Wednesday, November 12, 2014

Phạm Quỳnh, Nhà Trí Thức Dấn Thân


Phạm Quỳnh, Nhà Trí Thức Dấn Thân

Trần Gia Phụng 
November 4, 2014One Bình Luận

Phạm Quỳnh (1892-1945) đậu thủ khoa kỳ thi Cao đẳng tiểu học (Diplôme d’Études primaires supérieures, tương đương với Brevet Élémentaire) tại Hà Nội năm 1908,
 rồi đi làm tại Trường Pháp quốc Viễn Đông Bác Cổ (École Française d’Extrême Orient). 

Trở thành công chức của Trường Viễn Đông Bác Cổ, Phạm Quỳnh có thể hưởng thụ một cuộc sống sung sướng đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần so với thuở hàn vi. Đồng lương công chức thời Pháp thuộc khá cao so với vật giá đời sống hàng ngày lúc đó.

TỪ VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ QUA NAM PHONG TẠP CHÍ
Trường Viễn Đông Bác Cổ là nơi dễ học hành, nghiên cứu, thích hợp với sở trường của Phạm Quỳnh. Ông có thể sống thảnh thơi thoải mái trong không khí đó, nhưng ông đã mạnh dạn dấn thân vào hoạt động văn hóa để mở mang dân trí như những nhà duy tân đi trước ông đã làm. Từ bỏ nơi chốn yên ấm là Trường Viễn Đông Bác Cổ để tiến vào trường văn trận bút, không phải là chuyện dễ dàng ai cũng làm được, nhất là trong buổi giao thời như giai đoạn Phạm Quỳnh.

Trước khi Phạm Quỳnh xuất bản tờ Nam Phong (1917), chữ Quốc ngữ mới phôi thai. Chữ Quốc ngữ tuy đã được các tu sĩ Ky-Tô giáo Tây phương cùng các giáo dân và chức sắc Ky-Tô giáo Việt Nam sáng chế từ thế kỷ 17, nhưng chính quyền nhà Nguyễn, mãi cho đến thời vua Khải Định vẫn còn dùng chữ Nho trong văn thư hành chánh chính thức. Bên cạnh đó, chính quyền bảo hộ chỉ dùng chữ Pháp. Sự xuất hiện của báo Nam Phong năm 1917 đã giúp “những người trong nước chỉ xem quốc văn mà mở mang trí thức được”.(Lời của giáo sư Dương Quảng Hàm)

Nhiều người dựa vào việc Louis Marty, giám đốc Phòng An ninh và Chính trị phủ Toàn quyền Đông Dương, đã yểm trợ cho Phạm Quỳnh xuất bản tờ Nam Phong, để kết luận rằng tờ Nam Phong là công cụ của chính quyền Pháp. Một điểm cần nói rõ trước tiên là toàn bộ những hoạt động, cơ sở trong thời Pháp thuộc không thể dễ dàng đánh giá là tay sai cho Pháp, mà cần lượng định từng việc một trong khuôn khổ đô hộ của người Pháp; những người nào đã làm gì có lợi hay có hại cho đất nước. 

Tờ Nam Phong, dầu cho người Pháp giúp thành lập hay tài trợ, nhưng bài vở không phải là cái loa của Pháp, mà đều là những kiến thức cần thiết cho dân chúng lúc đó. “Ngày nay, mở nó ra ta thấy phản ảnh hết cả những vấn đề của người trí thức thời ấy, thấy hầu hết những tác giả đã có sự nghiệp cũng như những văn phẩm đã có giá trị. Khảo luận, tiểu thuyết, thi ca, những sản xuất tiêu biểu của giai đoạn đều từng ra mắt ở đó…Nam Phong là một trường học quốc văn hiệu nghiệm…” (Nhận xét của giáo sư Phạm Thế Ngũ).

Khi đang còn là chủ bút tạp chí Nam Phong, trong cuộc tháp tùng phái đoàn vua Khải Định sang Pháp, diễn thuyết ngày 22-7-1922 tại Viện Hàn lâm Pháp, Phạm Quỳnh nói: “Dân Việt Nam chúng tôi không thể ví như một tờ giấy trắng được đâu. Chúng tôi là một quyển sách đầy những chữ viết bằng một thứ mực không phai, đã mấy mươi thế kỷ nay. Quyển sách cổ ấy có thể đóng theo kiểu mới cho hợp với thời trang, nhưng không thể đem một thứ chữ ngoài in lên những dòng chữ cũ được. 

Vấn đề là phải giáo dục người Việt Nam thế nào cho vừa truyền được cái học thuật cao thượng đời nay, vừa không đến nỗi làm cho chúng tôi mất giống đi, mất cái quốc tính của chúng tôi làm thành một dân tộc vô hồn, không còn tinh thần đặc sắc gì nữa, như mấy cái thuộc địa cổ của người Pháp kia.” (Phạm Quỳnh, Tuyển tập và di cảo, Kỷ niệm 100 năm ngày sinh, Paris: An Tiêm, 1992, tt. 382-383.)

Một nhà báo trẻ, khoảng 30 tuổi, của một nước thuộc địa, diễn thuyết trước viện Hàn lâm của cường quốc thực dân đang cai trị nước mình, viện Hàn lâm lại gồm những tinh hoa của nước đó, là một sự kiện khá đặc biệt. Nhà diễn thuyết đó lại dám nói thẳng với thính giả rằng từ lâu đời, người Việt có truyền thống văn hóa riêng, quốc học riêng không thể hủy diệt; người Việt sẵn sàng học thêm những điều mới lạ nhưng vẫn muốn bảo vệ quốc hồn của người Việt. Phải có niềm tin tưởng mãnh liệt vào truyền thống và di sản văn hóa dân tộc, lòng yêu nước cao độ, và sự can đảm tuyệt vời, Phạm Quỳnh mới tỏ thái độ táo bạo đến liều lĩnh như vậy.

Chủ trương văn hóa của Phạm Quỳnh không khác gì chủ trương của những nhà ái quốc trong phong trào Duy tân vào đầu thế kỷ 20, chỉ khác ở chỗ Phạm Quỳnh nhẹ nhàng hơn, mượn công cụ của người Pháp để hoạt động, nương theo đà người Pháp để đưa nền văn hóa nước ta vượt lên, chứ không cưỡng chống lại để bị vấp ngã. 

Sự thất bại của phong trào Duy tân là bài học quý giá từ đó Phạm Quỳnh rút kinh nghiệm tìm đường khác để phát triển văn hóa và học thuật nước nhà. Ngày nay, nếu đọc lại Thượng Chi văn tập gồm những bài viết chính yếu của Phạm Quỳnh trên Nam Phong tạp chí, độc giả sẽ thấy chủ trương nầy xuyên suốt từ đầu đến cuối đời Phạm Quỳnh.

TỪ NAM PHONG VÀO TRIỀU ĐÌNH
Trước khi vào Huế làm quan năm 1932, Phạm Quỳnh đã rất nổi tiếng không phải riêng ở Hà Nội và Bắc Kỳ, mà khắp trên toàn quốc. Bổng lộc của ông ở tòa báo Nam Phong lớn hơn rất nhiều so với lương thượng thư triều đình Huế lúc bấy giờ. (Phạm Quỳnh, Tuyển tập và di cảo, tr. 415.) Nói như thế có nghĩa là Phạm Quỳnh đã thành danh, tiếng tăm lừng lẫy, và đã giàu sang sung sướng trước khi ra làm quan. Không còn vì danh, không còn vì lợi, thế thì tại sao Phạm Quỳnh lại vào Huế theo lời yêu cầu của vua Bảo Đại?

Về việc nầy, Phạm Quỳnh đã tâm sự với nhà báo Nguyễn Vạn An tại biệt thự “Hoa Đường” (ở An Cựu, Huế) sau khi rút lui khỏi triều đình năm 1945, và trước khi bị Việt Minh sát hại: “…Trước khi dấn thân vào hoạn lộ, thật ra tôi vẫn tưởng sẽ làm được rất nhiều việc mà trước kia tôi chỉ phụng sự được trong mực đen giấy trắng…” (Phạm Quỳnh, Tuyển tập và di cảo, tr. 399.)

Điều nầy có nghĩa là Phạm Quỳnh âm thầm hy vọng hoạn lộ là con đường thiết thực giúp ông thực hiện lý tưởng chính trị mà ông hằng hoài bão, đó là chủ nghĩa quốc gia chân chính. “…Muốn theo chủ nghĩa quốc gia chân chính, thì hai vấn đề là cần. Về đường tinh thần phải gây lấy một nền quốc học xứng đáng, về đường chính trị phải ban bố một cái hiến pháp phân minh. 

Quốc học là để bồi bổ tinh thần trong nước, hiến pháp là để định rõ về quyền lợi chính trị trong nước, hai đàng đều là tổ chức lấy một đời quốc gia (vie nationale) cho có thể thống…” (“Quốc học và chính trị”, Nam Phong số 165, 8-9-1931.)

Trong sách Con rồng Việt Nam, cựu hoàng Bảo Đại kể rằng: “Phạm Quỳnh được biết đến sau vụ Yên Bái năm 1930 nhờ bốn bài xã luận đăng trên báo France-Indochine ở Hà Nội, mà bài đầu tiên nhan đề: “Tiến tới một Hiến pháp”. 

Ông ta chỉ muốn trở lại cơ cấu tốt đẹp cũ. Nằm trong tinh thần hiệp ước bảo hộ, là nên trả lại cho chính phủ hoàng gia sự cai trị nội bộ với Hội đồng Dân biểu. Tuy nhiên, các thượng thư chỉ chịu trách nhiệm trước Đức Vua mà thôi. Muốn thực hiện cải cách ấy, cần phải có sự tham gia của phái trẻ và tân học.” (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nxb. Xuân Thu, 1990, tr. 90.)

Nên chú ý là trước vụ xử tử hình 13 liệt sĩ Yên Bái, khi Việt Nam Quốc Dân Đảng mở cuộc khởi nghĩa ngày 10-2-1930, Pháp đã phản ứng mãnh liệt, cho máy bay đến oanh tạc đốt cháy làng Cổ Am và huyện Vĩnh Bảo ngày 17-2-1930, nơi đặt căn cứ quan trọng của Quốc Dân Đảng. 

Lúc đó, võ khí chiến tranh chưa tối tân như ngày nay, dùng máy bay tàn phá làng mạc là một hành vi khủng khiếp gây rúng động mạnh nơi dân chúng không phải riêng huyện Vĩnh Bảo mà cả tỉnh Hải Dương và trên toàn quốc. Làng Cổ Am ở gần làng Lương Ngọc, nguyên quán của Phạm Quỳnh. 

Chắc chắn Phạm Quỳnh biết rõ vụ nầy và rất xúc động nên sau sự hy sinh của 13 liệt sĩ Yên Bái (17-6-1930), ông liền viết bài xã luận trên báo France-Indochine như cựu hoàng Bảo Đại đã thuật trên đây.

Sau đó, năm 1931 ông Paul Reynaud đang làm bộ trưởng bộ Thuộc địa Pháp, sang kinh lý Việt Nam. Phạm Quỳnh từ Hà Nội gởi cho Paul Reynaud một lá thư không niêm (tức thư công khai), đăng trên báo France-Indochine, số ngày 6-11-1931, lời lẽ như sau:

“…Chúng tôi đang đi tìm Tổ Quốc mà không thấy Tổ Quốc ở đâu. Thưa Ngài Bộ trưởng, Tổ Quốc ấy đối với chúng tôi nhất định không phải là nước Pháp. Lời nói đó xin Ngài đừng mếch lòng. Nó không hề có cái gì bất lương cả. Chính nó là tiêu biểu của sự thực đích xác. 

Người Việt Nam không thể coi nước Pháp là tổ quốc được đâu, vì trước đã có Tổ Quốc của mình rồi, mà cái Tổ Quốc đó, nước Pháp có thể vì chúng tôi khôi phục lại được là ban cho chúng tôi một cái hiến pháp thế nào cho cái quan niệm quốc gia của chúng tôi được phát triển, cho chúng tôi cũng được làm cái đời dân của một quốc gia xứng đáng…” (Phạm Quỳnh, Tuyển tập và di cảo, tt. 401.)

Một lần nữa, sau cuộc nói chuyện ở Viện Hàn lâm Pháp năm 1922, nhà báo Phạm Quỳnh đã nói thẳng sự thật với viên bộ trưởng Pháp là dầu Pháp đã bảo hộ Việt Nam và tổ chức cai trị gần 50 năm, người Việt Nam vẫn nhớ đến tổ quốc của mình, và tha thiết muốn có một tổ quốc để phụng sự. 

Đây là một thái độ can đảm hiếm thấy nơi những nhà trí thức làm văn hóa lúc đó và cả sau nầy nữa, đặt thẳng vấn đề một cách minh bạch với kẻ cầm đầu bộ Thuộc địa Pháp. Chủ trương chính trị của Phạm Quỳnh không có gì là khó hiểu hoặc mơ tưởng xa xôi. Chủ trương nầy rất thực tế và quan trọng nhất là ông can đảm thẳng thắn công khai trình bày ý kiến của ông với những người cầm quyền Pháp.

Khi vào Huế làm việc với vua Bảo Đại năm 1932, Phạm Quỳnh không được một số người ưa thích, nếu không muốn nói là đố kỵ, vì họ cho rằng ông là người bắc, từ bạch đinh bỗng chốc lên làm lớn nhờ được người Pháp bảo cử. Người ta tránh chuyện phân biệt địa phương hay giai cấp, nên càng nhấn mạnh khai thác rằng ông là người được Pháp cài vào để theo dõi vua Bảo Đại hoặc triều đình Việt Nam. Phạm Quỳnh biết điều nầy và tỏ ra rất tế nhị giữa các thế lực chính trị lúc đó. Sau đây là tâm sự của Phạm Quỳnh qua lá thư viết từ Huế ngày 30-12-1933 gởi người bạn là Louis Marty:

“…Người ta không ý thức và hiểu được rằng một người Pháp và một người Việt Nam có thể có cảm tình với nhau, một tình thân hữu chân thành, mà không phản lại nước mình. Điều đó vượt qua tâm thức của họ. Về phần tôi, tôi đã chọn con đường của tôi. Tôi là một người ở buổi giao thời và tôi sẽ chẳng bao giờ được cảm thông.

 Tôi là giao điểm giữa Đông và Tây, giữa quá khứ và tương lai, giữa một trạng thái chính trị do sự chiếm đoạt gây nên, tất nhiên với căn bản xấu xa của nó, và một “trật tự” mới tôn trọng nhân phẩm hơn, nhưng không phải trong chốc lát mà tạo ra được; tôi đã sống giữa tất cả những mâu thuẫn đó, đã cố gắng hài hòa để đi đến một sự triển khai khôn ngoan, thực hiện được sự tổng hợp trọn vẹn, lẽ tất nhiên tôi đã vấp vào bức tường “thiếu cảm thông”.

Tôi vẫn tự an ủi bằng niềm tin chắc chắn vào nhiệm vụ cần thiết tôi đang đảm nhận. Hiện nay tôi chỉ cảm thấy “thân phận nô dịch”, nhưng rất có thể nó cũng sẽ có phần cao quý của nó.

Đã hẳn rằng tôi có thể lánh mình trong tháp ngà, tự mãn trong đời sống yên hàn êm ấm của một đạt nhân văn gia theo nguyện vọng thiết tha của lòng tôi. Nhưng tôi nhận thấy có bổn phận phải rời bỏ tâm ý đó…Tôi trái ư? Tôi phải ư?
Thành ra tôi lâm vào một cuộc mạo hiểm phiêu lưu như sau :

Là một người ái quốc Việt Nam, tôi yêu nước tôi với tất cả tâm hồn tôi, thế mà người ta buộc tội, bảo tôi là phản quốc, đã cộng tác với kẻ xâm lược và phụng sự chúng!

Là một thân hữu chân thành với Pháp, một đằng khác, người Pháp đã trách cứ tôi đã che đậy một tinh thần quốc gia cực đoan chống Pháp dưới một bề ngoài thân Pháp! Và cái “trường hợp” của tôi làm cho thiên hạ khó chịu; họ tìm cách giải thích, thuyết minh đủ lối, và họ vẫn không hiểu.

Có lẽ họ chỉ có thể hiểu khi hoàn cảnh cho phép tạo dựng được một “thỏa hiệp án” giữa “chủ nghĩa quốc gia Việt Nam” và “chế độ thực dân Pháp”.

Tôi tin rằng sự dung hòa có thể thành công được. Nhưng trong khi “thỏa hiệp án” ấy chưa được thực hiện, cuộc mạo hiểm phiêu lưu của tôi không khỏi có một tính cách thảm thương.”.. (Phạm Quỳnh viết bằng chữ Pháp, Đoàn Văn Cầu dịch năm 1997, trong “Dẫn nhập” không đề trang, Hành trình nhật ký.)

Đây chính là bi kịch trong cuộc đời hoạt động chính trị của Phạm Quỳnh, và cũng là của tất cả những người hoạt động văn hóa, chính trị phục vụ dân tộc trong hoàn cảnh đất nước bị trị, không theo con đường bạo động không khoan nhượng chống Pháp, chấp nhận thế thỏa hiệp để lo việc lâu dài cho đất nước. Chủ trương chính trị của Phạm Quỳnh một mặt ít hấp dẫn người Việt vì ôn hòa, không có tính kích động, và vì chấp nhận khuôn khổ hòa ước 1884, một mặt khác cũng chẳng được người Pháp hưởng ứng, vì tuy không quá khích, nhưng lại đòi hỏi cởi trói cho triều đình Việt Nam và trả lại cho nhà vua quyền nội trị như sự quy định của điều 16 hòa ước 1884.

Giữa các luồng dư luận khác nhau về mình, Phạm Quỳnh vẫn giữ vững niềm tin và lập trường chính trị của ông, tiếp tục hợp tác với Pháp để yêu cầu Pháp cải tiến nền hành chánh tại nước ta được chừng nào hay chừng đó. Phạm Quỳnh lợi dụng mọi cơ hội để vận động một cách kín đáo. Khi vua Khải Định Pháp du năm 1922, Khải Định đã theo đề nghị của Phạm Quỳnh, “đòi hỏi cho người Việt Nam được tham gia nhiều hơn trong sinh hoạt chính trị, qua các thể chế cải tân dưới sự bảo hộ của người Pháp”. (Nguyễn Thế Anh, Việt Nam thời Pháp đô hộ, tr. 321. Tuyển tập và di cảo, trích đăng lại, tr. 406.)

TẦM NHÌN RỘNG RÃI
Năm 1937 và 1938, tức là lúc đang làm thượng thư bộ Học, Phạm Quỳnh cho ấn hành liên tiếp hai tập tiểu luận bằng tiếng Pháp nhan đề là Essais franco-annamites (31-5-1937), và Nouveaux essais franco-annamites (30-6-1938). Hai tập tiểu luận nầy đề cập đến những vấn đề chính trị Pháp Việt, và phản ảnh chủ trương quân chủ lập hiến mà Phạm Quỳnh đã đưa ra từ trước khi tham chính. Đối với người Pháp, ông cho biết: “Chúng tôi là một dân tộc bị chinh phục. Có thể sự chinh phục nầy đem đến cho chúng tôi vài lợi ích. 

Nhưng những lợi ích nầy không bao giờ đền bù được việc chúng tôi bị mất độc lập…Các ông đã hiện diện trên đất nước nầy bằng quyền chinh phục. Các ông đã chinh phục mảnh đất nầy. Còn một cuộc chinh phục cao cả khác các ông cần phải thực hiện tiếp: đó là cuộc chinh phục khối óc và con tim.”(Trích dịch từ bài “Les conditions du rapprochement franco-annamite” của Phạm Quỳnh, Essais franco-annamites (1929-1932), Nxb. Bùi Huy Tín, Huế 1937, tt. 359-367; và đăng lại trong Phạm Quỳnh, Le Vietnam, tome 2, Nxb. Ý Việt, Paris, 1985, tt. 221-229.)

Nhìn về tương lai, ông tiên đoán: “Thế giới ngày nay trở thành một khối, những biến động xảy ra ở bên kia quả đất có thể vang dội cho đến bên nầy, và bằng những lý do mạnh mẽ, có thể nói ảnh hưởng của chúng gây sức ép đối với chúng ta ngay trước cửa nhà chúng ta. Trung Hoa là một ẩn số đáng ngại, nạn dịch cộng sản thật khủng khiếp, chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản rất ghê gớm, đó là những yếu tố một ngày kia sẽ gây rối loạn làm đảo ngược mọi tính toán và xáo trộn mọi suy đoán khôn ngoan và tài tình nhất của chúng ta. 

Không kể một cuộc xung đột có thể diễn ra ở Thái Bình Dương và một đại hỏa hoạn mới ở Âu Châu mà hậu quả không thể đo lường được….” (Trích dịch từ bài “Ce que sera l’ Annam dans cinquante ans” trong Essais Franco-Annamites, sđd. tt. 500-509.) Lịch sử sau đó đã chứng minh những dự đoán của Phạm Quỳnh khá chính xác.

Trước viễn cảnh đó, Phạm Quỳnh đưa ra đề nghị: “Nước Pháp ắt sẽ tạo cho [Việt Nam ] những quy chế rộng rãi, nhờ đó Việt Nam sẽ có cuộc sống đích thực, xuát hiện như một nhà nước tân tiến có vị trí nổi bật trong cộng đồng các quốc gia. Đối với nước bảo hộ [Pháp], Việt Nam sẽ giữ vị thế ví dụ như nước Gia Nã Đại đối với Anh Quốc.

 Đứng trong Cộng đồng Thịnh vượng Pháp, Việt Nam sẽ vẫn giữ được bản sắc quốc gia, và diện mạo riêng của nước Việt. Việt Nam sẽ là một quốc gia tự do trong khuôn khổ Đế quốc Pháp.” (Essais Franco-Annamites, sđd. tt. 500-509.)

Các tiểu luận chính trị được ông viết bằng Pháp văn vì muốn tranh đấu với người Pháp ở Đông Dương cũng như ở tại chính nước Pháp, thì phải viết bằng chữ Pháp. Có thế người Pháp mới đọc và hiểu nguyện vọng của người Việt.

Năm 1939, vua Bảo Đại sang Pháp dưỡng bệnh. Phạm Quỳnh liền góp ý với nhà vua yêu cầu người Pháp bãi bỏ thỏa ước Monguillot ngày 5-6-1925, trở lại hòa ước 1884, trả Bắc Kỳ về cho triều đình và trả một số thực quyền lại cho Việt Nam. Sau đây là lời của Phạm Quỳnh nói với ký giả Nguyễn Vạn An vào tháng 4 năm 1945, một tháng sau khi ông rời chức vụ và năm tháng trước khi ông bị giết: “Hồi sang Pháp, tôi có vận động để bên chánh phủ Pháp thi hành đúng hiệp ước 1884, mục đích thâu chủ quyền về cho Nam triều trên thực tế. Tôi đã giãi bày rất nhiều với ông Mandel (bộ trưởng Thuộc Địa). Nhưng việc đó cũng không thành.” (Phạm Quỳnh, Tuyển tập và di cảo, tr. 400.)

Sự mềm mỏng và khôn khéo của Phạm Quỳnh cũng không thể qua mắt được người Pháp. Người Pháp thẳng tay đàn áp những cuộc chống đối bằng võ lực, và người Pháp cũng rất e ngại và canh chừng những vận động văn hóa ôn hòa, vì những vận động nầy về lâu về dài sẽ có tác dụng sâu xa trên dân chúng. Sau đây là báo cáo ngày 8-1-1945 của viên khâm sứ Pháp tại Huế Haelewyn gởi toàn quyền Đông Dương Jean Decoux (từ 19-7-1940 đến 9-3-1945) về Phạm Quỳnh:

“Một lần nữa, viên thượng thư Lại bộ [chỉ Phạm Quỳnh] lại cực lực công kích việc trưng dụng thóc gạo cho Nhật Bản… Ông [Phạm Quỳnh] đòi hỏi chúng ta, trong thời hạn ngắn nhất, thực thi lời hứa thể hiện sự khai phóng lũy tiến trong một tiến trình rõ rệt, và chúng ta phải cam kết trả lại cho triều đình những biểu tượng của quyền uy tối thượng quốc gia bao trùm Bắc Kỳ và Nam Kỳ. 

Phạm Quỳnh đe dọa khuyến khích các phong trào phản loạn, nếu trong những tháng tới chúng ta không cam kết thương thảo với hoàng đế Bảo Đại một quy chế chính trị mới, thay thế chế độ “Bảo hộ” bằng một thể chế “Thịnh vượng chung”, trong đó những chức vụ chính được giao cho người bản xứ. Nói một cách khác, Phạm Quỳnh đòi chúng ta ban bố chế độ tự trị cho Trung Kỳ, Bắc Kỳ, bãi bỏ chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ và tạo dựng một quốc gia Việt Nam. 

Tôi xin lưu ý Ngài về điểm với bề ngoài lịch sự và chừng mực, ông nầy là một người quyết liệt tranh đấu cho Việt Nam độc lập, và chúng ta không nên hy vọng làm dịu tinh thần ái quốc của ông ta, một tinh thần chân thành và không hề lay chuyển, bằng cách bổ nhiệm ông vào một chức vụ danh dự được hưởng nhiều bổng lộc. 

Cho đến nay, ông là một đối thủ hòa hoãn nhưng quyết liệt của nền thống trị Pháp … Chúng tôi xin chờ chỉ thị của Ngài. (Nguyên bản bằng chữ Pháp, Đoàn Văn Cầu dịch năm 1997, đăng trong phần “Dẫn nhập”, Hành trình nhật ký , sđd, không đề trang.)

Trong hoạt động chính trị, Phạm Quỳnh không tạo ra những biến cố nổi bật ở dạng bùng nổ. Ông cố gắng thu mình thật mềm mỏng, âm thầm bền bỉ và cương quyết theo đuổi một chủ trương chính trị xem ra khiêm nhường và ngắn hạn đối với nhiều người, nhưng thiết thực đem lại chủ quyền cho triều đình. Dầu thế, chủ trương nầy vẫn khó thực hiện được trước tham vọng quá to lớn của người Pháp. 

Chủ trương của Phạm Quỳnh có thể xem là bước đầu để đòi hỏi thêm những quyền lợi khác cho đất nước. Người Pháp đã thấy trước việc nầy, nên viên khâm sứ Haelewyn liền kiếm cách chận đứng ngay. 

Người Pháp chưa kịp có thái độ gì với Phạm Quỳnh thì chế độ Pháp thuộc bị sụp đổ khi Nhật đảo chánh ngày 9-3-1945.

Trần Gia Phụng 
(Toronto, Canada)


























































































Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.

TIẾN LÊN HONG KONG !




image








Ngốc ơi là ngốc . Một lũ cán ngố đứng xếp hàng một để ... ngửi . Đúng là một đám hề ! 

Còn mụ "y tế" thì ... nếm . Chán ơi là chán ! Kết quả là đã 40 năm , VN vẫn còn thù lù hàng đống thực phẩm độc hại và bẩn cuả bọn Chệt cộng tống sang . Hiện nay VNcs đang đứng đầu bảng thế giới về ung thư , thì mụ "y tế " có "nếm" cho lắm , cũng bằng thừa . 

Xem kết quả , biết việc làm .

 

HY.

              

 

Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát...

 

Bó tay Bó tay ! Hết ý, hết ý kiến.

 

Cùng nếm, ngửi, gõ với các Bộ trưởng Ngố: Kim Tiến - Khôi Nguyên - La Thăng:

Mụ Kim Tiến, Bộ trưởng Y té (giếng) Ngố đi kiểm tra thực phẩm ở chợ như vầy nè !!!!








*

*
*
*
*
*
*
*




image



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link