Thursday, January 15, 2015

Lê Diễn Đức - Những kết cục bi thảm của các nhà độc tài


Lê Diễn Đức - Những kết cục bi thảm của các nhà độc tài

ng chế đất tại Dương Nội Hà Đông ngày 25/4/2014


image





Preview by Yahoo



Thứ Ba, ngày 13 tháng 1 năm 2015


Trong các chế độ độc tài, những nhà lãnh đạo khi quyền lực còn đang trong tay thường rất cao ngạo, kiêu căng, thậm chí lập dị. Họ sống vương giả, xa hoa và trụy lạc, phung phí tiền bạc dựng tượng đài vinh danh mình. Họ tự xem họ như là cha đẻ hoặc anh hùng của dân tộc, còn dân chúng là đám nô bộc mà họ có quyền sai khiến.
Nhưng khi chế độ sụp đổ, đoạn kết cuộc đời của họ thật thê thảm, kể cả ở những quốc gia mà cuộc cách mạng dân chủ chuyển hóa trong hòa bình. Chúng ta có thể đưa ra vài ví dụ.

Kết thúc bi kịch
Nicolae Ceausescu, chủ tịch Đảng Cộng Sản Rumani, vào năm 1989, vẫn còn tin rằng ông ta có thể tiếp tục nắm quyền và phản đối cải cách của Gorbachev.

16 tháng 12 năm 1989, một cuộc biểu tình bắt đầu tại Timisoara nhằm bảo vệ một mục sư Tin Lành bị nhà chức trách địa phương trục xuất ra khỏi căn hộ. Hợp vào người biểu tình là đám đông những người phản đối chế độ. Cuộc biểu tình đã lây lan sang các thành phố khác. Từ Iran trở về, Ceausescu cáo buộc phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của Rumani và và kêu gọi dân chúng Bucharest thể hiện phản ứng bằng một cuộc xuống đường vào ngày 21 tháng 12 năm 1989.

Ceausescu nghĩ rằng đám đông sẽ bày tỏ sự hỗ trợ đối với chính sách của mình. Không ngờ cuộc biểu tình biến thành cuộc biểu dương lực lượng chống lại chính phủ. Ceausescu và vợ Elena đã phải trú ẩn trong cung điện của mình.

Trên đường phố Bucharest, quân đội và Securitate (an ninh) xung đột với đám đông. Đạn thật được sử dụng. Vào thời điểm đó, một số trong lãnh đạo quân đội quyết định lật đổ Ceausescu bằng sức mạnh. Binh sĩ đã đứng chung với những người biểu tình. Ceausescu chạy trốn khỏi Bucharest, nhưng ngày 22 tháng 12 bị quân đội bắt giữ. Ngày 25 tháng 12 năm 1989 một phiên tòa xét xử hai vợ chồng kéo dài 90 phút và ra phán quyết tử hình. Sau khi được “điều trần,” vợ chồng ông bị trói bằng dây thừng và đưa ra phía trước tòa nhà. Án được thực hiện ngay lập tức bởi lực lượng đặc biệt. Cái chết nghiệt ngã kết thúc cuộc đời của cặp độc tài toàn năng.

Tại nước Đức, sau khi Bức Tường Berlin sụp đổ vào đêm ngày 9 rạng ngày 10 tháng 11 năm 1989, nhà lãnh đạo Đông Đức Erich Honeker bị tước đoạt mọi chức vụ nhà nước và đảng. Trong những tháng tiếp theo, công tố viên đã đưa ra các buộc đầu tiên đối với Honecker: Tội phản quốc, tham nhũng và giết người trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.

Trong những tuần sau đó Honecker phải đến bệnh viện nhiều lần, người ta quyết định giam giữ ông tại gia nhưng rồi hủy bỏ. Honecker ốm yếu được đưa đến bệnh viện Liên Xô tại Đông Đức và từ đó ông ta trốn sang Liên Xô và tị nạn tại Đại Sứ Quán Chile.

Chính phủ Đức đã đòi Nga trao trả nhà lãnh đạo Cộng Sản. Ngày 29 tháng 7 năm 1992 máy bay chở Honecker hạ cánh tại Berlin, ông bị bắt và giam tại Moabit (thời điểm này vợ và con gái của ông đã bay qua Chile).

Sau 169 ngày bị giam giữ, do sức khỏe kém, Honecker đã được trả tự do. Phần còn lại của cuộc đời ông sống trong buồn tủi, thất vọng ở Chile và qua đời vào ngày 29 tháng 5 năm 1994.

Saddam Hussein cai trị Iraq gần 35 năm. Khởi đầu kết thúc của Saddam đã diễn ra vào năm 2003 khi Mỹ dẫn đầu liên minh quốc tế xâm chiếm Iraq. Saddam Hussein đã trốn thoát được quân đội phương Tây.

Giấu mình trong một hầm trú ẩn tại một trang trại của gia đình, Hussein bị bắt sau 6 tháng, vào tháng 12 năm 2003. Mùa Hè năm 2004 một tòa án đặc biệt của Iraq xét xử quá trình của nhà lãnh đạo Đảng Baath. Hussein đã bị buộc tội giết chết 148 người, tội tra tấn, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Những cáo buộc hầu như không thể chối cãi. Ngày 5 tháng 11 năm 2006, Saddam Hussein bị kết án tử hình. Tòa án tối cao của Iraq bác bỏ kháng cáo của ông. Ngày 30 tháng 12 năm đó ông bị treo cổ. 

Trong suốt 42 năm cầm quyền tại Lybia, Muammar Gaddafi đã làm thế giới ngạc nhiên không dưới một lần. Ông mời các nguyên thủ quốc gia tới dự họp trong chiếc lều bedouin, giảng bài về Hồi giáo cho các tiếp viên nữ xinh đẹp. Cực xa xỉ, sang trọng và khó tiên đoán là những gì người ta nói về Gaddafi.

Ông bị cáo buộc hỗ trợ khủng bố và vi phạm nhân quyền, nhưng nhờ có dầu hỏa mà tội lỗi được tha thứ, và ông vẫn tiếp cận được các salon chính trị.

Hoàng hôn phủ xuống triều đại của nhà độc tài từ tháng 2 năm 2011. Tám tháng cách mạng với sự hỗ trợ của phương Tây, đã làm sụp đổ “ngai vàng” của Gaddafi. Sau khi thoát khỏi Tripoli, chạy về Syrty, đoàn xe của ông bị máy bay chiến đấu NATO tấn công và ông bị thương. Quân nổi dậy đã kéo nhà độc tài ra khỏi ống cống mà ông ẩn trong đó. Ông bị đánh đập và bị giết chết trong ngày 20 tháng 10 năm 2011 năm. Cơ thể của ông được đưa về Misrata cho công chúng xem.

Còn nhiều nữa, Mubarak, Morsi (Ai Cập), Zen Ali (Tunesia), Milosevich (Serbia), Janukovich (Ukraina),... mỗi nhà độc tài mang một số phận khác nhau, nhưng cuộc đời của họ đều gắn với kết thúc bi kịch.

Vua tập thể
Sau cuộc cách mạng ở Đông Âu và Liên Xô cũ, một số nước Cộng Sản đã khôn ngoan thay đổi cấu trúc chính trị, điển hình nhất là Việt Nam. Quyền lực không còn tập trung toàn bộ vào một cá nhân và cá nhân cũng không còn cơ hội giữ chức vụ cao nhất cho đến chết. 

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là tuyệt đối, nhưng quyền lực được phân ra trong các chức vụ tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc Hội và thủ tướng chính phủ, trở thành triều đại của vua tập thể.

Tùy từng giai đoạn mà một trong bốn vị có thể có ảnh hưởng nhiều nhất trong cán cân quyền lực. Trước hết, nếu kiểm soát được quân đội và an ninh thì sẽ là người có tiếng nói quyết định trong mọi diễn biến. Trong một bộ máy mà tham nhũng tràn lan từ dưới lên trên, ít có ai tay không dính chàm. Tình báo và an ninh nắm được những mánh lới làm ăn bất chính để làm con tin.

Lê Đức Anh là một người như thế. Thời kỳ làm chủ tịch nước ông rất mạnh, dường như tuyệt đối. Nhưng đến thời kỳ Lê Đức Lương, Nguyễn Minh Triết hay Trương Tấn Sang, nhiệm vụ của chủ tịch nước dường như nặng về hình thức. 

Ngược lại, quyền lực tập trung vào Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, xuất thân từ công an, từng làm thứ trưởng Bộ Công An và có quan hệ mật thiết với tình báo quân đội. Trong những năm giữ chức thủ tướng, ông Dũng đã ban phát nhiều ơn huệ bằng cách thăng chức tướng (đến trung tướng) cho rất nhiều sĩ quan quân đội và công an. 

Do quyền lực bị phân bổ nên các nhóm lợi ích được hình thành trong những lĩnh vực khác nhau. Các nhóm lợi ích thường hay ghen tị, nhòm ngó nhau nhưng cuối cùng phải giữ thỏa hiệp để giữ vững sự tồn tại của chế độ. Một số ít bị tiêu diệt khi người nắm giữ quyền phân phát lợi ích thấy có nguy cơ tổn hại đến chung cuộc.

Các quan chức giữ vị trí cao nhất khi về hưu ôm theo tiền bạc và của cải, hạ cánh an toàn, thậm chí có thể ra cả nước ngoài cư trú.

Không thể không thanh toán tội ác
Rumani là một quốc gia hậu Cộng Sản cá biệt, trong 25 năm qua, đã không thanh toán tội ác của Cộng Sản, tạo nên sự ngộ nhận cho giới trẻ về giai đoạn này và những kẻ tội phạm thoát lưới pháp luật. Mặc dù từ năm 1989, Rumani tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, đời sống nhân dân thay đổi không thể tưởng tượng, nhưng đến 40% thanh thiếu niên vẫn nghĩ thời Cộng Sản sống tốt hơn. 

Những kiến trúc sư của cuộc cách mạng lật đổ Ceausescu là những người đã từng phụng sự trong chế độ cũ, nên họ không khuyến khích làm việc này. Trong khi đó, vào thời Cộng Sản đã có khoảng 617 ngàn người chống đối bị ngồi tù, 120 ngàn trong số họ đã chết trong tù vì bị tra tấn, bệnh tật, ít nhất một ngàn người đối lập bị giết chết. 

Cũng may mắn là tổng thống mới hiện nay của Rumani vừa tuyên bố sẽ kiểm tra kỹ lưỡng về những gì đã xảy ra trước chế độ độc tài Ceausescu, trong và sau khi nó sụp đổ, và sẽ xúc tiến một phép tính lương tâm minh bạch. 

Tình hình hậu Rumani rất có thể tái diễn ở Việt Nam trong tương lai theo một hướng khác xấu hơn. Nhìn cảnh dân chúng ra đón ông Nguyễn Bá Thanh từ Mỹ trở về ở sân bay Đà Nẵng cho thấy điều này.

Mặc dù khi chế độ thay đổi cần có sự bao dung để đoàn kết dân tộc, nhưng tội phạm thì không thể tha thứ. Đây không phải là vấn đề trả thù mà là công lý phải được thực thi bình đẳng. Không thể thấy Đà Nẵng lột xác, thay đổi thì công trạng của ông Nguyễn Bá Thanh làm lu mờ tội ác mà ông đã làm với giao xứ Côn Dầu và tội tham nhũng. 

Một tư duy nhập nhằng như thế rất nguy hiểm và thực sự là một cách che giấu cái ác mà các quan chức Cộng Sản đã gây ra cho dân tộc.



Mặc Lâm - Khổng Tử - Ông là ai vậy?

Thứ Tư, ngày 14 tháng 1 năm 2015

Ông Khổng Tử nói nhân dịp khánh thành Viện Khổng Tư tại Hà Nội."Tụi mày chỉ lợi dụng học thuyết lỗi thời của tao để mưu sự ác thôi chứ gì?". Hình internet. 
Câu hỏi trống không, có một ít chua nhưng nhiều người sẽ thắc mắc: Ông Khổng Tử thì thế gian này chỉ có một. Đó là ông được người Tàu tôn sùng là Vạn Thế Sư Biểu, tức là bậc thầy của muôn đời. Ông Khổng là thánh nhân của người Tàu và hàng hàng lớp lớp con người vẫn đang xì sụp lạy ông. Lạy trước bàn thờ và lạy trong tâm tưởng.
Nhưng vẫn chưa thỏa mãn, chân dung của ông vẫn còn mờ nhạt lắm. Ông làm gì mà được tôn sùng đến nỗi mấy ngàn năm rồi mà vẫn còn chưa thôi. Ông có ngang với Chúa, với Phật với Allah hay không, và quan trọng nhất ông đã để lại gì với đời này?

Có. Những học thuyết, triết lý của ông xoay chung quanh đời sống trong đó ông lấy đạo đức làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt. Từ vua tới tôi, từ cha tới con vợ tới chồng. Ông bao quát mọi cá nhân và chỉ ra cá nhân phải hy sinh trước người khác để nhận lại những gì đã đưa ra. Nhưng lý thuyết chính vẫn được tuyền tụng như Quân Sư Phụ, Tề Gia , Trị Quốc, Bình Thiên Hạ hay Trung Nghĩa Lễ Trí Tín.
Trong suốt 20 năm ông dẫn học trò đi khắp nơi để mong có một minh quân nào đó thu nhận và chấp nhận triết lý của ông. Mãi tới năm 51 tuổi, nước Lỗ mới trọng dụng và giao ông giữ chức Đại tư khấu coi việc binh pháp và kiêm luôn chức Tể tướng. Nhưng cuộc đời quan trường của ông luôn bị dè bĩu, tranh chấp khiến ông bỏ cuộc và mở trường dạy học trò.
Trong thời đại của Khổng Tử, sự rối loạn lên tới cực điểm và từ chỗ rối loạn đó ông đưa ra thuyết Thiên Mệnh nhằm áp dụng “mệnh trời” - “Thiên tử” để cai trị và thống nhất các phần đất đai bị phân chia khắp chốn. Ông muốn thống nhất thiên hạ qua cái mà người dân bị nhồi nhét từ trước rằng vua là con trời và vì vậy ông vua muốn làm điều gì cũng được.
Hàng trăm năm qua các học giả, thức giả Việt Nam đã xem đây là một ý tưởng bảo thủ, phong kiến tuy nhằm thống nhất đất nước, nhưng sau khi thống nhất thì người dân lại chịu cảnh sống cùm kẹp một cách khốc liệt qua các vua chúa Trung Hoa từng nổi tiếng với những ý tưởng điên rồ về đàn áp dân chúng.
Thuyết Quân Sư Phụ của ông là một điển hình nữa, chống lại cách mà người Trung hoa cổ không thích tự mình trói mình trong sợi dây quyền lực. Các sứ quân nổi lên khắp nơi trong thời Xuân Thu cho thấy sự rệu rã của xã hội không còn thuốc chữa vàThuyết Quân Sư Phụ là cách kéo mọi người trở lại tôn ti nhằm thiết lập một xã hội an lành.
Nhưng qua thời gian, xã hội đã nhiều năm không còn cần cái tôn ti ấy nữa. Quân Sư Phụ đã làm xong nhiệm vụ của nó từ cả ngàn năm trước, hôm nay tiếp tục mang nó ra để ngâm nga thì quả là không hợp thời và đậm chất phong kiến.
Vua bảo chết thì thần phải chết là một tư tưởng phản động. Ngu Trung là mặt trái của trí thức a tòng với chế độ, bất cứ chế độ nào dù là cộng sản hay độc tài, dù là quân phiệt hay dân chủ. Ngu Trung không phải là cách để giữ yên sự ổn định chính trị mà chính nó làm cho chính trị bị xáo trộn bởi tính chất thỏa hiệp mang mặt nạ trung thành. Đảng cộng sản Việt đang đầy dẫy loại ngu trung như thế.
Về mặt gia đình, lý thuyết Tề Gia Trị Quốc Bình Thiên Hạ của Khổng Tử hiện rõ nét sự khiên cưỡng mà dù có cố gắng cách mấy cũng rất khó thực hiện. Khái niệm Tề giangày nay thật lố bịch khi mỗi thành viên trong gia đình đều có vị trí ngang nhau. Ngang nhau từ suy nghĩ tới phát biểu và tự do hành động. Người cha trong gia đình không phải là một ông vua nhỏ mà muốn cầm dao “tề” mọi người vào khuôn phép của ông ta là được. Sự phát triển xã hội không chỉ đến từ đàn ông, vai trò người phụ nữ bị coi thường là đặc tính của Khổng giáo. Từ khước tất cả mọi đóng góp của người nữ khi xem họ ngang hàng với bọn tiểu nhân.
“Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán” (Nghĩa là, Khổng Tử nói: “Duy chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó giáo dưỡng. Gần thì họ khinh nhờn, vô lễ, xa thì họ oán hận”).
Tiểu nhân trong mắt của Khổng Tử đối lập lại với quân tử, người mà vạn thế sư biểu nâng lên thành icon, thành mẫu mực của mọi thời đại. Quân tử đôi lúc cũng kỳ khôi, lố bịch dưới mắt người đời sau và cụm từ “quân tử Tàu” đã bao đời, sống trong tiềm thức người Việt, và xem ra vẫn còn sống mãi.
Tại sao Khổng Tử húy kỵ với phụ nữ như vậy? Có lẽ ông xấu trai, có lẽ ông thất bại trong cuộc hôn nhân mà lý do xấu trai là chính đã đẩy vợ ông ra khỏi gia đình để từ đó ông mang niềm căm giận phụ nữ một cách sâu sắc.
Trong tất cả các tài liệu nói về ông không có một chương hồi nào thuật lại cuộc đời hôn nhân của ông. Người đàn bà duy nhất phảng phất trong suốt cuộc đời của Khổng Tử là Nguyên Quan Thị. Phảng phất, vì bà không bao giờ nói chuyện với ai. Phảng phất, vì không bao giờ được Khổng Tử hay học trò ông nhắc đến. Tình duyên đổ vỡ là nguyên nhân rất lớn khiến Khổng Tử kỳ thị phụ nữ, nhưng chính sự kỳ thị đó đã khiến cho tề gia trị quốc bình thiên hạ của ông nằm rất lâu trong các gia đình Trung Hoa và các xứ sở bị người Trung Hoa đánh chiếm, trong đó có Việt Nam.
Đàn ông Việt Nam xứng đáng là học trò ngoan của Khổng Tử vì họ gìn giữ và bảo tồn tư tưởng coi thường phụ nữ, kể cả vợ mình một cách đáng kiêu hãnh. Hơn trăm năm sống dưới sự đô hộ của Pháp nơi mà văn hóa vốn tôn trọng phụ nữ với hai chữ “ga lăng” nổi tiếng nhưng đàn ông Việt Nam trong hơn 100 năm ấy vẫn xem vợ là cái máy đẻ, rửa chén và sai vặt. Tâm lý trọng nam khinh nữ thoát thai từ miệng của Khổng Tử mà ra, đến nỗi cả tỷ người Tàu đang đánh vật với tâm lý này trong đời sống hàng ngày của họ.
Mà lạ, chính phụ nữ Tàu chấp nhận nó như một số phận. Chấp nhận sự miệt thị của chồng lẫn của xã hội khi họ ra đường va chạm kiếm sống. Tâm lý tự ti ấy đã kéo dân tộc Trung Hoa hàng trăm năm thua sút nước ngoài và quan trọng hơn nữa chính tâm lý ấy làm cộng sản nảy nở và sống sót.
Khi người chồng, người cha trong gia đình bất cần sự góp ý kiến của các thành viên khác thì thói quen ấy tự họ mang vào cơ quan, mang vào đời sống bên ngoài xã hội và áp dụng nó đối với các cấp cao hơn mình. Nấc thang giá trị ấy ngày một bền chắc khiến sự cai trị của hệ thống mạnh đến nỗi nó trở thành tảng đá lớn cản trở mọi ý tưởng nhằm thay đổi não trạng “tề gia” đã ăn sâu trong từng ông chồng Việt Nam.
Bây giờ khi nghe tin Trung cộng mang Viện Khổng Tử vào Hà Nội, người ta nhảy lên chống đối. Chống đối vì nhiều lẽ trong đó có sự lo sợ về một ổ tình báo nằm trong lòng thủ đô. Cái lo hơn mà mỗi người phụ nữ Việt cần thấy đó là chồng mình mỗi ngày từ nơi làm việc trở về nhà với cái miệng nồng nặc rượu và trừng mắt nhìn mình với hàm ý anh ta sắp sửa “tề gia”.
Ở Mỹ thì các chị sẽ cười: À há, tui thấy ông chồng dễ thương cực kỳ làm gì có chuyện đó?  
Đúng là chuyện bên Tàu mà dân Việt cựa quậy. Ông Khổng Tử đáng thương hay đáng trách?
Nguồn: songnews.net


BBC - “Tuần hành Paris cổ vũ tự do ngôn luận ở VN”

Thứ Tư, ngày 14 tháng 1 năm 2015

Ông Nguyễn Huệ Chi muốn chính quyền Việt Nam tôn trọng tự do ngôn luận 
Cuộc tuần hành lịch sử ở Paris hôm 11/1 sau ba ngày nước Pháp bị tấn công là “sự cổ vũ tinh thần rất lớn” cho những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, một nhà hoạt động dân chủ trong nước nói với BBC.

Cuộc tuần hành vào lúc 15h đã thu hút hơn một triệu người cùng với 40 nhà lãnh đạo từ các nước trên thế giới để bày tỏ tình đoàn kết với người dân Pháp sau các vụ tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo và hai vụ bắt giữ con tin sau đó của các tay súng Hồi giáo cực đoan.


Những kẻ tấn công được cho là trả đũa việc tòa báo này đăng hình biếm họa Đấng Tiên tri Muhammad của người Hồi giáo.

Ngoài ra, hàng ngàn người các nước trên thế giới, từ Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Israel cho tới Úc, Nhật đều đã xuống đường để ủng hộ cuộc tuần hành ở Pháp.

Hưởng ứng ở Hà Nội

Vào khoảng 9h tối giờ Việt Nam, tức là khi cuộc tuần hành bắt đầu ở Paris, một số nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam đã đến Tòa đại sứ Pháp ở Hà Nội để hưởng ứng cuộc tuần hành này.

Trao đổi với BBC, nhà văn Nguyễn Huệ Chi, người quản lý trang bauxitevietnam, nói ông cùng Tiến sỹ Nguyễn Quang A, người đại diện cho Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, đã “không quản ngại đêm lạnh, giá rét để đi quãng đường rất xa đến Đại sứ quán Pháp” vào tối 11/1.

“Cuộc tuần hành ở Paris cho thấy nhân loại văn minh không đứng cùng với những kẻ độc tài, khủng bố, những kẻ muốn người ta cúi đầu vâng lệnh mình”, ông Chi nói. “Những người tuần hành muốn cất lên tiếng nói của tự do”.

Ông cho biết vụ thảm sát ở tòa soạn báo Charlie Hebdo hôm 7/1 là “nỗi đau của những người trí thức”.

“Đúng giờ tuần hành tôi và anh Nguyễn Quang A cùng nhau đến Đại sứ quán Pháp để đưa hoa và chia sẻ nỗi đau”.

Ông Chi cho biết ông đã nói với người đại diện của Tòa Đại sứ Pháp rằng việc làm của các ông “là đại diện cho những người trí thức dân chủ yêu tự do của Việt Nam”.

“Chúng tôi quyết liệt phản đối kẻ nào muốn chống lại nền báo chí tự do bằng bất kỳ hành vi đê mạt nào và ở bất kỳ địa điểm nào trên thế giới và giành tiếng nói tự do cho thế giới văn minh”.

“Không thể hạn chế tự do ngôn luận”

Cuộc tuần hành ở Paris được hưởng ứng ở nhiều nơi trên thế giới 
Khi được hỏi về liệu vụ việc ở tòa soạn Charlie Hebdo có phải thể hiện mặt trái của quyền tự do ngôn luận hay không, ông Chi nói ông “không tán thành bất cứ sự hạn chế nào đối với quyền tự do ngôn luận”.

“Tự do ngôn luận, tự do báo chí chính là cái làm cho con người văn minh, tốt đẹp và cư xử với nhau một cách dân chủ hơn”, ông giải thích.

“Chúng tôi nghậm ngùi khi ở Việt Nam có những người cầm bút cũng vì hăng hái dấn thân, vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc chống Trung Quốc xâm lược và bảo vệ quyền tự do ngôn luận nhưng cuối cùng chịu tai họa”, ông nói và cho biết ông và ông A đã đem theo các khẩu hiệu “Je Suis Charlie”, “Tôi là Anh Ba Sàm”, “Tôi là Bọ Lập” đến Tòa Đại sứ Pháp.

Anh Ba Sàm, tức ông Nguyễn Hữu Vinh, và ông Bọ Lập, tức Nguyễn Quang Lập, là những blogger đã bị chính quyền Việt Nam bắt giam vì những tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “Tuyên truyền chống Nhà nước”.

“Chúng tôi thấy số phận chúng tôi giống như số phận của Anh Ba Sàm và Bọ Lập”, ông Chi nói.

“Chúng tôi mong muốn Nhà nước cải thiện luật pháp và cách cư xử với người cầm bút, không còn người bị bắt vào tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận”.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link