A protest against the visit of Vietnam’s prime minister Nguyen Tan Dung in Canberra on Wednesday. Photograph: Mick Tsikas/AAP
Kính
thưa Quý Ban Điều Hành các Diễn Đàn,
Xin được chuyển đến quý vị bài viết của chúng tôi với hy vọng, được sự quan tâm
và chia sẻ.
Nếu quý vị nhận được email này hơn một lần, xin thông
cảm.
Trân trọng
Hữu Nguyên
------------------------
Cộng Đồng Mạng News
Úc
Châu biểu tình phản đối Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng
Hữu Nguyên (
|
A protest against the visit of Vietnam’s prime minister Nguyen Tan Dung in Canberra on Wednesday. Photograph: Mick Tsikas/AAP
Kính thưa Quý Ban Điều Hành các Diễn Đàn,
Xin được chuyển đến quý vị bài viết của chúng tôi với hy vọng, được sự quan tâm và chia sẻ.
Nếu quý vị nhận được email này hơn một lần, xin thông cảm.
Trân trọng
Hữu Nguyên
------------------------
Cộng Đồng Mạng News Úc Châu biểu tình phản đối Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn DũngHữu Nguyên ( TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CHỐNG CỘNG CỦA NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC TẠI ÚCDuy trì và phát huy truyền thống đấu tranh chống cộng trước sau như một của người Việt yêu nước khắp thế giới, Cộng Đồng NVTD Úc Châu đã ra Thông Báo, kêu gọi đồng hương tham dự hai cuộc biểu tình phản đối Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng, tại Sydney 17.3 lúc 9 giờ sáng trước Quốc Hội NSW, và Canberra 18.3.2015 lúc 9 giờ sáng trước Quốc Hội LB Úc. (nguyên văn Thông Báo Biểu Tình ở cuối bài).Khác với chuyến viếng thăm quan trọng có tính đột phá của Thủ Tướng VC Võ Văn Kiệt vào năm 1993 và Tổng Bí Thư VC Nông Đức Mạnh vào năm 2010 khi Úc và VC cùng ký kết Thoả Hiệp Hợp Tác Toàn Diện, chuyến viếng thăm Úc lần thứ hai của NTD (lần trước vào năm 2008) chỉ có tính hình thức như GS Carlyle Thayer tuyên bố với lời lẽ hoa mỹ "tạo ra một động lực mới cho quan hệ song phương hai nước".Bang giao Úc - VC có từ năm 1973, nhưng 20 năm sau, thương mại hai chiều vẫn ì ạch ở mức hơn $30 triệu Mỹ kim mỗi năm. Cho đến 10 năm trở lại đây, mức độ thương mại giữa hai nước gia tăng nhanh chóng, lên tới hơn $6 tỷ Mỹ kim vào năm 2014; và đầu tư trực tiếp của Úc vào VN lên tới $1 tỷ 650 triệu Mỹ kim. Tuy nhiên, số lượng đầu tư của người Úc gốc Việt vào thị trường VN vẫn gần như số không. Nguyên nhân chính, hơn 300 ngàn người Việt yêu nước tại Úc, nhờ thoát khỏi chế độ CS bằng con đường tỵ nạn, du học, xuất ngoại lao động, hôn phối.v.v. đều coi VC là nguồn gốc của mọi bất hạnh cho dân tộc VN, và là những kẻ tráo trở, độc ác, không thể tin tưởng. Vì vậy, suốt mấy chục năm qua, tất cả những chuyến viếng thăm Úc của các nhà lãnh đạo cao cấp VC đều bị người Việt yêu nước tại Úc biểu tình chống đối quyết liệt, khiến họ phải chui cửa hậu, phải lãnh cà chua trứng thối... Chính thân nhân của cán bộ tại toà lãnh sự và đại sứ VC ở Úc cũng thú nhận, mỗi khi tổng bí thư, thủ tướng VC sang thăm Úc là họ phải ngược xuôi tìm đủ mọi cách để có được vài chục người cầm cờ máu VC đón chào ở phi trường, rồi chụp hình gửi đăng báo trong nước tuyên truyền gỡ quê cho VC, nhưng cho đến nay vẫn không làm được. Tinh thần chống đối VC quyết liệt và trước sau như một của người Việt yêu nước tại Úc đã khiến VC vô cùng hoảng sợ, và chính phủ Úc đau đầu. Muốn giữ thể diện cho VC, cả VC lẫn chính phủ Úc đều tìm đủ mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, hăm doạ, lôi kéo gây phân hoá... nhằm biến cộng đồng người Việt tại Úc thành "Việt kiều yêu nước" dưới sự lãnh đạo của đảng VC, nhưng không thành công. Lý do, mặc dù một số cá nhân hoặc tổ chức bị VC mua chuộc, nhưng trong một xã hội tự do dân chủ, họ không thể nào công khai cam tâm tiếp tay kẻ phi nghĩa VC, đi ngược lại ý chí và nguyện vọng chân chính của tất cả những người Việt yêu nước chống cộng tại Úc. Ngay cả các chính trị gia Úc, tuy đã được VC quà cáp hậu hĩ và long trọng đón rước nhiều lần, cũng không dám có thái độ bênh vực hay ca ngợi VC khi gặp cử tri gốc Việt. Nhiều chính trị gia, thương gia Úc có quan hệ với VC cũng thẳng thắn nhìn nhận, trong chiến tranh VN, VC đã không có chính nghĩa; và bây giờ trong hoà bình, VC cũng là kẻ phi nghĩa. Đó là sự thực hiển nhiên không thể chối bỏ, cho dù chính phủ Úc có bang giao với VC suốt 40 năm qua hay trong tương lai.
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG BANG GIAO ÚC - VC
Quan hệ ngoại giao giữa Úc và VC được đặt trên nền tảng giữa VC và đảng Lao Động Úc, trong đó có nhiều thành viên thiên tả, thậm chí là cựu đảng viên CS Úc, từng biểu tình chống Úc tham chiến tại VN. Vì vậy, khi đảng Lao Động thắng cử vào năm 1972, Thủ Tướng Whitlam đã nhanh chóng bang giao với VC vào ngày 26 tháng 2 năm 1973, trong khi vẫn duy trì Đại Sứ Quán Úc tại Saigon.
Sau khi vi phạm Hiệp Định Ba Lê, cưỡng chiếm Miền Nam năm 1975, xâm lăng và sa lầy tại Campuchia từ 1978, VC hầu như bị cô lập trên trên chính trường thế giới, ngoại trừ những quốc gia trong khối cộng sản, và một số ít quốc gia thuộc thế giới Tự Do, trong đó có Úc. Nhờ có quan hệ ngoại giao từ 1973, cộng mối quan hệ mật thiết từ thời chiến tranh VN với Đảng Lao Động Úc trong đó có những đảng viên đảng CS, VC luôn coi Úc là một đầu cầu quan trọng tiến tới bình thường hoá ngoại giao với Hoa Kỳ. Đặc biệt, Hoa Kỳ cũng nhận rõ điều đó, nên bí mật hậu thuẫn Úc trong việc giúp VC hội nhập với cộng đồng thế giới, mở đường cho bang giao Mỹ Việt.
Sau một loạt chiến thắng của Đảng Lao Động Úc kể từ năm 1983 và Bob Hawke trở thành Thủ Tướng Úc liên tục 4 nhiệm kỳ, ảnh hưởng của Úc đối với VC càng trở nên quan trọng, nhất là sau chuyến viếng thăm VN của Ngoại Trưởng Úc Bill Hayden vào tháng 6 năm 1983, và Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch đến Úc vào tháng 4 năm 1984. Để giúp VC thoát khỏi sự cô lập về ngoại giao, Úc đã cố vấn Bộ Chính Trị VC thông qua Nghị Quyết số 13 vào tháng 5 năm 1988 với định hướng "tăng bạn bớt thù" (more friends and fewer enemies). Để chứng minh định hướng này một cách cụ thể với thế giới, cơ quan tình báo Mỹ, Úc đã bí mật thuyết phục VC trả tự do cho ông Võ Đại Tôn, cựu Đại Tá QLVNCH, một biểu tượng bền bỉ theo đuổi lý tưởng chống cộng phục quốc suốt thời gian hơn một thập niên kể từ 1975. Trước sức ép của dư luận quốc tế, VC bắt buộc phải đồng ý, và ngày 9 tháng 12 năm 1991, ông VĐT được trả tự do, trở lại Úc, sau thời gian 10 năm bị VC đầy đoạ và cấm cố trong các lao tù cộng sản.
Quanh vấn đề này, có những bằng chứng hậu thuẫn cho một giả thuyết quan trọng cần được nêu lên. Trước khi trả tự do cho ông VĐT, VC đã xảo quyệt giật dây cho NS, một chính trị gia Úc gốc Việt đứng ra thu thập chữ ký, vận động trả tự do cho ông VĐT. VC tin rằng, như vậy, khi ông VĐT được trả tự do, NS sẽ có uy tín để dễ dàng thâm nhập và thao túng cộng đồng người Việt yêu nước tại Úc. Tuy nhiên, vì bất tài và không có chính nghĩa, NS đã không làm nên trò trống gì, và phải nhanh chóng lui vào bóng tối sau khi bị thất bại trong âm mưu, móc nối truyền thông Việt ngữ về VN dự lễ khánh thành Cầu Mỹ Thuận vào tháng 5 năm 2000; và thành lập phái đoàn "tìm hiểu những tiến bộ về nhân quyền của VC trong 10 năm" vào năm 2005.
Có điều, khi giành được tự do cho ông VĐT, mở đường cho VC hội nhập với thế giới Tây Phương, tình báo Úc, Mỹ không thể ngờ họ đã đi chậm một nước cờ chiến lược, khiến cục diện chính trị tại Châu Á và Thái Bình Dương có những thay đổi vô cùng bất lợi. Nguyên do là trước đó một năm, 3 nhân vật trùm sỏ VC là TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ Tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng đã âm thầm tham dự Hội Nghị Thành Đô, tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, ký kết với TBT Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Lý Bằng một hiệp ước với những điều khoản khủng khiếp và bí mật tới độ đến nay sau 25 năm, cả hai nước đều thoả thuận không công bố. (?!)
HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ, VC CAM TÂM LÀM ĐẦY TỚ CHO TC
Cuối thập niên 1980, chứng kiến sự sụp đổ hàng loạt của các nước cộng sản Đông Âu, và thấy CS Nga đang trên đà tan rã, VC hoảng hốt vội vã xin làm đầy tớ trung thành của Trung Cộng, bất chấp thực tế, 10 năm trước, Trung Cộng xua quân xâm lăng VN; và Hiến Pháp cũng như điều lệ của đảng Cộng sản Việt Nam đều ghi, bá quyền Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp, trực tiếp và nguy hiểm nhất. Hậu quả, chỉ trong thời gian ngắn ngủi 10 ngày (22.8 đến 3.9.1990), VC từ thái độ điên cuồng chống TC, trở thành đầy tớ của TC.
Lịch sử ghi nhận, ngày 22.8.1990, Tổng Bí Thư VC Nguyễn Văn Linh gặp Trương Đức Duy, đại sứ TC tại Hà Nội, chính thức xin xỏ được trực tiếp gặp lãnh đạo cao cấp TC. Hiểu rõ sự hoảng hốt lo sợ và vị thế cô lập trên chính trường quốc tế của VC, TC đồng ý cho gặp nhưng đưa ra những điều kiện ngang ngược, trong đó có 4 điều kiện quan trọng: 1. VC phải chấm dứt mọi can thiệp về chính trị quân sự đối với Campuchia; 2. VC phải chấp nhận thương thảo vẽ lại biên giới Việt Trung để giải quyết mọi tồn đọng giữa hai nước trong thời gian 10 năm. 3. Về cuộc chiến xâm lăng VN được TC mệnh danh "Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến" (对越自卫还击战), TC đòi VC phải xin lỗi và thừa nhận, việc TC "dậy cho VC một bài học" là hợp lý; đồng thời VC phải chấm dứt ngay mọi hành động và luận điệu tuyên truyền đánh phá TC. 4. Trong vòng 2 năm, VC phải huỷ bỏ bản Hiến Pháp đã thông qua ngày 18.12.1980, trong đó có đoạn chống phá TC: "Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hoà bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình." 5. Vì Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch có thái độ chống đối TC, TC đòi VC phải truất phế NCT khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, không để ông giữ bất kỳ chức vụ nào về đảng và nhà nước, kể cả Bộ Ngoại Giao.
Biết những đòi hỏi của TC là quá ngang ngược và vô lý, những vì quyền lợi của đảng và bản thân, VC đã vội vàng chấp thuận mọi điều kiện do TC đưa ra. Kết quả, ngày 28.8.1990, đại sứ TC tại Việt Nam cho biết, TC đồng ý cho lãnh đạo VC được gặp nhưng chỉ có ba người là TBT Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng.
Theo “Nhật ký Lý Bằng”, "sáng ngày 3/9/1990 chuyên cơ Việt Nam rời Hà Nội, 1 giờ chiều tới Thành Đô, hai giờ chiều đoàn Việt Nam tới nhà khách Kim Ngưu, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân đón tiếp họ tại phòng khách, rồi cuộc hội đàm bắt đầu.” Mặc dù, tuổi của NVL, PVĐ và ĐM đều bảy, tám chục tuổi, nhưng để ba người không thể bàn bạc với nhau về những đòi hỏi của TC, TC đã buộc ba người ở ba biệt thự cách xa nhau. Kết quả, hội đàm đã được tiến hành chóng vánh, ngày trước ngay sau đã kết thúc. Điều đó chứng tỏ cả 3 nhà lãnh đạo VC đều cúi đầu chấp nhận mọi đòi hỏi của TC.
Cho đến nay, sau phần tư thế kỷ, những điều khoản bí mật được hai bên ký kết tại Thành Đô vẫn không được hai bên công bố. Tuy nhiên, thực tế cho thấy 5 đòi hỏi của TC đều được VC thực hiện nghiêm chỉnh. Cụ thể: 1. Một năm sau Hội Nghị Thành Đô, VC đã ký Paris Peace Agreement với Campuchia vào ngày 23.10.1991; 2. Không đầy 10 năm sau, năm 1999, Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung đã được ký kết với những điều khoản cho thấy VC đã cắt đất cắt biển, bao gồm cả Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, dâng cho TC; 3. VC đã không dám tuyên truyền chống lại TC, thậm chí ngay cả bia mộ chôn những bộ đội VC chết trong chiến tranh Biên Giới Việt Trung, cũng bị xoá bỏ những dòng chữ ghi "hy sinh chống TC xâm lăng". 4. Không đầy 2 năm sau, ngày 18.4.1992, VC cho công bố Hiến Pháp mới, huỷ bỏ đoạn văn chống TC. 5. Năm sau, 1991, Nguyễn Cơ Thạch bị ngưng chức Ngoại Trưởng và bị truất phế khỏi Bộ Chính Trị và BCH Trung Ương Đảng VC.
Ngoài ra, dư luận còn cho rằng, tại Hội Nghĩ Thành Đô, ba nhà lãnh đạo VC còn cam tâm ký kết nhiều điều khoản bất lợi khác, trong đó có việc chấp nhận để VN sáp nhập với TC như là một khu tự trị giống như Tây Tạng. Điều này thực hư chưa biết, nhưng việc cả TC lần VC đều không chịu công bố những điều khoản hai bên đã ký kết tại Hội Nghị Thành Đô, cho thấy đó là những chuyện động trời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc thể và quyền lợi của dân tộc VN.
NGUYỄN TẤN DŨNG LÀ MỘT TÊN KHỦNG BỐ
Tuy là Thủ Tướng VC từ năm 2006, nhưng với quá khứ sinh trưởng tại Cà Mâu năm 1949, con của chính trị viên phó tỉnh đội Rạch Giá, 12 tuổi đã tình nguyện theo VC, 18 tuổi được kết nạp đảng CS, 4 lần bị thương... rõ ràng Nguyễn Tấn Dũng xuất thân là một tên khủng bố đánh phá chế độ hợp pháp hợp hiến VNCH ngày từ năm 1961, khi chưa có một người lính Mỹ hay Úc nào trên lãnh thổ VN. Thêm vào đó, chặng đường từ một tên khủng bố VC trở thành Thủ Tướng VC, chắc chắn NTD đã phạm phải nhiều tội lỗi nghiêm trọng đối với dân tộc VN cũng như nhân loại. Quan trọng hơn, là một trong ba kẻ đầu sỏ của chế độ VC hiện đang tiếp nối bước chân của những kẻ bán nước đã tham dự Hội Nghị Thành Đô, chắc chắn NTD đã cam tâm làm đầy tớ của TC. Dĩ nhiên, để có thể làm đầy tờ TC một cách trọn vẹn và thành công, NTD luôn luôn thủ đoạn nói những lời chống TC được TC chấp thuận. Phải chăng vì hiểu rõ điều đó, nên NTD đi đến đâu cũng bị người Việt yêu nước biểu tình chống đối. Phải chăng vì hiểu rõ điều đó, nên hầu hết báo chí của Úc đều thờ ơ không loan tin chuyến viếng thăm của NTD cả lần trước, lẫn lần này.
Nguyễn Tấn Dũng xuất thân là một tên khủng bố. Hiện tại Nguyễn Tấn Dũng là Thủ Tướng VC, một chế độ độc tài. NTD tham nhũng hối lộ với gia tài lên đến cả chục tỷ Mỹ kim.... Đó là những thực tế cả thế giới đều biết, và chính bản thân NTD cũng biết rõ điều đó. Vì vậy, về nghi lễ ngoại giao, Úc sẽ đón tiếp NTD như là một quốc khách; nhưng trong thâm tâm của những người Úc tự trọng có lương tâm, chắc chắn họ, cũng giống như tất cả những người Việt yêu nước, không thể không khinh bỉ NTD.
Bên cạnh đó, dĩ nhiên cũng có một số người Úc, Việt... cong lưng uốn gối đón tiếp NTD. Nhưng trên đời, ở đâu và thời nào mà chả có cảnh "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" (birds of a feather flock together).
Hữu Nguyên
|
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CHỐNG CỘNG CỦA NGƯỜI VIỆT
YÊU NƯỚC TẠI ÚC
Duy trì và phát huy truyền thống đấu tranh chống cộng trước sau như một của
người Việt yêu nước khắp thế giới, Cộng Đồng NVTD Úc Châu đã ra Thông Báo, kêu
gọi đồng hương tham dự hai cuộc biểu tình phản đối Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn
Dũng, tại Sydney 17.3 lúc 9 giờ sáng trước Quốc Hội NSW, và Canberra 18.3.2015
lúc 9 giờ sáng trước Quốc Hội LB Úc. (nguyên văn Thông Báo Biểu Tình ở
cuối bài).
Khác với chuyến viếng thăm quan trọng có tính đột phá của Thủ Tướng VC Võ Văn
Kiệt vào năm 1993 và Tổng Bí Thư VC Nông Đức Mạnh vào năm 2010 khi Úc và VC
cùng ký kết Thoả Hiệp Hợp Tác Toàn Diện, chuyến viếng thăm Úc lần thứ hai của
NTD (lần trước vào năm 2008) chỉ có tính hình thức như GS Carlyle Thayer tuyên
bố với lời lẽ hoa mỹ "tạo ra một động lực mới cho quan hệ song phương
hai nước".
Bang giao Úc - VC có từ năm 1973, nhưng 20 năm sau, thương mại hai chiều vẫn ì
ạch ở mức hơn $30 triệu Mỹ kim mỗi năm. Cho đến 10 năm trở lại đây, mức độ
thương mại giữa hai nước gia tăng nhanh chóng, lên tới hơn $6 tỷ Mỹ kim vào năm
2014; và đầu tư trực tiếp của Úc vào VN lên tới $1 tỷ 650 triệu Mỹ kim. Tuy
nhiên, số lượng đầu tư của người Úc gốc Việt vào thị trường VN vẫn gần như số
không. Nguyên nhân chính, hơn 300 ngàn người Việt yêu nước tại Úc, nhờ thoát
khỏi chế độ CS bằng con đường tỵ nạn, du học, xuất ngoại lao động, hôn
phối.v.v. đều coi VC là nguồn gốc của mọi bất hạnh cho dân tộc VN, và là những
kẻ tráo trở, độc ác, không thể tin tưởng. Vì vậy, suốt mấy chục năm qua, tất cả
những chuyến viếng thăm Úc của các nhà lãnh đạo cao cấp VC đều bị người Việt
yêu nước tại Úc biểu tình chống đối quyết liệt, khiến họ phải chui cửa hậu,
phải lãnh cà chua trứng thối... Chính thân nhân của cán bộ tại toà lãnh sự và
đại sứ VC ở Úc cũng thú nhận, mỗi khi tổng bí thư, thủ tướng VC sang thăm Úc là
họ phải ngược xuôi tìm đủ mọi cách để có được vài chục người cầm cờ máu VC đón
chào ở phi trường, rồi chụp hình gửi đăng báo trong nước tuyên truyền gỡ quê
cho VC, nhưng cho đến nay vẫn không làm được.
Tinh thần chống đối VC quyết liệt và trước sau như một của người Việt yêu nước
tại Úc đã khiến VC vô cùng hoảng sợ, và chính phủ Úc đau đầu. Muốn giữ thể diện
cho VC, cả VC lẫn chính phủ Úc đều tìm đủ mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, hăm doạ,
lôi kéo gây phân hoá... nhằm biến cộng đồng người Việt tại Úc thành "Việt
kiều yêu nước" dưới sự lãnh đạo của đảng VC, nhưng không thành công. Lý
do, mặc dù một số cá nhân hoặc tổ chức bị VC mua chuộc, nhưng trong một xã hội
tự do dân chủ, họ không thể nào công khai cam tâm tiếp tay kẻ phi nghĩa VC, đi
ngược lại ý chí và nguyện vọng chân chính của tất cả những người Việt yêu nước
chống cộng tại Úc. Ngay cả các chính trị gia Úc, tuy đã được VC quà cáp hậu hĩ
và long trọng đón rước nhiều lần, cũng không dám có thái độ bênh vực hay ca
ngợi VC khi gặp cử tri gốc Việt. Nhiều chính trị gia, thương gia Úc có quan hệ
với VC cũng thẳng thắn nhìn nhận, trong chiến tranh VN, VC đã không có chính
nghĩa; và bây giờ trong hoà bình, VC cũng là kẻ phi nghĩa. Đó là sự thực hiển
nhiên không thể chối bỏ, cho dù chính phủ Úc có bang giao với VC suốt 40 năm
qua hay trong tương lai.
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG BANG GIAO ÚC - VC
Quan hệ ngoại giao giữa Úc và VC được đặt trên nền tảng giữa VC và đảng Lao
Động Úc, trong đó có nhiều thành viên thiên tả, thậm chí là cựu đảng viên CS
Úc, từng biểu tình chống Úc tham chiến tại VN. Vì vậy, khi đảng Lao Động thắng
cử vào năm 1972, Thủ Tướng Whitlam đã nhanh chóng bang giao với VC vào
ngày 26 tháng 2 năm 1973, trong khi vẫn duy trì Đại Sứ Quán Úc tại Saigon.
Sau khi vi phạm Hiệp Định Ba Lê, cưỡng chiếm Miền Nam năm 1975, xâm lăng và sa
lầy tại Campuchia từ 1978, VC hầu như bị cô lập trên trên chính trường thế
giới, ngoại trừ những quốc gia trong khối cộng sản, và một số ít quốc gia thuộc
thế giới Tự Do, trong đó có Úc. Nhờ có quan hệ ngoại giao từ 1973, cộng mối
quan hệ mật thiết từ thời chiến tranh VN với Đảng Lao Động Úc trong đó có những
đảng viên đảng CS, VC luôn coi Úc là một đầu cầu quan trọng tiến tới bình
thường hoá ngoại giao với Hoa Kỳ. Đặc biệt, Hoa Kỳ cũng nhận rõ điều đó, nên bí
mật hậu thuẫn Úc trong việc giúp VC hội nhập với cộng đồng thế giới, mở đường
cho bang giao Mỹ Việt.
Sau một loạt chiến thắng của Đảng Lao Động Úc kể từ năm 1983 và Bob Hawke trở
thành Thủ Tướng Úc liên tục 4 nhiệm kỳ, ảnh hưởng của Úc đối với VC càng trở
nên quan trọng, nhất là sau chuyến viếng thăm VN của Ngoại Trưởng Úc Bill
Hayden vào tháng 6 năm 1983, và Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch đến Úc vào tháng 4
năm 1984. Để giúp VC thoát khỏi sự cô lập về ngoại giao, Úc đã cố vấn Bộ Chính
Trị VC thông qua Nghị Quyết số 13 vào tháng 5 năm 1988 với định hướng "tăng
bạn bớt thù" (more friends and fewer enemies). Để chứng minh định
hướng này một cách cụ thể với thế giới, cơ quan tình báo Mỹ, Úc đã bí mật
thuyết phục VC trả tự do cho ông Võ Đại Tôn, cựu Đại Tá QLVNCH, một biểu tượng
bền bỉ theo đuổi lý tưởng chống cộng phục quốc suốt thời gian hơn một thập niên
kể từ 1975. Trước sức ép của dư luận quốc tế, VC bắt buộc phải đồng ý, và ngày
9 tháng 12 năm 1991, ông VĐT được trả tự do, trở lại Úc, sau thời gian 10 năm
bị VC đầy đoạ và cấm cố trong các lao tù cộng sản.
Quanh vấn đề này, có những bằng chứng hậu thuẫn cho một giả thuyết quan trọng
cần được nêu lên. Trước khi trả tự do cho ông VĐT, VC đã xảo quyệt giật dây cho
NS, một chính trị gia Úc gốc Việt đứng ra thu thập chữ ký, vận động trả tự do
cho ông VĐT. VC tin rằng, như vậy, khi ông VĐT được trả tự do, NS sẽ có uy tín
để dễ dàng thâm nhập và thao túng cộng đồng người Việt yêu nước tại Úc. Tuy
nhiên, vì bất tài và không có chính nghĩa, NS đã không làm nên trò trống gì, và
phải nhanh chóng lui vào bóng tối sau khi bị thất bại trong âm mưu, móc nối
truyền thông Việt ngữ về VN dự lễ khánh thành Cầu Mỹ Thuận vào tháng 5 năm
2000; và thành lập phái đoàn "tìm hiểu những tiến bộ về nhân quyền của
VC trong 10 năm" vào năm 2005.
Có điều, khi giành được tự do cho ông VĐT, mở đường cho VC hội nhập với thế
giới Tây Phương, tình báo Úc, Mỹ không thể ngờ họ đã đi chậm một nước cờ chiến
lược, khiến cục diện chính trị tại Châu Á và Thái Bình Dương có những thay đổi
vô cùng bất lợi. Nguyên do là trước đó một năm, 3 nhân vật trùm sỏ VC là TBT
Nguyễn Văn Linh, Thủ Tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng đã âm thầm tham dự
Hội Nghị Thành Đô, tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, ký kết với TBT Giang Trạch Dân và
Thủ Tướng Lý Bằng một hiệp ước với những điều khoản khủng khiếp và bí mật tới
độ đến nay sau 25 năm, cả hai nước đều thoả thuận không công bố. (?!)
HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ, VC CAM TÂM LÀM ĐẦY TỚ CHO TC
Cuối thập niên 1980, chứng kiến sự sụp đổ hàng loạt của các nước cộng sản Đông
Âu, và thấy CS Nga đang trên đà tan rã, VC hoảng hốt vội vã xin làm đầy tớ
trung thành của Trung Cộng, bất chấp thực tế, 10 năm trước, Trung Cộng xua quân
xâm lăng VN; và Hiến Pháp cũng như điều lệ của đảng Cộng sản Việt Nam đều ghi, bá
quyền Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp, trực tiếp và nguy hiểm nhất.
Hậu quả, chỉ trong thời gian ngắn ngủi 10 ngày (22.8 đến 3.9.1990), VC từ thái
độ điên cuồng chống TC, trở thành đầy tớ của TC.
Lịch sử ghi nhận, ngày 22.8.1990, Tổng Bí Thư VC Nguyễn Văn Linh gặp Trương Đức
Duy, đại sứ TC tại Hà Nội, chính thức xin xỏ được trực tiếp gặp lãnh đạo cao
cấp TC. Hiểu rõ sự hoảng hốt lo sợ và vị thế cô lập trên chính trường quốc tế
của VC, TC đồng ý cho gặp nhưng đưa ra những điều kiện ngang ngược, trong đó có
4 điều kiện quan trọng: 1. VC phải chấm
dứt mọi can thiệp về chính trị quân sự đối với Campuchia; 2. VC phải chấp nhận thương thảo vẽ lại biên giới
Việt Trung để giải quyết mọi tồn đọng giữa hai nước trong thời gian 10 năm. 3. Về cuộc chiến xâm lăng VN được TC mệnh danh "Đối
Việt tự vệ hoàn kích chiến" (对越自卫还击战), TC đòi VC phải xin lỗi và thừa nhận, việc TC "dậy
cho VC một bài học" là hợp lý; đồng thời VC phải chấm dứt ngay mọi
hành động và luận điệu tuyên truyền đánh phá TC. 4.
Trong vòng 2 năm, VC phải huỷ bỏ bản Hiến Pháp đã thông qua ngày 18.12.1980,
trong đó có đoạn chống phá TC: "Vừa trải qua
ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hoà bình
để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm
lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang
của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam
và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình." 5. Vì Ngoại
Trưởng Nguyễn Cơ Thạch có thái độ chống đối TC, TC đòi VC phải truất phế NCT
khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, không để ông giữ bất kỳ
chức vụ nào về đảng và nhà nước, kể cả Bộ Ngoại Giao.
Biết những đòi hỏi của TC là quá ngang ngược và vô lý, những vì quyền lợi của
đảng và bản thân, VC đã vội vàng chấp thuận mọi điều kiện do TC đưa ra. Kết
quả, ngày 28.8.1990, đại sứ TC tại Việt Nam cho biết, TC đồng ý cho lãnh đạo VC
được gặp nhưng chỉ có ba người là TBT Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn
Đồng.
Theo “Nhật ký Lý Bằng”, "sáng ngày 3/9/1990 chuyên cơ Việt Nam rời Hà
Nội, 1 giờ chiều tới Thành Đô, hai giờ chiều đoàn Việt Nam tới nhà khách Kim
Ngưu, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân đón tiếp họ tại phòng khách, rồi cuộc hội
đàm bắt đầu.” Mặc dù, tuổi của NVL, PVĐ và ĐM đều bảy, tám chục tuổi, nhưng
để ba người không thể bàn bạc với nhau về những đòi hỏi của TC, TC đã buộc ba
người ở ba biệt thự cách xa nhau. Kết quả, hội đàm đã được tiến hành chóng
vánh, ngày trước ngay sau đã kết thúc. Điều đó chứng tỏ cả 3 nhà lãnh đạo VC
đều cúi đầu chấp nhận mọi đòi hỏi của TC.
Cho đến nay, sau phần tư thế kỷ, những điều khoản bí mật được hai bên ký kết
tại Thành Đô vẫn không được hai bên công bố. Tuy nhiên, thực tế cho thấy 5 đòi
hỏi của TC đều được VC thực hiện nghiêm chỉnh. Cụ thể: 1. Một năm sau Hội Nghị Thành Đô, VC đã ký
Paris Peace Agreement với Campuchia vào ngày 23.10.1991; 2. Không đầy 10 năm sau, năm 1999, Hiệp Ước Biên
Giới Việt Trung đã được ký kết với những điều khoản cho thấy VC đã cắt đất cắt
biển, bao gồm cả Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, dâng cho TC; 3. VC đã không dám tuyên truyền chống lại TC,
thậm chí ngay cả bia mộ chôn những bộ đội VC chết trong chiến tranh Biên Giới
Việt Trung, cũng bị xoá bỏ những dòng chữ ghi "hy sinh chống TC xâm
lăng". 4. Không đầy 2 năm sau,
ngày 18.4.1992, VC cho công bố Hiến Pháp mới, huỷ bỏ đoạn văn chống TC. 5. Năm sau, 1991, Nguyễn Cơ Thạch bị ngưng chức
Ngoại Trưởng và bị truất phế khỏi Bộ Chính Trị và BCH Trung Ương Đảng VC.
Ngoài ra, dư luận còn cho rằng, tại Hội Nghĩ Thành Đô, ba nhà lãnh đạo VC còn
cam tâm ký kết nhiều điều khoản bất lợi khác, trong đó có việc chấp nhận
để VN sáp nhập với TC như là một khu tự trị giống như Tây Tạng. Điều
này thực hư chưa biết, nhưng việc cả TC lần VC đều không chịu công bố những
điều khoản hai bên đã ký kết tại Hội Nghị Thành Đô, cho thấy đó là những chuyện
động trời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc thể và quyền lợi của dân tộc VN.
NGUYỄN TẤN DŨNG LÀ MỘT TÊN KHỦNG BỐ
Tuy là Thủ Tướng VC từ năm 2006, nhưng với quá
khứ sinh trưởng tại Cà Mâu năm 1949, con của chính trị viên phó tỉnh đội Rạch
Giá, 12 tuổi đã tình nguyện theo VC, 18 tuổi được kết nạp đảng CS, 4 lần bị
thương... rõ ràng Nguyễn Tấn Dũng xuất thân là một tên khủng bố đánh phá chế độ
hợp pháp hợp hiến VNCH ngày từ năm 1961, khi chưa có một người lính Mỹ hay Úc
nào trên lãnh thổ VN. Thêm vào đó, chặng đường từ một tên khủng bố VC trở thành
Thủ Tướng VC, chắc chắn NTD đã phạm phải nhiều tội lỗi nghiêm trọng đối với dân
tộc VN cũng như nhân loại. Quan trọng hơn, là một trong ba kẻ đầu sỏ của chế độ
VC hiện đang tiếp nối bước chân của những kẻ bán nước đã tham dự Hội Nghị Thành
Đô, chắc chắn NTD đã cam tâm làm đầy tớ của TC. Dĩ nhiên, để có thể làm đầy tờ
TC một cách trọn vẹn và thành công, NTD luôn luôn thủ đoạn nói những lời chống
TC được TC chấp thuận. Phải chăng vì hiểu rõ điều đó, nên NTD đi đến đâu cũng
bị người Việt yêu nước biểu tình chống đối. Phải chăng vì hiểu rõ điều đó, nên
hầu hết báo chí của Úc đều thờ ơ không loan tin chuyến viếng thăm của NTD cả
lần trước, lẫn lần này.
Nguyễn Tấn Dũng xuất thân là một tên khủng bố.
Hiện tại Nguyễn Tấn Dũng là Thủ Tướng VC, một chế độ độc tài. NTD tham nhũng
hối lộ với gia tài lên đến cả chục tỷ Mỹ kim.... Đó là những thực tế cả thế
giới đều biết, và chính bản thân NTD cũng biết rõ điều đó. Vì vậy, về nghi lễ
ngoại giao, Úc sẽ đón tiếp NTD như là một quốc khách; nhưng trong thâm tâm của
những người Úc tự trọng có lương tâm, chắc chắn họ, cũng giống như tất cả những
người Việt yêu nước, không thể không khinh bỉ NTD.
Bên cạnh đó, dĩ nhiên cũng có một số người Úc, Việt... cong lưng uốn gối đón
tiếp NTD. Nhưng trên đời, ở đâu và thời nào mà chả có cảnh "ngưu tầm
ngưu, mã tầm mã" (birds of a feather flock together).
Hữu
Nguyên
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment