Ukraina
bất lực nhìn Crimea sáp nhập vào Nga
·
In
·
Ý kiến (6)
·
Chia sẻ:
·
·
·
·
Tin liên hệ
·
Dùng
vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
·
Tác
động của các biện pháp trừng phạt đối với Nga
·
Tổng
thống Nga ký hiệp ước sáp nhập Crimea
·
Ông
Putin ủng hộ hiệp định sáp nhập Crimea vào Nga
·
Trung
Quốc không tán thành hành động của Nga đối với Ukraina
·
Thỏa
thuận ngưng khiêu khích giữa quân đội Nga-Ukraina vẫn có hiệu lực
·
Tổng thống Putin công nhận chủ quyền của Crimea
·
Liên Hiệp Châu Âu biểu quyết biện pháp chế tài Nga
Ðường dẫn
·
Tường trình đặc biệt: Khủng hoảng Ukraina
CỠ CHỮ
Steve Herman
18.03.2014
KYIV — Điện Kremlin đã công bố Crimea nay
là một phần của nước Nga. Giới hữu trách Ukraina và phần lớn cộng đồng quốc tế,
kể cả tất cả các quốc gia trong khối G-7, lập luận rằng Nga đã chiếm đóng bất
hợp pháp bán đảo của Ukraina trong vùng Hắc Hải. Thông tín viên VOA Steve
Herman gửi về bài tường thuật từ thủ đô Kyiv của Ukraina.
Trước sự bất bình, chính phủ lâm thời ở Kyiv chỉ có thể
bất lực đứng nhìn Tổng thống Putin ký hiệp ước sáp nhập bán đảo Crimea của
Ukraina vào nước Nga. Sự việc diễn ra chưa đầy 1 tháng sau khi tổng thống
Ukraina Viktor Yanukovych bỏ trốn khỏi thủ đô sau khi lực lượng của ông ta giết
hại những người biểu tình.
Trong một bài phát biểu trước Quốc hội Nga, được truyền
hình trực tiếp trên toàn quốc cả ở Nga lẫn Ukraina, ông Putin lên án các nhà
lãnh đạo Kyiv đã thay thế ông Yanukovych, và nói rằng họ đã vi phạm quyền của
người sắc tộc Nga ở Crimea.
Tổng thống Nga nói với các nhà lập pháp tại Moscow rằng
“chỉ cần biết lịch sử Crimea, biết Nga đã từng và hiện còn có ý nghĩa thế nào
đối với Crimea là đủ rồi.”
Ông Putin còn tuyên bố Kyiv là cái nôi của nền văn minh
Nga và bày tỏ hy vọng Nga và Ukraina có thể tiếp tục đồng tồn tại.
Nhưng với các tin tức về nhiều vụ xâm nhập của nhân viên
quân đội của Nga và được Nga hậu thuẫn ở đông bộ Ukraina, bên ngoài Crimea,
ngày càng có nhiều mối quan ngại liệu Nga có hài lòng với việc chỉ sáp nhập
Crimea không thôi.
Thủ tướng lâm thời Crimea, ông Arseniy Yatsenyuk nói có
“bằng chứng thuyết phục” rằng các dịch vụ đặc biệt của Nga đang tổ chức các vụ
bạo động ở phía đông nước này.
Thủ tướng lâm thời Ukraina nói “có những kẻ phá hoại đã bị
bắt giữ. Không có chỗ ở Ukraina cho những phần tử gây chiến này.”
Một số người Ukraina nói với đài VOA rằng gia đình họ,
ngay ở trung tâm đất nước, đang dự trữ thức ăn, nước uống và thuốc men, vì lo
ngại căng thẳng sẽ leo thang trong mấy tháng sắp tới có thể dẫn tới chiến
tranh.
Ông Putin nói Moscow không có kế hoạch về các phần khác
của nước cộng hòa Xô viết cũ này.
Tổng thống thời Xô viết Nikita Khrushchev đã tặng bán đảo
Crimea cho nước cộng hòa Ukraina, lúc đó thuộcc về Liên bang Xô viết.
Trong bài phát biểu dài 45 phút, ông Putin gọi việc trao
tặng này là một lỗi lầm vi phạm các nguyên tắc của hiến pháp.
Nhà lãnh đạo Nga phản bác lời chỉ trích của phương Tây về
cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea hôm chủ nhật tái gia nhập vào Nga. Ông Putin cảm
ơn Trung Quốc và Ấn Độ về sự ủng hộ dành cho Nga, và nói thêm rằng các mưu toan
đe dọa Moscow bằng những biện pháp chế tài là một hành động khiêu khích, và sẽ
có sự trả đũa.
Tổng thống Nga ký hiệp
ước sáp nhập Crimea
·
In
·
Ý kiến (9)
·
Chia sẻ:
·
·
·
·
Tin liên hệ
·
Ông
Putin ủng hộ hiệp định sáp nhập Crimea vào Nga
·
Trung
Quốc không tán thành hành động của Nga đối với Ukraina
·
Thỏa
thuận ngưng khiêu khích giữa quân đội Nga-Ukraina vẫn có hiệu lực
·
Tổng thống Putin công nhận chủ quyền của Crimea
·
Tổng thống Obama loan báo các biện pháp trừng phạt
Nga
·
Liên Hiệp Châu Âu biểu quyết biện pháp chế tài Nga
·
Học
giả luật Mỹ: Cuộc trưng cầu dân ý Crimea bất hợp pháp
·
Dùng
vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
Hình ảnh/Video
Trang ảnh
Hình ảnh từ Ukraina
CỠ CHỮ
18.03.2014
Hôm
thứ Ba Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo Crimea đã ký một hiệp
ước sát nhập bán đảo tại Hắc hải vào Nga, chỉ hai ngày sau khi Crimea bỏ phiếu
tách khỏi Ukraina trong một cuộc trưng cầu dân ý mà Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu
tuyên bố là “bất hợp pháp.”
Tổng thống Putin ký hiệp ước với Thủ tướng chính phủ vùng Crimea Sergei
Askyonov, chủ tịch Quốc hội Crimea Vladimir Konstantinov và ông Aleksei Chalov
thị trưởng thành phố cảng Sevastopol căn cứ của Hạm đội Hắc hải của Nga.
Vài giờ sau, các cơ quan truyền thông Nga và Ukraina trích lời một phát ngôn
viên quân đội Ukraina nói rằng lực lượng Nga đã tấn công binh sĩ Ukraina tại
một căn cứ ở thành phố chính là Simferopol của Crimea, làm 1 quân nhân thiệt
mạng.
Trước đó, ông Putin nói với Quốc hội Nga rằng Crimea luôn luôn là một phần
“không thể chuyển nhượng” của Nga.
Ông nói cuộc trưng cầu dân ý phù hợp với những chuẩn mực dân chủ và quốc tế.
Trong bài diễn văn, tổng thống Nga nhấn mạnh rằng Nga vẫn luôn tôn trọng sự
toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và không muốn cũng như không cần phải chia cắt
Ukraina.
Nhưng ông chỉ trích quyết định của nhà lãnh đạo Sô viết Nikita Khushchev chuyển
nhượng Crimea từ Nga sang tay Ukraina vào năm 1954, khi cả hai nước còn là các
nước cộng hòa trong liên bang Sô viết. Khi Crimea trở thành một phần của nước
Ukraina độc lập sau khi liên bang sụp đổ năm 1991, thì Nga cảm thấy không những
bị “cướp” mà còn bị “ăn trộm” nữa.
Ông Putin cũng nói sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917, lãnh thổ lịch sử quan trọng
phía nam Nga, bao gồm phía đông nam của Ukraina ngày nay, bao gồm trong nước
công hòa sô viết Ukraina “mà không lý gì đến thành phần sắc tộc trong dân
chúng.”
Ông Putin mô tả việc lật đổ tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych trong tháng
trước là một cuộc đảo chính thực hiện chủ yếu bởi “các thành phần dân tộc chủ
nghĩa, tân phát xít, bài Nga và chống Do Thái.”
Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk hôm thứ ba tuyên bố các cơ quan thực thi
công lực nước ông có “bằng chứng thuyết phục” là các dịch vụ đặc biệt Nga can
dự vào tình hình bất ổn ở đông bộ Ukraina.
Mặt khác, ông Yatsenyuk nói với đài CNN rằng có “khả năng vững chắc” về một
cuộc xâm lăng Ukraina của Nga.
Hôm thứ ba, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden có mặt tại Ba Lan để gặp Thủ tướng
Donald Tusk. Ông Biden gọi hành động của Nga là “chiếm đất” và nói Washington
cam kết bảo vệ an ninh của các đồng minh NATO trên biên giới Nga. Sau đó ông
Biden sẽ gặp các nhà lãnh đạo các quốc gia vùng Baltic là Estonia, Latvia và
Lithuania.
Cũng để đáp lại các hành động của Nga, Anh đã đình chỉ hợp tác quân sự với Nga
dưới ánh sáng vụ tranh chấp về vấn đề Crimea.
Quyết định này huỷ bỏ một cuộc thao diễn hải quân và đình chỉ một chuyến thăm
Nga của tàu Hải quân Hoàng gia Anh.
Các giới chức Crimea nói rằng kết quả kiểm phiếu cuối cùng cho thấy 97% cử tri
đã bỏ phiếu tán thành việc tách khỏi Ukraina để độc lập.
Nhưng các giới chức Tòa Bạch Ốc nói họ có “bằng chứng cụ thể” rằng một số lá
phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý được đánh dấu sẵn trước cuộc đầu phiếu.
Chính phủ của Tổng thống Obama, Liên hiệp Âu châu và nhiều chuyên gia luật học
cho rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea vi phạm hiến pháp Ukraina và luật pháp
quốc tế. Hoa Kỳ và EU đã áp đặt các biện pháp chế tài kinh tế và du hành đối
với các giới chức cấp cao của Nga và Ukraina đã hỗ trợ cho việc tách Crimea ra
khỏi Ukraina.
Tổng thống Obama nói: “Cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục sát cánh chống lại mọi sự
vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và sự can thiệp liên tục của
Nga vào Ukraina sẽ chỉ đào sâu thêm sự cô lập ngoại giao của Nga và gây tổn
thất thêm cho nền kinh tế Nga.”
Tại New York, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hôm thứ hai bày tỏ “sự
thất vọng sâu xa” trước cuộc bỏ phiếu ly khai hôm chủ nhật ở Crimea. Một phát
ngôn viên nói ông Ban, người đã tìm cách giải quyết vụ khủng hoảng, e rằng cuộc
đầu phiếu sẽ làm tăng thêm căng thẳng giữa Kyiv và Moscow.
Kinh tế, tài chính Nga trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng
Trước của ngân hàng Nga Sberbank tại Simferopol.
REUTERS/Vasily Fedosenko
Tú Anh
Kinh tế
Nga đang trả giá vì cuộc khủng
hoảng tại Ukraina sẽ
không tránh được suy thoái vì các
biện pháp trừng phạt của Tây phương.
Mỗi ngày nhà nước phải
chi ra 10 tỷ đô la để trợ
giá cho đồng rúp, doanh nghiệp nợ
vốn nước ngoài 700 tỷ
đô la, trong khi trữ lượng ngoại
tệ Nga chỉ có 500 tỷ.
Ngân hàng nhà nước
VTB Capital nhận
định kinh tế Nga không chịu
đựng nổi cú « sốc
» trừng phạt.
AFP cho rằng kinh tế Nga đứng trước tình hình tồi tệ nhất trong khi nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ , nơi mà các đại gia Nga cất giấu 60% tài sản dự báo một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại Nga. Từ Genève, giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên phân
tích :
« Ông Putin xem thường Tây phương và thẩm định quá cao khả năng trả đũa của ông ấy…. »
Tây phương và các biện pháp trừng phạt Nga
Tổng thống Mỹ Obama trong buổi nói chuyện tại Nhà Trắng ngày
17/03/2014.
REUTERS/Kevin Lamarque
Tú Anh
Liên Hiệp
Châu Âu và Hoa Kỳ, cách nhau vài phút đồng
loạt thông báo một loạt
biện pháp mới trừng
phạt Matxcơva và một
số lãnh đạo cũ tại Ukraina.
Biện pháp công bố chiều hôm qua
17/03/2014, cấm visa và phong tỏa tài sản, tránh không đụng đến tổng thống Putin nhưng đánh vào giới thân cận nhất của chủ nhân điện Kremli và bản thân cựu tổng thống Ukraina, Victor
Ianoukovitch.
Tổng cộng 13 người bị cấm visa và bị phong tỏa tài sản trong danh sách của Mỹ gồm phó thủ tướng Dmitri Rogozin,
chủ tịch Thượng viện Valentina Matvienko, hai
cố vấn của tổng thống, hai dân biểu Hạ viện.
Danh sách của châu Âu là 21 người trong đó có « thủ tướng Crimée » Serguei
Anxionov, thị trưởng Sebastopol, đô đốc Denis Berezovski,
tư lệnh hải quân tuyên bố trung thành với Nga. Trong số quan chức Nga bị trừng phạt có ba tướng lãnh kể cả tư lệnh hạm đội Hắc hải Alexander Vitko,
có chủ tịch ủy ban an ninh và quốc phòng của Hội đồng liên bang Nga và
phó chủ tịch Hạ viện. Nhật Bản cũng thông báo ngưng đầu tư và đàm phán miễn thị thực với Nga.
Từ Washington, thông
tín viên Anne-Marie Capomaccio tường thuật :
" Danh sách công dân Nga bị trừng phạt trong đợt đầu tiên là những người thân tín nhất của ông Putin tại Matxcơva, những lãnh đạo ở Crimée chủ trương ly khai với Ukraina và các cựu lãnh đạo Ukraina lưu vong trong đó có
tổng thống Ianoukovitch. Theo giải thích của Nhà Trắng thì những người bị trừng phạt, phong tỏa tài sản và cấm visa là lý thuyết gia, là chiến lược gia, là những kẻ hoạch định cuộc khủng hoảng hiện nay.
Trong một thông điệp ngắn tiếp sau đó, tổng thống Obama nhấn mạnh đây chỉ là giai đoạn đầu. Nếu nước Nga tiếp tục can thiệp vào Ukraina thì sẽ bị loạt biện pháp trừng phạt mới gây tai hại cho kinh tế Nga nhiều hơn. Tuy nhiên, một giải pháp ngoại giao vẫn khả thi nếu tổng thống Nga lùi bước, nhưng có lẽ đây không phải là trường hợp hiện nay.
Liên quan đến phản ứng trả đũa của Nga, Nhà Trắng giải thích là những thiệt hại mà Putin hy vọng gây cho Tây phương không thể so sánh với thiệt hại do các biện pháp trừng phạt của Tây phương gây cho Nga.
Còn trên các hồ sơ quốc tế có Nga tham dự như các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran, Nhà Trắng cõ vẻ kỳ vọng vào Teheran nhiều hơn, vào quyết tâm của chính quyền Iran thật sự muốn thoát ra khỏi vong vây cấm vận từ 30 năm nay, để tìm một thỏa thuận. "
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment