Tuesday, November 11, 2014

"Đừng nghe cộng sản nói. Hãy xem cộng sản làm"


"Đừng nghe cộng sản nói. Hãy xem cộng sản làm"




Phương Bích - Mặc dù những băng rôn "Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm" chăng đầy phố phường, cũng như khắp đất nước, nhưng không hiểu sao những người cộng sản có vẻ rất không thích 2 từ "Cộng sản". Họ chau mày, nhíu trán khi nghe người ta nói chế độ cộng sản, nhà cầm quyền cộng sản. Chẳng hay chính họ cũng dự cảm được, sự thiếu thiện cảm của thiên hạ khi nói lên 2 cái từ đó? 

Trước năm 1975, khi những người cộng sản hay đi theo cộng sản, bị nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa bắt và kết án tù, thì nhà cầm quyền miền Bắc gọi họ là tù chính trị, bất kể đó là quân nhân hay dân sự.

Hãy thử so sánh qua một ví dụ cụ thể, giữa một người cầm súng ám sát một sĩ quan, hay viên chức miền Nam trước đây, được coi là tù chính trị, thì với một người cầm bút, phê phán xã hội miền Bắc thời nay bị coi là tù hình sự, ta sẽ thấy sự phi lý của nhà cầm quyền Việt Nam khi họ tuyên bố rằng, hiện nay Việt Nam không có tù chính trị!

Tôi không đề cập đến những tranh cãi quanh các ý kiến cho rằng, nhà cầm quyền miền Nam bán nước cho Mỹ, hay nhà cầm quyền miền Bắc bán nước cho Trung Quốc (thực tế Mỹ chả lấy một xăng ti mét đất nào của Việt Nam, mà chỉ có Trung Quốc lấy hết ải Nam Quan, đến Hoàng Sa, thác Bản Giốc, Gạc Ma.... thì rõ ai bán hay không). Tôi chỉ muốn hiểu, trong một xã hội, thế nào thì được coi là tù chính trị?

Cho dù nhà cầm quyền Việt Nam cố ý đánh đồng tù hình sự với tù chính trị, thì rõ ràng đối với dư luận trong và ngoài nước, hay cả quản giáo và phạm nhân trong tù vẫn có sự phân biệt rõ ràng giữa hai đối tượng đó. Thậm chí qua động thái của chính nhà cầm quyền VN, người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là tù hình sự “chính trị”, hay tù hình sự “xịn”. Việc thả những tù hình sự như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) trước thời hạn, và đưa thẳng sang Mỹ, ai cũng ngầm hiểu đó là một cuộc đánh đổi có điều kiện v.v... Dư luận vẫn giễu, tù hình sự ở Việt Nam thật có “giá”.

Ngoài hai người đã sang Mỹ, dư luận vẫn lan truyền thông tin, rằng từ lâu, Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức cũng đã được đề nghị sang Mỹ, nhưng họ đã kiên quyết từ chối?

Không chỉ thế, ngay trong các nhà tù, cung cách đối xử với tù hình sự “chính trị” ở trong tù, hoàn toàn khác với tù hình sự “xịn”. Đa số tù hình sự “chính trị” không bị cưỡng bức lao động, bị đánh đập. Thậm chí có người còn không chấp nhận mặc áo tù, để phản đối bản án mà họ cho là vi phạm pháp luật. Tôi chỉ dám nói đa số họ không bị đánh đập, vì tù chính trị Vi Đức Hồi kể lại khi còn ở trong tù, ông đã chứng kiến việc tù chính trị Paul Lê Văn Sơn khi làm việc với cán bộ trại giam Ba Sao – Nam Hà, bị đánh đến mức phải cho người dìu về phòng giam, dẫn đến việc các tù nhân trong trại đã nhất loạt bỏ cơm để phản đối. Tù chính trị Anton Đậu Văn Dương kể, khi mới vào trại, bị tù hình sự đánh lai rai từ 10 giờ đêm đến hơn 2 giờ sáng, không cho ngủ. Tôi hỏi Dương có phản ứng gì không, Dương nói cháu cứ để yên cho họ đánh, chỉ âm thầm cầu nguyện. Sau này cháu có hỏi vì sao họ đánh cháu, thì họ im lặng! Tù chính trị Đặng Xuân Diệu cũng bị tù hình sự cùng buồng đánh đập, làm nhục (qua lời kể của bạn tù đã mãn hạn).

Mới đây, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, và bị giam chung với một tội phạm giết người trong thời gian tạm giam. Tôi thực sự phẫn nộ và ghê tởm. Trong chiến tranh, những người cộng sản thường lên án nhà tù “Mỹ Ngụy”, đã mượn tay tù hình sự để đàn áp tù chính trị. Giờ đây, chính họ lại dùng cái cách mà họ từng cho là tội ác, để khủng bố, làm nhục và đe dọa tới tính mạng của tù chính trị. Nó hoàn toàn không mang tính thuyết phục, hay răn đe, mà mang đậm dấu ấn của sự trả thù. Đó hoàn toàn không phải là cách hành xử của một thế giới văn minh.

Hình ảnh công an Thủ đô vì hòa bình, phải đi phát tờ rơi cho khách du lịch quốc tế, cảnh báo về nạn trộm cắp, lừa đảo, và hình ảnh dân oan mặc đơn kêu oan bằng áo diễu hành trên các phố phường của Thủ đô, đã tố cáo những lời đẹp đẽ, trơn tru của nhà cầm quyền về một xã hội tốt đẹp, văn minh chỉ là sự dối trá trơ trẻn.

"Đừng nghe cộng sản nói. Hãy xem cộng sản làm".

Tôi không quan tâm đến ai là người nói nói câu đó. Nhưng sống bao nhiêu năm giữa lòng chế độ cộng sản, tôi thấy điều đó cơ bản là đúng.

Ảnh lấy từ nguồn: https://www.facebook.com/BasamVN?fref=ts



Đảng như thế nào thì Quốc hội như thế đấy!













Dân Làm Báo - Trong buổi tọa đàm trực tuyến với BBC (*), giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cựu ĐBQH nói rằng: "Người dân như thế nào, thì Quốc hội như thế ấy. Nếu bao giờ người dân của mình (Việt Nam) mà giác ngộ, mình đi bầu, mình chọn lọc thật cẩn thận, thì lúc ấy mình sẽ có một Quốc hội như ý của mình." 

Có lẽ ông Nguyễn Minh Thuyết đang nói về một Quốc hội của một xứ sở tự do, dân chủ nào khác chứ không phải ở nước CHXHCNVN. Ở đất nước này phải nói rằng: Đảng như thế nào thì Quốc hội như thế đấy!

Trước những bát nháo của tập thể Quốc hội với những ông bà nghị gật, ông Thuyết nói rằng: "Thế nhưng còn hỏi là vì sao chúng ta lại có một Quốc hội mà người dân không hài lòng như vậy, thì tôi cho là chính người dân cũng phải tự trách mình..." 

Câu này sẽ chính xác hơn nếu ông nói rằng người dân Việt Nam phải tự trách mình khi để đảng cộng sản của ông đè đầu cưỡi cổ trong suốt mấy chục năm qua; đã để cho đảng này độc quyền thao túng mọi sinh hoạt chính trị; tất cả mọi cơ chế hành pháp, lập pháp, tư pháp đều do đảng dựng nên với 99% là đảng viên cộng sản. 

Ông đảng viên cựu ĐBQH nói rằng "Còn bây giờ người ta bảo đưa ra 5 người, lấy 3 người, ông cũng tìm bằng được cho đủ ba người, mặc dù ông chẳng biết mặt ba người ấy, ông chẳng biết tài của ba người ấy, thì sẽ bầu vào những đại biểu kiểu như ấy thôi." 

Ông cố tình nói không rõ và nói thiếu. Ông nói người ta mà không nói rõ người tađây là đảng của ông. Ông thiếu "bảo đưa ra 5 người" mà thiếu rằng 5 người ấy là do đảng chọn qua những cánh tay nối dài của đảng là Mặt trận Tổ quốc. 

Ông chê trách 90 triệu người dân rằng: "Theo tôi vấn đề là giác ngộ của người dân. Người dân bây giờ mà một người lại đi bỏ phiếu, cầm cả một nắm phiếu bầu thay cho cả nhà, thì lấy đâu ra chính xác." 

Chính vì người dân "giác ngộ" rằng... đứa nào cũng vậy, và không đi bầu thì... chết với chúng cho nên mới có chuyện cầm cả một nắm phiếu bầu dùm cho cả nhà cho xong chuyện mà lo đi kiếm cơm. Nếu như trong một nước dân chủ, mỗi công dân có quyền ra ứng cử, tranh cử ráo riết, trình bày đường hướng hoạt động chính trị của mình, phê bình những yếu điểm của đối thủ thì chắc chắn người dân sẽ quan tâm và sẽ đi bầu. Quan trọng hơn hết là dân chúng đi bầu vì họ biết rằng mình tự do đi bầu, tự do chọn lựa những ứng cử viên không phải là cá mè một lứa màu đỏ. 

Ông Nguyễn Minh Thuyết phát biểu: "Tôi cho quan trọng nhất là người dân phải giác ngộ. Khi nào người dân giác ngộ về quyền làm chủ của mình, thì lúc ấy đất nước sẽ có dân chủ hơn. Và lúc ấy lá phiếu của người dân sẽ có giá trị hơn." 

Đã có rất nhiều người dân giác ngộ về quyền làm chủ của mình. Đó là những công dân Việt Nam mang tên Nguyễn Văn Lý, Trần Huỳnh Duy Thức, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Tạ Phong Tần... đang ở trong tù và nhiều công dân khác đang bị an ninh ngày đêm theo dõi, trấn áp, khủng bố. Đến lúc nào ông Nguyễn Minh Thuyết mới thực sự giác ngộ về quyền làm chủ của công dân Việt Nam và can đảm đứng về phía tập hợp những người giác ngộ?

Lá phiếu của người dân Việt Nam không bao giờ có giá trị khi mà bản Hiến pháp lại do chính đảng CSVN tự biên tự diễn, với Điều 4 giành lấy quyền độc tôn lãnh đạo cho đảng. Và sẽ không có một lá phiếu nào có giá trị trong hệ thống đảng cử dân bầu. 

Hãy nhìn về Hong Kong. Vì sao hàng ngàn người Hong Kong xuống đường? Họ xuống đường cũng để phản đối hệ thống bầu cử mà kết quả xem như đã được xếp đặt trước đó bởi Bắc Kinh. 

Vậy thì lá phiếu nào có giá trị khi kết quả đã nằm trong tay tập đoàn thống trị ở Ba Đình? 

Lá phiếu có giá trị tương đối là không có lá phiếu nào cả, là tẩy chay trò chơi chính trị lừa đảo đảng cử dân bầu với mục đích làm chính danh các vị trí quyền lực của đảng CSVN trong hệ thống hành pháp, tư pháp và lập pháp. 

Lá phiếu có giá trị nhất là hành động đứng lên xóa bỏ chế độ độc tài độc đảng được xây dựng bởi hơn 3 triệu đảng viên cộng sản, trong đó có ông Nguyễn Minh Thuyết. 





Thông báo địa chỉ truy cập chính thức của Danlambao













Bạn bè trong thôn quý mến,

Vừa qua Ban biên tập Dân Làm Báo có nhận được thư thắc mắc của một số bạn đọc về địa chỉ truy cập danlambao.blogspot.com, các bạn tưởng rằng rằng đây là một địa chỉ khác của Dân Làm Báo VN.

Địa chỉ danlambao.blogspot.com trên không phải là của Dân Làm Báo. Qua tìm hiểu, Dân Làm Báo phát hiện đây là một blog được thành lập từ năm 2013 và tuỳ tiện copy, đăng lại nhiều bài viết cũng như hình ảnh của Dân Làm Báo (danlambaovn.blogspot.com).

Tuy nhiên:

1. Về logo, giao diện: Không theo chuẩn thiết kế của Dân Làm Báo.
2. Về bài viết, tất cả các bài viết:
- Đều không link nguồn gốc (danlambaovn.blogspot.com)
- Không đề tên tác giả trước và sau mỗi bài viết.

Vì vậy, xin được thông báo để bạn đọc biết rõ, hiện nay, địa chỉ truy cập duy nhất của Dân Làm Báo là danlambaovn.blogspot.com.

Rất mong bạn bè trong thôn chia sẻ thông tin này để thôn Dân Làm Báo của chúng ta không bị kẻ xấu lợi dụng, để chúng ta ngày càng phát triển thành trang dân báo đúng nghĩa.

Thân mến.




Truyền thông độc lập là truyền thông phi đảng phái


Danlambao - Trong những ngày qua, khi trình bày về phương hướng hoạt động tương lai, blogger Điếu Cày đã đề cập nhiều đến nhu cầu kết nối truyền thông trong và ngoài nước. Đây đúng là một nhu cầu cần thiết, góp phần gia tăng sức mạnh của hệ thống truyền thông lề Dân nhằm soi rọi những mảng tối của xã hội do bị bưng bít thông tin, cũng như đem lại sự thật trong thông tin vốn bị bóp méo bởi hệ thống tuyên truyền do đảng CSVN độc quyền. Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự kết nối truyền thông là mỗi bộ phận truyền thông cần phải độc lập và không là phương tiện của bất cứ một đảng phái nào, cũng như không bị chi phối bởi bất kỳ một thế lực chính trị nào.

Thời gian qua, chúng ta thấy được sự lớn mạnh không ngừng của truyền thông mạng xã hội. Sự lớn mạnh đó đến từ số đông đa dạng của những trang blog độc lập. Từ những cá nhân blogger, đến những tập hợp như Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, Dân Làm Báo ở trong nước hay những công ty truyền thông lớn tại hải ngoại như SBTN... tất cả đều mang một đặc tính chung: độc lập và phi đảng phái.

Nhờ vào tính độc lập này mà đối tượng phục vụ duy nhất là độc giả hoặc khán giả, nội dung truyền thông không bị chi phối, ảnh hưởng bởi những mục tiêu riêng của đảng phái, không là cơ quan ngôn luận của một đảng nhằm phục vụ những mục tiêu chính trị riêng.

Nhờ vào tính độc lập mà mạng truyền thông xã hội lề Dân có được sắc thái đa nguyên. Người ta có thể thấy được tính đa nguyên trong một trang blog độc lập qua những bài viết, nhận định có khuynh hướng khác nhau mà không bị gò bó phải đi theo một lề nào đó.

Nhờ vào tính độc lập mà thông tin ngày càng minh bạch, tin tức được phổ biến mà không phải qua những phễu lọc để làm hài lòng hay phù hợp với chủ trương, đường lối của một tổ chức, đảng phái nào. Tính độc lập cũng tạo cơ hội thuận tiện trong việc hỗ trợ thông tin cho tất cả các hội đoàn, đoàn thể, đảng phái có cùng mục tiêu chung là tranh đấu cho một đất nước Việt Nam tự do và dân chủ.

Tính độc lập và phi đảng phái còn là yếu tố nền tảng cần thiết cho những nỗ lực phối hợp, kết nối thông tin giữa những tập thể truyền thông khác nhau. Một khi có sự chi phối của đảng phái, mọi sự kết nối sẽ không còn là kết nối truyền thông mà sẽ có những vận động, tính toán để sự kết nối đó đáp ứng nhu cầu chính trị của một đảng.

Trong tinh thần đó, Danlambao sẽ tiếp tục giữ đúng tôn chỉ hoạt động độc lập phi đảng phái và sẽ nỗ lực để đồng hành cùng các bạn blogger, các nhóm truyền thông độc lập nhằm góp phần phát triển mạng xã hội lề Dân.

Nhân dịp này, Danlambao cũng xin kính chúc anh Điếu Cày và Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đạt được nhiều thành quả trong mục tiêu kết nối truyền thông. Trong vai trò và vị trí tuyền thông độc lập của mình, Danlambao sẽ nỗ lực góp phần để gia tăng sức mạnh của truyền thông lề Dân.




 Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải nhận giải thưởng được trao cho ông vào năm 2008 khi ông đang bị giam giữ ở VN.

1. https://www.youtube.com/watch?v=4sVLdm-kIlI










Đời Mồ Côi

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link