấp xã, phường là các cơ quan chỉ tiến hành các thủ tục tố tụng ban đầu chứ không phải là cơ quan điều tra. 

Đây là những việc làm vượt thẩm quyền của các cơ quan công an và có biểu hiện vi phạm bộ Luật tố tụng hình sự.

Không thể nói đánh người là do không hiểu biết về pháp luật, mà tôi nghĩ ở đây là do họ coi thường pháp luật và nghĩ rằng công an thì có quyền như thế.
- LS. Trần Thu Nam

Tuyên Quang: Người Hmong biểu tình ôn hòa đòi công lý cho ông Lý Văn Dinh và ông Dương Văn Tu

Nguyễn Bắc Truyển - Hôm nay, 20/3/2014, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Lý Văn Dinh và Dương Văn Tu tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Hai ông là người dân tộc Hmong, theo NẾP SỐNG MỚI CHO NGƯỜI HMONG do ông Dương Văn Mình hướng dẫn vào những năm 80, từ bỏ các hủ tục lạc hậu về ma chay, lối sống.... Tuy nhiên, nhà cầm quyền Việt Nam cho rằng đó là "tà đạo" và đàn áp họ trong nhiều năm qua. Bản thân ông Dương Văn Mình cũng từng bị 5 năm tù giam vì được xem là chủ xướng phong trào NẾP SỐNG MỚI CHO NGƯỜI HMONG.


Phiên tòa "công khai" hôm nay được nhiều bà con dân tộc Hmong của 4 tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Cao Bằng đến tham dự, dù không được vào bên trong phiên tòa nhưng mọi người vẫn đứng bên ngoài ủng hộ hai ông. Vào ngày 14/3/2014 vừa qua, một phiên tòa sơ thẩm cũng đã xét xử ông Hoàng Văn Sang với mức án 20 tháng tù giam. Ngày 18/3/2014, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Thào Quán Mua tạm hoãn đến ngày 27/3/2014 vì nguyên đơn bị bệnh. Những người bị bắt gần đây, được xem là những người thân cận với ông Dương văn Mình và vận động tích cực phong trào NẾP SỐNG MỚI CHO NGƯỜI HMONG.


Ngoài 4 người Hmong bị bắt tại tỉnh Tuyên Quang, còn khoảng 5 người khác bị bắt tại các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên...luật sư Trần Thu Nam (văn phòng luật sư Tín Việt và Cộng sự) sẽ bảo vệ quyền lợi pháp lý cho người Hmong bị bắt.

Điều 258, 88, 79, 78...của bộ luật Hình sự là những điều luật chung chung, được diễn giải theo sự chủ quan của cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án...nhằm kết tội các nhà bất đồng chính kiến, blogger, các nhà đấu tranh cho quyền con người Việt Nam...những điều luật này bị cộng đồng quốc tế lên án và đề nghị Việt Nam nên bãi bỏ và tiến hành soạn thảo các điều luật phù hợp với sự cam kết thực hiện về quyền con người.

Theo tin từ Tuyên Quang, hiện nay lực lượng công an đang dàn binh để ngăn chặn người Hmong đến tham dự phiên tòa "công khai" xét xử ông Lý Văn Dinh và ông Dương Văn Tu.

Cộng Sản!

Bọn cộng sản là một bầy đi ngược!
Đừng tin rằng chúng vì nước vì dân
Cả vạn lần, hay cả triệu lần
Khi chúng nói…
Thì xin đừng phân vân và suy nghĩ.

Nếu phải bảo, đảng này là đĩ
Thì quả là câu ví không ngoa.
Nếu phải trách dân ta quá mù lòa!
Để đảng dắt mũi, thành trâu, thành bò, thành ngựa…

80 năm!
Cộng lại bao nhiêu lời hứa?
Hãy nhớ thử xem, bao nhiêu thằng, bao nhiêu đứa điêu ngoa…
Vậy mà sao thiên hạ cứ cố mù lòa
Ngoảnh mặt làm ngơ để chúng giở trò bá đạo?

Nếu tất cả 80 triệu đều vì cơm áo
Thì cái đảng đểu này sẽ còn hút máu dài lâu
Chúng sẽ thư thả mà biến dân Nam thành lũ chư hầu!
Cúc cung tận tụy làm "rễ", làm "dâu" Tàu chệt.

Phải hiểu rằng khi chúng rêu rao đoàn kết
Có nghĩa là bây chết mặc bây
Miễn sao quyền chức, tiền bạc… chúng thủ thật đầy
Nợ công lời lãi…
Chúng cứ vay
Dân trả!.

Ai cũng hiểu cộng sản là xỏ lá
Là những tên dối trá mị lừa
Nhưng tại sao thiên hạ lại cù cưa?
Nửa mơ… nửa huyễn, mà chưa chịu tĩnh!
Ai cũng biết cộng sản là bọn phá bĩnh!
Sao nhiều người lại hợm hĩnh hùa theo?
Cộng sản là hung bạo… là gian xảo… là đói nghèo...
Khi chúng đến là gieo tang tóc…
Làm thì tồi, nhưng hay nói dóc!
Nếu thấy cần thì dẫu giang sơn gấm vóc cũng đổi trao!
Ví như hôm nay chúng quỵ lụy Tàu
Tự tung tự tác "Luật là tao, tao là đất nước"!

Tiên sư cha cộng sản, loài đi ngược!.


Điều 258

 

Lê Nguyễn Hương Trà

Một buổi sáng, tui nhận được giấy của phòng A.25 mời lên B.34 của Bộ Công An (237 Nguyễn Văn Cừ, Quận 1). Tới đây, ngoài hai an ninh chuyên trách báo chí – xuất bản – thông tin còn có thêm hai anh bên phòng điều tra hình sự C45B. Làm việc và cãi cọ một chặp, rồi một người lôi trong cặp ra quyển sách dày cộm, lật lật chỉ tay vô nói tui vi phạm điều này và kêu đọc đi!

Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân: Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm“.

Không khí lúc đó rất căng thẳng, nhưng tự dưng bị… vzô duyên tui cười hì hì nói: “Ui anh ơi… điều này có thể bắt tù dễ dàng hàng trăm người!”. Ai dè làm việc tới tối thì bị giữ hổng được về thiệt. Ở lại tới 3 tháng, biệt giam. Đó là thời điểm gần cuối 2010, đến nay đã thêm nhiều blogger bị bắt vì điều 258.

Sáng nay 19.3, tòa án Nhân dân TP. Hà Nội vừa tuyên án nhà văn, blogger Phạm Viết Đào 15 tháng tù. Cách đây vài tuần, tòa án Nhân dân TP. Đà Nẵng cũng tuyên án nhà báo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam trong một phiên xử ngắn ngủi. Mới tuần trước, tòa án Nhân dân Tuyên Quang tuyên Hoàng Văn Sang – người H’Mông, 18 tháng tù.

 Ông bị bắt với một số người khác sau khi cùng một đoàn người H’ Mông các tỉnh biên giới Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng xuống Hà Nội kêu cứu vì bị chính quyền địa phương đàn áp việc thay đổi tập tục, thói quen sinh hoạt cũ. Ba trường hợp xét xử mới nhất này, đều phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.

Sau khi nghe kết quả phiên xử nhà văn Phạm Viết Đào xong, tui gọi cho một bạn luật sư: “Nè, anh là người hành nghề luật, thử phân tích nghe về 258 coi!”
Ảnh kêu đang bận trong tòa, rồi tối mail cho vầy:
258 rất rõ ràng, cụ thể nhưng khó hiểu thậm chí là không thể hiểu. Bởi để xác định được như thế nào là lợi dụng, là xâm phạm thì chỉ có thể định tính mà không thể định lượng. Mà định tính chắc chắn ảnh hưởng bởi cảm tính. Vì lẽ đó, khá nhiều trường hợp thời gian qua, khi không áp được vào tội danh nào thì sẽ 258 tất tật. 
Tội phạm này muốn cấu thành phải có 2 hành vi là “Lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, tín ngưỡng….” và sử dụng để “xâm phạm lợi ích Nhà nước, nhà nước, công dân…” thì mới được xem là đủ. 

Chính vì sự định tính nêu trên mà khi truy cứu trách nhiệm hình sự, các cơ quan tố tụng chỉ căn cứ vào nhận định, đánh giá riêng của mình cùng với một số nghiệp vụ để quy buộc, áp đặt và định hướng để đối tượng bị xử lý phải chấp nhận đã có hành vi như quy định của điều luật. Từ đó xét xử và tuyên phạt.

Cho đến nay, giới làm luật cũng chưa hề có bất kỳ hướng dẫn dưới Luật nào từ các cơ quan có thẩm quyền về xác định, giải thích hay cụ thể hóa hành vi của tội danh này.

Điều 258 quả ám ảnh cho bất kỳ một công dân Việt Nam nào, nhất là những blogger phản biện chính trị – xã hội, và những người đang có những hoạt động đòi công bằng, nhân quyền trên lãnh thổ đã gần 40 năm hòa bình, thống nhất. Điều 258 đặt trong một thể chế luôn vỗ ngực tụng xưng tự do, dân chủ thì các giá trị đó thực chất chỉ là những chiếc bánh vẽ!



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link