Con đường trở thành dân oan – Những chị Dậu ngày
nay *
Blogger Liberty Melinh
Còn nhớ hôm 28/9/2011,
một dân oan Lâm Đồng đã tự thiêu, tên ông là Phạm Anh Nam, sinh năm 1957. Oan
khuất của ông là việc thu hồi, giao, cưỡng chế đất trái pháp luật trong dự án
khu dân cư xã Lộc An, Bảo Lâm, Lâm Đồng, vụ khiếu kiện kéo dài gần 18 năm chưa
có hồi kết.
Người dân oan đó muốn
dùng bó đuốc thân thể mình để thắp lên ánh sáng lương tri, đòi sự công bằng cho
hàng vạn người dân đang phải chịu bất công như ông bởi cái trò lừa mị “sở hữu
toàn dân”, đồng thời làm hồi chuông cảnh tỉnh những kẻ có chức quyền đang lợi
dụng cơ chế độc đảng để ngang nhiên cướp đất của dân đem chia chác cho nhau
hoặc bán ra ngoài để trục lợi.
Trước khi tự thiêu, ông
đã viết lại cho người vợ: “Anh rất thương em và các con, nhưng vì hạnh phúc
nhiều gia đình anh phải đòi công lý và loại bỏ những con mọt trong hàng ngũ đảng”.
Kể từ đó con gái ông,
Phạm Anh Kiều, một cô gái mảnh dẻ yếu ớt, đã một thân một mình liều lĩnh xông
pha, lặn lội từ Tây Nguyên ra tận Hà Nội kêu oan, thực hiện những ý nguyện của
cha – đòi công lý. Đã hơn 3 năm qua, cô gái lăn lóc, chầu chực, gõ cửa… Nhưng
các cửa đều đóng lại trước mặt cô, ko có một tia sáng nào ở cuối con đường tối
mà cô đang cố gắng vượt qua. Thời gian và cảnh ngộ đã kéo cô gái về phía những
người dân oan khác, cô hòa nhập với họ, chăm lo cho họ như trong một gia đình.
Dẫu gian khó, dẫu bầm dập nơi đô thành xa lạ, tâm hồn cô gái vẫn trong sáng như
trăng rằm. Một lần mình ngậm ngùi giúi vào tay cô bé một khoản tiền nhỏ, cô vội
đẩy ra: “Thôi con cố gắng được, xin cô hãy giúp bác gái kia, bác ấy bị đau mắt
lâu lắm rồi mà ko có tiền chữa”! Cô bé nói, tay chỉ về phía góc phòng chờ (số 1
Ngô Thì Nhậm), nơi một người đàn bà đang vạ vật nửa nằm nửa ngồi, mắt nhắm
nghiền, mệt mỏi.
….
– Thôi, việc kiện tụng
hãy tạm gác lại, về lấy chồng kẻo quá lứa nhỡ thì con ạ, như thế chắc Ba con
cũng chẳng vui gì. Mình vỗ về khuyên nhủ cô bé.
– Nhưng còn Ba con, còn
nỗi oan ức của Ba con và nguyện vọng của Ba con thì sao đây cô, con ko thể về.
Cô gái nói, giọng buồn buồn.
Dụi dụi má vào trán con
bé, mình ra về, đường xa, trời tối dần, mưa và lạnh. Nhìn lại bóng dáng bé nhỏ
của cô gái còn đó, mình chợt nghĩ đến hình ảnh chị Dậu “Vùng chạy ra ngoài giữa
lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị”, trong đoạn kết của Tắt
Đèn, tác phẩm mà chế độ cộng sản này vẫn đem ra khai thác triệt để từ trong nhà
trường nhằm tự ngợi ca họ và kể công với nhân dân. Mình thấy bực dọc bởi nỗi
bất lực của bản thân trước sự bế tắc của Kiều và những người dân oan ấy.
Tắt Đèn, thì từ ngày đó
đến giờ đèn đã sáng lại bao giờ đâu dân Nam ơi! Vừa thoát khỏi phong kiến là
rơi ngay vào độc tài! Còn chế độ độc tài lừa mị thì công lý mãi là điều viển
vông, những chị Dậu ngày nay mãi trong màn đen u tối như cô gái tên Kiều kia!
Mà không, dường như ko
hẳn vậy. Con giun xéo lắm cũng quằn, đội ngũ dân oan đang ngày càng đông đảo và
đấu tranh ngày một quyết liệt hơn, trái đất đâu còn chỗ cho độc tài. Những áp
bức bất công rồi tự nó sẽ đào hố chôn chính những kẻ sử dụng nó. Khi đêm đen
nhất là lúc trời sắp sáng.
Đừng bi quan như Ngô Tất
Tố. Mình tự nhủ.
Kiều quàng khăn len
trắng ngồi giữa những người dân oan
Kiều trước cổng số 1 Ngô
Thì Nhậm
Kiều và tác giả
L.M.
Nguồn:
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment