Sunday, September 23, 2012

TC & Nhat-ban Romney & Obama

TC & Nhat-ban   Romney & Obama
 

PDF
Print
E-mail

 

Friday, 21 September 2012 16:51
 
Cali Today News – Giữa lúc thế giới đang theo dõi cuộc đối đầu căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc, và vai trò của Mỹ trong cuộc đối đầu này, thì tin mới nhất cho biết là hai bên (Trung Quốc và Nhật) đã quay chiều sang hướng khác:
 
Cả hai bên bắt đầu giảm thiểu sự đối đầu căng thẳng, triệt thoái các tàu bè ra khỏi quần đảo điếu ngư.
 
Như các phân tích gia đã nói nếu cuộc xung đột diễn ra, thật khó thể nào giới hạn cuộc đụng độ chỉ xảy ra tại vùng tranh chấp mà thôi, mà có thể lan rộng ra nhiều, và chắc chắn sẽ lôi cả Mỹ, đồng minh bảo hộ an ninh cho Nhật, vào cuộc, đối đầu với Trung Quốc.
 
 
Tàu Nhật Bản và Trung Quốc so kè tại vùng biển gần đảo tranh chấp. Photo courtesy: AP
 
Điều khiến Trung Cộng phải sợ là khi Mỹ tuyên bố, qua thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ là ông Kurt Campbell, là quần đảo Điếu Ngư “rõ ràng” nằm trong hiệp ước 1960 mà hiệp ước này buộc Mỹ phải giúp Nhật Bản khi Nhật bản bị tấn công.
 
Chuyên viên Sun Yun về chính sách an ninh Trung Quốc tại Trung tâm Stimson có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn nhận định: “Tôi thật sự không nghĩ là hai bên có ý định đánh nhau vì những hòn đảo này trong thời điểm này.”
 
 
Đây là thời điểm mà Nhật đang chuẩn bị bầu cử và Trung Cộng thì đang lo chuyện chuyển quyền.
 
Cùng lúc đó, các phân tích gia cho rằng nếu thật sự hai bên đánh nhau thì chưa biết bên nào sẽ thắng. Trung Cộng thì đang xây dựng lực lượng hải quân hùng hậu, nhưng Nhật tuy chỉ là lực lượng phòng vệ, nhưng lực lượng phòng vệ biển (từ tàu ngầm, vũ khí, tàu nổi) cũng không hề yếu thế.
 
 
Tuy Trung Cộng có nhiều tàu chiến hiện đại, nhưng vẫn còn giai đoạn phôi thai thiếu kinh nghiệm. Nếu chỉ dừng thuần tuý ở con số, thì hải quân Trung Cộng hiện chỉ đứng sau Mỹ với 80 tàu chiến cỡ lớn (major warships), 53 tàu ngầm, 50 tàu đổ bộ và 86 tàu mang hỏa tiển tấn công.
 
Trong lúc đó, Lực Lượng Phòng Vệ Biển Nhật Bản có khoảng 48 chiếc tàu chiến cỡ lớn, 16 tiềm thủy đỉnh nhưng đó là một lực lượng đáng sợ so với các cường quốc hải quân khác, kể cả Anh và Pháp.
 
Một số tàu chiến của Nhật Bản còn được trang bị bằng hệ thống chiến đấu Aegis tối tân của Mỹ, có thể tổng hợp dữ liệu từ máy điện toán, radars, những tin tức từ những tàu chiến khác, vệ tinh và không quân, để từ đó theo dõi nhiều mục tiêu khác nhau để hướng dẫn hoả tiển tấn công hiệu quả và chính xác.
 
Hệ thống tiềm thủy đỉnh của Nhật được xem là tân tiến nhất thế giới và xuất quỹ nhập thần nhất, ẩn hiện thật khó lường.
 
Nếu lực lượng hải quân Trung Quốc còn thiếu kinh nghiệm, thì lực lượng phòng vệ biển của Nhật được huấn luyện chuyên môn cao qua nhiều thập niên tập trận và thao dượt với hải quân Mỹ với mục tiêu bảo vệ lãnh hải và hải trình, kể cả chiến tranh tiềm thủy đỉnh.
 
Chưa kể nếu cuộc chiến xảy ra, hai bên có thể huy động không quân vào cuộc.
 
Về tấn công bằng hoả tiển thì là một chuyện phức tạp khác.
 
Trung Cộng có thể huy động 1,200 hỏa tiển liên lục địa mà lâu nay nhắm vào Đài Loan để tấn công các lực lượng và căn cứ quân sự Nhật bản.
 
Và nếu điều này xảy ra, thì Mỹ sẽ chắc chắn đứng về phía Nhật.
Ông Ross Babbage, một phân tích gia về an ninh và là một cựu viên chức cao cấp về an ninh Úc nhận xét: “Tôi không nghĩ là Mỹ sẽ đứng ngoài cuộc.
 
 
Và nếu thế thì đó là một cuộc đại khủng hoảng trên thế giới và tôi không nghĩ sẽ xảy ra. Và tôi cũng không nghĩ bất cứ bên nào thật sự muốn điều này xảy ra.”
 
Và chuyện hai bên “quay sang hướng khác”, xả xì căng thẳng như hiện nay cũng là điều dễ hiểu.
Trần Thị Sông Dinh
 
PDF
Print
E-mail
 
Wednesday, 19 September 2012 11:43
 
Cali Today News - Sau khi một cuộn video quay lén ông Romney được tung ra trong đó ông Romney tuyên bố “47% dân chúng Mỹ sống bám vào chính phủ”, cơn bão giận dữ vẫn chưa giảm bớt.
 
 
Ngay cả ông Paul Ryan, người đứng phó trong liên danh của ông, cũng phải lên tiếng “gánh bớt” thiệt hại cho Cộng Hòa khi nói: “Ông ấy (Mitt Romney) không có tài ăn nói (inarculate) thôi!”
 
 
Ông Romney mất điểm sau vụ phát ngôn không cẩn thận. Photo courtesy: WCNC.com
 
Báo Wall Street Journal đi bình luận có đoạn: “Phải nhìn nhận là ban vận động của Cộng Hòa dở quá, không biết ứng phó ra sao trước những vấn đề quan trọng đủ loại”
 
New York Times thì “phang” còn  nặng hơn khi viết: ‘bầu không khí bực bội bi quan đã thấy chen vào ban vận động cho ông Romney, ban vận dộng này là các cao thủ võ lâm trong chuyện hết tránh né bê bối về quan hệ công chúng của ông Romney đến chuyện ăn nói ẩu tả của ông ấy, người ta thấy họ có vẻ hụt hơi rồi”
Đài KTVU cho biết vụ tiết lộ cuộn băng quay lén có liên quan đến cựu TT Jimmy Carter vì một người cháu của ông Carter đã “thu xếp để cuộn băng này được phát ra”
 
Dù gì đi nữa, TT Obama tự nhiên được “bất chiến tự nhiên thành thêm một phát” khi kết quả thăm dò mới nhất ở các tiểu bang quan trọng như Virginia, Wisconsin, Colorado đều cho thấy ông dang dẫn trước Romney từ 1 đến 4 điểm.
 
Đào Nguyên source ABC News và KTVU
 
PDF
Print
E-mail
 
Thursday, 20 September 2012 20:20
Cali Today News – Kết quả thăm dò mới của Fox News cho thấy rằng TT Obama đang dẫn trước ứng cử viên Romney ở nhiều tiểu bang được xem là trong vòng tranh chấp, nhất là sau tuần vừa qua, một tuần đầy tin xấu cho Mitt Romney.
 
Obama dẫn trước Romney 7 điểm ở Ohio (49% so với 42%), 7 điêåm ở Virginia (50% so với 43%), và tại Florida, Obama dẫn trước 5 điểm (49% so với 44%). TT Obama từng thắng cả 3 tiểu bang này vào 2008, và đó là lần đầu tiên Virginia bầu cho một ứng cử viên Dân Chủ từ 1964.
Ngoài 3 tiểu bang nói trên, có những tiểu bang được xem là trong vòng tranh chấp trước đây, nhưng nay đã nghiêng hẵn về Obama như: Tại Michigan, theo CNN, Obama dẫn trước 8 điểm (52% so với 44%); và tại Wisconsin, theo Marquette Law School, Obama dẫn trước 14 điểm (54% so với 40%).
 
Tháng trước, tại Wisconsin, Obama dẫn trước Romney chỉ 3%.
Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò của Rasmussen, Romney dẫn trước Obama 3% ở New Hampshire.
 
Và theo kết quả thăm dò trên toàn quốc của Viện Gallup thì cả hai ứng cử viên Obama và Romney hiện đang ngang ngữa chết người trong tuần này.
 
Nói một cách khác, tuy Obama có nhiều cơ may tái đắc cử hơn, thế nhưng, chuyện bất ngờ không phải là không có cửa.
Trần Thị Sông Dinh
 
PDF
Print
E-mail
 
Wednesday, 12 September 2012 10:24
 
Cali Today News – Sau hai đại hội đảng của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên tổng thống là những sự kiện lớn, có thể ảnh hưởng đến quyết định bầu cho ai của các cử tri.
 
Vấn đề được chú ý và bàn đến là: Ai sẽ thắng các cuộc tranh luận?
Photo courtesy: CNN
Hầu hết cử tri nghĩ rằng tổng thống Obama sẽ có lợi thế hơn trong 3 cuộc tranh luận sắp tới (theo CNN/ORC International poll) mà kết quả được loan báo tối hôm qua, thứ ba.
 
Các cuộc tranh luận sẽ diễn ra vào ngày 3 tháng 10 tại Denver, Colorado; 16 tháng 10 tại Hempstead, New York; và 22 tháng 10 tại Boca Raton, Florida. Ký giả chính trị của CNN là Candy Crowley, người host chương trình "State of the Union" sẽ điều hợp cuộc tranh luận vào ngày 16 tháng 10.
 
Hai ứng cử viên phó TT là Joe Biden và Paul Ryan sẽ tranh luận vào ngày 11 tháng 10 tại Danville, Kentucky.
 
Chỉ có 5% của cử tri Dân Chủ tin rằng Mitt Romney sẽ thắng cuộc tranh luận, trong lúc đó 18% cử tri Cộng Hòa tin rằng Obama sẽ thắng cuộc tranh luận.
 
59% cử tri cho biết rằng Obama sẽ tranh luận tốt hơn, và chỉ có 34% cử tri tin rằng Romney sẽ tranh luận tốt hơn Obama.
 
Cũng theo thăm dò này, TT Obama được 51% sự ủng hộ của cử tri. Đây là một vùng “xám” cho một tổng thống đương nhiệm tái tranh cử.
 
Theo thăm dò dư luận mới nhất thì 51% đồng thuận công việc mà Obama thực hiện trong cương vị tổng thống, trong lúc đó, 44% là không đồng ý. Với tỷ lệ 51%, Obama tăng được 3% so với trước đại hội đảng Dân Chủ.
 
Con số phụ nữ ủng hộ Obama là 55% so với 39% không ủng hộ, trong lúc đó phái nam ủng hộ Obama thấp hơn với 48% ủng hộ và 49% không ủng hộ.
 
Dựa theo lịch sử, các ứng cử viên đương nhiệm tổng thống có 40% ủng hộ như Jimmy Carter vào năm 1980 và George Bush (cha) vào năm 1992 đều thất cử.
 
Và những ứng cử viên đương nhiệm có tỷ lệ ủng hộ 60% trở lên, như Ronald Reagan vào năm 1984 và Bill Clinton vào năm 1996 đều tái thắng cử.
 
Chỉ có một ứng cử viên đương nhiệm trong lịch sử là George W. Bush (con) được 52% ủng hộ, và đã thắng sít sao cuộc tái tranh cử.
 
Với Obama và mức ủng hộ là 51% thì một cuộc chiến thắng rõ ràng, chắc chắn là không thể bảo đảm. Mitt Romney còn có nhiều cơ hội để lật ngược thế cờ.
 
Thăm dò của CNN có tỷ lệ sai biệt là 3.5%.
Trần Thị Sông Dinh

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link