Đạo đức và kinh tế–Gương Sáng
Thụy Sĩ: Lương Tối Đa bằng Lương Tối Thiểu Nhơn 12.
Dân
oan ba miền Nam Trung Bắc tiếp tục xuống đường tại Hà Nội trong hai tháng 10 11
2014
Dân oan ba miền Nam Trung
Bắc tiếp tục xuống đường tại Hà Nội trong hai tháng 10 11 2014
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
Dân oan ba miền Nam Trung
Bắc tiếp tục xuống đường tại...
|
|||||||
www.youtube.com
|
Preview by Yahoo
|
||||||
|
|||||||
Phan
Văn Song, TS
November 6, 20140 Bình Luận
November 6, 20140 Bình Luận
Đi làm, lãnh lương.
Chế độ lương bổng và hệ thống lương bổng là trung tâm của tất cả những chương
trình, những lý thuyết kể cả những suy nghĩ chánh trị-kinh tế ngày nay.
Lương bổng giải quyết kinh tế gia
đình, lương bổng giải quyết mãi lực cá nhơn, lương bổng giải quyết đời sống
chung của xã hội, lương bổng là đầu đề số một để tạo một chương trinh
phát triển kinh tế quốc gia hay quốc tế. Vậy thì thử nghĩ một giải pháp kinh tế
dùng lương bổng làm đầu đề suy nghĩ.
Hạn chế mức tối đa của lương bổng các lãnh
đạo xí nghiệp để giảm bất công xã hội ? Hạn chế lương lãnh đạo, nhưng đồng
thời phải nâng cao lương tối thiểu của công nhơn ?
Đó là cân bằng
chế độ lương bổng, đó là công bằng chế độ chuyên nghiệp.
Cân bằng
kinh tế để công bằng xã hội ? Nhưng có đi ngược với lý tưởng
tự do kinh doanh, đi ngược với phát triển hửu hiệu không ?
2008-2014 :
Khủng Hoảng Kinh tế Hay Khủng Hoảng Đạo Đức?
6 năm rồi, nền kinh
tế – tài chánh thế giới vẫn còn hỗn loạn. Mặc cho những tuyên bố các nhà trách
nhiệm quản trị kinh tế thế giới. Từ các nguyên thủ các quốc gia tiên tiến, đến
các tổng trưởng kinh tế hay giám đốc các cơ quan tài chánh quốc tế.
Mặc cho
những ồn ào chánh trị, mặc cho những thay đồi chương trình, thay đổi chánh phủ,
khi quay hướng phải tư bản tự do, lúc quẹo hướng trái Xã hội Dân chủ. Dân chủ,
Tự do, Tư bản, Xã hội, khi rầm rộ báo chí truyền thông quảng cáo sơn đông mãi
võ, trống kèn rộn đám, lúc âm thầm thương thuyết, rỉ tai nhỏ giọt, đi đêm, im
lìm.
Bao nhiêu cuộc họp, thượng đỉnh, trung đỉnh tốn kém tài sản
quốc gia, phung phí của cải mồ hôi nước mắt nhơn dân thế giới, rút cục đều là
những cuộc nói chuyện, những cái bắt tay, chụp hình, những buổi tiệc
tùng, những lời tuyên bố rỗng tuếch, thùng rỗng kêu to. Khủng hoảng vẫn hoàn
khủng hoảng, nợ nần vẫn nần nợ, quan chức đại gia vẫn đại gia quan chức, vẫn ăn
chơi phung phí ; công dân nghèo và công nhơn thất nghiệp, nghèo đói vẫn
tiếp tục muôn đời đói nghèo, thất nghiệp vẫn muôn năm thất nghiệp.
Các quốc gia tiên
tiến thế giới, trước khủng hoảng năm 2008, tám nước đại cường, loại nhà lầu cao
ốc, villas biệt thự, họp thành khối đại gia G8, quyết quản trị
thế giới, gánh vác, chủ trì vận mạng toàn cầu. Nhưng ngày nay, với khủng hoảng,
anh nào cũng nợ, anh nào cũng đói, gánh nặng không cam nổi, đành phải mở rộng « sân
chơi, » đểu giả, « đạo đức giả », « rộng lượng»
mở cửa mời 12 nước đàn em nhảy vào gánh vác sơn hà, chung
lưng đấu cật, (chung tiền) cùng nhau họp thành khối đại cường nhà ngói,
khối nhà ngói G20 !
Rồi chia sơn hà , rồi giao
trách nhiệm, xưng hùng xưng bá hùng cứ từng vùng, nhưng vẫn chẳng đi vào đâu,
vì các quốc gia đầu đàn chưa hoàn toàn phục hồi phong độ, nên các đàn em quốc
gia hạng hai, thường được được gom lại gọi chung tên là « khối đang
lên » và nay 5 tên khá nhứt thuộc hạng hai, được đặt tên chung
và gom lại dưới cái tên chung là BRICS gồm chữ cái đầu của Brazil, Russia, India, China, South Africa.
Các quốc gia hạng hai ấy đều mang một mẫu số chung là nếu chỉ số chung
của kết quả kinh tế rất khả quan, nhưng những chỉ số chung về kinh tế đầu
người, về giáo dục, về an sanh xã hội thì hoàn toàn yếu kém.
Nói tóm lại, nếu
các quốc gia Brazil, Ấn độ, Nga và Trung
Cộng giàu, thì người dânẤn,người dân Nga,
và người dân Tàu vẫn còn nghèo. Và cái hố cách biệt giàu
nghèo càng ngày càng được đào sâu. . Mặc những lời khuyên các kinh tế gia từng
trúng giải Nobel kinh tế, mặc những lý thuyết mới về kinh tế, mặc những chương
trình cải tổ, mặc những đàm phán, thiên hạ ngày nay vẫn phải sống với hai thế
giới, với hai quan niệm chạy song song đầy nghịch lý:
§ Một bên, một thiên đường kinh tế
phát triển, rất lý thuyết,
với thị trường ảo, thị trường mạng, với những thị trường dịch vụ tài chánh ngân
hàng…Với …những chỉ số các thị trường chứng khoán quốc gia có tầm vóc
quốc tế như chỉ số Down của Mỹ, chỉ số CAC 40 của Pháp…, tăng
trưởng đều đặn hằng ngày vùn vụt lên cao ; những hoạt động đầy năng
nổ của các traders-courtiers chứng khoán.
Ấy là chưa kể những dịch vụ hoạt động
không ngừng không nghỉ, ngày đêm không ngủ, của các trung tâm dịch vụ tài
chánh, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thương mãi của những khu Wall
Street ở thành phố New York của Mỹ hay khu City của thủ đô London Anh
quốc…càng ngày càng nháo nhiệt. Hay những desks ngân hàng làm việc chóng mặt.
Hãy theo dõi con số các tỷ phú trên thế giới càng ngày càng tăng, theo dõi con
số các « đại gia » tàu, ấn, nga, và ngay cả « việt nam chơi
ngông của ta », càng ngày càng nhiều.
Một thí dụ, hảng đóng tàu của Pháp ở
Saint Nazaire vừa nhận được hai hợp đồng đóng hai chiếc tàu Cruse to nhứt thế
giới. Các máy bay chuyên cở hạng to Aibus 380, Boeing dreamer 777 làm không kịp
để giao hàng. …và còn nhiều thí dụ khác, các hảng dịch vụ bán hàng qua mạng
càng ngàycàng phát triển, các hảng thông tin, truyền thông càng ngày càng
lớn…Facebook, Google, Amazon, Twitter.
§ Và trái lại, một
thế giới thứ hai, một địa ngục xã hội đầy thực tế, của cuộc sống hằng ngày, nghèo đói, thất nghiệp. Ở Liên
Âu chúng tôi, nói riêng, chỉ số thất nghiệp vẫn còn mức cao. Nạn đói trên thế
giới vẫn chưa giải quyết được cứ mỗi 4 người trên thế giới, có một người
đói.Một phân nửa dân thế giới không có nước sạch. Và di dân, và tỵ nạn biến
thành nạn. ..
Hình ảnh chỉ những dân Phi châu tỵ nạn, chỉ
người dân Ấn độ tỵ nạn là những hình ảnh xưa. Ngày nay, chẳng những các dân các quốc gia hồi giáo trung
đông hay bắc phi tỵ nạn vì chiến tranh, vì bất ổn, mà cả công dân một nước giàu
nhứt thứ giới là Tàu cũng đi lánh nạn.
Là những người ty
nạn, an cư lập nghiệp tại các quốc gia tiên tiến âu mỹ tây phương, chúng ta
phải thông cảm những người tỵ nạn, chẳng những chánh trị, chiến tranh mà cả
kinh tế xã hội nữa. Tỵ nạn một nơi như nước Pháp – lấy trường hợp cá nhơn của
chúng tôi để làm thí dụ – thật là giải quyết hết mọi vấn đề sanh tồn. Từ
lúc trẻ mang gia đình đến an cư lập nghiệp, sanh sống an nhàn, đến nay về già
hưu trí yên thân, bản thân người tỵ nạn được bảo vệ từ cuộc sống hằng
ngày đến tương lai con cháu, hậu duệ ! .. .
Từ con cái học hành miễn phí, đến
sức khỏe gia đình cũng miễn phí, đến lúc con cái trưởng thành ra đời nghề
nghiệp, người dân tỵ nạn hoàn toàn sống với những bảo đảm xã hội của một
người bản xứ, với tất cả những bảo vệ an sanh, với tất cả những cơ chế hành
chánh an ninh và tôn trọng quyền con người. Quê hương người nay là quê
hương ta. Tổ quốc người nay là tổ quốc ta. Buồn thay, tủi thay cho quê hương
xưa cũ Việt Nam ta đang trên đường tụt hậu, lún sâu vào của sự
nghèo đói, dốt nát, thiếu văn minh, kém văn hóa, và vô đạo đức.
Cũng có vài bạn tánh tình khó khăn,
nhiều đòi nhiều hỏi than phiền với chúng tôi, “sao anh cứ khen xứ người ?”.
Nào xứ người vẫn xứ người, phải xứ ta đâu ? “ Ao nhà vẫn hơn”, dù lắm đỉa, lắm lăn quăng, lắm …
!
Cũng có vài bạn than phiền rằng làm việc Tây rất cực nhọc và bị kỳ thị !...
Tất cả các bạn ấy đều có lý cả, tất cả mọi trường hợp đều
có gặp cả. Riêng về kỳ thị, thiển nghĩ cũng nên công bằng mà tự xét lòng,
người tây phương kỳ thị ta hay ta kỳ thị người tây phương ? Thằng tỵ nạn ta
cũng thử tự hỏi xem cá nhơn thằng tỵ nạn ta muốn con mình lấy vợ, lấy chồng
người tây phương không ? Người tỵ nạn ta có muốn có nhà thờ cất gần nhà mình
không ?
Phe ta có thích ở khu tây trắng, khu người đen, khu người rệp, ..
hay trái lại xúm nhau đế tụ họp, dắt nhau về ở gần khu ta giữa
những thằng tỵ nạn ta, và nếu được ở khu cùng với dân cùng làng cùng xóm? Huế ở
với Huế, Quảng chơi với Quảng, mà Quảng nào ? Nam ? Ngãi, hay Bình Trị… Chưa
bao giờ trong lịch sử cận đại Việt Nam các Bang Hội Đồng Hương Việt Nam
đông như lúc nầy. …
Ai kỳ thị hơn ai ?
Người Việt mình đặc biệt là
cái gì cũng nhứt, 4000 năm văn hiến, lâu hơn Pháp Mỹ Anh Đức Nhựt…lâu hơn Tàu,
vì người Việt là thủy tổ người Tàu mà !!??, người Việt đồng bằng Sông Hồng, cái
nôi của nhơn loại, ăn thịt chó mắm tôm, là đĩnh cao trí tuệ, đánh thằng
ba cường quốc Pháp Nhựt Mỹ…Mề đay vàng trong tất cả mọi hiểu biết: hiểu biết
tất cả.
Người Việt ta là thủy tổ của người Á đông, là chủ nhơn của văn hóa và
chữ viết của Tàu…Và văn minh Tàu do người Việt mình mang từ Nam lên Bắc. Thí dụ
từ ngữ Trung
Nguyên Tàu là
do từ ngữ Trong Nguồn
Việt biến dạng
thành. Khổng Tử người nước Lổ, là người Nam Hoa tức là người Việt.
Vì vậy không
nên sợ các
Viện Khổng tử bành trường tại Việt Nam ta. Khổng
tử Hóa không
phải Hán hóa
mà là Việt ( cổ) hóa, là Châu về
Hợp Phố. Vi
vậy từ nay không còn sợ nạn Hán Hoá nữa. Vì nếu Trung Cộng đớp Việt Nam,
thì cũng Châu về Hợp Phố thôi ! Lo gì ! Thoát
Trung ?
còn lâu. Ta
“Đớp”, Ta “Xâm nhập Trung” chứ
!!
Xin lỗi quý độc giả
thằng tui lại việt vị – hors jeu – ọt rơ rồi. Ta hãy trở về với nghịch lý
một thế giới nghèo đói càng ngày càng nghèo đói, nằm ngay bên cạnh một thế giới
đại gia càng ngày đại gia giàu có, nghịch lý một bên càng giàu, một bên càng
nghèo đang đi vào bế tắc và càng ngày càng đào sâu.
Thụy Sĩ:
Người Thụy sĩ
dám nghĩ và dám làm. Để giải quyết cái nghịch lý nói trên, người dân Thụy
sĩ, qua những cuộc trưng cầu dân ý, có những hành sử sau đây:
Xin phép mở một dấu ngoặc đê giới
thiệu một tập tục rất dân chủ của xứ đồng hồ và chocolat.
Tập tục ấy là trưng cầu dân ý. Bất cứ một công
dân Thụy sĩ nào có một đề nghị một ý kiến khà dĩ để giài quyết mỗt vấn đề xã
hôi, kinh tế, hành chánh hay kể cả chánh trị nếu hội đủ một số chữ ký cho
ý kiến, hay đề nghị ấy, thì nhà chức trách địa phương hay quốc gia phải
tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, tùy theo ý kiến hay đề nghị có tầm vóc địa
phương hay quốc gia. Và kết quả cuộc trưng cầu dân ý có thể biến thành luật.
Một thí dụ, năm kia ý kiến “cho phép xây cất, thành lập, nhà thờ Hồi giáo
ở Thụy sĩ” : Trưng cầu dân ý không thông qua, kết quả ngày nay Luật ở Thụy sĩ
cấm, không thể xâycất hay thành lập một nhà thờ Hồi giáo. Đóng dấu ngoặc.
Trở về câu chuyện,
nghịch lý và bất công xã hội và kinh tế giữa hai thế giới con người. Để tìm
giải pháp cho bất công xã hội, nghịch lý giàu nghèo quá cách biệt, thói thường
người ta nghĩ đến vai trò giá cả hàng hóa và lương bổng công dân. Lý do giá cả
lương bổng bảo đảm đời sống vật chất công dân và bảo vệ người công nhơn không
bị chủ nhơn bóc lột.
Ở Pháp, có truyền thống luật Lao động với mức lương tối
thiểu SMIG ( Salaire Minimum Indexé Garanti) vừa bảo đảm người công nhơn không
bị bóc lột vừa bảo đảm sức mãi lực vì thay đổi theo thị trường thời giá mắc mỏ.
Nhưng ở Thụy sĩ, dân Thụy sĩ không làm vậy.
Ngày 18 tháng năm
năm 2014, dân Thụy sĩ bỏ phiếu với một đại đa số từ chố không chấp nhận
viết một con số vào mức lương tối thiểu. Mặc dù lương tối thiểu ở Thụy sĩ hiện
nay lớn nhứt thế giới: 4000 quan Thụy sĩ CHF – gần 3200 euros, xêm xêm 4000
dollars Huêkỳ !
Kết quả nầy vừa đến cùng dịp với kết quả sáu tháng trước, dân
Thụy sĩ cũng từ chối không chịu hạn chế lương tối đa các lãnh đạo. Từ chối
không ra số lương tối đa, từ chối không ra số lương tối thiểu, dân Thụy sĩ nhất
định không làm luật lê lương bổng. Truyền thống Tin lành, Calvin, Luther,
đối với dân Thụy sĩ tất cả là thương thuyết, thương lượng.
Để chung sống hoà
bình: Chỉ số 12
12 ? tại sao
12 ?, chỉ số 12. Ngộ quá ! Trước thời gian bầu cử Tổng thống Pháp vào đầu năm
1912, hai nhà kinh tế học Pháp, gốc tu sĩ Thiên chúa giáo la mã Gaël Giraud,
dòng Tên-jésuite, và Cécile Renouard nữ tu sĩ dòng Đức Mẹ lên
Trời-assomptionniste viết cuốn sách có tựa đề Chỉ số 12-Le facteur 12, và với giòng tựa
nhỏ để cắt nghĩa con số 12 nầy : tại sao phải hạn chế mức tối đa cho
lương bổng-pourquoi il faut plafonner les revenus ?Hai nhà kinh tế học đã dùng bảng lương bổng của các
nhơn viên nhà nước Pháp để nghiên cứu. Đúng vậy thứ tự lương bổng công chức
Pháp đi từ 1 đến nhơn 11, kể cả những phụ cấp.
Hạn chế mức tối đa
lương bổng các quan chức lãnh đạo tư bản ? Có quá lý tưởng chăng, ? không
tưởng? có nằm mơ chăng? Với Gaël Giraud: “ Tôi biết rằng khi tôi
viết ra tôi biết rằng tôi quá lý tưởng, Nhưng tôi nghĩ con số 12 sẽ tạo một suy
nghĩ đồng thuận giữa những ai thích công bằng và ổn định xã hội.”
Những năm tháng gần
đây, một lô xì-căng-đan do những đồng lương với phụ cấp, một lô những hưu trí
đặc biệt, những phần thưởng đặc biệt lần lượtđược chiếu cố bởi các cơ quan
truyền thông đăng nhũng bài tố cáo. Những số tiền khổng lồ, những phần thưởng
với những hàng zérô dài dòng dọc, không “ăn thua” gì đến kết quả của xí nghiệp
được trả cho những đầu não, lãnh đạo về hưu, về an vườn, chiến thuật “bịt miệng
và cho de!” hay “ khóa mõm cho ra chầu rìa!” vượt khổi những tầm mức của đạo
đức.
Ngày hôm nay, số
lương lớn nhứt của một ông Chủ của một trong các xí nghiệp lớn ở Pháp có tên
trên thị trường chứng khoán CAC 40 Pháp, lớn hơn 20 000 lần lương SMIC tối
thiểu của người công nhơn Pháp. Theo hai nhà tu sĩ Renouard và Giraud, đó
là một sự quá bất công !
Hãy nên nghĩ đến một sự cân bằng (tương đối) để giài quyết
bất công ! Và đây cũng là một suy nghĩ đạo đức, một đạo đức dân chủ và
một cân bằng xã hội mà ngày nay một số nền văn hóa đã lãng quên. Với một sự
cách biệt to lớn như vậy giữa hai nguồn lợi tức, làm sao có thể nghĩ rằng
những công dân của một quốc gia có chung ý thức là cùng sống chung một xã hội,
một quốc gia hay một thế giới
Phải làm sao thúc
đẩy được ý thức ấy?
Chỉ số 12. Làm sao chắc chắn rằng lương
tối đa lớn gấp 12 lần lương thiếu thiểu là lý tưởng ?
Nhiều ý kiến thuận
cho ba lý do để cắt nghĩa:
Thứ nhứt, về Kinh
tế học, những mức lương khổng lồ thường chỉ tạo những tài sản vô dụng, nhiều
tiêu cực và tác hại hơn tích cực, do những cuộc tranh tài vô dụng, hay thi đố
chơi ngông ( kiểu đốt tiền, hay tắm bằng champagne) những cuộc đấu giá
(tranh nhau mua cho bằng được một bức trangh, một cuộc chơi), những đầu cơ –
kiến trúc, vật hiếm, loại trứng cút …) tạo những bong bóng tài chánh kinh tế,
những thị trường vô luật lệ chỉ làm hại nền kinh tế.
Nếu những số lương cao
biết phân phối chia xẻ công bằng cho xã hội sẽ tạo những công ăn việc làm mới,
phát triển nền kinh tế dịch vụ xã hôi, tạo một thị trường xã hôi, nội địa, phá
được cái vòng lạm phát, tạo mãi lực tức tạo lại nền kinh tế.
Thứ hai về mặt Xã
hội học, một cơ chế lương bổng công bằng, tạo một thị trường cân bằng. và dễ
dàng đi đến một chế độ dân chủ công bằng.
Và cuối cùng về mặt
Môi trường, một xã hôi cân bằng chú ý đến môi trường hơn. Vì tạo mãi lực cho số
đông giúp số đông sống cạnh môi trường lân bang láng giềng, chăm sóc môi trường
và ít tàn phá môi trường.
Khi những cán bộ cao cấp và trung cấp cùng với
những công nhơn của hạ từng cơ sở chia xẻ những chỉ số lương bổng gần nhau,
tự nhiên họ hợp thành một cộng đồng xí nghiệp, một cộng đồng xã hội cùng
sống, cùng ăn, và cuối cùng ít có dị biệt hơn trái với một cộng đồng xí
nghiệp có chỉ số lương bổng quá nhiều cách biệt
Lợi dụng hạn chế đồng lương
tối đa là dỉ nhiên phải năng cao đồng lương tối thiểu.
Do đó mức lương
trung bình sẽ cao. Số người nằm chung quanh điểm trung bình càng đông, Toàn bộ
cán bộ và công nhơn họp thành một công đồng có chung một giắc mơ, một chương
trình, một ý chí, một mục tiêu . Đó là đoàn kết!
Thụy sĩ đang làm. Chừng nào Pháp? Chừng nào Mỹ,
chừng nào thế giới? Và Chừng nào Việt Nam?
Mong lắm !
Hồi nhơn Sơn đầu
tháng 11 năm 2014
Phan Văn Song
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment