Wednesday, August 13, 2014

Lê Diễn Ðức - Bạch hóa Hội Nghị Thành Ðô?


Lê Diễn Ðức - Bạch hóa Hội Nghị Thành Ðô?

Thứ Ba, ngày 12 tháng 8 năm 2014

Sốc - Lính Trung cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man


Hội Nghị Thành Ðô ngày 3 tháng 9, 1990 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Hoang mang, lúng túng trước sự tan rã nhanh chóng của khối cộng sản ở Châu Âu, lo sợ khả năng mất kiểm soát và độc quyền lãnh đạo, vào đầu tháng 9 năm 1990, lãnh đạo Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) do Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu đã xúc tiến cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Trung Nam Hải tại Thành Ðô, để bình thường hóa quan hệ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.

Những thỏa thuận của cuộc hội nghị này là nền móng cho mọi mối quan hệ hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và Trung Quốc. Mối quan hệ hết sức bất bình đẳng, thể hiện chính sách hèn mạt, nhu nhược của nhà cầm quyền Việt Nam.

Trên đất liền, được ưu đãi đặc biệt, Trung Quốc thực hiện cuộc xâm thực khống chế Việt Nam, không mất một viên đạn nào. Ngoài biển, Trung Quốc băt đầu từ việc xua đuổi bắt giữ ngư dân, cấm bắt cá, đến cắt cáp tàu của Việt Nam và cuối cùng là đưa giàn khoan vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hiện đang phổ biến lá thư ngỏ của ông Lê Văn Mật, thiếu tướng, cựu phó tư lệnh, tham mưu trưởng Quân Khu 2 và tư lệnh Mặt Trận 1979-1984 (Hà Giang), nêu thắc mắc và kiến nghị Ðảng Cộng Sản Việt Nam công khai nội dung thỏa thuận của Hội Nghị Thành Ðô ngày 3-4 tháng 9 năm 1990.

Lấy nguồn từ báo chí Trung Quốc, bức thư có đoạn viết:

“Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là ở Thỏa Hiệp Thành Ðô ngày 4 tháng 9, 1990 của một số vị lãnh đạo. Chúng tôi chưa rõ thực hư thế nào mà chỉ biết sau này những hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thể hiện nội dung của bản thỏa hiệp đó.

“Xin trích một đoạn Thỏa Hiệp Thành Ðô: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Ðảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ Tịch Mao Trạch Ðông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây....

“Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Ðảng Cộng Sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”

Ông Nguyễn Trung, một chuyên viên nghiên cứu, cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, viết:

“Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sau Hội Nghị Thành Ðô cũng đã trở thành một mối quan hệ vượt mức bình thường với những mỹ từ kèm theo như “tình hữu nghị giữa hai nước xã hội chủ nghĩa anh em,” rồi lại còn “16 chữ vàng”... Những yếu tố bất bình thường này cũng đang là những nhân tố lấn át và có nguy cơ làm cho những nguyên tắc bình thường giữa hai quốc gia trở thành thứ yếu và phần thua thiệt tất nhiên bao giờ cũng thuộc về “đàn em” mà điều xấu nhất nếu xảy ra rất có thể sẽ là “Hoa Quân Nhập Việt.”

Vì vậy, với một sự kiện sẽ đi vào lịch sử dân tộc như Hội Nghị Thành Ðô, thay vì nói đó là hội nghị bình thường hóa quan hệ Việt - Trung như cách nói từ trước đến nay thì phải nói rằng đó là sự kiện mở ra một sự bất bình thường trong quan hệ giữa hai nước thì đúng hơn.”

Vào cùng thời gian với Thiếu Tướng Lê Duy Mật, có một lá thư khác của Cựu Ðại Tá An Ninh Nguyễn Ðăng Quang, được đăng trên Blog Nguyễn Tường Thụy.

Ðưa ra một số hiện tượng xâm thực mềm nguy hiểm, đẩy nền kinh tế Việt Nam vào sự phụ thuộc Bắc Kinh nghiêm trọng, như cho thuê hàng trăm ngàn rừng đầu nguồn 50 năm, khai thác bauxite Tây Nguyên, hơn 90% các dự án EPC lọt vào tay thầu Trung Quốc, v.v..., bức thư nhấn mạnh:

“Xung quanh hội nghị thượng đỉnh và các thỏa thuận mà Việt Nam đã ký với Trung Quốc ở Thành Ðô có nhiều phân tích, đánh giá, nhận định, thông tin trái chiều, thậm chí cả những đồn thổi nguy hiểm, bất lợi về mặt dư luận... làm người dân hoang mang, bán tín bán nghi, không biết đâu là hư, đâu là thực! Mọi hiện tượng trên sẽ chấm dứt một khi đảng và nhà nước báo cáo cho toàn dân biết sự thật về mối quan hệ Việt - Trung, đặc biệt là các thỏa thuận mà lãnh đạo ta đã ký với Trung Quốc ở Thành Ðô.”

Cho rằng, “Việt Nam gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc” như là một khu vực tự trị giống như Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... theo tôi chỉ là tin đồn đoán, nếu có trích từ nguồn báo chí Trung Quốc thì cũng là những ngôn ngữ điêu ngoa, phóng đại.

Trung Quốc thực tâm muốn biến Việt Nam thành một nước chư hầu, hoàn toàn lệ thuộc về kinh tế và cả chính trị, chứ không thể nào biến Việt Nam thành một Tây Tạng hay Nội Mông được.

Cho dù triều đại cộng sản có bán nước cầu vinh, thì tinh thần chống ngoại xâm phương Bắc từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam, vẫn nung nấu. Họ sẽ dễ dàng thao túng, điều khiển hơn khi có một tập đoàn thái thú ngoan ngoãn. Trung Quốc chẳng dại dột đối diện với sự chống đối quyết liệt nếu biến mình thành kẻ cai trị trực tiếp. Lịch sử hai nước đã chứng minh điều này. Qua một ngàn năm Bắc thuộc, Trung Quốc đã không đồng hóa nổi dân tộc Việt và cuộc chiến đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Ðằng nổi tiếng của Ngô Quyền, chính thức kết thúc ách đô hộ hơn một thiên niên kỉ, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam.

Song song, dù ÐCSVN áp dụng chính sách phò Trung Quốc để duy trì độc quyền cai trị, nhưng trong giới lãnh đạo không phải không có mâu thuẫn, chia rẽ. Vẫn tồn tại xu hướng hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và các nước khác trong khu vực để kiềm chế Trung Quốc, cho dù ảnh hưởng của phe thân Trung Quốc đang mạnh hơn nhiều.

Mang giàn khoan HD 981 vào vùng kinh tế Việt Nam là một bước đi quan trọng của Trung Quốc trong việc thăm dò phản ứng của Việt Nam và quốc tế, nhưng cuối cùng Bắc Kinh đã cho rút sớm hơn dự định một tháng, là do trong lúc này chưa thể vì một giàn khoan mà có thể mất đứt cả nước CHXHCN Việt Nam.

Không thể bỗng dưng đánh mất một tập đoàn lãnh đạo dường như đang ngả hẳn về Trung Quốc. Không thể có được ở bất cứ nơi nào những gì đang nắm trong tay như trên lãnh thổ Việt Nam. Không thể đánh mất một thị trường 100 triệu dân dễ dãi và thực dụng để tống khứ hàng hóa độc hại.

“Dục tất bất đạt,” Trung Nam Hải không thể vì mộng bành trướng mà quá vội vã. Họ cần có thêm thời gian. Trước mắt vẫn tiếp tục tiến hành mạnh mẽ cuộc xâm thực trên đất liền. Việc Nguyễn Tấn Dũng đồng ý để Trung Quốc tiếp tục xây dựng sân bay quốc tế Quảng Ninh hay thi công đường cao tốc Ðà Nẵng - Quảng Ngãi, chưa nói tới khu Formosa năm ở Hà Tĩnh cho thuê 70 năm, chứng tỏ chính sách xâm lược mềm và khuynh loát Việt Nam bằng kinh tế rất hiệu quả.

Thiết nghĩ chẳng bao giờ ÐCSVN bạch hóa nội dung Hội Nghị Thành Ðô, bởi vì chế độ cộng sản luôn đồng nghĩa với dối trá, bưng bít thông tin. Nhưng, dù có bạch hóa hay không cũng chẳng mấy quan trọng.

Quan sát những gì mà họ làm với Trung Quốc và thẳng tay đàn áp mọi tư tưởng yêu nước chống Trung Quốc trong hơn hai thập niên qua, ta đã đủ hiểu được thực chất của những thỏa thuận như thế nào.

Không đến nỗi trở thành Tây Tạng, Nội Mông, nhưng Việt Nam đang và sẽ trở thành một cứ điểm quan trọng trong chính sách bành trướng của Trung Quốc. ÐCSVN thực sự nối giáo cho giặc, đã và đang giẫm đạp lên lợi ích lâu dài và chủ quyền của dân tộc.



Từ Thành Đô tới Đông Đô

Tháng 8 12, 2014

Phạm Việt Vinh
Mấy ngày nay, dư luận Việt Nam đang sôi động về cái gọi là Hội nghị Thành Đô đã bí mật diễn ra giữa lãnh đạo hai Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc vào tháng Chín 1990. Thực ra thì từ vài năm trước đã có nhiều tin đồn về Hội nghị này, trong đó phải kể đến Hồi ký của ông cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ năm 2003, nhưng các thông tin có được còn quá mơ hồ, người ta có cảm giác là Hội nghị này chủ yếu chỉ xoay quanh vấn đề Campuchia, và vì vậy sự chú ý cũng như hồ nghi đã dừng ở mức giới hạn.

Trái lại, những kiến nghị công khai mới đây của thiếu tướng Lê Văn Mật và cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang với trích dẫn “Kỷ yếu Hội nghị Thành Đô” từ tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã làm chấn động Việt Nam. 

Nếu thật sự là tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo cộng sản Hà Nội cao nhất đã ký vào những dòng chữ: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản… Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh” thì những tên tuổi như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sẽ là nỗi kinh hoàng của người Việt, và kết luận của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch rằng “Hội nghị Thành Đô đã mở đầu một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm” là hoàn toàn có lý.

Cho đến hôm nay, các thông tin trên vẫn chỉ là điều đồn đoán. Người ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ những bài viết trên tờ Hoàn cầu Thời báo; và cũng như hàng loạt Hồi ký của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam khác; những tâm sự, ghi chép của ông Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ chưa chắc đã mang tải toàn sự thật. 

Mặc dù vậy, với nội dung vô cùng nghiêm trọng của nó, với những sự kiện đã xảy ra trong quan hệ Việt-Trung gần đây, những thông tin về Hội nghị Thành Đô xứng đáng là một quả bom trong dư luận. Rất có thể, Hội nghị này đã là một cái mốc quyết định vận mệnh dân tộc Việt Nam. Vì vậy, người Việt có quyền, và có trách nhiệm đòi chính quyền phải nhanh chóng bạch hóa tiến trình cũng như nội dung Hội nghị đó. Nhưng chính điều này lại chứa đựng hàng loạt vấn đề nan giải.

Thứ nhất, một chính quyền không nhất thiết phải bạch hóa toàn bộ những thỏa thuận chính trị của mình với nước khác. Chỉ cần viện cớ “an ninh quốc gia”, Hà Nội hoàn toàn có quyền thoái thác việc công bố nội dung Hội nghị. Thêm vào đó, trong một xã hội toàn trị như ở Việt Nam, dư luận quần chúng không bao giờ có đủ sức ép để bắt chính quyền phải làm một việc mà nó không muốn. 

Nếu Hội nghị Thành Đô đã diễn ra đúng, hoặc chỉ cần gần đúng với những thông tin hiện nay, thì hành vi quỳ gối trước Bắc Kinh của các nhà lãnh đạo Hà Nội hồi đó sẽ tước bỏ hoàn toàn tính hợp thức tự phong của chính quyền cộng sản hiện nay. Tuy Hội nghị Thành Đô là sản phẩm của những người tiền nhiệm, nhưng với nó, các nhà lãnh đạo hôm nay sẽ hoàn toàn phá sản trong lý luận dùng “thành tích” quá khứ để biện minh cho vai trò cầm quyền duy nhất và tuyệt đối của mình. Bạch hóa Hội nghị Thành Đô như thế đương nhiên là tự sát, và chính quyền Hà Nội chắc chắn sẽ không tự nguyện làm như vậy.

Thông thường, trong một chính thể lành mạnh, khi có những nghi vấn về hành vi khuất tất của chính phủ hoặc thành viên chính phủ, thì đại biểu quốc hội với tư cách thay mặt cho cử chi sẽ có quyền chất vấn chính phủ, và khi cần thiết quốc hội sẽ có trách nhiệm lập ra các uỷ ban điều tra làm sáng tỏ vụ việc. Với cơ chế chính trị và với gương mặt quốc hội Việt Nam hiện nay, điều này hầu như không có khả năng xảy ra.

Thực tế là hiện nay, trước xôn xao của dư luận và đòi hỏi của nhiều người, trong đó có cả cán bộ và đảng viên cao cấp, chính quyền Việt Nam vẫn hoàn toàn im ắng. Có vẻ như Hà Nội muốn dùng sự im lặng của mình để chứng tỏ rằng các tin tức đã được đăng tải về Hội nghị Thành Đô chỉ là những bịa đặt nhảm nhí không đáng quan tâm, và dư luận cũng như sự bất bình của dân chúng rồi sẽ tự tiêu tan như từ trước tới nay.
Nhưng cũng có thể, do tính chất cực kỳ nghiêm trọng của sự việc lần này, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không được tiếp tục ngồi yên và phải lên tiếng về cuộc gặp gỡ bí mật tại Thành Đô. Họ có thể sẽ thẳng thừng tuyên bố gạt phắt những thông tin đồn đại. Họ cũng có thể đưa ra một cái gì đó giống như là “bạch hoá” những thỏa thuận ở Thành Đô. Đáng tiếc là trong cả hai trường hợp, xác suất nhìn được sự thật của người Việt chắc chắn sẽ rất gần với số không.
Trong lịch sử hoạt động chính trị và điều hành đất nước của mình, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ chứng tỏ là họ có khả năng ngay thẳng và minh bạch. Ở vị trí lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, họ không bao giờ bị bắt buộc phải công nhận và chịu trách nhiệm về những sai phạm nghiêm trọng của mình. Rất có thể là vào những ngày tháng tới, vì một lý do nào đó, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ đưa ra những thông tin chính thức về Hội nghị Thành Đô. Dĩ nhiên là những thông tin này sẽ hoàn toàn không có khả năng được kiểm chứng, nhưng một bộ phận cán bộ, đảng viên sẽ tạm yên lòng, còn những người khác sẽ tiếp tục mỏi mòn trong nghi ngờ, bất bình và bất lực.
Điều dễ thấy là ở các nước theo hệ thống đa đảng, khi thẩm tra hoạt động của chính quyền, tại các cuộc điều trần trước quốc hội hoặc trong hoạt động của các uỷ ban điều tra do quốc hội chỉ định, vai trò của phe đối lập là một điều bắt buộc phải có. Khi điều tra, chính đại diện của các đảng đối lập mới là những người chất vấn, truy tìm các sai phạm, khiếm khuyết của chính quyền. Trong chính trường, không có đối lập sẽ không có khả năng tìm ra sự thật!

Khi chính quyền vẫn không công nhận đối lập, vẫn đàn áp đối lập thì những hy vọng thực sự “bạch hoá” một sự kiện chính trị rất quan trọng và có thể rất nguy hiểm như Hội nghị Thành Đô là điều không tưởng. Đại đa số người Việt sẽ tiếp tục phải làm những con tin trong một mê hồn trận của các tin tức mờ ảo, thất thiệt và gian trá. 

Chính quyền vẫn hoàn toàn có khả năng “bí mật” tiến hành những hoạt động của mình. Và nếu tình hình không thay đổi, có lẽ sẽ đến lúc chúng ta phải đón nhận một kết quả không mấy tốt lành của một Hội nghị kín mới, diễn ra không phải ở Thành Đô, mà ngay ở giữa Đông Đô Hà Nội.

12/8/2014
P.V.M.
Nguồn: procontra.asia



Anh Vũ/RFA - Tại sao Đảng viên không tin Trung Quốc?

Thứ Ba, ngày 12 tháng 8 năm 2014

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 năm 2013
Mối quan hệ VN và TQ thường được lãnh đạo cả hai phía ví như môi với răng.

Trong giai đoạn 1949-1975, TQ đã giúp VN rất nhiều về nhân lực và của cải; đặc biệt là về mặt trang bị quân sự trong các cuộc chiến tranh ở VN trong giai đoạn 1955-1975 với mục đích nhằm bành trướng ý thức hệ CS xuống phía nam.


Tuy nhiên mối quan hệ đó đã trải qua nhiều thăng trầm, mà đỉnh cao là cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979, và năm 1980 Hiến pháp VN đã ghi rõ và khẳng định TQ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm.

Gần đây, trong Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng CSVN của 61 đảng viên kỳ cựu có đoạn viết rằng: "Lãnh đạo đảng và nhà nước cần thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng; và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc  lập, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc".

Đánh giá về mối quan hệ Việt – Trung, Đại tá Phạm Xuân Phương nguyên sĩ quan cao cấp thuộc Tổng cục Chính trị, người đã ký tên trong Thư ngỏ gửi lãnh đạo Đảng CSVN thấy rằng: quan hệ VN-TQ hết sức phức tạp, cho dù TQ đã giúp VN rất nhiều, song sự giúp đỡ của họ đều nằm trong sự tính toán trong mưu đồ hòng thôn tính để thống trị VN. Theo ông, hiện nay mối quan hệ này đang xấu đi, khi TQ đang tiến hành chính sách gặm nhấm dần dần, để thực hiện một cuộc chiến tranh không tuyên bố đối với VN dưới nhiều hình thức.

Từ Hà nội, Đại tá Phạm Xuân Phương nói với chúng tôi:

“Trung Quốc đã thực hiện một cuộc chiến không tuyên bố nhằm mục đích áp đặt và buộc Việt Nam phải khuất phục, đó là điều rõ như ban ngày. Cho nên là chúng tôi cũng đã nhận thức một cách tỉnh táo, minh bạch rõ ràng rằng tình hình quan hệ giữa VN và TQ đang xấu đi một cách nghiêm trọng và nguy hiểm.”

Đại tá Nguyễn Đăng Quang, một sĩ quan công an đã nghỉ hưu và là người vừa ký trong Thư ngỏ gửi lãnh đạo Đảng CSVN cho rằng: trên thực tế mối quan hệ VN-TQ đã có nhiều biểu hiện phức tạp và không tin tưởng lẫn nhau. Trước 1975 vũ khí khí tài từ Đông Âu chuyển sang VN khi đi qua TQ đã bị phía TQ tịch thu một số thiết bị quan trọng, hay việc VN yêu cầu TQ rút binh lính và thiết bị quân sự ra khỏi Bắc VN, từ Lạng sơn đến Bắc giang là những ví dụ. Sau năm 1975 thì quan hệ đó đã trở nên vô cùng xấu, vì TQ không hài lòng với việc VN thống nhất đất nước, mà đỉnh cao là cuộc chiến Biên giới phía Bắc năm 1979. Từ năm 1990 khi hệ thống XHCN tan rã ở Đông Âu, buộc VN một lần nữa phải quay trở lại làm bạn với TQ.  Song theo ông đó là mối quan hệ bất bình đẳng và TQ đã không ngừng có các hành động gây hấn vi phạm chủ quyền của VN.

Từ Hà nội, Đại tá Nguyễn Đăng Quang nói:

“Người VN luôn luôn nghi ngờ và cảnh giác với TQ, vì TQ không bao giờ từ bỏ âm mưu xâm chiếm VN. Hiện nay quan hệ giữa Trung quốc và Việt nam là rất xấu và điều này khó mà có thể giữ ổn định được trong quan hệ giữa hai nước”

Khi được hỏi lý do gì và nguyên nhân vì sao các đảng viên CS Việt nam đã không tin tưởng người đồng chí TQ, vốn là người đồng chí có cùng ý thức hệ CS?

Đại tá Phạm Xuân Phương thấy rằng thực tiễn lịch sử đã cho thấy những người cộng sản Trung quốc đã phạm phải rất nhiều sai lầm. Trong Đại cách mạng Văn hóa đã cho thấy tình đồng chí trong trong đảng CSTQ đã không còn, khi họ thẳng tay tiêu diệt lẫn nhau. Không những thế các hành động trên thực tế của chính quyền TQ đối với các quốc gia cùng ý thức hệ CS cũng không được họ tôn trọng và họ sẵn sàng gây chiến để thỏa mãn tham vọng bành trướng. Do đó theo ông không thể nói là TQ có cùng ý thức hệ cộng sản được.

Từ Hà nội, Đại tá Phạm Xuân Phương cho biết:

“Khi họ công khai điều quân đánh Liên xô, thành trì của cách mạng thế giới, công khai điều quân đánh Việt nam và họ công khai ủng hộ bọn Polpot - kẻ thù diệt chủng của nhân loại tiến bộ, thì làm gì họ còn ý thức hệ với chúng tôi nữa?”

Thế giới đã thay đổi

Đại tá Nguyễn Đăng Quang thấy rằng trên thực tế đã không ít người đã có nhận thức sai lệch, cho rằng lý do VN và TQ cùng chung ý thức hệ Cộng sản thì sẽ không có thể có việc TQ có các ý đồ xấu và âm mưu thôn tính VN. Theo ông, nên hiểu Trung Quốc luôn là đối tượng nguy hiểm, do vậy suy nghĩ nêu trên là sai lầm, song đáng tiếc nó là điều phổ biến thường thấy, đặc biệt là ở các lãnh đạo Đảng CSVN.Đại tá Nguyễn Đăng Quang cho chúng tôi biết:

“Dù chính quyền TQ đó là phong kiến, tư sản hay cộng sản thì họ cũng không từ bỏ và thay đổi ý đồ thôn tính VN là không thay đổi. Thực tế lịch sử đã chứng minh các nước CS đánh nhau nhiều chứ, ý thức hệ đâu có thể ngăn chặn được chiến tranh giữa hai quốc gia đâu? Tôi cho đó là cái ảo tưởng, cái không tưởng và là cái viển vông”.

Nói về lý do vì sao đa số các Đảng viên Đảng CSVN đã không tin tưởng và yêu cầu Đảng CSVN từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng để thoát khỏi Trung Quốc. Đại tá Phạm Xuân Phương thấy rằng: cần phải hiểu thế giới đã thay đổi, mọi lý luận và các quan điểm cũ của Đảng đã trở nên lạc hậu và giáo điều. Thực tiễn đã chứng minh các sai lầm của các quan điểm vốn được coi là nguyên tắc bất di bất dịch của Chủ nghĩa Cộng sản.

Đại tá Phạm Xuân Phương cho chúng tôi biết:

“Chúng tôi không tin tưởng vì thực tế đã diễn ra không như họ dạy chúng tôi, họ dạy chúng tôi nhiều lắm chứ. Họ dạy chúng tôi về tinh thần quốc tế vô sản, về Chủ nghĩa Marx-Lenin, họ dạy chúng tôi nhiều thứ lắm. Nhưng thực tế diễn biến theo sự cảm nhận của chúng tôi không phải là như vậy. Thế giới đã thay đổi, song họ vẫn cứ nghĩ rằng thế giới không thay đổi, họ cứ nghĩ TQ và VN có cùng ý thức hệ. Đó là họ nhầm, không có đâu.”

Người ta nói "Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn", đó là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam sửa đổi các sai lầm từ trong quá khứ.


Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu

image
Preview by Yahoo
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!

Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:




Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
















Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm





Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-






__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -21/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link