Thủ tướng VN báo cáo tình
hình phức tạp ở biển Đông tại ASEAN lần thứ 25
www.ducme.tv Phóng sự-Bài Giảng về Công Lý phần
6-20.09.2014
www.ducme.tv Phóng sự-Bài
Giảng về Công Lý phần 6-20.09.2014
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
RFA-12-11-2014
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 ở
Miến Điện, ngày 12 tháng 11, 2014
Tại hội nghị cấp cao ASEAN 25 đang diễn ra tại
Myanmar, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ tình hình biển Đông vẫn tiếp
tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu
trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm… những việc làm này trái với quy định của tuyên
bố ứng xử ở Biển Đông DOC.
Theo lời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các quốc gia trước hết cần
thực hiện đầy đủ 5 điều của tuyên bố DOC, thực hiện kiềm chế, không mở rộng
hoặc gia tăng căng thẳng, không làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc
đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng
luật pháp quốc tế, trong đó có công ước LHQ về Luật biển 1982.
Ngoài ra, theo phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trung
Quốc và ASEAN cũng cần sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC mang
tính ràng buộc.
Phát biểu về cộng đồng ASEAN và định hướng sau 2015, Thủ tướng
VN khẳng định VN cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để cùng các quốc gia thành viên hoàn
thành tốt Lộ trình tiến tới Cộng đồng ASEAN vào cuối năm sau như mục tiêu đã đề
ra.
Mỹ: VN muốn được quyền
lợi không đơn giản chỉ thả tù nhân lương tâm
Trà Mi phỏng vấn Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân
chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski.
Tin liên hệ
12.11.2014
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ vừa hoàn tất chuyến công
du Việt Nam tuyên bố Hà Nội không thể gặt hái các quyền lợi quan trọng từ mối
quan hệ với Washington đơn giản bằng cách phóng thích tù nhân lương tâm.
Chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân
chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski vào hạ tuần tháng 10 diễn ra ngay sau
khi Hà Nội trục xuất tù nhân bất đồng chính kiến Điếu Cày sang Mỹ giữa lúc
Washington dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam và đôi bên đang nỗ
lực hoàn tất Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ khi
về lại Hoa Kỳ, ông Malinowski khẳng định dù Hoa Kỳ sẽ tiếp tục yêu cầu Việt Nam
phóng thích tù nhân lương tâm, nhưng kế sách của Hà Nội thả vài người đổi chác
quyền lợi khi cần thiết rồi lại bắt thêm nhiều người khác sẽ không lấy điểm
được với Washington cũng như không mang lại TPP cho Việt Nam.
Ông Malinowski
nhấn mạnh mức độ phát triển của mối quan hệ Việt-Mỹ hoàn toàn tùy thuộc vào tốc
độ cải cách nhân quyền, cải tổ luật lệ của Việt Nam.
VOA: Xin ông vui lòng tóm tắt thành quả chuyến thăm Việt Nam vừa
qua?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi ở Việt Nam trong 5 ngày, gặp
gỡ nhiều quan chức trong Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Công an, các giới chức
trong đảng cộng sản, và đại diện các tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động,
và những tù nhân lương tâm vừa được phóng thích.
Thành quả chính của chuyến đi
là tôi đã chuyển tải tới nhà nước Việt Nam thông điệp rất rõ ràng của chính phủ
Mỹ rằng chúng tôi muốn bang giao Việt-Mỹ tốt đẹp hơn, một mối quan hệ sâu
rộng-vững chắc như những mối quan hệ mà Hoa Kỳ đang có với các nước bạn thân thiết
nhất trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, để được như vậy, Việt Nam nhất thiết phải
có tiến bộ về nhân quyền. Tôi đã có dịp trao đổi với quan chức Việt Nam về
những điều chúng tôi mong nhìn thấy họ thực hiện trong thời gian sắp tới.
VOA: Phản hồi của phía Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi đã có những cuộc trao
đổi tốt đẹp. Phía Việt Nam cũng muốn biết quan điểm và trông đợi của phía Mỹ.
Chính phủ Việt Nam hết sức mong muốn xây dựng một mối quan hệ an ninh-kinh tế
gần gũi hơn với Hoa Kỳ.
Chúng tôi cũng mong như vậy, nhưng chúng tôi không muốn
tiến tới quá nhanh để rồi bị ngã lui. Để có được mối quan hệ bền vững với thời
gian, hơn là một mối quan hệ đổi chác, cần đảm bảo rằng đôi bên có một nền tảng
những giá trị chung, cùng tin tưởng, hướng tới một điều chung chứ không phải là
đối nghịch với nhau trong cùng một điều.
VOA: Còn những quan tâm cụ thể nào khác mà ông đã nêu ra với
chính phủ Việt Nam và Hà Nội hồi đáp thế nào?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi đã nêu một số vấn đề cụ thể.
Chúng tôi đề cập đến vấn đề tù nhân chính trị. Chúng tôi bày tỏ mong muốn được
thấy Việt Nam trả tự do cho những người bị cầm tù vì thể hiện quan điểm chính
trị hay niềm tin tôn giáo một cách ôn hòa.
Tuy nhiên, quan trọng hơn, tôi đã
nhấn mạnh với Hà Nội rằng hành động phóng thích thôi là chưa đủ nếu như họ vẫn
tiếp tục bắt giam công dân như vậy. Cho nên, điều quan trọng nhất mà Hoa Kỳ
muốn nhìn thấy là tiến bộ trong việc cải cách luật lệ, đặc biệt là các điều
luật về an ninh quốc gia trong Bộ luật Hình sự được Việt Nam dùng để sách
nhiễu, bắt giam, và cầm tù công dân chỉ vì những hoạt động ôn hòa.
Chính phủ Hà
Nội nói họ thật sự muốn làm cho khung pháp lý của Việt Nam, kể cả Bộ luật Hình
sự, phù hợp với chính bản Hiến pháp vừa thông qua năm 2013 và tương xứng với
các chuẩn mực quốc tế. Chúng tôi đã thảo luận về việc này và đang chờ xem mọi
chuyện sắp tới sẽ như thế nào.
VOA: Hà Nội có cho biết lịch trình cụ thể của kế hoạch đó như thế
nào không, thưa ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Họ nói họ dự kiến các cải cách
sửa đổi về Bộ luật Hình sự sẽ được đệ trình lên Quốc hội vào đầu năm tới và
rằng việc này không thể diễn ra nhanh chóng.
Tôi nói với họ rằng dĩ nhiên phải
đề ra đường hướng cho các cải cách này theo lịch trình và tiến độ, nhưng triển
vọng thắt chặt hơn mối quan hệ đối tác Việt-Mỹ tùy thuộc vào thành công trong
nỗ lực đó. Tốc độ cải cách của Việt Nam nhanh tới mức nào thì quan hệ Việt-Mỹ
sẽ tiến nhanh tới mức đó.
VOA: Ông nói Mỹ không muốn một mối quan hệ đổi chác với Việt
Nam. Theo ông, Hoa Kỳ cần phải làm gì để chấm dứt những gì không mong muốn, mở ra
một mối quan hệ như mong muốn?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi đã làm một số bước.
Chúng tôi đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam để cung
cấp một số lượng giới hạn các thiết bị phục vụ công tác bảo vệ duyên hải. Điều
này chứng tỏ với nhà nước Việt Nam rằng Mỹ sẵn sàng thực hiện các bước tiến tới
nghiêm túc, nhưng cùng lúc, chúng tôi tỏ rõ với họ rằng việc hủy bỏ hoàn toàn
lệnh cấm này tùy thuộc vào các tiến bộ hơn nữa về nhân quyền của Việt Nam.
Chúng tôi cũng thảo luận về khả năng Việt Nam trở thành một thành viên của Hiệp
định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP, vốn cũng là bước quan trọng
thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ chặt chẽ hơn, nhưng Hà Nội có vào được TPP hay không
tùy thuộc mức độ họ gia tăng tôn trọng quyền của người lao động, cụ thể là cải
cách để cho phép công nhân được quyền tự do lập hội, mở công đoàn độc lập. Tóm
lại, có nhiều khả năng để hai nước Việt-Mỹ xích lại gần nhau hơn, nhưng cũng có
nhiều trông đợi đối với những điều Việt Nam cần phải thực hiện để mở ra các cơ
hội ấy.
VOA: Như ông nói, để Việt-Mỹ tiến xa hơn mối quan hệ đổi chác,
Hà Nội phải thực hiện một số cải cách pháp lý. Có ý kiến cho rằng muốn điều đó
xảy ra, Mỹ thay vì đòi hỏi Việt Nam phóng thích các trường hợp tù nhân lương
tâm cụ thể, hãy yêu cầu Việt Nam cải cách luật lệ để được quyền lợi. Nếu không,
dường như Mỹ đang tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội tiếp tục chiến thuật ‘đổi
tù nhân lương tâm lấy quyền lợi.’ Ý kiến của ông ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi sẽ không ngừng yêu cầu phóng
thích những người bị bắt giam một cách bất công. Tôi vui mừng mỗi khi có một
người được tự do vì đáng lý ra họ không phải bị tù tội. Chúng tôi sẽ tiếp tục
làm như thế. Nhưng chúng tôi cũng chỉ rõ rằng việc này không tương đương với
cải cách. Để hiện thực hóa quá trình cải cách ở Việt Nam, chúng tôi cần phải
nhìn thấy những sửa đổi trong cấu trúc luật pháp. Và đó cũng là điều mà nhà
nước Việt Nam đã cam kết với chính nhân dân của họ. Cho nên, đây không phải là
một yêu cầu của Mỹ, không phải một đòi hỏi đến từ bên ngoài mà là điều mà người
dân Việt Nam cần chính phủ của họ thực hiện như đã hứa. Chúng tôi chỉ biết chờ
xem và theo dõi quá trình đó. Nếu quá trình đó diễn ra, nó sẽ mở ra nhiều cơ
hội.
VOA: Phát biểu ở Hà Nội, ông nói nếu Việt Nam nghĩ rằng họ có
thể dùng tù nhân chính trị như những con bài mặc cả với Mỹ thì sẽ không hiệu
quả. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra trên thực tế cho thấy chiến thuật này có
kết quả, nếu không, đã không có những cuộc phóng thích không bao lâu, trước
hoặc sau khi, Việt Nam gia nhập WTO, TPP, hay được Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí. Ông
có suy nghĩ thế nào?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Có thể họ cho rằng các cuộc
phóng thích này mang lại những kết quả đó, nhưng xin nhớ là những gì Việt Nam
chung cuộc muốn gặt hái trong mối quan hệ với Hoa Kỳ sẽ không thể có được đơn
giản bằng cách phóng thích tù nhân lương tâm, nhất là trong khi họ vẫn tiếp tục
bắt giữ những người khác. Đó là điểm chúng tôi nhấn mạnh. Chẳng hạn như, dĩ
nhiên chúng tôi vui mừng khi thấy một blogger như Điếu Cày được thả, nhưng cùng
lúc đó lại thấy xuất hiện các cáo buộc đối với blogger Anh Ba Sàm. Đây cũng là
một trường hợp mà tôi đã nêu ra trong chuyến công du Việt Nam vừa rồi. Nếu việc
này cứ tiếp diễn, Hà Nội cứ thả vài người rồi bắt thêm vài người khác, họ sẽ
không lấy điểm được với Hoa Kỳ và việc này dĩ nhiên sẽ không mang lại cho họ TPP.
TPP là các cuộc thương lượng mà qua đó Việt Nam được hưởng nhiều quyền lợi rất
quan trọng nhưng cũng bắt buộc phải thực hiện những bước đáng kể như cải cách
pháp lý về quyền tự do lập hội. Và Việt Nam hiểu rất rõ điều này.
VOA: Ngoài những lời tuyên bố của Hà Nội, có dấu hiệu nào cho
thấy Việt Nam sẽ bỏ chính sách hình sự hóa các hoạt động ôn hòa của công dân
trong tương lai gần hay chăng? Ông có nhìn thấy tiến bộ nào trong các nỗ lực
tiến tới việc này không?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Cho tới nay chưa đủ tiến bộ.
Chúng tôi nghe những cam kết từ chính phủ. Chúng tôi thấy trong năm nay số
người bị bắt vì các điều luật về an ninh quốc gia có lẽ ít hơn, nhưng chưa
xuống tới mức 0. Vẫn còn xảy ra các vụ sách nhiễu những người chỉ thực hành các
quyền căn bản của công dân được quốc tế công nhận. Mọi việc còn chưa đủ, nhưng
tôi nghĩ vẫn còn cơ hội. Tôi cảm nhận người dân Việt Nam và cả chính phủ đều
muốn một tương lai khác hơn cũng như một mối quan hệ đối tác tốt hơn với Mỹ. Họ
muốn hòa vào cộng đồng quốc tế và họ hiểu có một số việc họ phải làm để biến
mong muốn đó thành hiện thực, bền vững.
VOA: Mỹ có kế hoạch cụ thể thế nào giúp chấm dứt chiến thuật gọi
là ‘dùng tù nhân lương tâm đổi chác quyền lợi’ hay không?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Đó không phải là điều chúng tôi
đã, đang, và sẽ làm. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi phóng thích tù nhân lương
tâm, nhưng các quyền lợi quan trọng mà Việt Nam muốn có được từ mối quan hệ với
Hoa Kỳ đòi hỏi phía Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa, đặc biệt là thực hiện
những cam kết chính họ đã đưa ra.
VOA: Có thể trông đợi điều gì sau chuyến công du của ông tới Việt Nam với trọng tâm về nhân quyền, nhất là sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí cho Hà Nội?
VOA: Có thể trông đợi điều gì sau chuyến công du của ông tới Việt Nam với trọng tâm về nhân quyền, nhất là sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí cho Hà Nội?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Thông điệp chúng tôi đã gửi đi
là chúng tôi sẵn lòng rằng có cơ hội cải thiện mối quan hệ an ninh song phương.
Dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí cho Việt Nam là một hành động chân thành.
Chúng
đáng ra đã dỡ bỏ hẳn toàn bộ lệnh cấm này nếu như không có quan ngại về nhân
quyền Việt Nam. Và điều đó đã đánh đi một tín hiệu rất rõ ràng cho Việt Nam.
Chúng ta cần phải đợi xem mọi việc như thế nào, tôi sẽ không đưa ra dự đoán về
những gì sẽ xảy ra. Tôi chỉ có thể nói rằng Mỹ muốn một quan hệ tốt hơn với
Việt Nam.
Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các bước rất quan trọng vì lợi ích của
cả đôi bên. Chúng tôi không yêu cầu cái gì bất khả dĩ với chính phủ Việt Nam
cả, chỉ yêu cầu họ đi đúng con đường họ đã hứa sẽ thực hiện, con đường cải cách
pháp lý, làm cho việc thực thi luật hàng ngày tại Việt Nam phù hợp với Hiến
pháp.
VOA: Liệu sẽ có thêm những vụ phóng thích sau chuyến thăm của
ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi hy vọng tiếp tục sẽ nhìn
thấy có thêm người được phóng thích và không ai bị bắt nữa.
VOA: Qua chuyến đi, ông nhận thấy có tín hiệu tích cực hay tiêu
cực về vấn đề nhân quyền Việt Nam?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi vừa mới về nên không dự kiến
sẽ thấy bất kỳ sự thay đổi cơ bản nào. Một điều chúng tôi trông đợi có thể sớm
xảy ra là Quốc hội Việt Nam thông qua Công ước Liên hiệp quốc Chống tra tấn.
Đây là một trong những quan ngại lâu nay của chúng tôi về nhân quyền Việt Nam.
Tôi cảm nhận chính phủ Hà Nội khá nghiêm túc trong vấn đề này, họ hiểu rằng
việc thông qua Công ước chỉ là bước đầu, và sau khi thông qua, Quốc hội Việt
Nam cần phải làm nhiều thứ để đảm bảo các luật lệ quy định hành vi của công an
được tuân thủ đầy đủ với Công ước mà Việt Nam vừa tham gia.
VOA: Thang điểm của ông về nhân quyền Việt Nam trong chuyến đi lần này so với chuyến đi lần trước lên hay xuống?
VOA: Thang điểm của ông về nhân quyền Việt Nam trong chuyến đi lần này so với chuyến đi lần trước lên hay xuống?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi sẽ không cho điểm.
Tôi đặt
mong mỏi và kỳ vọng rất cao. Tôi không đong đếm thành tích nhân quyền từng ngày
hay từng tháng.
Tôi tiếp tục nỗ lực cùng với các đồng nghiệp ở Bộ Ngoại giao
trong chính quyền của Tổng thống Obama để đạt được tiến bộ theo từng năm.
Mỹ: VN muốn được quyền
lợi không đơn giản chỉ thả tù nhân lương tâm
- Danh mục
- Tải
o
o
VOA: Trong chuyến thăm Việt Nam, ông có được tiếp xúc với tất cả
những người mà ông muốn gặp?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi có thể tiếp xúc hầu
như mọi người mà chúng tôi muốn gặp. Có một số người muốn gặp chúng tôi bị công
an sách nhiễu. Chúng tôi cũng liệu trước việc này vì đã từng xảy ra trong quá
khứ. Đó là điều không thể chấp nhận và chúng tôi đã bày tỏ thất vọng với chính
phủ Việt Nam về các hành động đó.
VOA: Ông được phép vào thăm một nhà tù tại Việt Nam nhưng không
gặp tù nhân lương tâm nào. Phải chăng vì ông không yêu cầu cụ thể hay vì nhà
cầm quyền Việt Nam không cho phép?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Họ bảo các tù nhân lương tâm
chúng tôi muốn gặp ở một trại giam khác, nhưng làm sao biết được thực hư thế
nào. Họ cho phép chúng tôi thăm nhà tù là điều tích cực. Trong các dịp khác,
nhân viên đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã vào thăm một số tù nhân lương tâm bị
giam cầm. Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu được tiếp cận như vậy. Chúng tôi cảm
kích việc này vì nó giúp xây dựng lòng tin. Dĩ nhiên ở Mỹ thì bất kỳ ai cũng
được vào thăm bất kỳ tù nhân nào, điều này chứng tỏ là quốc gia và chính phủ
không có gì phải che dấu.
VOA: Ông ghi nhận gì từ các cuộc gặp với đại diện xã hội dân sự,
giới bất đồng chính kiến, và các nhà hoạt động tại Việt Nam?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Thật thú vị. Tôi thấy nhiều
người trong số họ chia sẻ cùng quan điểm với chúng tôi. Họ dĩ nhiên rất quan
tâm về tình hình tại Việt Nam. Một số họ đã qua thời gian tù đày vì các hoạt
động cổ xúy cải cách. Họ phản ánh với chúng tôi một bức tranh rõ ràng, chân
thật, nhưng đầy khó khăn về thực trạng nhân quyền Việt Nam.
Đa số họ cho rằng
một mối quan hệ Việt-Mỹ xích lại gần hơn chính là cơ hội, nếu chúng ta tiếp tục
vận dụng mối quan hệ đó để cổ võ cho nhân quyền được tôn trọng hơn. Nếu có một
điều mà các thành viên trong chính phủ Việt Nam và các thành viên trong xã hội
dân sự Việt Nam cùng tán đồng đó chính là tìm kiếm một mối quan hệ gần gũi hơn
với Hoa Kỳ.
VOA: Họ cần sự hỗ trợ hơn nữa từ phía Hoa Kỳ ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Dĩ nhiên, họ mong muốn Hoa Kỳ
lên tiếng vận động chính phủ Việt Nam thực hiện những gì đã cam kết. Song song
đó, họ cũng muốn có sự hiện diện của Hoa Kỳ về mặt kinh tế. Nhiều người cũng
muốn Mỹ có quan hệ an ninh với Việt Nam trước những quan ngại về nước láng
giềng phương Bắc. Tôi ghi nhận những thao thức rất mạnh mẽ muốn có sự hiện diện
của Mỹ và mong Mỹ dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy chính phủ Việt Nam theo
hướng như vậy.
VOA: Xin cho biết hồi đáp của chính phủ Mỹ trước những lời kêu
gọi đó?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Đó chính là những gì mà chúng
tôi cam kết thực hiện.
VOA: Ông có được báo cáo về xu hướng gia tăng bạo lực đối với
các nhà hoạt động trong nước? Hoa Kỳ có kế hoạch nào thêm nữa giúp bảo vệ quyền
tự do ngôn luận không bị đàn áp và sách nhiễu tại Việt Nam?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Họ có trình bày với chúng tôi là
tình trạng sách nhiễu vẫn tiếp diễn, nhưng gia tăng hay giảm bớt thì tôi không
rõ. Họ cho tôi biết đã xảy ra các trường hợp sách nhiễu trầm trọng và thường
xuyên bởi công an, và tôi đã nêu vấn đề khi gặp giới chức chính phủ, kể cả
trong cuộc họp 2 giờ đồng hồ với Thứ trưởng Bộ Công an ngay ngày đầu của chuyến
thăm. Chúng tôi chưa đạt được những gì mong đợi trong vấn đề này trong lúc mở
ra cơ hội tìm cách giải quyết.
VOA: Về trường hợp phóng thích mới đây đối với blogger Điếu Cày,
Việt Nam viện dẫn lý do nhân đạo. Ông có bình luận ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi mừng thấy ông ấy ra khỏi tù.
Tôi mừng khi thấy người ta được phóng thích vì bất cứ lý do gì. Dù vậy, suy cho
cùng, việc phóng thích này không phản ánh tiến bộ đáng kể về nhân quyền trừ phi
các nhà bất đồng chính kiến có thể tái lập cuộc sống ngay trên quê nhà với
quyền tự do viết lách, tự do phát biểu ý kiến, và tự do lập hội.
VOA: Điếu Cày đi Mỹ là sự lựa chọn của cá nhân ông ấy hay là một
thỏa thuận giữa hai nước Việt-Mỹ liên quan đến việc phóng thích?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Đó không phải là một thỏa thuận giữa Hà Nội và Washington. Có những trường hợp chính phủ Hà Nội nhất quyết rằng các nhà bất đồng chính kiến bị tù phải rời khỏi nước như là một điều kiện để được phóng thích. Có những trường hợp tù nhân lương tâm được trả tự do và được phép lưu lại đất nước.
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Đó không phải là một thỏa thuận giữa Hà Nội và Washington. Có những trường hợp chính phủ Hà Nội nhất quyết rằng các nhà bất đồng chính kiến bị tù phải rời khỏi nước như là một điều kiện để được phóng thích. Có những trường hợp tù nhân lương tâm được trả tự do và được phép lưu lại đất nước.
Chúng tôi rất mong là họ được phép tái lập cuộc sống tại Việt Nam
sau khi được phóng thích, và chúng tôi đã nêu rõ điều này với chính phủ Việt
Nam. Nếu những tù nhân lương tâm được chỉ thị phải ra đi mà họ đồng ý thì dĩ
nhiên chúng tôi hoan nghênh họ tới Mỹ mặc dù rõ ràng đây không phải là thành
quả khã dĩ tốt nhất.
VOA: Quay sang vấn đề thương thảo TPP, với thực trạng nhân quyền
hiện nay của Việt Nam và với một Quốc hội mới trúng cử ở Hoa Kỳ, tính tới thời
điểm này ông thấy cơ hội Việt Nam trở thành thành viên TPP ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi nghĩ Việt Nam có cơ hội trở
thành một thành viên của TPP nếu các cuộc thương lượng thành công và nếu như họ
đáp ứng đề nghị mà đại diện đàm phán thương mại của chúng tôi đã đưa ra để nỗ
lực nghiêm túc trong lĩnh vực quyền tự do lập hội. Nếu đạt được điều đó thì có
cơ hội được Quốc hội Mỹ thông qua thỏa thuận TPP.
Tôi không nghĩ kết quả bầu cử
Quốc hội Mỹ sẽ tạo ra khác biệt về khả năng vào TPP của Việt Nam vì các thành
viên trong cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Quốc hội Mỹ đều có chung các
quan ngại về nhân quyền Việt Nam.
Trong Quốc hội Hoa Kỳ có rất nhiều quan ngại
về việc có nên để cho Việt Nam gia nhập TPP hay không mà lý do là vì thành tích
nhân quyền của Hà Nội. Chúng tôi đang trông đợi các cuộc đàm phán TPP đưa ra
được những dấu hiệu tích cực từ Hà Nội để chúng tôi có thể nói với bên lập pháp
Hoa Kỳ rằng Việt Nam thật sự quyết tâm đạt tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền.
VOA: Những cải thiện cụ thể nào là điều kiện để Việt Nam gia
nhập TPP?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Có những cải thiện rất cụ thể
đang được thảo luận trong các cuộc thương thuyết TPP.
VOA: Ông có thể đơn cử vài điểm?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi không thể tiết lộ cụ thể vì
còn phụ thuộc vào tiến trình thương lượng. Tôi chỉ có thể nói rằng vấn đề đang
trên bàn thảo luận là quyền của người lao động, một phần của thỏa thuận TPP,
nhất là quyền tự do lập hội.
VOA: Ông có thể chia sẻ đôi chút về cuộc đối thoại nhân quyền kế
tiếp giữa hai nước Việt-Mỹ?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Bất kỳ cuộc gặp nào giữa đôi bên
mà vấn đề nhân quyền được nêu ra đều là cuộc họp nhân quyền. Tôi dự trù là bất
cứ khi nào Ngoại trưởng John Kerry, Tổng thống Barack Obama, hay Đại diện
Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman gặp gỡ các đối tác Việt Nam thì vấn đề nhân quyền
cũng sẽ được nêu lên.
Chúng tôi hy vọng sắp xếp cuộc đối thoại nhân quyền với
Việt Nam vào một thời điểm nào đó trong năm tới. Cuộc đối thoại nhân quyền năm
nay ở Washington, tôi hy vọng cuộc đối thoại lần tới sẽ diễn ra tại Việt Nam.
VOA: Thời điểm cụ thể ra sao, thưa ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi chưa thống nhất ngày
giờ cụ thể nhưng chắc chắn sẽ tổ chức sự kiện này.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski
đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này sau khi hoàn tất chuyến công du Việt
Nam.
Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN khai mạc tại Myanmar
Lãnh đạo các nước ASEAN. Từ trái: Tổng thống Philippines Benigno
Aquino III, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Thái Lan Prayut
Chan-o-cha, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng thống Myanmar Thein Sein,
Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, Thủ tướng
Campuchia Hun Sen, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Lào Thongsing
Thammavong chụp hình lưu niệm trong lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần
thứ 25 tại Myanamr, ngày 12/11/2014.
Tin liên hệ
Steve Herman
12.11.2014
NAY PYI TAW, MYANMAR—
Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 25 của Hiệp hội các Quốc gia Ðông
Nam Á, tức ASEAN, đang diễn ra tại Myanmar. Từ thủ đô Nay Pyi Taw, thông tín
viên Steve Herman của đài VOA tường trình rằng nước chủ nhà đã mở đầu hội nghị
bằng lời lẽ bày tỏ sự quan tâm của về những mục tiêu chưa hoàn thành.
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN khai mạc bằng nhạc hiệu của tổ chức
này, một bản nhạc còn mới lạ đối với một số nhà lãnh đạo và nhà ngoại giao Ðông
Nam Á tham dự hội nghị, nên họ chưa thể hát theo được.
Điều đó phản ánh những tình thế khó xử hiện tại của mười thành
viên ASEAN. Sau 48 năm thành lập, tổ chức này vẫn tìm cách xác định các
mục tiêu và thỏa thuận với nhau về các chính sách hài hòa cho một cộng đồng đa
dạng gồm hơn 600 triệu người.
Tổng thống nước chủ nhà Myanmar đã nêu lên điểm này trong diễn
văn khai mạc hội nghị.
Tổng thống Thein Sein lưu ý rằng một năm trước khi khởi động
Cộng đồng Kinh tế ASEAN, mà mục tiêu là để mở ra một thị trường chung, “những
thách thức vẫn tồn tại trong việc thực hiện 20% các mục tiêu còn tồn đọng và
giải quyết những vấn đề sẽ nổi lên trong thời kỳ hậu Cộng đồng ASEAN 2015.
Tổng thống Thein Sein cũng phát biểu rằng ASEAN “cần đóng một
vai trò lớn hơn trên trường quốc tế thông qua việc xác định một lập trường
thống nhất hơn trong việc giải quyết các vấn đề quan tâm và lợi ích chung.”
Phát biểu đó nói lên một phần tâm trạng thất vọng của một số
quốc gia thành viên về tốc độ chậm chạp trong việc đúc kết bộ quy tắc ứng xử ở
Biển Đông.
Cụ thể là Philippines và Việt Nam đã nêu lên những lo ngại sâu
sắc về những đối đầu trong vùng lãnh hải có tranh chấp chủ quyền có liên quan
đến tàu thuyền của Trung Quốc.
Tiếp theo sau hội nghị của ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
lần thứ 9 sẽ khai mạc vào ngày mai, thứ Năm.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ tham dự Thượng đỉnh Đông Á,
cùng với các lãnh đạo khác, trong đó có Thủ tướng Trung Quốc, Tổng thống Nam
Triều Tiên, và Thủ tướng của các nước Australia, Ấn Ðộ, Nhật Bản và Nga.
Hy vọng gì ở Thượng
đỉnh ASEAN 25
Gia Minh, biên tập
viên RFA, Bangkok
Lãnh đạo các Quốc gia
Đông Nam Á chụp ảnh chung với tổng thống Thein Sein (giữa) trong lễ khai mạc
của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 25 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế
Myanmar ở Naypyidaw vào ngày 12 Tháng 11, 2014. AFP
Hội nghị Cấp cao Hiệp
hội các Quốc gia Đông Nam Á- ASEAN lần thứ 25, cùng một số hội nghị cấp cao
liên quan diễn ra trong hai ngày 12 và 13 tại thủ đô Naypyidaw của Miến Điện,
nước chủ nhà năm nay của ASEAN.
Vấn đề tranh chấp tại
khu vực Biển Đông được cho biết là một nội dung chính của thượng đỉnh ASEAN lần
này. Liệu mong muốn có thể đạt được hướng giải quyết cho vấn đề tranh chấp Biển
Đông tại lần gặp này với sự hiện diện nhiều vị nguyên thủ và lãnh đạo quốc gia
như thế không?
Vấn đề tranh chấp và
mong mỏi
Ngay trước khi thượng
đỉnh ASEAN diễn ra, truyền thông quốc tế cho biết vấn đề tranh chấp chủ quyền
tại khu vực Biển Đông mà phía Trung Quốc với những hành động quyết đoán khiến
cho tình hình luôn căng thẳng tại đó sẽ là một trong những vấn đề được mang ra
bàn thảo.
Cố vấn an ninh quốc
gia Hoa Kỳ, bà Susan Rice, được hãng thông tấn AFP trích dẫn nói rằng khi tổng
thống Barack Obama gặp gỡ những lãnh đạo ASEAN tại Naypyidaw, ông này sẽ nêu rõ
vai trò lãnh đạo của nước Mỹ trong việc giải quyết những tranh chấp lãnh hải.
Chính những quốc gia
đang có tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông với Trung Quốc như Việt Nam
và Philippines luôn bày tỏ mong muốn được Hoa Kỳ và các nước khác hổ trợ. Thông
tin cho biết tổng thống Philippines, Benigno Aquino sẽ gặp thủ tướng Nhật Bản
và thủ tướng Australia bên lề Thượng đỉnh ASEAN để bàn về vấn đề Trung Quốc xâm
phạm lãnh hải của Philippines.
Tiến sỹ Trần Công
Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt nam, cho biết mong mỏi của các
nước trong khu vực tại kỳ thượng đỉnh ASEAN này về vấn đề tranh chấp ở Biển
Đông như sau:
Theo tôi nghĩ, các
nước trong khu vực tập trung vào việc cố gắng làm thế nào đó giải quyết vấn đề
tranh chấp trong khu vực Biển Đông một cách hòa bình để đảm bảo cho tình hình
khu vực được ổn định, hợp tác và phát triển vì nền hòa bình khu vực và thế
giới. Đó là mục tiêu và nguyện vọng tha thiết nhất của các nước trong khu vực,
kể cả cộng đồng quốc tế nữa. Đó là nội dung chắc chắn người ta đề cập đến;
nhưng theo tôi nghĩ vấn đề cụ thể về mặt chính trị sẽ kêu gọi các bên không nên
gây ra những tranh chấp làm cho tình hình phức tạp thêm lên không thể kiểm soát
được.
Giải pháp COC?
Giải pháp cho vấn đề
nóng tranh chấp tại khu vực Biển Đông được nêu ra là phải đẩy mạnh tiến trình
đàm phán giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp khác về Bản Quy tắc Ứng xử
mang tính ràng buộc COC. Tuy nhiên theo giới quan sát thì phía Trung Quốc vẫn
chưa tỏ rõ thiện chí về một bản qui tắc ứng xử như thế.
Chuyên gia Ian Storey
thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Singapore được trích dẫn cho biết tiến
triển về đàm phán Bộ qui tắc ứng xử COC đã, đang và sẽ chậm vì Trung Quốc tìm
cách kéo dài đàm phán càng lâu càng tốt.
Thạc sĩ Hoàng Việt,
một nhà nghiên cứu về tình hình Biển Đông, trong cuộc trả lời phỏng vấn chúng
tôi vào tháng trước đưa ra nhận định của ông về khả năng đẩy nhanh tiến trình
đàm phán COC như sau:
COC được thành lập giữa các nước ASEAN và Trung Quốc và COC đang khắc phục những lỗi của DOC, nên nhiều quốc gia đều kỳ vọng vào COC. Ngay cả ngoại trưởng Hoa Kỳ và các cường quốc trên thế giới vẫn luôn luôn mong mỏi ASEAN cùng với Trung Quốc sẽ ký kết và thông qua COC. Tuy nhiên cho đến bây giờ phía ASEAN cũng đã cho biết bản thân ASEAN đã nhất trí với nội dung của bản COC, nhưng phía quan trọng là Trung Quốc họ vẫn chưa chấp nhận tham gia vào COC này.
Thậm chí cho đến bây giờ Trung
Quốc mới chỉ khởi động việc là đàm phán có ngồi lại để xem xét nội dung của COC
hay không. Chứ họ chưa nói họ xem xét và chấp thuận trong một tiến trình cụ thể
sắp tới mà họ bỏ lửng là “trong thời gian cần thiết”. Do đó COC vẫn đang dậm
chân tại chỗ, hy vọng rằng – hy vọng nhưng theo tôi nghĩ điều này rất khó xảy
ra vì nếu Trung Quốc không bị sức ép lớn từ toàn thế giới, đặc biệt là các
cường quốc cũng như các nước ASEAN thì Trung Quốc vẫn muốn theo cách nói của
chúng ta là “câu giờ” chưa muốn tham gia COC. Chính vì sự không muốn tham gia
của Trung Quốc nên COC vẫn chưa ra đời.
Âm mưu của Trung Quốc
Đối với Trung Quốc
nhiều người vẫn không thể tin vào những tuyên bố muốn giải quyết tranh chấp
lãnh hải tại khu vực Biển Đông. Lý do Trung Quốc vẫn kiên định với tuyên bố đến
hơn 90% chủ quyền tại vùng biển này.
Tiến sĩ Trần Công Trục
nói về âm mưu của Trung Quốc và sự bất nhất giữa lời nói và việc làm thực tế
của họ:
Trung Quốc nói và làm khác nhau như thế nào thì trong thực tế cho đến nay theo tôi có những điểm hoàn toàn không thống nhất với nhau. Tôi nghĩ đó là những bước Trung Quốc tính toán để thực hiện và quyết tâm của họ trong ý muốn độc chiếm Biển Đông là không thay đổi. Vì vậy các nước đến lúc này không còn nghi ngờ gì nữa về chiến lược của Trung Quốc nên cần có biện pháp mạnh mẽ hơn, sự đoàn kết nhất trí cao hơn, có tiếng nói đồng tình mạnh mẽ hơn và có những quan tâm thực chất hơn, không phải là những tuyên bố có tính chất ngoại giao.
Tôi nghĩ đó cũng là những điều rất
thiện chí cho việc thúc đẩy các bên ngồi lại với nhau để giải quyết một cách
thực chất, đặc biệt là phía Trung Quốc. Tôi tin rằng nếu có tiếng nói thống
nhất trong khu vực và quốc tế thì câu chuyện có thể được giải quyết một cách
hòa bình, và giúp cho loài người thoát được nguy cơ của cuộc đụng độ, cuộc
chiến tranh mà không ai muốn cả.
Yêu cầu đoàn kết
Tại thượng đỉnh Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu- Thái Bình Dương APEC diễn ra tại Bắc Kinh trong hai
ngày 10 và 11 vừa qua, Trung Quốc tỏ ra dịu giọng với những quốc gia có tranh
chấp lãnh hải như khen ngợi chính sách ngoại giao của Malaysia mà theo họ là không
đối đầu, lôi kéo quốc tế can dự. Chủ tịch Tập Cận Bình khi gặp tổng thống
Philippines cũng bày tỏ có thể xử lý vấn đề tranh chấp lãnh hải một cách xây
dựng.
Trong cuộc gặp Chủ
tịch nước Việt Nam tại Bắc Kinh ở thượng đỉnh APEC, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng
cho rằng quan hệ Trung- Việt từ khi thiết lập luôn tiến triển mặc dù có những
lúc thăng trầm. Hai bên đồng ý giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông thông
qua đối thoại.
Tuy nhiên theo giới
chuyên gia như tiến sỹ Trần Công Trục và thạc sĩ Hoàng Việt thì âm mưu độc
chiếm Biển Đông của Trung Quốc là rõ ràng và các nước cần phải có một tiếng nói
chung, mạnh mẽ và đoàn kết chặt chẽ, biết tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia
trên thế giới… thì mới có thể phá vỡ được mưu đồ của Trung Quốc, duy trì sự ổn
định trong khu vực, giữ vững được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
G.M
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/expec-n-sol-for-sea-disp-11122014052154.html
Nga xích gần Trung
Quốc, Mỹ đối diện thách thức mới
Peter Baker
Trần Ngọc Cư dịch
Washington — Tổng thống Obama bay tới Bắc Kinh hôm Chủ nhật để
phục hoạt các nỗ lực tái tập trung chính sách đối ngoại Mỹ hướng tới châu Á.
Tại đây, ông sẽ gặp một người đã làm nhiều điều khiến ông thất vọng: Tổng thống
Nga Vladimir V. Putin. Đại sứ Nga tại Washington đã tuyên bố tuần trước: “Quí
ngài xoay trục chiến lược hướng tới châu Á, nhưng chúng tôi đã hiện có mặt ở đó
rồi”.
Ông Obama trở lại châu Á vào thời điểm Nga xích lại gần Trung
Quốc hơn, đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với Mỹ và châu Âu. Bị phương
Tây tẩy chay vì vấn đề Ukraine, ông Putin cũng sẽ có mặt tại Bắc Kinh tuần này
trong nỗ lực tìm kiếm hậu thuẫn chính trị và kinh tế, cố gắng đảo lộn trật tự
quốc tế bằng cách tạo một liên minh chống lại điều mà hai nước coi là thái độ
kiêu căng của Mỹ.
Phải chăng động thái này chỉ là một màn trình diễn thiếu thực
chất? Đấy là một câu hỏi đã khởi động một cuộc tranh luận sôi nổi tại
Washington, nơi mà một số quan chức chính phủ và chuyên gia quốc tế coi thường
cái viễn cảnh về một liên minh có ý nghĩa giữa Nga và Trung Quốc vì giữa hai
nước có những bất đồng cơ bản. Nhưng một số người khác cho rằng chính quyền
Obama cần phải coi mối đe dọa này là nghiêm trọng trong khi Moscow theo đuổi
các hợp đồng năng lượng, tài chính và quân sự với Bắc Kinh.
“Càng ngày chúng tôi càng quan tâm đến khu vực châu Á-Thái Bình
Dương, vốn nằm kề cận chúng tôi”, Sergei I. Kislyak, đại sứ Nga tại Washington
nói. “Trung Quốc là đối tác tốt đối với chúng tôi”. Ông còn nói thêm rằng hợp
đồng khí đốt thiên nhiên gần đây giữa Moscow và Bắc Kinh là một chút mùi vị của
tương lai. “Nó chỉ là bước khởi đầu”, ông nói, “và quí vị sẽ chứng kiến càng
ngày càng có nhiều dự án giữa chúng tôi và Trung Quốc”.
Chiến lược xoay trục hướng về Trung Quốc của Nga là một yếu tố
được đưa vào một cuộc duyệt xét lại chính sách của Mỹ đối với Moscow do Nhà
Trắng chỉ đạo hiện đang được tiến hành. Cuộc duyệt xét này đã đưa ra nhiều dự
thảo chính sách để chống lại cái mà các viên chức chính phủ gọi là chủ nghĩa
Putin [Putinism] qua dài hạn, đồng thời vẫn tìm kiếm các lãnh vực có thể hợp
tác, đặc biệt về các vấn đề như Iran, chủ nghĩa khủng bố và cấm phổ biến vũ khí
hạt nhân.
Mặc dù bên trong chính quyền không có một sự bất đồng quan điểm
lớn về ông Putin, nhưng người ta đang tranh luận là Mỹ phải làm gì. Cuộc duyệt
xét lại chinh sách đối với Nga đã chia các viên chức chính quyền thành hai phe
đối nghịch nhau, một phe chủ trương mở rộng hợp tác với Nga, một phe chủ trương
ngăn chặn sự bành trướng của Nga – theo nguồn tin của những người liên hệ. Vấn
đề chính là cuộc tranh chấp Ukraine sẽ định hình mối quan hệ Mỹ-Nga và ảnh
hưởng đến các lãnh vực khác mà hai nước cùng chia sẻ lợi ích như thế nào.
Đối với các quan chức trong chính quyền Obama, nỗ lực của ông Putin
nhằm thỏa hiệp với Trung Quốc được coi là một cú đánh bất ngờ nhắm vào
Washington, nhưng đây là một nỗ lực chứa đựng trong đó một lịch sử phức tạp,
thiếu tin cậy lẫn nhau và sự chênh lệch kinh tế cơ bản sẽ làm cho nỗ lực này
không thể kéo dài. “Hai bên sẽ lợi dụng lẫn nhau”, một quan chức Mỹ không muốn
tiết lộ danh tánh, đã nói trong khi bàn về cuộc xét lại chính sách đối với Nga
đang diễn ra trong nội bộ. “Và khi một trong hai nước trở nên mệt mỏi hay tìm
ra một hiệp đồng tốt hơn, họ sẽ chụp lấy cơ hội”.
Nhưng một số quan chức khác cảnh báo không nên đánh giá thấp
tiềm năng của thỏa hiệp Nga-Hoa. “Có quá nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ
giữa hai nước đang trở nên vững mạnh hơn”, Gilbert Roznan, một học giả của Đại
học Princeton, tác giả cuốn The Sino-Russian Challenge to the World
Order [Thách đố Nga-Hoa đối với Trật tự Thế giới] và một bài bình luận
trên tạp chí Foreign Affairs vào tháng trước về đề tài này.
Việc nối lại tình hữu nghị giữa hai nước đã diễn ra trước vụ Ukraine, Roznan
nói thêm, nhưng bây giờ người ta “cảm thấy đây là một tiến trình không thể đảo
ngược. Nga đang hướng tới Trung Quốc”.
Graham Allison, Giám đốc Trung tâm Belfer về Các vấn đề Khoa học
và Quốc tế tại Đại học Harvard, cho rằng ông Putin dường như đã tạo được một
gắn bó vững chắc với Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc. “Hai cá nhân có sức
thu hút lẫn nhau, một điều mà ai cũng thấy”, Allison nhận xét. “Họ ưa thích
nhau, và họ có thể trao đổi quan điểm với nhau. Họ nói chuyện với nhau bằng một
sự thẳng thắn và với một tinh thần hợp tác mà họ không tìm thấy ở các đối tác
khác”.
Ông Tập chọn Nga là nước ông đến thăm viếng đầu tiên sau khi trở
thành Chủ tịch Trung Quốc và đã đến dự Thế vận hội Sochi trong khi ông Obama và
các lãnh đạo châu Âu đều tẩy chay các cuộc biểu diễn này. Cả ông Putin lẫn ông
Tập đều đàn áp bất đồng chính kiến trong nước và cả hai đều coi Mỹ là một đế
quốc can thiệp vào nội bộ nước khác, mà việc quản lý tồi tệ trật tự kinh tế thế
giới đã bị phơi bày bởi cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Mặc dù các lãnh đạo Trung Quốc trước đây đều nhìn người đứng đầu
Điện Kremli bằng con mắt ngờ vực, nhưng “Tập không hề e ngại Putin,” Douglas
Paal, một chuyên gia nghiên cứu tình hình châu Á tại Quĩ Carnegie vì Hoà bình
Quốc tế [the Carnegie Endowment for International Peace], nói như thế.
Các cuộc khủng hoảng song sinh tại Ukraine và Hồng Kông đã thúc
đẩy sự liên kết Nga-Trung. Truyền hình nhà nước Nga mô tả các cuộc biểu tình
dân chủ tại Hồng Kông như một nỗ lực do Mỹ kích động nhằm phá hoại Trung Quốc,
như trước đây họ đã mô tả các cuộc biểu tình tại Kiev như một nỗ lực của Mỹ để
tách một đồng minh của Nga ra khỏi vòng tay của Moscow. Các phương tiện truyền
thông Trung Quốc mô tả ông Putin như một nhà lãnh đạo có bản lãnh mạnh mẽ, dám
chống lại sự can thiệp từ bên ngoài vào.
Vào tháng Năm, trong khi Mỹ và châu Âu đang áp đặt các biện pháp
trừng phạt kinh tế đối với Moscow về vụ Ukraine, ông Putin đã ký một hợp đồng
30 năm trị giá 400 tỉ USD cung cấp khí thiên nhiên cho Trung Quốc. Tháng trước,
Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường [Li Keqiang], đã ký một gói 34 hợp đồng tại
Moscow, gồm cả hối đoái và hiệp định thuế quan. Tuần trước, ông Putin tuyên bố
hai nước đã đi đến thỏa thuận về một hợp đồng khí đốt quan trọng nữa.
Hai nước đã tăng cường các quan hệ kinh tế. Trung Quốc qua mặt
Đức năm 2010 để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga, với kim ngạch
thương mại gần 90 tỉ USD, một con số tăng vọt năm nay khi trao đổi kinh tế với
châu Âu suy giảm.
“Chiến dịch dùng biện pháp trừng phạt kinh tế và sức ép chính
trị đối với Nga đang tách nước này khỏi châu Âu và đẩy nó đến gần Trung Quốc
hơn”, Sergei Rogov, giám đốc Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ và Canada” tại Moscow phát
biểu. “Trung Quốc được coi là nước đang thay thế phương Tây trong vai trò cung
cấp tín dụng và công nghệ cho Nga”.
Masha Lipman, một học giả thỉnh giảng tại Hội đồng châu Âu về
Quan hệ Đối ngoại [the European council on Foreign Relations], nói rằng chiến
lược xoay trục hướng về Trung Quốc [the pivot to China] của Nga “được thảo luận
rất nghiêm túc” tại Moscow và rằng “các nhà bình luận đã coi sự chuyển đổi này
như một sự đã rồi, một hợp đồng không thể đảo ngược”.
Tuy nhiên, cuộc thảo luận về một liên kết Nga-Hoa đã kéo dài
hàng thập kỷ nay mà không hoàn toàn trở thành hiện thực, vì những bất đồng văn
hóa sâu sắc và cuộc tranh giành quyền lãnh đạo thế giới cộng sản thời Chiến
tranh lạnh. Ngoài ra, từ lâu Bắc Kinh đã chống đối các phong trào ly khai [của
các dân tộc thiểu số], điều này khiến Bắc Kinh lúng túng trước việc Moscow hậu
thuẫn quân nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine.
Tại Moscow, một số người lo sợ rằng Nga, do ở thế yếu, đã hạ
mình làm đàn em của một Trung Quốc đang trỗi dậy. Mặc dù Trung Quốc hiện nay là
đối tác thương mại lớn nhất của Nga, nhưng Nga chỉ là đối tác thương mại ở vị
trí thứ 10 – và Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.
Ngoài ra,
mặc dù các đại công ty nhà nước Nga có thể ký kết các hợp đồng với nước ngoài,
nhưng đối với hầu hết các tập đoàn kinh tế và ngân hàng Nga, Trung Quốc sẽ
không thay thế được châu Âu, vì tại Trung Quốc vẫn chưa có một thị trường trái
phiếu được phát triển dành cho người nước ngoài tương tự như trái phiếu Euro
[Eurobonds].
John Beyrle, một cựu đại sứ Mỹ tại Moscow, nói rằng những cuộc
thảo luận với các lãnh đạo doanh nghiệp Nga cho thấy họ đang bồn chồn lo lắng,
ý thức rằng việc cầu cạnh Trung Quốc trong lúc này là do nhu cầu bức thiết vì
các khoản vay mượn và đầu tư từ phương Tây đang trở nên cạn kiệt. “Một người
trong số này nói rằng sự lệ thuộc vào Trung Quốc làm cho giới tinh hoa Nga lo
lắng hơn lệ thuộc phương Tây rất nhiều”, cựu đại sứ Mỹ nói.
Lilia Shevtsova, một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Brookings
[Mỹ] hiện làm việc tại Moscow, nhận định: “Việc xoay trục này có tính giả tạo.
Và bất lợi cho Nga”.
Ông Obama và ông Putin sẽ giáp mặt nhau hai lần trong tuần này,
một tại Bắc Kinh ở diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, và một tại
Brisbane, Australia, ở hội nghị Nhóm 20 quốc gia. Ông Obama hi vọng đẩy mạnh
Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nga và Trung Quốc ý
thức sâu sắc rằng họ đã bị loại khỏi khối thương mại do Mỹ xướng xuất này, và
ông Putin cho rằng tổ chức này sẽ trở nên vô hiệu nếu không có sự tham gia của
Nga và Trung Quốc.
Những vấn đề như thế này chỉ thúc đẩy Nga hướng tới Trung Quốc
nhiều hơn. Nếu Mỹ và châu Âu là những đối tác thiếu tin cậy về lâu về dài, thì
Trung Quốc lại có vẻ hấp dẫn hơn. “Chúng tôi tin cậy Trung Quốc và hi vọng họ
cũng tin cậy chúng tôi như thế”, ông [Đại sứ Nga] Kislyak nói.
T.N.C dịch
Dịch giả gửi BVN
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment