Friday, August 15, 2014

P/v nhà báo Phạm Chí Dũng về chuyến đi thăm VN của Đại Tướng Mỹ


P/v nhà báo Phạm Chí Dũng về chuyến đi thăm VN của Đại Tướng Mỹ


Trung Quốc chỉ đạo cứu Nguyễn Tấn Dũng ?
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Ngoại trưởng Mỹ: Pháp luật là chìa khóa giải quyết tranh chấp Biển Đông
  • Viện Lowy: Các nước cần liên minh ứng phó với TQ
  • Mỹ sẽ giám sát 'các đảo đá, đảo san hô, và bãi cạn' ở Biển Đông
  • Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi mối quan hệ với Việt Nam
  • Mỹ kêu gọi các nước có tranh chấp ở Biển Đông duy trì hòa bình
  • Trung Quốc phản đối đề nghị của Mỹ về Biển Đông
  • Mỹ tố cáo Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông

Ðường dẫn

14.08.2014
Thưa quý vị, tướng lãnh cao cấp nhất quân lực Hoa Kỳ, Đại Tướng Martin Dempsey, đang có mặt tại Việt Nam trong một chuyến đi thăm lịch sử, được thực hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn cao, và làn sóng phẫn nộ dâng trào trong công chúng Việt Nam sau khi Bắc Kinh kéo giàn khoan 981 của nước này vào hoạt động trong vùng biển Việt Nam vẫn còn, cho dù Bắc Kinh đã rút giàn khoan ra khỏi khu vực tranh chấp trước thời hạn loan báo.
Tham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Martin Dempsey duyệt hàng quân danh dự cùng Tướng Đỗ Bá Tỵ trong buổi lễ chào đón tại Bộ Quốc phòng ở Hà Nội, ngày 14/8/2014.

Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, tin rằng chuyến công du của Đại Tướng Dempsey là dấu hiệu tích cực mới nhất trong quan hệ giữa hai nước cựu thù, diễn ra tiếp theo sau chuyến đi thăm Việt Nam của hai nghị sĩ Mỹ, kể cả Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu tù nhân chiến tranh từng bị giam cầm tại nhà giam Hỏa Lò ở Hà nội– mà tù binh Mỹ dí dỏm đặt cho cái tên “Hanoi Hilton”. 

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đề cập đến một kịch bản có khả năng diễn ra, kịch bản Miến điện, dù xác suất hãy còn rất thấp, nhưng thể hiện một sự mong mỏi rằng những căng thẳng hiện tại với Trung Quốc có thể chuyển thành một cơ hội để Việt Nam thoát khỏi vòng ảnh hưởng của nước láng giềng khổng lồ từ lâu vẫn không từ bỏ ý đồ xâm chiếm bằng cách dần dần gậm nhấm lãnh thổ Việt Nam.

 Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn sau đây với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, do Hoài Hương thực hiện.

VOA: Xin Tiến sĩ một nhận định về ý nghĩa của chuyến đi thăm mà báo chí thế giới mô tả là lịch sử của Đại Tướng Tham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ tới Việt Nam?      
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Tôi cho đây là một tín hiệu khả quan, tín hiệu này đã bắt đầu từ hồi tháng Tư năm 2013, về cuộc giao lưu hải quân đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tại Đà Nẵng với 3 tàu quân sự của Hạm Đội 7.
Bấm vào để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng

VOA: Dạ thưa chuyến đi này diễn ra giữa lúc Việt Nam đang cần tới Hoa Kỳ như một lực đối trọng – có thể nói là duy nhất để đối phó với chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Có dấu hiệu cho rằng Hoa Kỳ sắp sửa tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, thì theo ông có những sự mặc cả nào ở hậu trường trước khi điều đó diễn ra và liệu có nhà bất đồng chính kiến nào sắp được thả ra trong cuộc mặc cả này không ạ? 
     
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Chắc chắn là đã có một sự mặc cả, và tôi cho trên cả sự mặc cả, đó là một sự thỏa thuận giữa hai nhà nước với nhau. Điều đó đã được tuyên bố một cách rõ ràng bởi ông John McCain trong chuyến đi thăm Hà nội vừa qua. Dân chủ và nhân quyền luôn luôn là điều kiện tiên quyết đi kèm với các hiệp ước về an ninh và kinh tế giữa hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ. Và gần đây cũng có những dư luận, mặc dù chưa chính thức mà là thông tin ngoài lề cho là trường hợp có khả năng được trả tự do trong thời gian tới, nhiều khả năng nhất là Điếu Cày Nguyễn văn Hải; thứ hai là một blogger vừa bị bắt vào tháng Năm vừa qua là ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, và một người nữa mà người ta cũng khó hình dung ra là Trần Huỳnh Duy Thức với án như vậy là 16 năm, cũng có thể được ra. Đó là những dư luận không chính thức, ngoài lề thôi, nhưng mà dù sao điều đó phản ánh một sự trông chờ vào Hoa Kỳ và nhà nước Việt Nam đương nhiên phải trả một cái giá nho nhỏ, là thả những nhân vật bất đồng chính kiến và tù nhân lương tâm. Và cho dù nếu không phải là những nhân vật mà tôi vừa nhắc tới thì cũng sẽ có những nhân vật khác thế chỗ vào. Và có thể hy vọng rằng có một chút nhen nhóm nào đó nó giống như là tái lập kịch bản của Miến Điện cách đây 3 năm.
VOA: Dạ thưa ông có quá lạc quan hay không khi nghĩ là Việt Nam có thể đi theo kịch bản Miến Điện?    
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Tôi mới chỉ nói là nhen nhóm mà thôi. Xác suất cho sự nhen nhóm đó cho tới nay theo tôi chỉ mới có khoảng từ 2 tới 3%. Nhưng mà dù sao so với trước đây vẫn còn khả quan hơn vì trước đây không có phần trăm nào cả. Mọi chuyện chỉ mới bắt đầu từ sự kiện giàn khoan Hải Dương 981của Trung Quốc đi vào vùng biển của Biển Đông, và sau đó gây ra hàng loạt sự kiện tiếp theo kể cả về mặt đối ngoại và thế đối trọng mà chị vừa nhắc, đề cập tới Mỹ là đối trọng duy nhất đối với Trung Quốc, không chỉ liên quan tới Việt Nam mà cả trên thế giới hiện nay. Điều đó cho thấy có một khả năng nhà nước Việt Nam phải nhìn vào kịch bản Miến Điện như là một tiền lệ đã có sẵn và họ chỉ việc áp dụng mà thôi.
VOA: Thưa theo chỗ ông biết thì trong giới lãnh đạo cao cấp hiện nay - trong Bộ Chính Trị ấy, có nhân vật nào đang vận động để Việt Nam nắm lấy cơ hội này để mà thay đổi và hòa nhịp với thế giới không ạ?      

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị rõ ràng là đã đạt được một thỏa ước, một thỏa thuận nào đó, cho dù thỏa thuận đó là không công khai. Nhưng mà cuối cùng thì đã dẫn đưa tới chuyến đi của ông John McCain và của ông Sheldon Whitehouse đến Việt Nam. Sự xuất hiện của hai nghị sĩ đó cho thấy phía sau họ là cả một Quốc hội Hoa Kỳ. 

Mà nhà nước Việt Nam bây giờ lại đang rất cần tới sự vận động của quốc hội Hoa Kỳ, trước mắt là để giảm áp lực chống chế về việc gây sức ép không muốn cho Việt Nam tham gia vào Hiệp định Đối tác Thương mại Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương- TPP .
*
Thưa quý vị, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng là Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (Independent Journalists Association of Vietnam - viết tắt là IAJV). Ban Việt ngữ- VOA xin chân thành cảm tạ Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Tại sao Trung Quốc rút giàn khoan?

Giàn khoan của Trung Quốc được rút khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng vì vấn đề Biển Đông
  • Mỹ sẽ giám sát 'các đảo đá, đảo san hô, và bãi cạn' ở Biển Đông
  • Mỹ kêu gọi các nước có tranh chấp ở Biển Đông duy trì hòa bình
  • Trung Quốc phản đối đề nghị của Mỹ về Biển Đông
  • Mỹ tố cáo Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông

Hình ảnh/Video

Video

Ấn Độ kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông

Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 12/8/2014

Ðường dẫn

14.08.2014
Trung Quốc đã rút giàn khoan ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần 1 tháng trước kế hoạch và căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc dường như lắng xuống sau động thái này, nhưng vấn đề Biển Đông lại nóng lên vào cuối tuần vừa qua khi các bộ trưởng ngoại giao ASEAN nhóm họp ở Myanmar.

 Linh Đan của VOA Việt Ngữ đã nói chuyện với các nghị sỹ Mỹ và 1 số chuyên gia để tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân chính cho việc Trung Quốc rút giàn khoan? Việc đó có dấy lên một lo ngại về lâu dài cho khu vực và thế giới không và Việt Nam cần làm gì để đối phó với Trung Quốc nếu họ tiếp tục gây xung đột với các nước trong khu vực và đe dọa an ninh hàng hải quốc tế?

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến Trung Quốc rút giàn khoan sớm hơn dự định ban đầu khoảng 1 tháng nhưng có một điều khá rõ là Trung Quốc muốn giảm sức ép từ phản ứng của quốc tế và tránh việc Việt Nam sẽ tiến hành những bước tiến mạnh mẽ hơn để đối phó với họ.

Việc các nhà lãnh đạo đảng của Việt Nam dự định nhóm họp để ra quyết định về việc thực hiện các hành động pháp lý đối với Trung Quốc và cuộc họp của các bộ trưởng ASEAN tại Myanmar cuối tuần qua được coi là những yếu tố chính khiến Trung Quốc rút giàn khoan sớm hơn dự kiến.
Giáo sư Carl Thayer

Giáo sư Carl Thayer của trường Đại học New South Wales, một trong những chuyên gia về Việt Nam nói với VOA Việt Ngữ:
“Trung Quốc và các nhà ngoại giao của họ biết rằng Việt Nam chuẩn bị nhóm họp trong 1 cuộc họp quan trọng của ủy ban Trung Ương Đảng để thông qua việc tiến hành các hành động pháp lý chống lại Trung Quốc và có thể tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ. Do đó Trung Quốc đi trước một bước bằng cách dời giàn khoan đi sớm hơn và giúp khởi đầu các cuộc thương lượng với lãnh đạo Đảng Việt Nam.

Giáo sư Thayer cho rằng Trung Quốc cũng bị áp lực bởi sự chỉ trích của chính quyền Obama trước những hành động khiêu khích của họ trên Biển Đông và diễn đàn ASEAN tại Myanmar, nơi Mỹ dẫn đầu một chiến dịch để “đóng băng” các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.

“Mối quan tâm lớn nhất của Trung Quốc là né tránh tình trạng bị cô lập… Họ bị sức ép từ ASEAN, từ các tiếp cận pháp lý của Mỹ và đó là mối lo lắng nói chung của Trung Quốc. Do đó Trung Quốc dời giàn khoan đi để chuyển sự đối đầu vật chất trên biển thành sự đối đầu ngoại giao.”

Giáo sư Jonathan London của trường Đại học Thành Thị Hồng Kông, cũng là một chuyên gia về Việt Nam, cho rằng Trung Quốc bị “bất ngờ về phản ứng không chỉ của Việt Nam mà của toàn khu vực và thế giới.”

Ông nói với VOA Việt Ngữ:
“Những phản ứng của Việt Nam và quốc tế trong đó có Mỹ, Nhật… đã gây áp lực lên Trung Quốc và nếu nhìn một cách tổng thể có thể thấy lợi thế của Trung Quốc trong vấn đề này đã giảm xuống bởi vì toàn khu vực và thế giới thấy hành động của Trung Quốc là bất chính đáng.”
Thượng nghị sĩ John McCain và Kelly Ayotte (trái) nói chuyện tại cuộc họp báo trong thủ đô Washington
Trong lúc chính phủ Việt Nam vẫn chưa thống nhất để đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp trên biển với Trung Quốc bằng luật pháp quốc tế, thì chính phủ Hoa Kỳ đã có những động thái để cảnh báo và răn đe Trung Quốc như ra các tuyên bố phản đối đường 9 đoạn và việc đặt giàn khoan trong vùng lãnh hải mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và gần đây nhất là ra nghị quyết về an ninh và tự do hàng hải ở châu Á Thái Bình Dương, gọi tắt là SR412.

Thượng nghị sỹ Mỹ Kelly Ayotte nói với VOA rằng việc Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết SR412 có tác động đến quyết định dời dàn khoan của Trung Quốc:

“Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ tôn trọng chủ quyền của các nước khác và tự do đi lại trên biển của tất cả các nước cho mục đích thương mại. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào vấn đề này ở Quốc hội Mỹ.”

Thượng nghị sỹ Benjamin Cardin, một trong những nhà bảo trợ của Nghị quyết SR412 và gần đây đã có chuyến thăm tới Việt Nam hồi tháng 5, nói ông hy vọng nghị quyết sẽ có ảnh hưởng tới các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông trong tương lai.

Ông nói với VOA Việt Ngữ:
“Chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc muốn có một mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ và Hoa Kỳ cũng muốn có một mối quan hệ tốt hơn với Trung Quốc. Đã có những tiến triển lớn và Trung Quốc quan tâm chú ý tới những gì chúng tôi làm ở Quốc hội và chúng tôi cũng quan tâm tới những gì họ làm.”

Theo tiến sỹ London, nghị quyết SR412 “sẽ ảnh hưởng tới môi trường chiến lược xoay quanh vấn đề tranh chấp biển Đông Nam Á.”:

“Những bước Trung Quốc làm và những gì Mỹ làm sẽ có sự quan trọng của nó qua một thời gian rất lâu trong tương lai và vì thế tôi thấy chính phủ Mỹ - cụ thể là những lãnh đạo của Thượng Viện và Hạ Viện, kể cả tổng thống Barack Obama – đều thấy là vấn đề biển Đông Nam Á là một vấn đề hết sức quan trọng mà sẽ yêu cầu sự quan tâm theo dõi của cả chính phủ Mỹ trong thời gian tới. Vì thế mà việc Thượng Viện Mỹ ra tuyên bố cũng phản ánh điều đó.”
Nghị quyết SR412 được Thượng Viện Mỹ thông qua ngày 10 tháng 7, gần một tuần trước khi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Một dự thảo nghị quyết tán đồng bán vũ khí cho Việt Nam cũng được đệ trình lên Hạ Viện Mỹ tuần trước.

Cuối tuần vừa rồi, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain cũng có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam nhằm trao đổi các vấn đề an ninh song phương và khu vực. Cùng đi với ông McCain, một người góp tiếng nói mạnh mẽ trong cải thiện quan hệ Việt-Mỹ và là cũng là một trong những người giới thiệu nghị quyết SR412 ra Thượng Viện, có thượng nghị sỹ Sheldon Whitehouse. Chỉ vài ngày trước đó một thượng nghị sỹ khác của Mỹ là ông Bob Corker cũng đến Hà Nội để bàn thảo các vấn đề tương tự.

Tháng trước, ủy viên bộ chính trị và đồng thời là bí thư thành ủy Hà Nội, Phạm Quang Nghị, đã đến Mỹ và gặp gỡ một số chính sách cao cấp của Washington, trong đó có ông McCain, trong một chuyến công du được coi là nhằm thúc đẩy tiến trình xích lại gần hơn với Hoa Kỳ của Hà Nội. 

Việt Nam cũng đang ráo riết đàm phán với Mỹ để có thể tham gia vào hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương, được coi là một bước tiến quan trọng giúp Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Tuy nhiên vấn đề nhân quyền của Việt Nam đang là rào cản chính cho việc thương thảo này.


Có lẽ Việt Nam và Mỹ đang xích lại gần nhau hơn nhưng, theo các chuyên gia, các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam còn chưa đồng lòng về việc có nên thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về chính trị và liên minh với Hoa Kỳ hay không. 

Nhiều người cho rằng để đối phó với các sách lược lâu dài của Trung Quốc, Hà Nội cần phải nghiêm chỉnh xem xét tới việc này.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link