Saturday, January 17, 2015

Nhu cầu tâm linh và lời hứa suông của chính quyền

 

Nhu cầu tâm linh và lời hứa suông của chính quyền

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2015-01-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
giaminh01142015.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
NHA-NGUYEN-DAK-JAK--01-622.jpg
Nhà nguyện giáo xứ Dak Jak tại huyện Dak Glei của tỉnh Kon Tum.
Courtesy giaophankontum.com

Nhu cầu tín ngưỡng

Kon Tum thuộc vùng Tây Nguyên với nhiều người sắc tộc thiểu số sinh sống. Vùng đất này cũng là nơi mà trước đây nhiều giáo sĩ Công giáo đến để truyền đạo và nhiều người địa phương đã tin theo trong đó có những người thiểu số sắc tộc Chẻ, Sedang. Tuy nhiên do chiến tranh, sau năm 1975 nhiều người phải đi tứ tán và trong những năm gần đây một số trở về cũng như có người từ vùng đất khác đến lập nghiệp làm ăn. Số người Công giáo hiện có mặt tại ba xã Dak Mon, Dak Ang, Dak Long, huyện Dak Glei thuộc giáo xứ Dak Jak được cho biết lên đến hơn 5 ngàn người.
Một giáo dân cho biết tình hình nhà thờ mà giáo dân dựng lên để thờ tự trong những năm qua như sau:
Từ tháng 5 năm 2013, chính quyền huyện Dak Glei và chính quyền tỉnh Kon Tum ra quyết định tháo dỡ, và giằng co cho đến bây giờ.
-LM Đa Minh Trần Văn Vũ
“Nguyên gốc từ sau năm 75 người ta đã có nhóm giáo xứ này rồi. Đến bây giờ Nhà thờ chưa có, chẳng qua là cái nhà tạm thôi; người ta làm một nhà đơn giản với cột tròn nho nhỏ bằng cổ tay, cổ chân thôi; chứ không phải cái nhà.”
Trước nhu cầu của hơn 5 ngàn giáo dân Công giáo tại ba xã vùng xa như thế, Tòa Giám mục Kon tum cử linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ về phụ trách giáo xứ từ năm 2011. Ông cho biết về tình hình hiện nay về ngôi nhà thờ tạm của giáo xứ mà ông đang phụ trách:
“‘Cái nhà’ của chúng tôi được dựng lên vào cuối tháng tư năm 2013. Nhà dựng cột tròn, đơn sơ thôi, lợp tôn. Chúng tôi có lễ đài, sau lễ đài có thân vách với trang trí, còn ba phía trống hết không có chỗ nào có thân vách. Diện tích được 1.000 mét vuông kể cả lễ đài luôn. Từ tháng 5 năm 2013, chính quyền huyện Dak Glei và chính quyền tỉnh Kon Tum ra quyết định tháo dỡ, và giằng co cho đến bây giờ. Hiện giờ, nhà nguyện/nhà thờ tạm của chúng tôi vẫn còn đứng đó. Bao nhiêu năm nay phải đứng dưới nắng, dưới mưa nên phải dựng tạm nhà đó dù nhiều lần xin phép mà chính quyền không cho.”

Bất nhất trong ý kiến của chính quyền

dak-jak-1-622
Nhà thờ tạm của giáo dân Công giáo thuộc giáo xứ Dak Jak tại huyện Dak Glei của tỉnh Kon Tum.
Đối với chính quyền địa phương thì sự hiện diện của linh mục chính xứ Đa Minh Trần Văn Vũ và ngôi nhà thờ tạm là không theo đúng qui định của Nhà nước. Tuy nhiên theo người giáo dân xứ Dak Jak thì tín hữu và giáo quyền từng làm đơn nhiều lần về nhu cầu tâm linh của cả ngàn con người tại địa phương, thế nhưng họ chỉ nhận được lời hứa suông của chính quyền. Gần đây nhất lệnh buộc tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm là điều thất hứa khiến các tín hữu mất niềm tin hoàn toàn vào phía chính quyền. Người giáo dân trình bày:
“Thời điểm hứa vào tháng chín, trong khi hứa có chủ tịch huyện, bí thư huyện, có phó sở Nội Vụ cùng với giám mục địa phận. Nếu giám mục địa phận cho tháo dỡ nhà đó thì cho phép làm một nhà tạm khác khoảng 200 mét vuông. Hai bên thống nhất như vậy rồi và Đức Giám mục nói nếu hai bên thỏa thuận như vậy thì làm văn bản ký rồi đôi bên thực hiện theo văn bản. Nhưng đến giờ này họ không thực hiện theo tinh thần đó. Họ tuyên bố phải dỡ nhà này, còn việc cho hay không còn phải xem xét.
Việc xin làm nhà thờ thì không phải bây giờ giáo xứ mới xin mà xin cách đây hằng chục năm rồi mà phía chính quyền không giải quyết. Đến bây giờ nhu cầu của dân càng ngày càng lớn, mà xin thì chính quyền không chấp thuận giải quyết. Rồi lúc nói thế này, lúc nói thế kia. Nói chờ xem xét mà đến giờ này cứ vẫn diễn ra tình cảnh như thế nên dân bức xúc. Bây giờ họ mất niềm tin (vào chính quyền).”
Linh mục chính xứ Đa Minh Trần Văn Vũ cũng cho biết về điều này:
Việc xin làm nhà thờ thì không phải bây giờ giáo xứ mới xin mà xin cách đây hằng chục năm rồi mà phía chính quyền không giải quyết. Đến bây giờ nhu cầu của dân càng ngày càng lớn, mà xin thì chính quyền không chấp thuận giải quyết.
-Một giáo dân
“Tòa Giám mục cũng làm việc với chính quyền nhiều lần: chính quyền huyện, chính quyền tỉnh. Vào tháng 9 năm 2014, họ hứa với Đức Cha nếu đồng ý dỡ Nhà thờ thì họ cho dựng một nhà tạm khác trên đất cố định. Còn nhà hiện giờ là dựng trên đất mượn của dân. Đất cố định là đất mà chúng tôi mua để giới thiệu cho chính quyền để làm Nhà thờ chứ không làm trên đất của dân. Đã có hứa như thế và hai bên cùng ký; nhưng cuối cùng họ nói thẩm quyền đó không thuộc huyện, tỉnh mới quyết định. Và tỉnh quyết định buộc phải dỡ Nhà thờ, và chuyển hết các linh mục trong địa hạt Dak Glei, tức không cho linh mục lên với lý do trên đây không phải là cơ sở tôn giáo không được phép có linh mục nên không được có linh mục tại đó. Trong khi giáo dân của chúng tôi trên 5 ngàn người, mà chúng tôi ở xa cách 25 cây số thì ‘chăm sóc’ họ thế nào? Do vậy, chúng tôi buộc phải lên đây để ở, chăm sóc cho dân. Điều duy nhất là nhu cầu thiết thực của người dân. Chúng tôi đã nhiều lần đệ đơn yêu cầu chính quyền phải quan tâm. Nhưng đến bây giờ họ vẫn giữ cơ chế xin-cho, luôn giữ quyền tối thượng ban phát ân huệ. Chúng tôi không chấp nhận mâu thuẫn đó.”
Chính bản thân linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ cũng mấy lần nhận được văn bản của phía chính quyền địa phương buộc ông phải rời khỏi giáo xứ Dak Jak. Tuy nhiên, linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ nói rõ ngoài bổn phận công dân, ông còn là một linh mục được giáo hội sai đi phục vụ bổn đạo. Ông đã nhận lệnh của giám mục nên phải chấp hành, còn chuyện qui định của chính quyền chưa phù hợp với nguyện vọng của người dân thì cần phải linh động, Quốc hội phải sửa đổi những luật không phù hợp đó vì quyền lợi chính đáng của dân chúng.
Người giáo dân tại xứ Dak Jak, huyện Dak Glei cho biết cuộc sống vật chất của tín hữu được cải thiện khi có linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ đến phục vụ:
“Đặc biệt xứ này từ khi có linh mục Vũ đến bây giờ, có thể nói nguồn tài trợ từ những nơi khác, từ những nhà hảo tâm giúp cho xứ đạo này rất nhiều; đặc biệt các hình thức cứu đói, cứu trợ. Tôi muốn nói khi linh mục về đây người dân rất phấn khởi vì linh mục được Chúa ban cho ơn ngoại giao, ngài sống rất tốt. Do đó các nguồn tài trợ cũng như các nguồn mà các nhà hảo tâm giúp đỡ cũng giúp đỡ người dân lớn lao, trong việc hỗ trợ cho dân.”
Chính quyền Hà Nội luôn cho rằng bảo đảm quyền tự do tôn giáo cho người dân. Lập luận được nêu ra để chứng minh là số chùa chiền, nhà thờ được xây mới tại nhiều nơi ở các tỉnh thành.Tuy nhiên thực tế ở những địa phương xa xôi như xứ Dak Jak, huyện Dak Glei, tỉnh Kon Tum thì thực tế tín hữu đang phải kiên quyết giữ lại ngôi nhà thờ dựng tạm để thờ phụng sau bao nhiên đơn xin phép mà không được giải quyết.

Kon Tum: Hàng ngàn người dân phản đối CA phá hủy nhà thờ

CTV Danlambao - Liên tục trong nhiều ngày qua, hàng ngàn người dân thuộc các sắc tộc Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Xơ Đăng... đã phải bỏ hết công ăn việc làm, đồng loạt kéo đến bảo vệ ngôi nhà thờ tạm, thuộc Giáo xứ Đăk Jâk (huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum) đang có nguy cơ bị tàn phá bởi nhà cầm quyền CSVN.

Phá nhà thờ, đuổi linh mục

Trước đó một tuần, vào hôm 7/1/2015, lãnh đạo sở nội vụ tỉnh Kon Tum tuyên bố sẽ tiến hành phá ngôi nhà thờ tạm thuộc Giáo xứ Đăk Jâk (tại xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum), đồng thời ngang ngược đòi 'trục xuất' linh mục quản xứ Đa Minh Trần Văn Vũ ra khỏi địa phương. 

Sang đến ngày 12/1/2015, nhiều giáo dân nghe tin đã vội vàng đến bám trụ nhằm bảo vệ ngôi nhà thờ tạm vốn chỉ mới được dựng lên cách đây hơn một năm. 

Mặc dù giáo xứ đã được thành lập từ năm 1965, tuy nhiên cho đến nay, nơi thực hành nghi lễ tôn giáo của hơn 5000 giáo dân chỉ là một cơ sở được dựng bằng những thanh gỗ tạm bợ, không vách ngăn và mái nhà thì lợp bằng tôn.
Tiếng nói người phụ nữ: "Chúng tôi muốn yên bình. Còn nếu các anh muốn dỡ [nhà thờ], thì ngày nào đầu bọn tôi còn ở trên đây này, bọn các anh không bao giờ dỡ được cái chòi nớ." 

Đỉnh điểm vụ việc bắt đầu từ hôm 13/1/2014, nhiều viên côn an sắc phục cùng cán bộ địa phương được huy động kéo đến nhà thờ với những hành vi mờ ám. 

Người dân trong vùng hay tin liền kéo đến mỗi lúc một đông hơn với thái độ cảnh giác, nhưng cũng rất ôn hòa.

Sáng ngày 14/1/2015, hàng ngàn giáo dân tiếp tục đồng loạt kéo đến tập trung tại nhà thờ, bao gồm người dân thuộc các sắc tộc Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Xơ Đăng..., trong số đó, có cả những người Kinh từ miền Trung đến đây lập nghiệp.

Do quá lo lắng trước tin nhà thờ bị phá hủy và linh mục bị đuổi, hàng trăm em học sinh trong vùng cũng đã phải nghỉ học để cùng gia đình tham gia bảo vệ niềm tin tôn giáo.

Phó bí thư Kon Tum cho dân 'leo cây'

Trước thái độ đoàn kết và kiên quyết của hàng ngàn người dân thuộc nhiều sắc tộc, lực lượng CA sắc phục đã phải xuống nước ngon ngọt với bà con, nhưng kỳ thực đây là thủ đoạn lừa đảo mà người dân ai cũng biết. 

Trong một đoạn video clip được gửi đi từ hiện trường, có thể nghe rõ giọng nói phẫn uất một người sắc tộc nói với côn an: “Chúng tôi không tin cán bộ nữa”.

Đại diện phía CA liên tục khẳng định sẽ không phá nhà thờ. Người dân không còn tin tưởng nên đã yêu cầu lập biên bản cam kết, nhưng viên CA sắc phục đã từ chối.

Trước áp lực của đông đảo người dân, sáng ngày 15/1/2015, nhà cầm quyền CSVN đã phải mời linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ đến trụ sở ủy ban xã Đăk Môn để 'đối thoại'.

Được biết, trong buổi 'đối thoại' kéo dài khoảng 30 phút, giới chức Kon Tum thông báo rằng phó bí thư Kon Tum là bà Y Mửi sẽ đến gặp gỡ và tiếp xúc với bà con giáo dân vào trưa cùng ngày.

Linh mục Trần Văn Vũ liền quay trở lại nhà thờ thông báo với các giáo dân và chuẩn bị cho buổi tiếp xúc với bà Y Mửi. Tuy nhiên, đã quá trưa vẫn không thấy bà phó bí thư tỉnh Kon Tum xuất hiện, linh mục Vũ đành phải xin lỗi công khai trước hàng ngàn giáo dân về cuộc 'đối thoại' không diễn ra như dự kiến.

Bà con đã quá quen thuộc với việc bị cán bộ hứa hão và cho 'leo cây', nên cũng không quá bất ngờ trước sự biến mất không lý do của bà phó bí thư tỉnh Kon Tum Y Mửi.
Dù có hơn 5 ngàn giáo dân, nhưng nhà thờ Giáo xứ Đăk Jâk chỉ là một cơ sở tạm bợ được dựng lên bởi các cột chèo bằng tre gỗ, mái lợp tôn và không có vách ngăn. Hơn 30 năm nay, nhà cầm quyền CSVN liên tục dùng nhiều thủ đoạn ngăn cấm bà con xây dựng nhà thờ kiên cố.

Được biết, trước tình trạng các em học sinh trong vùng phải nghỉ học để theo cha mẹ bảo vệ nhà thờ, linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ cũng đã nỗ lực để kêu gọi, thuyết phục các em quay trở lại trường.

Hiện nay, bà con giáo dân vẫn đang tiếp tục tập trung tại nhà thờ để cầu nguyện trong ôn hòa. Việc làm ăn và học hành của nhân dân trong vùng vì thế cũng bị đình trệ trước nỗi lo đức tin tôn giáo bị xâm phạm. 

Rõ ràng, nhà cần quyền CSVN chính là thủ phạm phá hoại đời sống yên bình của đồng bào các dân tộc huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum khi cố tình thực hiện âm mưu phá nhà thờ, đuổi linh mục ra khỏi giáo xứ.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -21/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link