Thursday, November 13, 2014

Giấc mơ Trung Hoa sẽ thay giấc mơ Mỹ?


Giấc mơ Trung Hoa sẽ thay giấc mơ Mỹ?
Carrie GraciePhóng viên thường trú tại Trung Quốc
  • 12 tháng 10 một 2014

Pháo bông và trải thảm đỏ, Tổng thống Obama mặc bộ đồ may theo kiểu Mao hay dùng.

Ấn tượng mạnh từ kỳ họp APEC này là Chủ tịch Tập Cận Bình đang đưa ra "Giấc mơ Trung Hoa", và một cuộc chơi lớn diễn ra giữa một bên là siêu cường, với một bên rất có thể sẽ trở thành siêu cường.

Cuộc chơi lớn mới đây nhất tại Bắc Kinh, diễn ra với sự chứng kiến của Tổng thống Obama là trận đội Brooklyn Nets gặp Sacramento Kings.
Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA rất được hâm mộ tại Bắc Kinh. So về mức độ yêu mến và hâm mộ thì khó có môn nào cạnh tranh được với nó.

Đội vũ công cổ động mặc áo kiểu bikini lấp lánh trang kim, các em bé mang biểu tượng may mắn cho các đội, đám đông cuồng nhiệt và những màn hình cỡ lớn. Ở đây có cả một thế hệ đang chạy theo thể thao Mỹ, phim ảnh Hollywood và món xúc xích.
Vậy thực sự thì những khán giả đầy đam mê này thích gì ở nước Mỹ?
"Các ngôi sao. Kobe Bryant. Kevin Durant. LeBron James."
"Michael Jackson, Vanilla Ice, MC Hammer!"
"Âm nhạc, phim ảnh, Hollywood, thể thao, đồ ăn."
Brooklyn Nets đã thi đấu với Sacramento Kings tại Bắc Kinh hồi tháng 10/2014
Hồi 35 năm trước, Trung Quốc phục hồi quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, một phần trong hành trình từ chỗ bị cô lập trở lại hòa nhập với kinh tế toàn cầu.

Washington tin rằng sau hàng chục năm tiếp cận với giấc mơ Mỹ, Trung Quốc sẽ học hỏi được những giá trị cốt lõi từ đó, trong đó ít nhiều có cả vấn đề tự do ngôn luận và dân chủ.
Nhưng cho tới nay thì Trung Quốc mới chỉ đón nhận thể thao và các lĩnh vực giải trí và bỏ qua các giá trị khác.
Vào chiều Chủ Nhật, tại một trung tâm thương mại chuyên bán trà ở tây Bắc Kinh, tôi thấy một nhóm bé gái bảy tuổi mặc váy lụa sặc sỡ gảy đàn tranh. Nhiều người trong số khán giả cũng mặc trang phục truyền thống.
Các hội viên Hiệp hội Trang phục Hán gặp gỡ nhau hàng tuần
Đàn dân tộc cũng thường được chơi trong các buổi gặp gỡ của Hiệp hội Trang phục Hán
Hiệp hội Trang phục Hán họp mặt hàng tuần nhằm bảo tồn thứ di sản mà các thành viên tin rằng còn phong phú hơn bất kỳ điều gì Hollywood có thể nghĩ ra.

Rực rỡ trong bộ áo choàng đỏ được thêu công phu, ông Lưu Bảo Khôn nói những nhóm họp mặt như thế này đang tạo đà phát triển cho phong trào trên cả nước.
"Thế giới thì đang phát triển cực kỳ nhanh chóng và Đảng (Cộng sản Trung Quốc) đang nói tới chuyện xây dựng một xã hội hài hòa", ông nói.
"Văn hóa Trung Quốc có bề dày hàng ngàn năm, được tổ tiên truyền lại và nay vẫn ở tâm điểm cuộc sống của chúng tôi. Quảng bá nền văn hóa này là mục tiêu của Đảng và là mục tiêu mà nhân dân Trung Quốc chúng tôi đồng cảm, chia sẻ."
Dự một buổi ngâm thơ Đường khiến người nghe nhớ lại thời Hoàng Kim của Trung Quốc, vào thế kỷ 8, thật hài hòa với nội dung dòng chữ phía trên.
Khẩu hiệu của Chủ tịch Tập là trẻ hóa dân tộc Trung Quốc, bao gồm cả văn hóa, chính trị, thơ ca và giảm thói gia trưởng.

Nhưng nay, xin lỗi nhé, người Mỹ chỉ về nhì, sau Trung Quốc. Mỹ có chấp nhận được chuyện đó không?

 Điều đó có định hình lại tính cách và tâm lý ưu việt hơn người của họ không?

Giáo sư Vương Nghĩa Nguy, Đại học Nhân dân TQ về Nghiên cứu Quốc tế
Giáo sư Vương Nghĩa Nguy từ Đại học Nhân dân Trung Quốc, chuyên về Nghiên cứu Quốc tế, cảnh báo rằng Trung Quốc của Chủ tịch Tập đang thách thức quan điểm cổ hủ của Hoa Kỳ về thế giới.
"Chúng tôi nay mơ về giấc mơ Trung Hoa. Trước đây, mọi người đều mơ giấc mơ Mỹ, Hoa Kỳ là một đất nước được xây dựng trên chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ, với ý tưởng cho rằng người Mỹ đã được Chúa chọn, không ai sánh được."
"Nhưng nay, xin lỗi nhé, người Mỹ chỉ về nhì, sau Trung Quốc. Mỹ có chấp nhận được chuyện đó không? Điều đó có định hình lại tính cách và tâm lý ưu việt hơn người của họ không?"
Nhiều điểm tương đồng
Tại kỳ họp thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Trung Quốc, Tổng thống Obama cho thấy ông sẵn sàng thử mặc đồ khác với những gì ông thường dùng.
Truyền thống tại các kỳ họp APEC là những người tham dự mặc trang phục dân tộc của nước chủ nhà, và Tổng thống Obama đã mặc chiếc áo lụa cao cổ kiểu Mao một cách trang nhã. Ông cũng tỏ ra vui vẻ khi xem pháo bông và màn trình diễn múa trống.

Trên thực tế thì Trung Quốc và Hoa Kỳ có rất nhiều điểm chung. Cả hai đều là những quốc gia tin rằng mình có số phận đặc biệt và coi nền văn hóa của mình là món quà đặc biệt dành cho nhân loại.

Cả hai đều là các cường quốc rộng lớn, một đang dẫn đầu thế giới, còn một đã từng và được trông đợi trong tương lai sẽ dẫn đầu thế giới.
Tất nhiên, hai nước cũng có nhiều khác biệt.
Hoa Kỳ là một nền dân chủ trẻ, hiếu thắng, trong lúc Trung Quốc là một quốc gia già cỗi, quan liêu.

Khi hội nghị thượng đỉnh APEC kết thúc và kỳ họp thượng đỉnh Mỹ-Trung bắt đầu, thì câu hỏi đối với cả hai sự kiện diễn ra tại Bắc Kinh là người khổng lồ nào sẽ vững vàng hơn trước những thách thức của thế kỷ 21?

mediaLogo thượng đỉnh ASEAN 2014site officiel de l'ASEAN

Nếu chỉ được nhắc tới một cách thoáng qua tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh bế mạc vào hôm nay, 11/11/2014, hồ sơ Biển Đông được cho là sẽ được tranh cãi trở lại nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sẽ mở ra vào ngày mai tại Naypyidaw, thủ đô Miến Điện.

Với sự hiện diện của lãnh đạo các nước như Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Ấn Độ…, tình hình căng thẳng tại Biển Đông do các hành vi áp đặt chủ quyền của Trung Quốc – đặc biệt thô bạo nhắm vào Việt Nam vào mùa hè vừa qua – không thể không được đề cập đến.

Miến Điện, chủ tịch đương nhiệm ASEAN là nước đầu tiên quan tâm đến chủ đề nóng bỏng này. Bản dự thảo Tuyên bố chung đúc kết Hội nghị của Chủ tịch ASEAN – bị tiết lộ hôm 05/11/2014 – đã xác định thái độ thái độ quan ngại của các nước Đông Nam Á trước tình hình căng thẳng gia tăng tại Biển Đông.

Trong một lời ám chỉ đến các hành động quyết đoán đã qua của Trung Quốc, ASEAN kêu gọi tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Hiệp hội các nước Đông Nam Á kêu gọi đích danh Trung Quốc thực hiện các cam kết trong Bản Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) « một cách toàn diện », và khẩn trương tiến tới việc sớm đúc kết Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC).

Điều đáng nói là sau khi bản dự thảo bị tiết lộ, một quan chức Miến Điện cao cấp đã xác nhận là nội dung về Biển Đông trong dự thảo sẽ được duy trì trong bản Tuyên bố chung chính thức.

Trung Quốc « xuống nước » nhưng quan ngại về Biển Đông vẫn còn

Dẫu sao thì tất cả các nhà phân tích đều cho là nội dung liên quan đến tranh chấp Biển Đông giữa 4 nước ASEAN với Trung Quốc chắc chắn sẽ được mổ xẻ tiếp tục trong nội bộ khối Đông Nam Á giữa các nước muốn ASEAN có lập trường rõ ràng, và bên kia là các thành viên không muốn làm phiền Trung Quốc.

Về phần Trung Quốc thì nước này, ngoài mặt đang cố gắng tỏ vẻ hòa nhã và hòa hoãn, sau khi thấy được thái độ bất đồng tình của quốc tế trước các hành vi thô bạo của họ, đặc biệt nhắm vào Việt Nam trong mùa hè vừa qua với việc dùng lực lượng tầu thuyền hùng hậu hộ tống giàn khoan HD-981 vào hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông.

Tuy nhiên, sách lược xuống nước của Trung Quốc được cho là sẽ không ngăn cản được các nước khác nêu lên quan ngại trước tác hại của các hành vi khuấy động ổn định tại Biển Đông mà giới phân tích cho là sẽ được Bắc Kinh tiến hành trong tương lai.

Trong nội bộ ASEAN, theo các nguồn tin báo chí, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Philippines đều đã có kế hoạch nêu bật vấn đề này tại các Hội nghị ở Miến Điện. Thông tin chính thức từ Việt Nam cho biết là Thủ tướng Dũng sẽ cùng với các các nhà lãnh đạo khác trao đổi về nhiều nội dung trong đó có « mối quan tâm chung là « duy trì an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông ».

Hội đàm tay đôi Obama-Nguyễn Tấn Dũng 
Tại ASEAN, Hà Nội và Manila sẽ không đơn độc trong hồ sơ Biển Đông, vì sẽ được hậu thuẫn của ít nhất hai cường quốc ngoài khu vực là Mỹ và Ấn Độ.

Tại Miến Điện, hồ sơ Biển Đông có thể được Hoa Kỳ nêu lên trong rất nhiều dịp, trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, hoặc là tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á mà Hoa Kỳ là thành viên.

Theo hãng AFP, tại Naypyidaw, ông Obama còn dự trù một cuộc gặp tay đôi với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, một cuộc tiếp xúc rất có ý nghĩa vì diễn ra chỉ ít lâu sau khi Hoa Kỳ quyết định giảm nhẹ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Theo bà Susan Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, thì khi gặp gỡ các lãnh đạo ASEAN tại Miến Điện, Tổng thống Obama « sẽ nêu bật vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển ».

Ngoài Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Ấn Độ được cho là cũng sẽ nêu bật hồ sơ Biển Đông tại các cuộc họp ở Miến Điện. Nhật báo Ấn Độ The Hindu ngày hôm nay khẳng định rằng « mối quan ngại của Ấn Độ trước việc Trung Quốc bành trướng và tìm cách thống trị Biển Đông » sẽ được Thủ tướng Narenda Modi nêu lên tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á cũng như trong một số cuộc gặp song phương ở Naypyidaw.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link