Người
Việt “đã sợ hãi từ lâu”
Ông Menras Andre hay
Hồ Cương Quyết trong buổi thảo luận hôm 15/01
Ông Menras André hay
Hồ Cương Quyết, người mang hai quốc tịch Pháp – Việt, cho rằng việc người Việt
Nam không xuống đường tuần hành tự do “không phải vì họ sợ, không phải vì họ
hèn, mà vì những nguy cơ trước một chế độ cảnh sát”.
Trả lời câu hỏi liệu
người Việt do sợ hãi mà không lên tiếng trước bất công trong chương trình Bàn
tròn thứ Năm hôm 15/01 về tự do ngôn luận sau vụ tấn công tòa báo Charlie Hebdo
(xem video thảo luận
quaYouTube: http://bit.ly/1y4iIuc và Google+ http://bit.ly/1B9Jfpg),
ông André phân tích:
“Sự sợ hãi từ thời
xưa, hồi trước năm 1975 ở Sài Gòn, tôi đã sống qua nó, tôi đã thấy nhiều người
sợ hãi mà dám nói xấu về chế độ Nguyễn Văn Thiệu, là điều rất nguy hiểm.
“Mà bây giờ, dám “nói
xấu” chế độ cộng sản này cũng rất nguy hiểm. Như đoạn trước tôi có nói rằng cái
gen tự do của dân tộc Pháp đã mọc rễ ra sao, nhưng trong cái gen của dân tộc
Việt Nam, sự sợ hãi không phải từ hôm qua, mà từ mấy thế kỷ rồi”.
Ông André nói từng
chứng kiến tận mắt “côn đồ do chế độ thuê” để đàn áp người biểu tình, và nhiều
người bị “ném đá”, đẩy vào đồn công an trong những cuộc biểu tình chống Trung
Quốc ở Sài Gòn.
“Nếu người Việt Nam
không xuống đường đi biểu tình thì không phải vì họ sợ, không phải vì họ hèn,
không bao giờ, mà vì nguy cơ trước một chế độ cảnh sát, cảnh sát toàn diện.
“Người dân thường
không có tổ chức, không có ai bảo vệ. Nên họ phải suy nghĩ rất kỹ trước khi đi,
và có khi đi là liều, không phải chỉ cho riêng họ mà cho cả gia đình”, ông Hồ
Cương Quyết nói.
Ông Nguyễn Văn Huy
tham gia chương trình từ Paris cũng cho rằng, người Việt Nam phải chịu di sản
lịch sử nặng nề về vấn đề tự do, và tâm lý phục tùng đã “ăn sâu vào trí óc
người Việt”.
“Hơn nữa về văn hóa, ở
Việt Nam cái gì cũng liên quan đến gia đình. Tôi cũng có một thời chống đối chế
độ cộng sản sau năm 1975, tôi thấy cái giá mà gia đình phải trả rất cao.”
Nhà nghiên cứu về dân
tộc học phân tích, gia đình chính là trở ngại đầu tiên khiến người Việt không
đấu tranh, và do chính sách lý lịch của Việt Nam – được ông so sánh với chế độ
“tam tộc” của thời phong kiến.
“Nếu họ đấu tranh
chống lại một chế độ bạo quyền thì gia đình họ sẽ phải trả cái giá đó, mà gia
đình không phải chỉ là cá nhân tôi, cha mẹ tôi, hay con cháu của tôi mà cả
những người thân thuộc của mình. Chính vì vậy mà họ rất sợ.
“Hành trình giành tự
do cho con người phải được tập dượt thường xuyên. Tự do không phải tự nhiên mà
có, đây là cuộc đấu tranh trường kỳ qua nhiều thế hệ”, ông Huy nói.
Bình luận về việc
chính quyền Việt Nam lên án hành động tấn công tòa báo Charlie Hebdo “dã man”,
nhưng vẫn đàn áp blogger từ trong nước, anh Nguyễn Tiến Trung nói:
“Dùng súng bắn người
là dã man, nhưng tôi cho rằng, việc bắt những nhà văn, những người nói lên
tiếng nói trung thực về đất nước mình, nói những gì mình thực sự nghĩ về tình
hình đất nước chứ không phải nói xấu, nên cần phải có định chế tòa án độc lập
xét xử”.
“Không
thể lật đổ” tự do
Chuyên viên nghiên cứu
của Viện nghiên cứu Đông Á ở Lyon nói ông và cả gia đình cũng xuống đường sau
vụ tấn công Charlie Hebdo: “Khi tự do ngôn luận bị tấn công thì cần phải phát biểu
ý kiến về điều đó”.
“Người Pháp muốn tập
trung với nhau để lên tiếng rằng không thế phá vỡ tự do ngôn luận trên đất nước
mình. Đó là giá trị văn hóa Pháp, một nét văn hóa Pháp mà không thể bị lật đổ,”
ông Francois Guillemot nói thêm.
Theo giải thích của
ông Guillemot, Charlie Hebdo là biểu tượng của phong trào 1968 của Pháp, là thế
hệ “có ý kiến trào phúng mạnh mẽ về chính trị, chế nhạo hoặc chỉ trích mạnh mẽ
những ý kiến bảo thủ. Với tôi, người Pháp xuống đường là dĩ nhiên. Nét trào
phúng của Pháp bị tấn công quá dữ, người ta phải có phản ứng nào đó, tập trung
với nhau để nói rằng mình không sợ hãi sự khủng bố đó”.
Tuy nhiên, trong số
những người xuống đường ở Pháp không phải ai cũng đồng tình với cách châm biếm
của Charlie Hebdo, nhà văn Thuận bình luận. “Nhưng họ hiểu rằng khủng bố đã
đụng đến quyền tự do ngôn luận. Bảo vệ Charlie Hebdo lúc này cũng là bảo vệ
chính họ”.
Và với người Pháp, tự
do quan trọng như “ánh sáng”, “như oxy”, ông Hồ Cương Quyết nói, nhưng tự do
của Pháp chỉ có thể có được qua lịch sử đấu tranh lâu dài, từ thời Cách mạng
1789 và từ đó đưa ra tuyên ngôn độc lập với ba tiêu chí quan trọng nhất: Tự do,
Bình đẳng, Bác ái.
Nhà dân tộc học Nguyễn
Văn Huy, phụ trách trang ethongluan.org so sánh, “khi vừa qua Pháp năm 1983,
sang được một đất nước tự do tôi rất mừng. Và tôi thấy quan trọng nhất trong tự
do ở Pháp là tự do tư tưởng.
“Người ta dạy cho đứa
trẻ từ lúc còn nhỏ quyền tự do phát biểu. Tức là nó có quyền nói lên những gì
nó muốn, chứ không như ở Việt Nam mình là cha mẹ bảo sao con nghe vậy.
“Và tự do ăn sâu vào
tâm hồn của người đó và dẫn dắt họ hành động theo một con đường, và ảnh hưởng
suốt cuộc đời của họ.”
Hàng triệu người Pháp
đã đổ xuống đường trong nhiều ngày để biểu lộ tinh thần bảo vệ tự do sau vụ
Charlie Hebdo
Tự do với nhà văn
Thuận, là điều “tối thượng”.
“Một nhà văn nếu không
suy nghĩ tự do chắc chắn sẽ “tự kiểm duyệt” và đó là cái tai hại nhất cho sáng
tạo”.
Tuy nhiên, “tự do ngôn
luận không phải là tự do muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói mà nó cũng có
những giới hạn của nó. Chẳng hạn như nếu tự do đó ảnh hưởng đến an ninh quốc
gia, ảnh hưởng đến cộng dồng khác, ảnh hưởng đến những tập thể khác là phạm
luật”.
Nhưng trong trường hợp
Charlie Hebdo, bên cạnh phong trào ủng hộ Je suis Charlie, cũng có phong trào
Je ne suis pas Charlie, với một số ý kiến cho rằng tòa báo đã khiêu khích hận
thù qua những bức tranh biếm họa đấng Tiên tri của người Hồi giáo khiến hàng
triệu người giận dữ.
Tác giả của nhiều tiểu
thuyết tiếng Việt và tiếng Pháp bình luận, luật pháp nước Pháp là “vô thần”.
“Tội phỉ báng đã bị
loại bỏ khỏi luật pháp từ năm 1881 nên đứng trước luật pháp Charlie Hebdo không
phạm luật.
“Không phải chỉ đến
bây giờ vì những bức tranh biếm họa của Charlie mới gây ra khủng bố ở Pháp. Khi
nước Pháp ra lệnh cấm đội khăn chẳng hạn, nước Pháp cũng bị khủng bố rất nhiều
tuy rằng họ đã phát hiện ra.
“Nhưng những người Hồi
giáo cực đoan có tư tưởng sẵn sàng nã súng vào những người không cùng tư tưởng
với họ, nên tôi nhắc lại, là cần phải có những nhà báo, những nhà báo dũng cảm
như Charlie Hebdo.” (Xem video thảo luận qua YouTube: http://bit.ly/1y4iIuc và Google+ http://bit.ly/1B9Jfpg).
Người Hồi giáo ở Đức
biểu tình với biểu ngữ: “Nhà Tiên tri Mohammed, xin đừng giận dữ, người Hồi
giáo luôn bên ngài”
Trong thư viết cho BBC
sau cuộc thảo luận, ông Guillemot giải thích, vụ khủng bố cho thấy hai thế giới
quan khác nhau, “hai khái niệm về sự thiêng liêng”.
“Một thế giới của đạo
Hồi hay nhà Tiên tri Mohammed không thể, dưới bất kỳ hình thức nào, bị xúc phạm.
“Một thế giới khác là
của Pháp, khẳng định rằng chính tự do ngôn luận là thiêng liêng. Hai thế giới
này không thể hiểu nhau, và hôm nay lại càng khó hiểu nhau nữa. Xung đột này
đặt ra câu hỏi về vị trí của Pháp trong thế giới ngày càng bất ổn định vì tôn
giáo”.
Quan sát từ Việt Nam,
nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, người từng bị ngồi tù vì tội danh “Hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” nhận xét:
“Với một chính thể
cộng hòa chính danh, thì cần phải bảo vệ tự do cho người dân và hạn chế quyền
của chính phủ, giới hạn quyền lực của nhà nước thì như vậy tự do của dân mới
được đảm bảo.
“Từng cá nhân phải
được phát triển thì khi đó một quốc gia, một dân tộc mới có thể phát triển tối
đa tiềm năng của mình.
“Cho nên tôi phải vận
động để có được tự do cho Việt Nam. Hiện nay Đảng cộng sản Việt Nam đang độc
quyền nhà nước mà quyền làm chủ mà chưa có thì chưa thể nói đến quyền tự do
khác được”.
Stalin đã mưu toan bán nước như thế nào
Leon Aron -
Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Khi toàn bộ các mặt trận “sụp đổ” trong những ngày
đầu tiên Đức xâm lăng và “những tiếng kêu tuyệt vọng” đổ dồn về “trung tâm” từ
“khắp mọi nơi” để xin chỉ thị và mệnh lệnh, Stalin trốn biệt trong nhà nghỉ của
ông ở Kuntsevo suốt mười ngày (1) (nhà văn nổi tiếng Ales’ Adamovich viết rằng
mười ngày này nổi bật hẳn lên ngay cả trong vô vàn những hành động không thể
nào tha thứ của Stalin.) (2) Bộ tư lệnh Xô viết dường như hoàn toàn bối rối,
quá bất ngờ, và bất tài. Họ phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác. Vì thế vào
đêm ngày 22 tháng Sáu, các tập đoàn quân Mặt trận phía Tây, vốn đã bị binh lính
và xe tăng Đức xuyên thủng, được Mạc Tư Khoa ra lệnh phải “phản công” ngay lập
tức và chiếm thành phố Lyublin nằm ở phía Ba Lan “của Đức”. Khi họ phản công
theo mệnh lệnh ấy, chẳng bao lâu đa phần các tập đoàn quân này đều bị tiêu diệt
phần lớn và đầu hàng (3).
Khuyết điểm đắt giá nhất là bộ tư lệnh Xô viết
bất lực hay không muốn tổ chức phòng thủ chiến lược sâu và ra lệnh triệt thoái,
qua đấy có thể đã cứu được hàng triệu sinh mạng.* Thay vì thế, bộ tổng tham mưu
tư lệnh Xô viết tối cao lại thường, theo lời một sử gia, “ném” hàng triệu và
hàng triệu binh lính vào “dưới đầu máy xe lửa Đức” cho tới khi tinh thần chiến
đấu hết sức anh dũng của những người lính thường đã chặn đứng được lực lượng vũ
trang Đức khi họ chỉ cách Mạc Tư Khoa chưa đến 50 cây số. Vào lúc ấy, theo lời
sử gia quân đội, Trung tướng Nikolai Pavlenko, Stalin qua lời thuật lại đã sẵn
sàng van xin Hitler cho hưởng hòa bình dưới những điều kiện nhục nhã nhất.
Pavlenko nhớ lại cuộc họp ở nhà nghỉ của
Zhukov tại làng Sosnovka bên ngoài Mạc Tư Khoa vào giữa thập niên 1960, nguyên
soái Georgy Zhukov hồi tưởng về những ngày đầu của cuộc chiến. Sắp được bổ
nhiệm làm chỉ huy Mặt trận phía Tây, ông được diện kiến với Stalin và Beria.
Bất ngờ Stalin bắt đầu nói về chuyện vào năm 1918 Lenin đã ký hiệp ước hòa bình
riêng rẽ với Đức để rút Nga ra khỏi Đệ nhất thế chiến và để cứu chế độ Xô viết
với cái giá tổn thất rất lớn về lãnh thổ. Thấy quân thù tiến gần đến thủ đô và
không đủ lực lượng bảo vệ thủ đô, Stalin cảm thấy nên cần thiết noi gương Lenin
và yêu cầu Beria thử “thăm dò qua những đường dây mật của ông.” Theo Zhukov,
Stalin theo lời thuật lại sẵn sàng từ bỏ không chỉ các nước Baltic mới chiếm
được và Moldavia, mà còn cả Belarus và một phần Ukrain. (Beria thực sự đã tìm
ra được người làm trung gian để tiếp xúc với Berlin, nhà ngoại giao người
Bulgaria tên Statenov, nhưng Hitler hy vọng thắng nhanh nên không quan tâm đến
thương lượng.)†
Leon Aron là
học giả và là giám đốc nghiên cứu Nga học (Russian studies) ở viện American
Enterprise Institute, Hoa Kỳ.
Nguồn:
Trích dịch từ tác phẩm “Roads to the
Temple” của Leon Aron, phần hai, chương 9, trang 161-162, nhà xuất bản
Yale University Press 2012. Tựa đề của người dịch.
Bản tiếng Việt:
14
hrs ·
Nguyễn Thanh Phượng, Con
gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ. Lại thêm 1 khúc ruột
ngàn dặm mới từ giã thiên đường CS..
Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác
chết thối rữa?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment