Hội Nghị Thành Đô và
những mật ước giữa Hà Nội và Bắc Kinh
10/08/2014
RadioCTM - Thanh Thảo
Hội
Nghị Thành Đô và những mật ước giữa Hà Nội và Bắc Kinh
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/08/20140810-ctm-hoiluan.mp3
Trong
thời gian vừa qua, những nghi vấn liên quan đến Hội Nghị Thành Đô năm 1990 đã
được đề cập khá nhiều trên mạng internet, trong đó một số đảng viên cao cấp đã
viết thư đòi hỏi lãnh đạo CSVN phải công khai hóa những nội dung đã ký kết với
Trung Quốc xoay quanh hội nghị này.
Được biết Hội nghị Thành Đô đã diễn ra trong hai ngày 3 và 4 tháng
9 năm 1990 tại Thành Đô thuộc Tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc, với sự tham dự của
những lãnh đạo cao cấp nhất của CSVN và Trung Cộng trong bối cảnh tan rã của
khối cộng sản tại Đông Âu. Một trong những nghi vấn được nêu ra là trong
Hội nghị này phía CSVN đã xin Trung Cộng rằng đến năm 2020, VN được trở thành
một vùng tự trị trực thuộc Trung Quốc. Điều này đã được Bắc Kinh chấp thuận.
Để tìm hiểu vấn đề này và nhất là nghiên cứu xem có những mật ước gì giữa Hà
Nội và Bắc Kinh ở Hội Nghị Thành Đô 1990, xin mời quý vị theo dõi phần
nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân trong chương
trình phát thanh hôm nay.
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/08/20140810-ctm-hoiluan.mp3
Nhà văn Võ Thị Hảo : Hãy
nhận định quá khứ, ứng xử tốt với hiện tại và đi tới tương lai
RadioCTM - Tuyết Đan
Nhà
văn Võ Thị Hảo : Nhận định cho rõ bài học của quá khứ, ứng xử tốt với hiện tại và
đi tới tương lai
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/08/20140809-ctm-danguyen_VTHao.mp3
Trong thời gian gần đây dư luận đã xôn xao về sự kiện Hội Nghị
Thành Đô năm 1990, được tổ chức tại Tứ Xuyên quy tụ lãnh đạo cao cấp của hai
nước Việt Nam-Trung Quốc, mà theo cựu ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã phải than
thở rằng: “Một thời kỳ bắc thuộc mới bắt đầu”, Còn phía Trung Quốc thì úp mở
tiết lộ một vài chi tiết, có nội dung rất bất lợi cho đảng CSVN. Trước những
nguồn tin này nhiều nhân sĩ trí thức và tướng lãnh Việt Nam đã phẫn nộ và họ
đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải bạch hóa sự kiện Thành Đô. Trong khi đó thì
nhà lãnh đạo Hà Nội vẫn im lặng. Một sự im lặng khó hiểu.
Một trong những người cũng quan tâm tới vận mệnh đất nước, nhà văn
Võ Thị Hảo đã chia sẻ cảm tưởng của mình về sự kiện này, mời quý vị theo
dõi.
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/08/20140809-ctm-danguyen_VTHao.mp3
Chu Mạnh Sơn lại bị ngăn
trở
Nhà cầm quyền ngăn cấm
tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn gặp các Phái đoàn Quốc tế
VRNs
(10.08.2014) – “Cũng trong khoảng thời gian này, tôi nhận được lời mời
từ phía đoàn Thượng Nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ muốn gặp tôi, để trình bày những sự
thật mà tôi đã chứng kiến, trải qua trong suốt thời gian trước khi, trong khi
bị bắt lao tù và sau khi được tự do. Tôi đã sắp xếp thời gian gặp họ nhưng từ
ngày 04.08.2014 cho đến hôm nay, họ luôn theo dõi nhà tôi, theo dõi mọi hành
động của bản thân tôi. Tôi đi ra khỏi nhà là có mấy công an viên cứ đi theo
đằng sau để bảo vệ và tuyệt đối không cho tôi bắt xe lên Hà Nội.
Tôi thiết nghĩ
rằng, những việc tôi làm không sai trái sao họ cứ ngăn cản, chỉ có những người
làm sai thì mới sợ người khác biết đến. Vì vậy mà họ luôn tìm mọi cách để ngăn
cấm cũng như cản trở cuộc sống đời thường của bản thân tôi.” Cựu tù nhân lương
tâm Chu Mạnh Sơn, sống ở Nghệ An, cho biết.
Trước đó, công an
xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã mời TNLT Chu Mạnh Sơn lên làm
việc. Tại đây, họ cho rằng, việc anh Sơn đi gặp các phái đoàn quốc tế về nhân
quyền là việc làm sai trái và vi phạm pháp luật VN. Các công an ở đây khẳng
định, pháp luật VN hơn hẳn các Công ước quốc tế về Nhân quyền mà VN đã tham gia
ký, cũng như “đất nước này là nhờ có Đảng, nhờ chính quyền mà [mới] được ấm no,
được nhiều khoản ưu đãi đặc biệt.”
Sau đây xin mời
quý vị theo dõi bản tường trình của TNLT Chu Mạnh Sơn thuật lại về buổi làm
việc với công an xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, hồi ngày
04.08.2014.
“Vào lúc 14 giờ
30, ngày 4 tháng 8 năm 2014, tôi có giấy mời phải có mặt tại phòng làm việc của
công An xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, để làm việc với công an
viên tên Trần Văn Công, phó công an xã Phúc Thành. Đúng giờ, tôi có mặt tại đồn
công an.
Đầu tiên, công an
Công đưa tôi bản tự nhận xét, để tôi đánh giá trong tháng 7 vừa qua. Đang lúc
làm việc, công an Công bỏ tôi lại một mình, đi làm gì ở đâu không rõ. Tôi làm
xong bản tự nhận xét và ngồi chờ một mình trong phòng làm việc. Tôi ngồi chờ
mãi mà không thấy công an Công quay trở lại làm việc nên tôi đi ra ngoài.
Ngay lúc đó, công
an viên tên Nguyễn Văn Trung, Trưởng công an xã, gọi tôi vào phòng làm việc của
ông ấy. Vào phòng làm việc, công an Trung giới thiệu có đồng chí Hưng, thuộc
Đội Công an hình sự Huyện, sẽ làm việc với tôi. Trong quá trình làm việc, công
an Trung không ghi biên bản làm việc mà chỉ nói bằng miệng.
Công an Trung hỏi
tôi: “trong thời gian qua, anh đã tự ý rời khỏi địa phương khi không được phép
của chính quyền. Anh thấy quan điểm của mình như thế nào?” Tôi đáp: “Tôi đã
trình bày trong 3 biên bản lần trước mà chắc chắn các ông đã đọc trước khi mời tôi
lên.” Sau đó, công an Trung nói: “Chúng tôi nhận được thông tin rằng, trong khoảng
thời gian từ ngày 4 – 10/08/2014 này sẽ có rất nhiều phái đoàn, tổ chức phi chính
phủ tới Việt Nam. Anh đã nhận được thông tin này chưa?”. Tôi đáp: “Tôi chưa
nhận được. Các ông lấy thông tin này từ đâu vậy?”. Công an viên Trung đáp: “Trước
hết là về tình cảm, tôi khuyên anh không nên đi ra khỏi địa phương để gặp họ,
sau là vì luật định, anh đang bị quản chế cấm đi khỏi địa phương.” Tôi đáp: “Chẳng
hạn như trong ngày 22/07/2014 vừa qua, tôi có đi ra Hà Nội để gặp phái đoàn
LHQ, để trình bày với họ những điều mà tôi đã chứng kiến trong chốn lao tù. Tôi
khẳng định việc làm của tôi không sai trái với lương tâm, với Công ước Quốc tế
mà VN đã tham gia ký kết.”
Lúc này, người
được giới thiệu tên Hưng liền lên tiếng nói: “nhưng anh đang sống trên đất nước
VN này, anh cần phải tuân thủ pháp luật VN. Anh nói không sai trái với đạo đức
lương tâm và với công ước quốc tế, nhưng tôi khẳng định là anh đã sai trái với
pháp luật VN.” Tôi liền nói: “VN đã ký kết công ước quốc tế và cam kết thực
hiện thì phải làm cho đúng, không thể nói một đàng làm một nẻo như vậy được.”
Công an Hưng liền nói: “Anh coi Công Ước LHQ hơn pháp luật VN hay sao? Anh đang
sống trên đất nước này là nhờ có Đảng, nhờ chính quyền mà anh được ấm no, được
nhiều khoản ưu đãi đặc biệt.” Tôi nói: “VN đã trải qua không biết bao nhiêu
hình thái xã hội từ khi lập Nước cho đến nay, từ Xã Hội Nguyên Thủy đến Phong
Kiến, từ Phong Kiến đến Nô Lệ cho ngoại bang, rồi bây giờ là Xã Hội Chủ Nghĩa.
Thử hỏi, trước 1975, VN là một nước như thế nào? Trước đây, VN vượt xa Thái
Lan, Myanmar nhưng bây giờ thì ra sao? Kể từ sau 1975, VN đứng áp chót và tụt
bậc rất xa so với các nước trong khu vực. Thử hỏi nguyên do từ đâu? Do ai lãnh
đạo? Và bây giờ đang bị Trung Quốc chiếm đảo, chiếm biển. Những nước Hàn Quốc,
Triều Tiên, Nhật Bản dù không lớn hơn chúng ta, nghèo tài nguyên thiên nhiên mà
họ còn bảo vệ được Đất Nước không để mất Biển. Còn chúng ta thì sao?…”
Ngay sau đó, công
an Nguyễn Văn Trung, trưởng công an xã liền nói: “bay làm việc này vì cái gì?
Có phải mấy đồng đôla từ nước ngoài hay không?”. Tôi liền đáp: “Nếu ai có yêu
quê hương đất nước, lo lắng đến vận mệnh của dân tộc thì đều sẽ lên tiếng. Các
ông, tôi và mọi người có lẽ ai cũng yêu nước VN, nhưng điều đó không có nghĩa
là phải yêu đảng cộng sản, yêu chế độ này. Riêng mấy ông đừng có lấy mấy đồng
đôla hay mấy đồng bạc VN ra mà xúc phạm. Tôi làm việc này vì mong muốn VN giàu
mạnh, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Riêng bản thân tôi chưa bao
giờ ăn bám chế độ này một đồng xu, tôi làm những việc vừa qua cũng không phải
vì tiền. Còn các ông thì sao? Các ông ngồi đây trong khi đang ăn bám vào đồng
tiền xương máu của người dân và trong đó có sự đóng góp của gia đình tôi, bố mẹ
và những người thân của tôi. Vì vậy cần phải làm cho xứng và đừng phát ngôn bừa
bãi như vậy!”. Công an Trung phản ứng gay gắt: “bay cũng chỉ là đồ phản động,
có tư tưởng như vậy thì mới bị như ngày hôm nay.” Tôi nói: “Ông định nghĩa như
thế nào về hai từ “phản động? Cũng chính vì muốn nói lên sự thật, nói lên chính
kiến mà tôi mới bị giam cầm một cách trái phép. Nếu chỉ biết tuân thủ mọi thứ
như một con gà đẻ trứng thì giờ này ông đâu có cơ hội làm việc với tôi.”
Sau khi đôi co một
hồi, công an viên Trung nói: “chuyện này coi như tạm dừng ở đây, tư tưởng của
anh thì do anh suy nghĩ, miễn sao đừng vi phạm pháp luật VN là được. Trong thời
gian tới, anh không được vắng mặt khỏi địa phương. Còn nếu có phái đoàn nào về
thì anh phải trình báo cho phía chính quyền biết.”
Cuối cùng họ bắt
tôi ký vào bản cam kết không được vắng mặt khỏi địa phương hay gặp phái đoàn
quốc tế nào.
Cũng trong khoảng
thời gian này, tôi nhận được lời mời từ phía đoàn Thượng Nghị sĩ Quốc hội Hoa
Kỳ muốn gặp tôi, để trình bày những sự thật mà tôi đã chứng kiến, trải qua
trong suốt thời gian trước khi, trong khi bị bắt lao tù và sau khi được tự do.
Tôi đã sắp xếp thời gian gặp họ nhưng từ ngày 04.08.2014 cho đến hôm nay, họ
luôn theo dõi nhà tôi, theo dõi mọi hành động của bản thân tôi. Tôi đi ra khỏi
nhà là có mấy chú công an cứ đi theo đằng sau để bảo vệ và tuyệt đối họ cho tôi
bắt xe lên Hà Nội.
Tôi thiết nghĩ
rằng, những việc tôi làm không sai trái sao họ cứ ngăn cản, chỉ có những người
làm sai thì mới sợ người khác biết đến. Vì vậy mà họ luôn tìm mọi cách để ngăn
cấm cũng như cản trở cuộc sống đời thường của bản thân tôi.”
Pv.VRNs
Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2014/08/nha-cam-quyen-ngan-cam-tnlt-chu-manh-son-gap-cac-phai-doan-quoc-te/
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment