Monday, August 20, 2012

Đi khiếu kiện đòi đất trở thành vô gia cư


Đi khiếu kiện đòi đất trở thành vô gia cư


Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok

2012-08-16

Người dân ở Việt Nam có đất đai nhà cửa bị trưng thu và kéo nhau đi khiếu kiện là chuyện xảy ra như cơm bữa trong đời sống hàng ngày.


Source Vietnamexodus

Dân oan từ nhiều tỉnh thành kéo về vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở thủ đô Hà Nội đòi nhà nước giải quyết các bất công về đất đai.


Tải xuống - download

Những công dân không nhà


Những người này tự nhận mình là dân oan vì tài sản của họ bị lấy đi mà không được đền bù thỏa đáng. Ra trung ương kiện thì trung ương chỉ về địa phương, về địa phương thì chính quyền địa phương không giải quyết.

Họ phần lớn là dân quê, ở tận trong Nam ra hay ở mãi ngoài Trung vào:

Dân oan Bình Dương: Chính quyền tỉnh Bình Dương thu hồi cưỡng chế lấy đất trái pháp luật nên là bà con chúng tôi ra khiếu nại nay là chín năm rồi mà chính quyền chưa giải quyết.

Dân oan Đak Nông: Tám năm nay lang thang lếch thếch đi làm mướn kiếm ăn vừa đủ tiền là gởi đơn đi kiện. Vừa rồi đi kiện thì ngoài trung ương chỉ đạo vô như vậy là bảy lần để cho tỉnh giải quyết, nhưng mà ông chủ tịch tỉnh giải quyết không đạt tình đạt lý. Gia đình của em là ba liệt sĩ. Một là ông nội, thứ hai là mẹ, thứ ba là anh trai, chết toàn bộ trong chiến tranh, có huy chương có ba bằng tổ quốc ghi công đàng hoàng.

Từ năm 83 chủ tịch huyện Y Yút là ông Hoàng Phú ra lịnh cưỡng chế nhà em, bắt chồng bắt con em bỏ lên xe, ủi hết nhà cửa, lấy ba bằng tổ quốc ghi công bỏ vô bao vất đi đâu không biết nữa, tám năm nay rồi mà chưa trả lại cho em.

Đó là bà Hồng Loan, gia đình liệt sĩ, nhà cửa ở Dak Nông bị trưng thu để xây đường làm chợ. Một dân oan khác ở Thanh Hóa, bà Nguyễn Thị Cúc:

Đang ở phòng tiếp dân của Thanh Hóa, bữa nay là ngày tiếp dân của chủ tịch tỉnh. Tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất từ năm 2002 nhưng ông chủ tịch giữ lại không đưa cho tôi. Đến năm 2005 ông cho người đến cắt một phần hai nhà tôi giao cho người bên cạnh. Đến lúc tôi đi vắng thì coi như nhà bị phá, tài sản bị mất. Từ 2005 đến giờ là không được trả lại đất không được cơ quan nào giải quyết. Như thế là tám năm rồi. Chồng tôi mười năm trong bộ đội, bốn năm ở chiến trường B, con tôi bị chất độc da cam đến nay vẫn chưa được giải quyết chế độ. Còn tôi cũng bị thu hồi sỗ hưu. Tôi trước là Thanh Niên Tình Nguyện theo tiếng gọi của đảng gọi là công tác xây dựng, nơi nào cũng đi.

Ngay bây giờ trên Tuyên Quang là nó lấy đất lấy nhà hai mươi bốn năm rồi không trả, năm nay là hai mươi lăm năm. Không trả thì tôi không có nhà ở, đang nằm khổ cực đói khát ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng đây.

Bà Phạm Kim Thu 87 tuổi

...Ngay bây giờ trên Tuyên Quang là nó lấy đất lấy nhà hai mươi bốn năm rồi không trả, năm nay là hai mươi lăm năm. Không trả thì tôi không có nhà ở, đang nằm khổ cực đói khát ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng đây. Phạm Kim Thu 87 tuổi

Công an đang giải tán nhóm dân oan ở Hà Nội, năm 2009 RFA file

Công an đang giải tán nhóm dân oan ở Hà Nội, năm 2009. RFA file

Dân oan ở Chapa, bà Kiều Chinh: Tôi hiện đang ở số 1 Mai Xuân Thưởng. Ba mẹ tôi là lão thành cách mạng, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, được đảng nhà nước tặng huy chương kháng chiến hạng nhất và các huân huy chương khác. Gia đình tôi được ủy ban nhân dân huyện Chapa cấp đất sử dụng lâu dài, bỏ tiền mồ hôi nước mắt xây dựng được hai khách sạn. Được mười năm thì thi hành án Chapa Lào Cai ập đến cưỡng chế, kê biên tài sản để bán cho người khác đến giờ là bốn chủ, lấy tiền chia nhau bỏ túi và bắt tôi vào tù oan sai hai năm với lý do là tôi có nợ tiền Ngân Hàng Nông Nghiệp Chapa. Đến bây giờ là mười bốn năm không có một ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân tỉnh nào đưa vụ án của gia đình nhà tôi ra xét xử.

Dân oan Tuyên Quang: Tôi là Phạm Kim Thu 87 tuổi đây. Tôi ở Tuyên Quang, chồng liệt sĩ, con liệt sĩ, mẹ có công với cách mạng. Ngay bây giờ trên Tuyên Quang là nó lấy đất lấy nhà hai mươi bốn năm rồi không trả, năm nay là hai mươi lăm năm. Không trả thì tôi không có nhà ở, đang nằm khổ cực đói khát ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng đây. Kêu thì kêu mãi ở Hà Nội đây mà cũng chẳng ai gặp.

Bà Trần Thị Huỳnh Mai, từ Dĩ An, Bình Dương : Tôi chỉ là một công dân bình thường, còn các bác ở đây là gia đình liệt sĩ. Đất cát của tôi bị cán bộ tỉnh Bình Dương thu hồi không đúng. Tôi ở vườn hoa Lý Tự Trọng để đưa đơn nhờ chính phủ giải quyết nên còn dây dưa đây, tôi kiện hoài mà không ra. Tôi đi nay là mười năm rồi. Mười năm thì đi ra đi vào chứ không phải là liên tục ở đâu, vì cuộc sống gia đình nhiều khó khăn thì cũng phải tự lực.

Hộ khẩu : vườn hoa


Có người đi khiếu kiện năm mười năm, có người những hai mươi đến hai mươi mấy năm. Họ trở thành người vô gia cư giữa lòng Hà Nội, ngày vác đơn đến phòng tiếp dân, tối về ngủ ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng sát văn phòng chính phủ số 1 Hoàng Hoa Thám, hoặc tại vườn hoa Lý Tự Trọng đối diện Hồ Tây.

Ngay giữa lòng thủ đô mà có những người sống lây lất trong công viên thì quả là một sinh hoạt lạ thường. Họ sinh sống như thế nào trong hoàn cảnh màn trời chiếu đất ngày này qua ngày khác. Bà Huỳnh Mai nói ở vườn hoa Lý Tự Trọng ai sao thì mình vậy:

Tôi ngủ trong mái nhà của cơ quan, ban ngày cơ quan làm việc, ban đêm cơ quan nghĩ thì mình vào mái hiên của cơ quan mình ngủ, giăng mùng lên mà ngủ, gần bờ hồ thì muỗi mòng nhiều. Nhưng nhờ được sự cứu mạng của nhân dân miền Bắc thương người dân miền Nam chúng tôi, họ cho chúng tôi chăn màn để đắp, tuy cũ nhưng sạch sẽ, tươm tất. Mưa thì có mái hiên, nếu tạt thì có những tấm bạt ni lông che lại, cũng của bà con cô bác người cho tấm cũ tấm rách gì đó, chèm ghép với nhau để mà che chắn lên. Ăn uống thì chúng tôi tự nấu, nước tắm thì tới nhà vệ sinh công cộng, một lần tắm

Người dân khiếu nại đất đai phải ngồi chờ ngày này qua ngày khác số lượng người khiếu kiện về Hà nội ngày càng nhiều. Source vietnamexodus

Người dân khiếu nại đất đai phải ngồi chờ ngày này qua ngày khác số lượng người khiếu kiện về Hà nội ngày càng nhiều. Source vietnamexodus

vậy là năm ngàn đồng.

Sinh hoạt của dân oan nơi vườn hoa Mai Xuân Thưởng cũng vậy, cũng là cảnh chùm đụp vá víu của người không nhà. Bà Kiều Chinh, một trong những người lui tới vường hoa Mai Xuân Thưởng lâu nhất, kể là khi nào trời lạnh quá thì mọi người phải dắt díu nhau vào nhà trọ, không thì cứ ngã lưng ở ghế đá công viên cũng được rồi:

Mang màn theo này, rồi dùng mấy cái áo mưa áo bạt ấy, xong dùng mấy cái que rồi mắc lên cái xe đạp, trùm luôn cả xe đạp qua ghế đá, cắm những cái que cao lên và che cái bạt, xong họ còn kê thêm áo quần rồi co người nằm thì vừa cái ghế đá.

Nấu nướng thì bắc những hòn gạch ra nấu ngay tại công viên vườn hoa. Ba hòn gạch xong để nồi lên nấu. Có người nấu một bữa ăn, có người nổi khói lên cả ba bữa luôn.

Bà Kiều Chinh

Còn mưa thì cắm bốn năm cái cọc cao lên, bắt như kiểu đi cắm trại ấy, còn nếu không mưa thì cứ mắc mùng che qua ghế đá họ ngủ với họ để cái ô che cái chỗ mặt ấy.

Cuộc sống ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng là ăn, ngủ giặt rửa nấu nường ngay tại chỗ:

Cứ sáng thì ra chỗ cái bể nước ở công viên có vòi phun nước lên đó, cứ mua những cái bình của những người đồng nát, mỗi người ba bốn cái bình, gần chục lít nước vừa tắm vừa rửa vừa nấu ăn trong ngày, hết thì sáng mai lại lấy.

Nấu nướng thì bắc những hòn gạch ra nấu ngay tại công viên vườn hoa. Ba hòn gạch xong để nồi lên nấu. Có người nấu một bữa ăn, có người nổi khói lên cả ba bữa luôn. Chung quanh vườn hoa đầy củi trên những cành khô gãy xuống.

Những người gọi là đội tử quản đi cùng với công an có hôm tám chín mười hai giờ đêm họ còn ra đây họ thu hết đồ họ đuổi xong lại ngồi dậy, họ đi rồi lại mắc màn ngủ. Một vài lần có cả công an phường Thụy Khuê với lại đội tự quản ra dọn dẹp những thứ các bà bày bừa ra vườn hoa. Túi bóng túi giấy linh tinh, đại khái làm mất cái mỹ quan đường phố công viên nó bẩn thì họ thu vất lên ô tô. Lúc sau ô tô đổ ở chỗ nào thì họ lại ra họ nhặt về nguyên bản như cũ. Ở đây có mấy chục người như thế.

Đó là về mặt chính quyền, còn người dân thủ đô có lấy chuyện này làm sự khó chịu hay không. Bà Kiều Chinh kể tiếp:

Có người mang quần áo rồi các thứ ra cho những người đi kiện đấy. Có người cho tiền, cho cơm, cho gạo, cho bánh, có người thì cho lòng lợn. Hôm nào cũng có một túm lòng lợn mang ra cho những người ngồi đây.

Nhưng còn ngày rộng tháng dài, những người dân oan quyết bám vườn hoa thủ đô để có chỗ đi khiếu kiện đó , phải làm thế nào để có tiền trang trải từng ngày:

Ở đấy thì đi làm thuê đi nhặt ve chai hầu như gần hết. Chỉ một hai người không chứ còn hầu như nhặt hết. Nhặt ve chai để bán cho cái chú đồng nát cứ buổi chiều là chú ra đấy mua cho các bà. Bán được năm nghìn mười nghìn là cao nhất.

khổ lắm tính nấu tí cơm thì trời mưa chẳng nấu được, có ngày nó thu hết son nồi thì chẳng có cơm ăn. Đêm thì muỗi nó cắn, màn mùng nó giột coi như cứ thức suốt. Kéo dài cuộc sống để mà thưa kiện vậy thôi chứ chả có nguồn nào để mà sống.

bà Cấp ở Điện Biên

Nhiều người gia đình có công với cách mạng như gia đình của các chị, nhiều ba có con liệt sĩ hy sinh cả chồng cả con, rồi nhiều người bị nạn trôi sông nước lũ ở Điện Biên, mất chồng mất con như bà Cấp đấy. Bà Cấp ở Điện Biên là nằm ở đây lâu nhất, cũng đi nhặt ve chai rồi lượm rác các kiểu đấy.

Cũng đang có mặt tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng lúc này, bà Cấp ở Điện Biên, Sơn La, mà bà Kiều Chinh vừa nhắc tới, có đất bị trưng thu làm đập thủy điện mà không được tiền đền bù:

Cuộc sống bay giờ chẳng có cơm ăn, quần áo thì bị thu sạch, công an Việt Nam thu hết rồi. Mười tám năm nay chồng chết chẳng có đồng lương đồng bổng nào. Di dân thủy điện Sơn La đấy mà chính quyền nhà nước chiếm của tôi một nghìn mét vuông đất thổ cư cả nhà xây với cây cối.

Ối giời ơi khổ lắm tính nấu tí cơm thì trời mưa chẳng nấu được, có ngày nó thu hết son nồi thì chẳng có cơm ăn. Đêm thì muỗi nó cắn, màn mùng nó giột coi như cứ thức suốt. Kéo dài cuộc sống để mà thưa kiện vậy thôi chứ chả có nguồn nào để mà sống.

Có vẻ những tiếng than van kêu khổ của bà Cấp hay của những phụ nữ khác mà quí vị vừa nghe, so ra chẳng thấm vào đâu với nỗi oan ức mà họ phải gánh chịu. Những trường hợp được kể trong bài này chỉ là sơ lược, và nếu để các bà mẹ bà vợ thương binh liệt sĩ nói cho hết thì sẽ thấy quá nhiều chi tiết tròng tráo, nhức đầu và phức tạp mà nguyên nhân là cung cách xử lý tùy tiện của viên chức chính phủ cấp địa phương.

Cuộc sống lây lất cực khổ vậy mà cớ gì những người đi khiếu kiện không chịu bỏ cuộc. Câu trả lời chung của những ông bà cô bác tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng và vườn hoa Lý Tự Trọng là họ vẫn hy vọng vẫn tin tưởng rằng lý lịch thương binh liệt sĩ của gia đình, rằng họ là người có công với cách mạng thì phải được quan tâm và đền bù một cách xứng đáng.

Thế nhưng ngày 27 tháng Bảy vừa qua, Ngày Thương Binh Liệt Sĩ, thì chẳng cấp nào người nào trong chính quyền để mắt tới những gia đình thương binh liệt sĩ bị mất nhà mất cửa và đang luẩn quẩn lầm than ở những vườn hoa rất gần văn phòng tiếp dân của chính phủ ở trung tâm Hà Nội.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc kính chào và xin hẹn lại tối thứ Năm tuần tới.








 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link