Lãnh đạo đảng VC phát ngôn đần độn
Giới thiệu sách
Liên
Hiệp Quốc hiện nay chưa có thống kê về những phát ngôn đần độn của các quan
chức lãnh đạo trên thế giới, nhưng nếu có, nước CHXHCNVN sẽ tự hào đứng nhất
thay vì gần chót như các thống kê về nhân quyền hay tự do ngôn luận.
Có hai nguyên nhân khách quan khiến lãnh đạo
cũng như cán bộ đảng các cấp tại VN hay phát ngôn một cách đần độn.
Nguyên nhân thứ nhất, họ đần độn thật, nhưng
vì do tuyên truyền và bị thói quen tự đề cao lừa bịp, họ tưởng thật họ là thành
phần ưu tú trong XH nên hay nói năng để răn giảng người khác, nhưng lại không
hiểu mình nói gì.
Thế nhưng tại sao họ lại được chọn làm cán bộ lãnh đạo? Xin đọc
nguyên nhân thứ hai.
Nguyên nhân thứ hai, họ không ngu chút nào nhưng họ làm như thế
để được thăng quan tiến chức. Và cách chứng tỏ hay nhất và có “điểm” nhất, là
làm cho mọi người cùng biết họ đần độn qua những phát ngôn của họ. Đây là loại
đần độn gian xảo.
Cả hai nguyên nhân cùng nói lên, hoặc họ rất ngu, hoặc họ rất
gian xảo, chỉ để đi đến một mục đích cuối cùng là thể hiện sự đần độn để làm
vừa lòng đảng và từ đó được thăng quan tiến chức.
Hai nguyên nhân này xuất phát từ thời khởi điểm của đảng CSVN.
Đa số các lãnh đạo thế hệ ban đầu của đảng, như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Đỗ
Mười, Lê Duẩn, v.v.... đều xuất thân bần cố nông, thất học hoặc có trình độ học
vấn rất thấp. Họ lại được trang bị lý luận Mác-Lê “chuyên chính vô sản” để “đấu
tranh giai cấp” kết hợp với tư tưởng Mao “chính quyền sinh ra từ nòng súng”.
Kết quả là thành phần trí thức trong đảng đều bị tiêu diệt, hoặc èo uột, nhưng
phải công bằng mà nói, ngày nay “tư duy” của đảng có thay đổi chút ít.
Người Việt ta có câu “Thà làm đầy tớ thằng khôn hơn làm thầy
thằng dại”, nhưng khi làm “thầy”, đảng cho phép đảng chỉ “làm thầy thằng dại”
chứ không bao giờ chịu “làm đầy tớ thằng khôn”. Khôn khó trị.
Kết quả, hết thế hệ lãnh đạo này tới thế hệ lãnh đạo khác, chỉ
có “thằng dại” theo thầy nên được “cơ cấu” nâng lên làm “thầy”, còn “thằng
khôn” không bao giờ có “đầy tớ” mà chỉ đi làm đầy tớ. Và cứ thế, cứ thế. đần
độn nối tiếp đần độn, càng về sau, càng đần độn hơn trước. Không đần độn, không
cơ cấu.
Phát ngôn “đần độn thật” thì có nhiều, nhưng “đần độn gian xảo”
có thể dẫn chứng như sau.
Hồ Chí Minh có hai câu nổi tiếng, chính hai câu này mà hết thế
hệ này đến thế hệ khác, máu người VN chảy suốt từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam và
tới giờ dân vẫn đói khổ (đời bình an biết bao nếu không có CS!).
Hai câu mà tới giờ này nhiều người vẫn hít hà khen hay và tôn
thờ. Đó là câu “Độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập
cũng không có nghĩa lý gì” và câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Không biết có ai nhận ra sự mâu thuẫn trong hai câu trên không,
đã nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do” mà “dân không được hưởng hạnh phúc,
tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”, vậy thì cái gì quý hơn cái gì?
Dù mâu thuẫn, nhưng đây là hai câu mà Hồ Chí Minh và đảng CS
dùng để “xoá đói giảm nghèo” dân về tư tưởng, tức là gian xảo, lừa bịp, không
có thật, nhằm mục đích mị dân.
Tại
sao Hồ Chí Minh phải “đần độn gian xảo” như vậy? Vì quan thầy Stalin và Mao.
Trong
thời đuổi Mỹ, hai câu trên được đảng tuyên truyền ra rã. Đảng xúi dân xã thân
đánh Mỹ (cho đảng) bằng cách mị dân sẽ được hưởng hạnh phúc, tự do khi có độc
lập, vì độc lập là quý nhất.
Sang thời kỳ rước Mỹ, câu thứ nhất không còn giá trị vì không có
thật nên mất tác dụng tuyên truyền, nhưng câu thứ hai vẫn tiếp tục được tung hô
khắp nơi, nhưng đảng gian xảo không cho biết ai mới là người hưởng độc lập, tự
do, hạnh phúc. Độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân thực chất chỉ là những cái
bánh vẽ của đảng.
Dân VN
sôi máu vì những phát ngôn đần độn của quan chức lãnh đạo đảng nhưng thầy Tàu
Cộng vỗ tay khen “nị hảo a”. Và như thế, chủ quan cũng như khách quan, sẽ còn
những phát ngôn đần độn nữa từ các quan chức cộng sản VN.
Phạm Khánh Chương
Video
chế giễu Nguyễn
Tấn Dũng trong chuyến
thăm nước Pháp.
Chính phủ dân chủ
Việc
hàng chục ngàn người – chủ yếu là sinh viên và học sinh - đổ xô xuống
đường biểu tình chống lại âm mưu tước đoạt quyền tự do ứng cử vào năm 2017 tại
Hong Kong của chính quyền Trung Quốc đặt ra vấn đề: thế nào là một chính phủ
dân chủ?
Định nghĩa một chính phủ dân chủ, lâu nay, người ta hay nhắc đến
ba yếu tố: của dân, do dân và vì dân.
Trong ba yếu tố ấy, yếu tố đầu (của dân) có tính chất bản thể
luận; yếu tố cuối (vì dân) nằm ở mục tiêu và ít nhiều có tính chất lý tưởng;
chỉ có yếu tố giữa (do dân) thuộc cơ chế, gắn liền với các cuộc bầu cử. Chính
vì thế, thời hiện đại, hầu như chính phủ nào cũng muốn xưng danh là dân chủ, và
để chứng minh cho tính chất dân chủ ấy, người ta cũng thường tổ chức các cuộc
bầu cử định kỳ.
Tuy nhiên, liên quan đến chuyện bầu cử lại có hai vấn đề:
Thứ
nhất, bầu cử chỉ thực sự tự do và dân chủ khi bao gồm ba yếu tố: Một, tự do ứng
cử; hai, tự do bầu cử; và ba, công việc kiểm phiếu phải thực sự minh bạch. Nhà
cầm quyền Trung Cộng, một mặt, tự xưng là dân chủ và cam kết sẽ tôn trọng dân
chủ tại Hong Kong, nhưng mặt khác, lại tước đoạt quyền ứng cử của dân chúng: Họ
quy định, trong cuộc bầu cử chính quyền địa phương vào năm 2017, chỉ có những
ứng cử viên được họ chấp thuận mới được quyền tranh cử. Hơn nữa, ngay cả khi dân
chúng được tự do ứng cử và bầu cử, dân chủ cũng không thể được bảo đảm nếu
thiếu một điều kiện: việc kiểm phiếu phải minh bạch. Nhớ, Joseph Stalin có lần
nói một cách thật thà: “Những người bỏ phiếu không quyết định được gì cả. Chỉ
có những người kiểm phiếu mới quyết định được mọi thứ” (The people who
cast the votes decide nothing. The people who count the votes decide
everything).
Điều này cũng có thể thấy ở Việt Nam. Trên nguyên tắc, chính
quyền không cấm dân chúng ứng cử, nhưng trên thực tế, họ lại tìm mọi cách để
ngăn chận việc tự ứng cử để hầu như toàn bộ các ứng cử viên đều do Mặt trận Tổ
quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng giới thiệu.
Có thể nói, trong mọi cuộc bầu cử, dân chúng chỉ được quyền bầu
những người đã được đảng chọn lựa kỹ càng từ trước. Trong những trường hợp như
thế, ai thắng cử và ai thất cử không phải là vấn đề quan trọng: Ai cũng là
người của đảng cả. Đó là chưa kể đến vấn đề kiểm phiếu: cũng do đảng hoàn toàn
kiểm soát. Bất kể lá phiếu của dân chúng, chính đảng, những kẻ kiểm phiếu, mới
là người quyết định ai thắng ai thua. Bởi vậy, không có gì lạ khi ở Việt Nam,
cũng như ở mọi chế độ độc tài, trong các cuộc bầu cử, kẻ nào thắng cũng đều
thắng một cách “vẻ vang”: bao giờ cũng trên 90% phiếu bầu.
Thứ hai, ngay cả khi chính quyền là do dân bầu và lá phiếu của
họ được kiểm một cách khách quan và minh bạch cũng không bảo đảm là sẽ có dân
chủ. Nên nhớ, trước đệ nhị thế chiến, cả Hitler lẫn Mussolini, những tên phát
xít khát máu, đều lên nắm quyền sau các cuộc bầu cử. Kenneth Kauna ở Zambia,
Francisco Macias Nguema ở Equatorial Guinea, Jose Eduardo dos Santos ở Angola,
Zine El Abidine Ben Ali ở Tunisia, Charles G. Taylor ở Liberia trước đây cũng như
Robert Mugabe ở Zimbabwe, Paul Biya ở Cameroon, Michael Sata ở Zambia và cả
Vladimir Putin ở Nga hiện nay đều trở thành những tên độc tài sau khi thắng cử.
Bởi vậy, người ta mới nói đến hiện tượng độc tài tuyển cử (electoral
dictatorship).
Để có dân chủ, sau các cuộc bầu cử và sau khi lên nắm quyền,
người ta cần một số điều kiện:
Thứ nhất, có một hệ thống theo dõi và kiểm soát các chính sách
và hoạt động của chính phủ một cách hiệu quả. Hệ thống theo dõi và kiểm soát ấy
bao gồm ít nhất năm tổ chức: Một, sự độc lập của lập pháp và tư pháp; hai, sự
tồn tại của các thành phần đối lập; ba, sự độc lập và tự do của các phương tiện
truyền thông; bốn, quyền tự do ngôn luận, bao gồm quyền tìm kiếm thông tin,
bình luận thông tin và phát tán thông tin của dân chúng; và năm, tinh thần
thượng tôn pháp luật.
Ở Việt Nam hiện nay, hoàn toàn không có hệ thống theo dõi và
kiểm soát như thế.
Hơn nữa, nên lưu ý là, ở Việt Nam, dân chỉ được phép bầu Quốc
hội trong khi Quốc hội, dưới chế độ Cộng sản, tự bản chất chỉ là một cơ quan bù
nhìn chứ không có chút quyền lực nào cả; toàn bộ guồng máy cai trị đều nằm
trong tay đảng Cộng sản, nhưng dân chúng lại không được quyền bầu bất cứ vị trí
nào trong đảng cả. Việc quyết định các chiếc ghế thực sự có quyền lực trong
việc cai trị đất nước chỉ nằm trong tay hơn 3 triệu đảng viên, hoặc cụ thể hơn,
gần 200 uỷ viên trong Ban Chấp hành trung ương của đảng Cộng sản.
Thứ hai, bản chất của một chế độ dân chủ không phải chỉ ở việc
theo dõi và kiểm soát mà còn nằm ở một chỗ khác, quan trọng không kém, đó là sự
tham gia của dân chúng. Tham gia vào việc bầu chọn những người lãnh đạo, đã
đành. Dân chúng còn nên tham gia cả vào việc hoạch định những chính sách lớn
liên quan đến vận mệnh đất nước dưới hình thức phản biện, biểu tình hoặc trưng
cầu dân ý. Tất cả những hoạt động này đều phải được tự do.
Nhìn
từ bất cứ góc độ nào, cả chính quyền Trung Cộng lẫn chính quyền Việt Nam hiện
nay đều trái ngược hẳn với cái gọi là dân chủ.
Tiến
sĩ Nguyễn Hưng Quốc
Dân chủ, hòa giải, giải phóng
Lịch sử
xã hội không bao giờ mất đi sự quan trọng của nó mà lại không mất đi sự phức
tạp. Muốn hiểu tình trạng của một xã hội đương đại bắt buộc phải hiểu một cách
đầy đủ và sắc thái về con đường mà xã hội đó đã đi từ trước đến nay. Muốn đối
phó với những thách thức lớn của hôm nay phải hiểu một cách sâu hơn về nguồn
gốc của những thách thức đó.
Mặt
khác, năng lực của chúng ta để đề cập những thách thức của hôm nay luôn luôn
tồn tại trong vòng những hạn chế về thể chế và những cách suy nghĩ do chính
lịch sử xã hội tạo ra. Hơn nữa, trong bất cứ xã hội nào luôn luôn có những
thành phần muốn giữ hiện trạng của hôm nay chính vì họ được hưởng quyền lợi của
hiện trạng đó.
Trong dịp ngày 30 tháng 4 năm 2014 tôi xin trân trọng đề nghị để
hòa giải dân tộc, nhân dân Việt Nam ở hai bên phải đối mặt lịch sử theo một
cách mới. Phải có đủ dũng cảm để thực hiện những bước đi cho đến nay vẫn chưa
thực hiện được. Phải nhận ra rằng giải phóng thực sự cho toàn quốc Việt Nam sẽ
chỉ có nếu toàn dân Việt Nam thực sự thống nhất về một số nguyên tắc thiết yếu
do chính người dân Việt Nam và mọi người dân Việt Nam quyết định hay có sự ưng
thuận thực sự của họ.
Trong 39 năm qua, đặc biệt là từ đầu thập kỷ 90, người dân Việt
Nam ở khắp nơi (kể cả ở ngoài nước) đã thấy những thay đổi sâu sắc trong xã hội
của đất nước mình. Từ một mô hình kế hoạch tập trung Việt Nam đã
chuyển sang một mô hình dựa vào kinh tế thị trường. Từ một nước đói nghèo, Việt
Nam đã lên đường công nghiệp hóa.
Rõ ràng sự phát triển của đất nước có nhiều yếu tố rất hứa hẹn
bên cạnh những thách thức rõ nét. Vấn đề hòa giải là một trong những thách thức
lớn đó. Cách trả lời câu hỏi này hoàn toàn phù thuộc vào quan điểm của mọi
người đối với một câu hỏi lớn hơn nữa: Chúng ta muốn có một Việt Nam
như thế nào?
Những lý do để ủng hộ một quá trình hòa giải ở Việt Nam
được nói đến nhiều nhất chính là để mở rộng điều kiện của mọi người tham
gia một cách tích cực vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên sự thực rằng
chúng ta vẫn đang bàn, tranh cãi, và suy ngẫm về hòa giải ở Việt Nam
sau gần 40 năm kể từ ngày 30/4/1975 chứng tỏ rằng cách tiếp cận vấn đề
hòa giải đến nay vẫn còn nông cạn và hoàn toàn chưa được.
Muốn có một quá trình hòa giải thực sự phải cam kết nỗ lực để đẩy
mạnh một “xã hội mở,” một “xã hội bao gồm” mà trong đó ai cũng đều có cơ hội để
tham gia và không có việc bị loại trừ vì tư duy hay những tin tưởng của mình.
Phải có những thể chế và hành vi dân chủ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu
trong thông điệp đầu năm.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy vấn đề hòa giải chưa bao giờ là một
chuyện đơn giản và không thể diễn ra theo hướng một chiều. Muốn hòa giải phải
có đủ dũng cảm chính trị để tưởng tượng và đấu tranh cho một tương lai khác hẳn
với hiện nay.
Có ai dám tưởng tượng rằng chính phủ Việt Nam và Đảng
Cộng sản sẽ gửi lời xin lỗi chính thức tới hàng triệu người ở bên thua cuộc bị
xúc phạm hay phân biệt đối xử trong nhiều năm trong thời hậu chiến? (Có người
bảo tôi chuyện đó không bao giờ có! Chưa chắc! Có ai dám tưởng tượng Ủy Ban Sự
Thật và Hòa Giải ở Nam Phi? )
Có ai dám tưởng tượng rằng chính phủ Việt Nam sẽ công nhận những
bà mẹ (hay bà má) mất con cái trong chiến tranh ở bên thua cuộc cũng là những
bà má anh hùng (nếu nghĩ về quá khứ vì nhiều thập kỷ chiến tranh của Việt Nam là
một bi kịch lớn cho cả nước, cả dân tộc), và sẽ chu cấp cho họ một khoản tiền
hàng tháng để công nhận cuộc chiến tranh của ngày xưa là một bi kịch cho toàn
dân? (Trước khi loại trừ khả năng xin cho biết đã và đang có những nỗ lực ở một
số cộng đồng ở miền nam Việt Nam để đề cập chính vấn đề này).
Có ai ở bên thua cuộc chấp nhận dành thời gian để chia sẻ những
bước đầu họ cần làm trong một quá trình hòa giải? Tham gia những bàn tròn trên
TV về hòa giải? (YouTube còn hoàn toàn miễn phí.)
Có ai ở cả hai bên thành lập một tạp chí do người đại diện cho
các bên cùng biên soạn để đề cập những vấn đề phải đề cập? (Lập một trang blog
có gì phức tạp đâu!)
Có ai dám thành lập một quỹ chu cấp hòa giải hàng tháng? (Có quỹ
Hoàng Sa rồi và nỗ lực đó có vẻ khá thành công)
Có ai dám tưởng tượng sẽ có một lá cờ hòa giải mà những người ủng
hộ hòa giải đều có thể treo trước nhà trong những năm tới để bày tỏ tình yêu
nước và người anh chị em Việt Nam ? (Có bao nhiêu người Việt Nam
thật có tài về nghệ thuật, cần chờ gì nữa?)
Bao giờ hết hình ảnh người Việt ở Mỹ phản đối
chính quyền ở Việt Nam?
Có ai trong Đảng Cộng sản Việt Nam dám nghĩ đến một
cách công khai những cải cách chính trị mà có thể mang lại dân chủ thực sự ở
Việt Nam ? (Ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu rất hay rồi, dù chưa thấy
bước quyết định nào. Vì sao?)
Nếu câu trả lời là không và những đề nghị này là hoàn toàn vô lý
và không khả thi thì chúng ta không nên nói về hòa giải nữa. Hãy để cho những
vết thương cứ mãi mãi không lành, duy trì một Việt Nam bất hòa muôn
năm. Một kết quả đáng buồn và đáng tiếc.
Tôi hiểu rằng đã qua một năm mà Quốc Hội Việt Nam (tức
Đảng Cộng Sản Việt Nam ) vẫn quyết định giữ nguyên hiện trạng và vì thế tâm
trạng trong và ngoài nước đối với vấn đề hòa giải thì rõ ràng điều này là không
được tốt lắm. Thậm chí có người đã khuyên tôi đừng nói đến hòa giải nữa vì đau
quá.
Thuyết
định mệnh không bao giờ là một con đường hứa hẹn. Mới hôm qua có một cựu bộ
trưởng tuyên bố xã hội dân sự phải được chấp nhận và bảo vệ. Đó là một bước đầu
hết sức hứa hẹn. Vì không có xã hội dân sự thì không thể nào có một quá trình
hòa giải thực sự. Phải hiểu rằng xã hội dân sự của Việt Nam là phức
tạp. Nó không chỉ bao gồm những người ngoài bộ máy, mà còn có nhiều người có
chân trong và ngoài bộ máy. Những người mà có đầu mà chưa thấy miệng vì những
hạn chế và rủi ro cụ thể của họ.
Lịch sử
không bao giờ quyết định tương lai. Nhưng những điều kiện của hôm nay – từ vật
chất và thể chế cho đến cách suy nghĩ của chúng ta đều là sản phẩm của những
quá trình lịch sử. ”Hội chứng chấn thương tâm lý” (PTSD) không chỉ xảy ra với
bên thua cuộc mà là ở cả hai bên, từ những người dân thường đến những lãnh đạo
các cấp.
Đó là một sự thật nước Việt Nam đã phải chịu đựng gần
40 năm trời nhưng vẫn chưa được công nhận. Những dấu hiệu của hội chứng này
không chỉ xuất hiện ở khía cạnh tâm lý cá nhân mà về cả hành vi chính trị.
Nhưng, khác so với rối loạn stress sau sang chấn thường loại, trường hợp của
Việt Nam bao gồm cả xã hội, điều này đã và đang vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực đến
sự phát triển của đất nước.
Đã gần 40 năm rồi. Người dân Việt Nam muốn tạo điều kiện để mọi
người tham gia một cách tích cực vào sự phát triển của đất nước, người Việt Nam
phải nỗ lực để thực hiện một quá trình hòa giải cụ thể, không chỉ nói từ hòa
giải.
Khác với đất nước Triều Tiên, Việt Nam không còn bị
chia cắt nữa. Nhưng cũng khác so với Hàn Quốc hay Đài Loan, toàn dân Việt Nam
thực sự chưa được thống nhất đối với những giá trị chính trị và dân sự thiết
yếu. Chỉ khi mọi người dân Việt Nam từ mọi phía và mọi quan điểm
chính trị đều thống nhất, như thế thì mới có giải phóng thực sự ở Việt
Nam .
Có không ít người bảo tôi đặt quá nhiều niềm tin vào Đảng Cộng
sản một cách thái quá. Họ bảo: “Khi mà những cuộc biểu tình ôn hòa về vấn đề
cướp đất của nông dân, vẫn bị trấn áp một cách thô bạo. Những người bất đồng
chính kiến vẫn bị bỏ tù, thì làm sao có hòa giải được?” Vâng, ai đã đọc những
bài blog của tôi đều biết tôi đồng ý.
Thực sự
tôi nghĩ gì về hòa giải ở Việt Nam ? Tôi nghĩ rằng muốn hòa giải thì phải
có dân chủ, dù dân chủ đó phải do chính người dân tạo ra. Tôi nghĩ rằng xã hội
dân sự đang phát triển ở Việt Nam là lực lượng cần thiết để đạt
được một quá trình hòa giải thực sự. Vì muốn hòa giải thì sẽ phải có sự tham
gia của mọi người ở đủ các bên. Và tất nhiên, nếu muốn hòa giải thì nhân quyền
sẽ phải được bảo vệ và thúc đẩy từ mọi phía. Đó chỉ là những ý kiến cá nhân của
tôi. Sau cùng, để có một quá trình hòa giải và hòa hợp người dân Việt Nam
sẽ cần phải có những hành động cụ thể.
Các bạn thân mến, khi viết những bài blog, một khó khăn tôi luôn
luôn phải đối phó xuất phát từ việc phải viết cho nhiều đối tượng độc giả và
nhiều người trong số họ có khả năng sẽ không đồng ý với nhau. Một dân tộc còn
nhiều bất hòa chưa được giải quyết. Tôi biết khi viết về chính trị mình sẽ phải
“khéo léo” một chút. Về mặt đó chắc là tôi chưa hoàn thiện. Tôi muốn tiếp tục
làm việc ở Việt Nam và đóng một vai trò có tính xây dựng thông qua
nghiên cứu và phân tích chính sách. Những bài viết như thế này cũng có chủ định
xây dựng mà thôi….
Tôi
không muốn mình sẽ phải viết một bài như thế này nữa vào năm sau, đúng dịp 40
năm. 40 năm là đã quá lâu rồi, đúng không ạ? Chỉ khi có hòa giải thực sự Việt
Nam mới được giải phóng, các bạn có đồng ý với tôi không?
Tiến sĩ Jonathan London
Obama coi nhẹ quan hệ với VN?
Tổng thống Barack Obama
muốn khẳng định Mỹ coi trọng châu Á
Tổng
thống Mỹ Barack Obama đã bắt đầu chuyến thăm châu Á và bốn điểm dừng chân của
ông trong chuyến đi kéo dài tám ngày này là Nhật Bản, Nam Hàn, Malaysia
và Philippines .
Dù
Trung Quốc không nằm trong lịch trình của chuyến đi, quốc gia này vẫn bao trùm
lên toàn bộ chuyến công du của ông Obama.
Với
Việt Nam , việc ông Obama vẫn chưa quyết định tới thăm dù đây là lần thứ
sáu ông tới châu Á ít hay nhiều cho thấy giữa Washington và Hà Nội
vẫn còn có nhiều bất đồng.
Trấn
an đồng minh
Một trong những mục đích quan trọng của chuyến đi là để tái khẳng
định chính sách ‘xoay trục’ sang châu Á của Mỹ mà ông Obama đã khởi xướng cách
đây ba năm.
Trong thời gian vừa qua, vì những khủng hoảng tại Mỹ cũng như
nhiều nơi khác trên thế giới, chính quyền của ông không có nhiều thời gian, tâm
trí và điều kiện để thực hiện chính sách này.
Điều đó đã làm một số nước trong vùng – đặc biệt những quốc gia
đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và lo lắng về những động thái mạnh
bạo của Bắc Kinh gần đây – đặt nghi vấn về cam kết gia tăng hiện diện của Mỹ
trong khu vực.
Việc Nga dùng sức mạnh sáp nhập Crimea và chuyện Washington
không thể ngăn cản Moscow thôn tính lãnh thổ của
Ukraine cũng làm một số nước trong vùng quan ngại và đặt câu hỏi liệu Mỹ
có can thiệp nếu Bắc Kinh có hành động giống như Nga đã làm với Ukraine .
Chuyến công du này có thể được coi là dịp để ông Obama giải tỏa,
xua tan những nghi ngại ấy.
Cụ thể, qua chuyến đi cũng như các hoạt động của mình tại bốn
nước đó, ông Obama muốn nhắn gửi rằng Mỹ rất coi trọng sự hợp tác với các nước
châu Á và luôn tìm cách gia tăng vai trò, ảnh hưởng của mình trong khu vực.
Đây là lần thứ tư ông Obama tới Nam Hàn và lần thứ ba ông sang
thăm Nhật. Chuyến đi Nhật của ông là một chuyến thăm cấp nhà nước và đây là lần
đầu tiên kể từ khi ông Bill Clinton sang Tokyo vào năm 1996, Tổng thống Mỹ có
một chuyến thăm như vậy tại Nhật.
Trong thời gian ở Nhật, có thể ông Obama sẽ công khai lên tiếng
ủng hộ việc chính phủ nước này quyết định thay đổi chính sách quốc phòng.
Ông Obama cũng là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Malaysia
kể từ khi ông Lyndon Johnson đến thăm nước này vào năm 1966.
Đến Philippines , ông sẽ bàn thảo với giới lãnh đạo tại
Manila về một thỏa thuận hợp tác quân sự mới, trong đó cho phép Mỹ được
mở lại các căn cứ quân sự (bị đóng vào năm 1992) tại quốc gia này.
Nhưng an ninh không phải là lý do duy nhất khiến chính quyền ông
Obama đổi hướng sang châu Á. Kinh tế cũng đóng một vai trò quan trọng trong chính
sách xoay trục này. Hiện tại, có đến khoảng 60% hàng hóa của Mỹ được xuất khẩu
sang các nước châu Á.
Đó cũng lý do tại sao, ông Obama quyết tâm theo đuổi Hiệp định
Thương mại xuyên Thái Bình dương (TPP) và một mục đích quan trọng khác của
chuyến đi này là nhằm loại bỏ những khác biệt, bất đồng còn lại – đặc biệt giữa
Mỹ và Nhật – để tiến tới việc ký kết TPP.
Nhật Bản và Trung Quốc căng thẳng vì tranh
chấp biển đảo
Nhật Bản, Nam Hàn và Malaysia là ba trong 12 quốc gia
tham gia vào TPP.
Một yếu tố khác, dù không phải là chính yếu, nhưng không kém phần
quan trọng trong các chuyến đi nước ngoài của ông Obama nói chung và chuyến
thăm châu Á lần này nói riêng là cổ võ những giá trị mà Mỹ luôn coi trọng.
Chẳng hạn, trong thời gian ở Malaysia – một quốc gia
đang trong quá trình dân chủ hóa – Tổng thống Obama sẽ tiếp xúc với sinh viên
và chủ trì cuộc họp Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á do ông khởi xướng. Tại
những cuộc gặp gỡ, nói chuyện đó chắc chắn ông sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng
của tự do, nhân quyền, dân chủ.
Đây là những giá trị căn bản mà nhiều nước trong khu vực – trong
đó có Trung Quốc – vẫn không coi trọng.
Trung Quốc lo ngại
Với những mục đích như vậy, Trung Quốc sẽ theo dõi sít sao từng
cử chỉ, ngôn từ, hành động của Tổng thống Obama cũng như lãnh đạo của bốn nước
chủ nhà trong chuyến thăm này.
Dù ông Obama muốn né tránh, không dám nói thẳng vì sợ Bắc Kinh
bất bình và làm căng thẳng quan hệ giữa hai nước, lý do sâu xa của chuyến đi
của ông vẫn là nhằm canh chừng và khống chế Trung Quốc.
Mỹ muốn mở lại căn cứ quân sự tại Philippines phần
lớn chỉ vì sự lớn mạnh của Trung Quốc và những động thái mạnh bạo của Bắc Kinh
trong vấn đề tranh chấp biển đảo gần đây.
Ông Obama khởi xướng, theo đuổi TPP một phần cũng muốn cô lập
Trung Quốc.
Việc ông nhiều lần tới thăm hai nước đồng minh của mình tại Đông
Á – trong khi đến giờ chỉ mới tới Bắc Kinh một lần vào năm 2009 – cũng là một
ví dụ nữa cho thấy Washington đang tìm cách giới hạn ảnh hưởng của
Bắc Kinh.
Nhật Bản, Hàn Quốc , Malaysia và
Philippines và một số quốc gia khác trong khu vực muốn tăng cường quan
hệ, hợp tác quân sự, kinh tế với Mỹ cũng vì lo ngại về các hành động khá hung
hăng của Bắc Kinh trong thời gian qua.
Về phần mình, giới lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn cảm thấy khó
chịu – thậm chí tức giận –khi biết Mỹ muốn hạn chế, kìm kẹp họ và nhiều nước
trong khu vực cũng nghiêng về Mỹ nhằm đối phó với họ.
Chẳng hạn, cũng giống như khi ông Obama hứa sẽ gia tăng sự hiện
diện quân sự tại Úc khi ông tới đây cách đây gần ba năm, một thỏa thuận hợp tác
quân sự giữa Washington và Manila chắc chắn làm Trung Quốc tức giận.
Việc nhiều nước tại châu Á tìm cách tăng cường quan hệ, hợp tác
với Washington nhằm đối phó với Trung Quốc cũng cho thấy uy tín, vị thế và tầm
ảnh hưởng của Mỹ tại đây vẫn còn mạnh và Bắc Kinh không nhận được nhiều sự tin
tưởng, ủng hộ từ các quốc gia trong vùng.
Coi nhẹ Việt Nam ?
Tổng thống Obama gặp Chủ tịch Trương Tấn Sang
ở Nhà Trắng
Việc ông Obama tới Malaysia và Philippines nhưng không sang thăm
Việt Nam – một quốc gia Đông Nam Á đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc
và có thể đóng một vai trò quan trọng trong chính sách ‘xoay trục’ của Mỹ –
trong chuyến công du châu Á này chứng tỏ giữa Hà Nội và Washington vẫn
còn có nhiều khác biệt.
Và một trong những bất đồng ấy – nếu không muốn nói trở ngại lớn
nhất cho quan hệ giữa hai nước – là hồ sơ nhân quyền của Việt Nam .
Được biết, trong chuyến thăm Mỹ vào tháng Bảy năm 2013, Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang đã mời Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam và ông Obama đã
hứa sẽ ‘cố gắng’ đến Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ (vào năm 2016).
Chưa biết ông Obama có ‘cố gắng’ thăm Việt Nam trước khi rời chức
vụ hay không chuyện ông vẫn chưa sang thăm Việt Nam cho thấy chính quyền của
ông vẫn chưa coi trọng quan hệ với Hà Nội.
Và điều đó có thể gây nên những bất lợi cho Việt Nam cả
về đối nội và đối ngoại.
Trong 10 thành viên của ASEAN, hiện chỉ có Brunei, Lào và Việt
Nam là ba quốc gia ông Obama chưa tới thăm.
Riêng Brunei đã được vào lịch trình của chuyến công du bốn nước
Đông Nam Á (Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines) của ông Obama vào tháng
10 năm 2013 nhưng cuộc khủng hoảng về ngân sách tại Mỹ lúc đó đã ông buộc phải
hủy bỏ chuyến đi.
Nếu Tổng thống Mỹ sang thăm Hà Nội lúc này chắc chắn mối quan hệ
giữa hai nước được cải thiện rất nhiều về nhiều mặt.
Dù quan
hệ Việt-Mỹ đã được cải thiện nhiều và được nâng thành ‘quan hệ đối tác toàn
diện’, Mỹ vẫn chưa trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam.
Trong
khi đó, Hà Nội đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia khác
– trong đó có những nước xa xôi và ít hay chẳng có vai trò ‘chiến lược’ gì đối
Việt Nam như Tây Ban Nha.
Nếu
cuối cùng ông Obama có ‘cố gắng’ đến Việt Nam trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ,
một chuyến đi như vậy chẳng có tác động gì nhiều đến quan hệ tương lai giữa hai
nước.
TS Đoàn Xuân Lộc
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment