Trung-quốc đã thu-hồi các lô quần áo có chứa hóa-chất
amine gây độc-hại giết người ;
Tại Việt-nam quần áo, vải sợi của Trung-quốc tràn ngập
thị-trường, nhưng chưa được chính-phủ quan-tâm kiểm-soát ???
TTKh.
From: NGUYỄN VÂN TÙNG
Subject: Nguy cơ ung thư vì quần áo Trung Quốc
Subject: Nguy cơ ung thư vì quần áo Trung Quốc
Nguy
cơ ung thư vì quần áo Trung Quốc
Y.T - 25/02/2013
Mới đây, Trung Quốc phải thu
hồi các lô quần áo do có chứa hóa chất amine gây ung thư cho người sử dụng. Còn
tại Việt Nam, quần áo, vải sợi Trung Quốc tràn ngập thị trường nhưng vẫn chưa
được cơ quan chức năng quan tâm, kiểm soát.
Đây không phải là lần đầu
Trung Quốc tiến hành thu hồi những lô hàng kém chất lượng và gây độc hại cho người
sử dụng. Trước đó, các nhà chức trách tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã công bố
kết quả kiểm tra chất lượng trên các sản phẩm thời trang, jean, đồ lót nữ, trong
đó, tỷ lệ thuốc nhuộm có chứa formaldehyde trên 30mg/kg gây ung thư và 77/240
lô hàng có hàm lượng chất sơ, độ bền màu… không đạt tiêu chuẩn.
Chất aromatic amine và formaldehyde
đều đã bị cấm sử dụng vì có khả năng gây ung thư, dị ứng, kích ứng da cho người
sử dụng. Riêng formaldehyde, nếu hít phải có thể gây ngạt thở và dẫn đến tử
vong.
Những thông tin trên đã khiến
người tiêu dùng lo ngại về chất lượng, độ an toàn của quần áo, vải sợi Trung
Quốc. Bởi từ nhiều năm qua, tại Việt Nam, quần áo Trung Quốc luôn tràn ngập thị
trường từ Bắc vào Nam, lấn át cả hàng nội.
Trên con phố Tây Sơn (Ba Đình,
Hà Nội), hầu hết quần áo trẻ em đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các lô hàng
quần áo trẻ sơ sinh với màu sắc sặc sỡ đều được đựng trong những túi nilon in
chữ Trung Quốc, khi mở ra, lại thấy có mùi hăng hắc, rất khó chịu. Theo các nhân
viên bán hàng, so với hàng Việt Nam, khách hàng thích mua hàng Trung Quốc hơn
vì kiểu dáng đa dạng, màu sắc bắt mắt và giá cả cũng không chênh lệch nhiều so
với hàng Việt. Thậm chí, nhiều sản phẩm của Việt Nam sản xuất còn có giá rẻ hơn
nhưng người mua vẫn không mấy mặn mà.
Tại chợ bán buôn Đồng Xuân
(Hà Nội), gần 100% quần áo trẻ em được bày bán đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Dọc phố Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội), quần áo Trung Quốc đủ loại cũng được tràn
ngập trong shop và
cả ngoài vỉa hè.
Không chỉ ở miền Bắc, quần
áo Trung Quốc cũng phủ kín thị trường TP.HCM. Tại chợ Tân Bình (Q.Tân Bình),
Soái Kình Lâm và thương xá Đồng Khánh (quận 5), lượng vải nhập khẩu lấn át hàng
nội địa cả về số lượng lẫn mẫu mã. Trong khi đó, hàng Việt Nam lại rất đơn điệu
về màu sắc và kiểu dáng nên vẫn bị lép vế so với hàng Trung Quốc.
Đến ngay cả những mặt hàng
do Việt Nam sản xuất cũng không khỏi khiến người tiêu dùng cảm thấy bất an bởi
hầu hết nguồn vải may của các doanh nghiệp trong nước đều phải nhập khẩu, trong
đó nhiều nhất là từ Trung Quốc. Theo các công ty may mặc thì khi nhập nguyên
liệu, họ cũng chỉ quan tâm đến chất liệu vải, giá cả, độ bền chứ không đề ý đến
yếu tố an toàn hay độc hại. Hơn thế nữa, họ cũng chưa nhận được bất cứ khuyến
cáo nào về mức độ an toàn của mặt hàng này.
Bên cạnh đó, trước hàng loạt
các vụ quần áo Trung Quốc chứa hóa chất độc hại gây ung thư khiến người tiêu
dùng e ngại khi mua hàng Trung Quốc, nhiều người bán đã thay đổi nhãn mác Trung
Quốc thành nhãn mác của Việt Nam, điển hình là Saigon Square – nơi được coi là
“thiên đường hàng nhái” (Q.1, TP.HCM) với hàng loạt các sản phẩm nhái các nhãn
hiệu Guess, CK, Gap, D&G…
Không chỉ riêng quần áo mà
nhiều các mặt hàng khác như đồ chơi, thực phẩm, hàng gia dụng… của Trung Quốc đều
phủ kín thị trường Việt Nam nhưng lại thiếu sự kiểm soát của các nhà quản lý thị
trường. Bởi hầu hết các sản phẩm này đều được đưa vào nội địa một cách quá dễ
dàng, không có bất cứ một sự kiểm duyệt nào về chất lượng cũng như độ an toàn.
Nếu có giấy chứng nhận đã qua kiểm dịch thì cũng chỉ là trên giấy tờ và phụ
thuộc vào các doanh nghiệp chứ cũng chẳng có sự kiểm nghiệm thực tế nào. Còn khách
mua hàng, dù vẫn e dè, lo ngại trước chất lượng hàng hóa của Trung Quốc, nhưng
vì muốn con em mình được ăn ngon, mặc đẹp, giá lại rẻ vì điều kiện tài chính
nên vẫn làm ngơ… bất chấp cả độc hại.
Y.T
- Tổng hợp
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment