Friday, March 1, 2013

Không ai có thể ngăn cản hiểu được Sự Thật nguyên nhân Cuộc Chiến Ở Việt Nam


 

doan quan Cong San Bac Viet xam lang Mien Nam



Cộng sản xâm lăng miền Nam: dưới thời đệ I Cộng Hòa (1954-1963)

 [Google Search]




Cộng sản xâm lăng miền Nam: dưới thời đệ I Cộng Hòa (1954-1963)

(Trong tác phẩm: ‘’Nhìn lại cuộc chiến tranh VN 1954-75’’ của GS Lê Đình Cai, sẽ xuất bản. Diễn Đàn Quốc Tế khởi đăng thử một đoạn để lấy ý kiến độc giả trước khi quyết định các phần kế tiếp) Tác giả: GS Lê Đình Cai

Đối với cộng sản, Hiệp định Genève (21-7-54) chỉ là một giai đoạn tạm thời trên một tiến trình vạch sẵn nhằm nhuộm đỏ toàn bộ Việt Nam và đẩy toàn bộ Đông Dương vào qũy đạo của Đệ Tam Quốc Tế. Khi tạm xong công việc cai trị miền Bắc, khi đã đặt được toàn thể nhân dân bên kia vỹ tuyến 17 dưới gọng kềm sắt máu của họ, đảng Cộng sản miền Bắc bắt đầu tính toán cuộc xâm lăng miền Nam.
 
Đầu năm 1957, Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (Khóa II) quyết định "những vấn đề lớn về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ miền Bắc, chuẩn bị về quân sự cho cách mạng cả nước trong giai đoạn mới". Đồng thời Bộ Chính Trị ra nghị quyết "Chuẩn bị phát động cuộc khởi nghĩa ở miền Nam để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tiến tới thống nhất đất nước bằng đấu tranh vũ trang" (1).

Trong Hội nghị Trung ương lần thứ 13 vào tháng 12 năm 1957, Hồ Chí Minh phát biểu: "Ta đang đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng: Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ cách mạng nói trên đều quan trọng, coi nhẹ một nhiệm vụ nào cũng đều sai lầm.

Tuy vậy, nhiệm vụ củng cố miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội có tính chất quyết định cho toàn bộ thắng lợi của cách mạng trong giai đoạn mới..., lực lượng cách mạng ở miền Nam được duy trì và phát triển thì đó là nhân tố trực tiếp quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam". (2) Âm mưu và kế hoạch xâm lăng miền Nam của cộng sản Bắc Việt hoàn toàn đã được bạch hóa ngay trong các tài liệu của sử gia cộng sản.

Đoạn I - Giai đoạn thứ nhất (1955-1960):

1.- Sự chuẩn bị đấu tranh chính trị: Trong hai năm đầu 1955-56, đảng Cộng Sản chủ trương đấu tranh chính trị tại miền Nam, nhiều cuộc biểu tình được tổ chức nhiều nơi để đòi chồng đòi con trở về, vận động rã ngũ, đào ngũ trong quân đội miền Nam, đòi củng cố hòa bình, thực hiện các quyền tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, đặc biệt là đòi hiệp thương tuyển cử với miền Bắc theo quy định của Hiệp định Genève.

Để hổ trợ cho những đòi hỏi chính trị này trong giai đoạn đầu, họ cho một số cán bộ chính trị của họ xuất hiện trong khi chuẩn bị khá kỹ cho cuộc nổi dậy võ trang sau này khi cuộc đấu tranh chính trị thất bại.

Theo tài liệu của chính các sử gia cộng sản công bố sau này thì Nghị Quyết Bộ Chính Trị trong phiên họp từ ngày 5 đến 7-9-54 có đoạn đề cập đến miền Nam như sau: "Nhiệm vụ của Đảng ở miền Nam trong giai đoạn hiện tại là lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ (tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do đi lại,v.v..), cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập". (3) Theo sự phân công của Bộ Chính Trị (4): Lê Duẩn quay trở lại miền Nam bằng máy bay của Ủy Hội Quốc Tế, qua Quy Nhơn rồi trở về Cần Thơ vào mùa Thu năm 1954. Tháng 3, 1955, Trần Lương, Võ Chí Công được cử vào giữ chức Bí thư đảng bộ Liên khu V.

Đầu tháng 8-1955, Nguyễn Xuân Hữu, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa (đã tập kết ra Bắc) cùng 12 cán b ộ đặc công được Cục Quân Báo Bộ Tổng Tham Mưu Cộng sản huấn luyện, lên đường trở lại miền Nam và đã về lại Khánh Hòa hoạt động với giấy tờ hợp pháp (giấy tờ giả).

Cùng các cán bộ tình báo chiến lược cũng đã được gửi vào Nam như Đặng Ngọc Phách, Vũ Văn Thiều, Vũ Ngọc Nhạ, Đinh Thị Vân...

Tháng 10-1954, tại căn cứ Chắc Bảng (Cà Mâu), Hội nghị thành lập Xứ ủy Nam Bộ được tổ chức. Lê Duẩn được cử làm bí thư Xứ ủy Nam Bộ, bao gồm liên tỉnh ủy miền Tây (Nguyễn Thái Bường bí thư), Liên tỉnh ủy miền Đông (Trần Văn Đức bí thư), Liên tỉnh ủy miền Trung (Nguyễn Văn Mùi bí thư) và Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn do Nguyễn Văn Linh làm bí thư, Nguyễn Hữu Xuyến được giao công tác phụ trách quân sự ở Nam Bộ.

Cũng theo tài liệu cộng sản thì con số cán bộ họ để lại không phải là từ 8.000 đến 10.000 người như Neil Sheehan nói trong "L, Innocence perdue" mà Hoàng Cơ Thụy đã dẫn lại trong Việt Sử Khảo Luận (sđd, tập 11, tr. 2780) mà là 60.000 người.

Trong "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-75" tập II, Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam thuộc Bộ Quốc Phòng Cộng Sản Hà Nội đã không cần giấu diếm điều này khi viết: "Nam Bộ có khoảng 60.000 đảng viên ở lại rút vào hoạt động bí mật. Số cán bộ, đảng viên chưa bị lộ thì vẫn sống hợp pháp, làm ăn sinh sống như mọi người dân, tùy cơ ứng biến mà vận dụng các khả năng hợp pháp hoặc không hợp pháp để hoạt đng.

Số đồng chí đã bị lộ thì chuyển sang hoạt động bí mật hoặc chuyển vùng công tác, nhờ sự che chở đùm bọc của nhân dân. Tổ chức chi bộ chia thành hai loại: loại A gồm đảng viên sống và hoạt đng bất hợp pháp, loại B là đảng viên sống hợp pháp, hoạt động hợp pháp và bán hợp pháp". (5)

Cũng theo tài liệu cộng sản thì "để phòng ngừa khả năng xấu, nhiều tỉnh ở miền Nam đã được lênh chôn giấu vũ khí, đạn được. Quân giới Nam bộ được lệnh cất giấu máy móc, dụng cụ ở rừng U Minh để xây dựng công binh xưởng sau này.
 
 Quảng Nam chôn 70 súng; Gia Lai để lại hai hầm gồm 70 súng trường, 7 tiểu liên, 60 súng ngắn, đạn tiểu liêu mỗi khẩu 30 viên, súng trường mỗi khẩu 200 viên; Công Tum để lại gần 80 súng các loại và 4 tấn đạn.

Quân khu V đã chôn giấu trong khu vực từ Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đến bắc Bình Định một số vũ khí đủ để trang bị cho hai tiểu đoàn và một số đại đội độc lập. Miền đông Nam bộ chôn giấu nhiều hầm súng đạn, có cả súng trung liên, đại liên đủ trang bị cho 3 đại đội.

Chiến khu D cất giấu 450 súng các loại; từ súng ngắn đến cối đại liên, cả máy tiện, máy in... Tỉnh Bạc Liêu đề cử người dùng ghe xuồng ra tầu Liên Xô đậu tại Vàm sông Ông Đối chở trên 6 tấn súng đạn đã đóng thùng sẵn đem về cất giấu ở các xã vùng U Minh Hạ. Cà Mâu cất dấu 2000 khẩu tiểu liên, trung liên, súng trường" (6).

Cũng tài liệu của Bộ Quốc Phòng Cộng Sản (Viện Lịch Sử Quân Sự) cho biết: "Ngày 8-2-1955 con tầu Liên Xô Xtav-rôpôn trên dòng sông Ông Đốc chuẩn bị kéo neo rời bến đưa cán bộ, chiến sĩ tập kết chuyến cuối cùng ra bắc, đồng chí Lê Duẩn lên tầu giả đi tập kết rồi bí mật xuống một chiếc xuồng con trở lại đất mũi Cà Mâu.
 
Đồng chí Võ Văn kiệt, ủy viên Liên tỉnh ủy miền Tây đưa đồng chí Lê Duẩn về các cơ sở cách mạng ở Tân Hưng Tây (Cái Nước) rồi Khai long, Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) Nguyên Phích, Cái Tầu (huyện Trần Văn Thời)... trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân’’. (7)

Tài liệu này cũng đề cập đến việc Phạm Văn Đồng, thay mặt trung ương giao nhiệm vụ cho một số anh em trí thức là đảng viên vào miền Nam hoạt động công khai hoặc hợp pháp trong "Phong trào đấu tranh chống Mỹ-Diệm". Tài liệu cũng nhắc đến tên các trí thức này như luật sư Nguyễn Hữu Thọ, giáo sư Phạm Huy Thông đã lãnh đạo "Phong trào Hòa bình" ở Sài Gòn - Chợ Lớn. (8)

Ngày 4-2-1955, Hồ Chí Minh tuyên bố: "Sẵn sàng lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam-Bắc như hiệp định Genève năm 1954 qui định nhằm tạo điều kiện cho các đoàn thể chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, cho nhân dân ở miền Bắc và miền Nam được liên lạc với nhau, được tự do đi lại giữa hai miền."

Ngày 19 tháng 7, 1955, chính phủ Hà Nội gửi công hàm cho chính quyền miền Nam đề nghị cử đại biểu tham dự hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20 tháng 7, 1955 để bàn về việc thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc theo đúng như hiệp định Genève qui định. Trong bức công hàm này. Phạm Văn Đồng đã mở đầu "Kính thưa Tổng thống", theo lời thuật lại của ông Đoàn Văn Thêm, người từng nắm chức vụ cao trong Dinh Độc Lập (từ 12-7-1954 đến ngày 1-11-1963) (9).

Tuy nhiên, ông Diệm vì không muốn công nhận Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nên sai các Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa phân phát một giác thư đại ý nói rằng:

"Chúng tôi không có ký hiệp định Genève, chúng tôi không bị bó buộc vào một điều khoản nào của hiệp định ấy... Chúng tôi sẽ đấu tranh để thống nhất đất nước. Chúng tôi không bác bỏ nguyên tắc tổng tuyển cử tự do là phương tiện hòa bình và dân chủ để thực hiện thống nhất. Song đứng trước chế độ áp bức của Việt Minh, chúng tôi hoài nghi rằng ở Bắc Việt khó có thể thực hiện một cuộc bầu cử tự do...

"Đối với những người sống trên vĩ tuyến 17, tôi (tức Ngô Đình Diệm) kêu gọi họ cứ tin tưởng. Với sự chấp thuận và hỗ trợ của Thế giới Tự do, Chính phủ Quốc Gia sẽ đem lại cho các người độc lập tự do." (10) Về việc này, ông Nguyễn Trân, cựu tỉnh trưởng Khánh Hòa (Nha Trang) rồi Định Tường (Mỹ Tho) có viết lại trong hồi ký "Công và Tội: Những sự thật lịch sử" rằng: "Một hôm có việc vào Dinh Độc Lập, tôi gặp Tổng thống Diệm và đề nghị với ông nên đòi hiệp thương tổng tuyển cử với miền Bắc với những điều kiện có lợi cho quốc gia.
 
Nếu cộng sản chấp nhận thì theo điều kiện của chúng ta, nếu từ chối sẽ mất lập trường. "Nếu cụ để miền Bắc đòi", tôi nói, "mà cụ từ chối thì rất bất lợi". Đ hơn một tháng sau tôi có việc gặp lại Tổng thống.
 
Lúc bấy giờ ông đã từ chối lời yêu cầu mở Hiệp thương của Phạm Văn Đồng với lời tuyên bố như sau: "Chúng ta không ký hiệp định Genève, chúng ta không bị hiệp định đó ràng buộc, vì trái với ý muốn của nhân dân. Chúng ta không thể xem xét đề nghị của Việt Minh nếu không đủ bằng cớ rằng Việt Minh đặt quyền lợi tối cao của cộng đồng dân tộc lên trên quyền lợi của cộng sản."

Cảm thấy sự bất lợi đã từ chối như tôi đã nói trước với ông, ông nói với tôi: "Phải chi tôi nghe lời anh thì được việc rồi!" (11) Hoàng Cơ Thụy đã trích dẫn một tài liệu mật của Ngũ Giác Đài (The Pentagon papers) công bố năm 1971 cho biết rằng: "... Trong thực tế, cuộc xâm nhập của Việt Minh từ Bắc Việt vào Nam đã bắt đầu ngay từ năm 1955 nhưng chỉ đến năm 1959 thì cơ quan tình báo CIA mới có đủ chứng cớ rằng sự xâm nhập ấy đã có tầm vóc lớn". (12). Cũng tài liệu của Ngũ Giác Đài trên đây cho biết thêm:

"Lê Duẩn, gốc người Nam Việt (?) trở ra Hà Nội năm 1957 sau khi đã lén lút ở trong miền Nam hai năm (tức là các năm 1955-56); hắn báo cáo với Bộ Chính Trị của đảng Lao Động (le politburo) rằng cuộc kháng chiến ở trong Nam có kết qủa rất kém, vậy không nên mất thì giờ làm đấu tranh chính trị nữa, cần phải cấp tốc làm đấu tranh quân sự.
 
 - Tháng 12-1958, CIA bắt được một chỉ thị của Hà Nội gửi cho Bộ chỉ huy vùng Cao Nguyên trung phần, cho hay rằng Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao Động đã quyết định "khai nguyên một giai đoạn mới đấu tranh".
 
- Tháng 1-1959 CIA bắt được một mệnh lệnh (của Hà Nội) ra chỉ thị thành lập hai căn cứ để làm địa bàn cho du kích chiến, một ở Tây Ninh cạnh biên giới Cao Miên, một ở miền Tây cao nguyên Trung Việt. - Hồi ấy Lê Duẩn lại lén lút trở vô Nam.
 
- Đến tháng 5-1959 thì quyết định trên đây của Bộ Chính Trị được Ban Chấp Hành trung Ương đảng Lao Động (le comité Central), khóa thứ 15, hoàn toàn chuẩn y. "Vậy khởi điểm chính thức của sự can thiệp của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (vào xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa) là bản nghị quyết tháng 5-1959 ấy" (13)

Đem đối chiếu tài liệu của Ngũ Giác Đài thu nhận với những gì mà các sử gia cộng sản đã công bố thì rất khớp với nhau. Trong sách "Việt Nam, những sự kiện 1945-75", Viện Sử Học Hà Nội ghi lại:

"Năm 1959, tháng 5 - Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ 15. Hội nghị kiểm điểm tình hình và đề ra đường lối cho cách mạng miền Nam nhằm thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ. Hội nghị khẳng định nhiệm vụ củng cố miền Bắc làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào ta ở miền Nam nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước". (14). Với tất cả những sử kiện thu thập được như trên từ nhiều nguồn khác nhau, chúng ta có thể kết luận dứt khoát: - Đảng Lao Động (tức đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên) chính thức điều động cuộc xâm lăng miền Nam. - Bắc Việt được xử dụng như là căn cứ địa để chỉ huy và viện trợ về nhân lực và tài lực cho cuộc xâm lăng ấy. contiep

-- Nong bi' Dai" (webmaster@ngoisao.net), September 25, 2004

Answers


Response to Cộng sản xâm lăng miền Nam: dưới thời đệ I Cộng Hoà (1954-1963)


II.- Sự chuẩn bị võ trang bạo động "Phong Trào Hòa Bình" năm 1954 do luật sư Nguyễn Hữu Thọ cầm đầu hoạt động khá mạnh sau hiệp định Genève. Chính quyền miền Nam đã phải ra lệnh bắt giam một số người lãnh đạo như Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng, Thạc sĩ Phạm Huy Thông. Nhưng tất cả đều được thả ra vào cuối năm 1956.

Trần Bửu Kiếm (nguyên Tổng thư ký Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ và bây giờ là Kỳ ủy đảng Dân Chủ Nam Bộ do Trung ương Cục miền Nam đảng Lao Động biệt phái sang và lãnh đạo ngầm) được lệnh đi tìm thăm các nhân vật trong "Phong trào Hòa bình" đặc biệt là LS Nguyễn Hữu Thọ (đang sinh sống tại Nha Trang) để chuẩn bị nhân sự cho một thế đấu tranh mới kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh võ trang theo đường lối cách mạng vô sản chuyên chính.

Năm 1958 coi như năm cực thịnh của chính quyền miền Nam và cũng là năm xem như toàn bộ hệ thống cơ sở của Việt Cộng gài lại hoạt động ở miền Nam tan tác không còn gì. Giữa lúc đó, Hà Nội quyết định gửi cán bộ vào Nam, mở đầu cho phong trào "Hồi kết", xây dựng lại lực lượng, lập lại cơ sở để mở phong trào "Đồng Khởi" toàn bộ vào năm 1959. Dù muốn dù không, dù coi thường hiệp định Genève đến đâu, hai bên Sài Gòn và Hà Nội vẫn còn bị hiệp định Genève ràng buộc, còn sợ bị dư luận và ảnh hưởng thế giới kềm chế, nên đối với Hà Nội, muốn mở lại cuộc chiến tranh vũ trang, đánh miền Nam không thể và không dám làm một cách công khai được. Muốn che mắt thiên hạ, muốn cho thiên hạ lầm lẫn và không thể đổ trách nhiệm về mình, Hà Nội cử Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bí mật vào Nam quan sát tình hình thi hành quyết nghị mật của Bộ Chính Trị (Nguyễn Chí Thanh nguyên là Ủy viên B chính trị, Bí thư Trung ương Đảng trong Ban Bí Thư, phụ trách về vấn đề nông dân và thanh niên, đồng thời là bí thư Tổng quân ủy Trung ương hay nói cách khác là Chính ủy Toàn quân). (15)

Đầu năm 1959, Hà Nội cho thành lập "những toán chở đồ lậu" (des équipes de contrabandiers) gồm những người gốc miền Nam đã tập kết ra Bắc hồi năm 1954. Họ có nhiệm vụ chuyên chở vật thực, thuốc men và những nhu phẩm khác, dọc theo đường mòn của hệ thống xuyên sơn. Trong hai năm 1959-60, đã có chừng 26 toán, tổng cộng là 4.500 người đã vô Nam. Hai phần ba những người ấy là đảng viên đảng Lao Động (tức đảng Cng sản). (16)

Tháng 4-1959 Hà Nội đã thiết lập Lữ đoàn Chuyên Chở số 559 đặc dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Ban chấp hành trung ương Đảng để chuyên lo những dịch vụ xâm nhập vào miền Nam.

Chính lữ đoàn này, dưới quyền Đại tá Đồng Sĩ Nguyên đã lo xây đắp "đường mòn Hồ Chí Minh". Ông Đỗ Mậu trong "Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi" ghi nhận "Ngay từ năm 1956, sau khi ông Diệm được Hoa Kỳ khuyến khích và bảo trợ việc tổ chức tổng tuyền cử hai miền theo qui định của hiệp ước Genève, nên tập đoàn lãnh đạo Hà Nội một mặt cho đài phát thanh Hà Nội suốt ngày tố cáo sự vi phạm trắng trợn này và kêu gọi nhân dân miền Nam nổi dậy, mặt khác tiến hành việc khai thông và chỉnh trang lại con đường giao liên và vận chuyển từ Bắc vào Nam gọi là "đường giây ông Cụ" để sau này (từ 1959-60) biến thành "đường mòn Hồ Chí Minh" (17)

Đường mòn Hồ Chí Minh xuất phát từ Vinh đi dọc theo dãy Trường Sơn đến gần vùng vĩ tuyến 17 thì bám sát biên giới Lào Việt, bám sát Trường Sơn Đông để mớ lối chuyển quân về Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, vào cao nguyên miền Trung như Daksut, Dakto, Kontum để tiến về An Khê Bình Định. Rồi đường mòn băng qua đất Campuchia tiến về chiến khu D trong vùng biên giới Miên-Việt rồi từ đó mở đường tiến quân về Lộc Ninh.

Đường mòn HCM đã nắm giữ vai tró huyết mạch trong việc chuyển vận lương thực, đạn được, quân trang, quân dụng và cả nhân lực từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Richard Nixon đã đề cập đến tầm quan trọng chiến lược của đường mòn HCM như sau: "Đường mòn HCM khiến cho quân đội cộng sản có thể đi vòng quanh khu phi quân sự giữa Bắc Nam để đánh miền Nam vào chỗ nào mà đối phương không ngờ tới.

Nếu Nam Việt chỉ phải chống xâm lăng của Bắc Việt ở 70 cây số "khu phi quân sự", thì họ có thể tự bảo vệ mà không cần đến quân lực Hoa Kỳ. Trong cuộc chiến tranh Cao Ly, Bắc Hàn chỉ tấn công ở biên giới chứ không thể dùng đại dương như hai bờ Nam Hàn làm thánh địa để tấn công.

Nhưng Hà Nội có nhiều thánh địa tại Ai Lao và Cao Miên, dùng làm bàn đạp để tấn công chớp nhoáng Nam Việt rồi rút lui lập tức. Mà biên giới phải bảo vệ thì kéo dài từ 70 lên đến 1000 cây số...

Tuân theo hiệp định năm 1962 về việc trung lập hóa Ai Lao, Mỹ đã phải rút quân hết ra khỏi nước Lào, nên không thể ngăn cản Bắc Việt kiện toàn đường mòn HCM kể từ năm đó, gây ảnh hưởng rất tai hại cho những giai đoạn sau của chiến tranh." (18)

- Ngoài việc vận chuyển qua đường mòn Hồ Chí Minh, cộng sản Hà Nội còn vận chuyển võ khí quân như vào miền Nam bằng đường biển, qua hải cảng Sihanoukville của Cao Miên do Hải đoàn 579 phụ trách (19). Song song với việc chuyển người và vũ khí đạn được vào miền Nam, những cán bộ cộng sản nằm vùng đẩy mạnh công tác gián điệp tình báo và kinh tài.

Cao Thế Dung kể rằng: "Theo giới tình báo, sau Genève 54, cộng sản đã để lại Sài Gòn 50 triệu bạc để tiếp tục gây dựng cơ sở kinh tài và nuôi tình báo... Họ cho người đem tiền ấy vào các kinh doanh tư nhân góp vốn, như hãng tầu chuyên chở Nguyễn Văn Bửu (ở Trung), hãng bào chế OPV của Nguyễn Cao Thăng, nhà máy sợi Vimytex, công ty thủy tinh Thanh Hoa (ở Nam), nhất là cơ sở kinh doanh của nhóm Nguyễn Trung Thành và Ngân hàng Việt Nam mà Nguyễn Văn Diệp là điển hình (năm 1973 Diệp trở thành Tổng trưởng Thương Mại của chính phủ Trần Thiện Khiêm". (20)

Một mặt họ tìm cách khuyến dụ dân miền Nam theo "kháng chiến" chống lại cái mà họ gọi là "chế độ Mỹ-Diệm", mặt khác họ thi hành chính sách thủ tiêu, ám sát những viên chức mà họ gọi là "tay sai" của chính phủ Diệm, đa phần là các viên chức xã, ấp. Theo ghi nhận của Tòa Đại Sứ Mỹ thì "nếu cả năm 1958 chỉ mới có 193 vụ ám sát các xã trưởng, thì riêng trong 4 tháng sau cùng của năm 1959 đã có thêm 119 vụ ám sát nữa" (21).

Đỗ Mậu cho biết con số tổn thất của số cán bộ chính quyền cao hơn nhiều: "Chỉ nói riêng năm 1957 mà thôi, số cán bộ chính quyền bị thủ tiêu đã lên đến 472 người. Con số này tăng gấp đôi vào năm 1958 và đến 1959 thì trung bình cứ mỗi tuần lễ có đến 15 cán bộ nông thôn hoặc viên chức xã ấp bị Việt cộng giết" (22)

Ngày 8-7-1959, hai quân nhân Mỹ đầu tiên bị tử thương khi một trái bom nổ trong căn cứ không quân Biên Hòa. Ngày 26-9-1959 một cuộc phục kích của Việt Cộng làm tử trận 12 người lính của hai Đại đội thuộc Sư đoàn 23 Việt Nam Cộng Hòa, cướp đi hầu hết các vũ khí.

Ngày 26-1-1960 một Trung đoàn thuộc Sư đoàn 21 đóng ở Trảng Sụp, cách tỉnh lỵ Tây Ninh khoảng 12 cây số bị Việt Cộng tấn công gây thiệt hại nặng nề cả nhân mạng lẫn vũ khí. Sư đoàn 21 do trung tá Trần Thanh Chiêu chỉ huy. Tướng Trần Văn Đôn kể lại: "Đầu năm 1960, Việt Cộng gia tăng tấn công vào các đồn, nhất là cuộc tấn công đại quy mô vào một Trung đoàn thuộc Sư đoàn 12 ở Tây Ninh do Trung tá Trần Thanh Chiêu chỉ huy (ông Đôn ghi nhầm, đúng ra là Sư đoàn 21) .

Điều này chứng tỏ Việt cộng đã hoạt động mạnh và lúc đó Bắc Việt đã cho quân vào Nam, nhưng trên đài phát thanh, Hà Nội tuyên bố có mấy Sư đoàn của họ ly khai để tránh tiếng với thế giới." (23) III.- Việc thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (20-12- 1960): Vào tháng 5-1959, Ban chấp hành trung ương đảng Lao Động Việt Nam họp khóa 15, quyết định rằng Bắc Việt sẽ chính thức chỉ huy cuộc xâm lăng miền Nam bằng võ trang quân sự.
 
 Hai chiến khu cũ được tái lập: một ở Tây Ninh gọi là "R", một ở Cao nguyên miền Trung tức Liên đoàn V cũ. Viện Sử Học Hà Nội trong "Việt Nam, Những Sự Kiện" tập I đã kể rằng: "Trong cao trào cách mạng, hồi 8 giờ tối 19-12-1960, tại một vùng giải phóng của miền Đông Nam Bộ, đại biểu các cấp, các đảng phái, các tôn giáo, các dân tộc toàn miền Nam đã họp Đại hội để thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam.
 
Một giờ sáng ngày 20-12, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố thành lập, Mặt trận công bố chương trình hành đng gồm 10 điểm mà nội dung cơ bản là đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, nhằm xây dựng một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, thống nhất nước nhà.

"Ngay sau khi Mặt Trận ra đời, đông đảo công nhân đồn diền cao su Trảng Bàng và nhiều đồn điền khác thuộc tỉnh Tây Ninh đã cùng tham gia mít tinh, biểu tình thị uy chung với nông dân hoan nghênh Mặt Trận thành lập và tố cáo tội ác khủng bố nhân dân của Mỹ-Diệm". (24) Lời tường thuật trên đây cho chúng ta thấy là MTDTGPMNVN là một tổ chức tự phát của nhân dâm miền Nam nhằm mục đích đánh đổ chế độ của Ngô Đình Diệm và sự can thiệp của "Đế Quốc Mỹ".
 
Nhưng sự thật không đúng như vậy. MTDTGPMNVN chỉ là con đẻ của cộng sản Hà Nội như sẽ được minh chứng qua các tài liệu sử dưới đây. Đảng cộng sản với sở trường thay hình đổi dạng muôn mặt để lường gạt quần chúng nhằm thực hiện mưu đồ xích hóa toàn bộ Việt Nam và Đông Dương dưới ngọn cờ của Đệ Tam Quốc Tế.

Họ đã lừa gạt nhân dân lần thứ nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp khi cho ra đời "Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh" (gọi tăt là Việt Minh) dưới thời Đông Dương Cộng Sản Đảng. Nay đảng Lao Động (chỉ đổi tên thực chất vẫn như vậy) lại cho ra đời ở miền Nam cái gọi là MTDTGPMNVN để lôi kéo toàn dân từ Bắc chí Nam làm "kháng chiến chống Mỹ-Diệm", đây là vụ lường gạt lần thứ hai.

Không phải ai cũng nhận ra được sự lường gạt này của cộng sản Hà Nội. Ngay chính Đại tướng Nguyễn Khánh, cựu Quốc trưởng VNCH (1963-65) cũng vẫn chưa nắm rõ quyền lực thật sự nằm sau MTDTGPMNVN là ai nên ông đã kể lại trong những cuộc gặp gỡ riêng tư với chúng tôi ở San Jose và gần đây trong buổi nói chuyện của ông ở trường Texas Technology University tại thành phố Lubbock (Texas) ngày 16-4- 1999 rằng:

"Về nỗ lực hòa bình, tôi đã bắt được đường giây liên lạc với các lãnh đạo cao cấp của MTDTGPMNVN như kỹ sư Huỳnh Tấn Phát, Phó chủ tịch. Sau này ông Phát trở thành thủ tướng chính phủ thuộc MTGPMNVN... Chỉ vỏn vẹn một tuần trước khi tôi bị bắt buộc phải lưu vong xa xứ tôi đã nhân được một lá thư của Huỳnh Tấn Phát nói lên sự mong muốn thảo luận các vấn đề hòa bình với chính phủ VNCH" (Tướng Nguyễn Khánh đã phải rời xứ vào ngày 25-2-1965). (25).
 
1.- Nguyên nhân thành lập: Sau khi việc hiệp thương và tổng tuyển cử bất thành. Bộ Chính Trị cộng sản ở Hà Nội đã quyết định chuyển qua giai đoạn đấu tranh chính trị (1955-1956), qua giai đoạn đấu tranh kết hợp chính trị và vũ trang kể từ đầu 1958.
 
Họ nhất quyết "thi hành nhiệm vụ quốc tế" là thống nhất Nam-Bắc để cộng sản hóa Việt Nam rồi toàn thể Đông Dương, MTDTGPMNVN ra đời để nhắm tới mục tiêu đó.

Việc hình thành Mặt Trận này giúp họ tránh được sự chỉ trích của công luận thế giới vì họ cố ra sức tuyên truyền rằng đây chỉ là tổ chức tự phát do nhân dân miền Nam nổi dậy chống lại độc tài Ngô Đình Diệm và sự hiện diện của ngoại bang (Mỹ thay thế Pháp).
 
Kim Nhật tác giả cuốn "Về R" đã xác định rõ lý do liên quan đến dư luận quốc tế này như đã trích dẫn ở phần trên. Tác giả Kim Nhật cũng kể lại lời phát biểu của Nguyễn Hữu Thọ khi nói chuyện cùng Trần Bửu Kiếm "Tôi cũng biết từ trước đến nay cuộc cách mạng này là do Đảng lãnh đạo.

Tất cả thành qủa đạt được ngày nay đều do các cán bộ của Đảng thực hiện, chịu bao nhiêu gian khổ hy sinh tạo nên. Nhưng ngày nay ở vào cái thế không dừng được, phải ra mặt công khai chống đối, đánh đuổi kẻ thù vì cái thế chính trị cũng như dựa vào những điều kiện khách quan ở bên ngoài và chủ quan ở trong nước, trong nội bộ của chúng ta nên mấy anh mới vận động thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam này..." (26).

Mt lý do nữa để MTDTGPMNVN ra đời là chính sách tố cộng cùng sự đàn áp mọi xu hướng chính trị đối lập của chế độ Diệm đã đẩy rất nhiều thành phần bất mãn chống lại chính quyền. Họ cần được tập hợp lại và đảng Lao Đng đã nhìn được lợi thế này.
 
Đỗ Mậu đưa ra nhận xét: "Chính vì đã không xây dựng được niềm tin đó (của quần chúng), chính vì đã không xây dựng được sự ủng h đó cho nên khi cái gọi là MTDTGPMNVN ra đời, chúng đã có sẵn một đại khối thôn quê (đang là nạn nhân bất mãn với chính quyền) che chở, bảo vệ và yểm trợ.
 
Không triệt tiêu được từ trong trứng nước mầm mống cộng sản tại miền Nam mà lại còn trực tiếp đóng góp cho sự lớn mạnh của chúng, chính là tội lớn của chế độ Ngô Đình Diệm..." (27) 2.- Thanh phần lãnh đạo MTDTGP-MNVN.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (như đã nhắc đến trong phần trước) từ Hà Nội cải trang vào Nam Vang và cho người về liên lạc với Thường vụ Trung ương Cục miền Nam đóng ở rừng sâu Chiến khu D thuộc tỉnh Phước Thành. Nguyễn Chí Thanh sau khi nghe báo cáo tình hình, trao quyết nghị của Trung ương Đảng chỉ thị cho Trung ương Cục Miền Nam phải gấp rút chuẩn bị cho công bố một tổ chức, tên được chọn sẵn là "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam". Theo Kim Nhật trong "Về R" thì: "Thế là từ cuối năm 1958, cuộc vận động thuộc Trung ương Cục Miền Nam tiến hành ráo riết.

Nhưng còn mỗi một băn khoăn lớn là không biết chọn ai làm chủ tịch, cầm đầu cho cái tổ chức đó. Nếu đưa một cán bộ của Đảng, một ủy viên Trung ương Đảng thì dễ qúa, thiếu gì người, nhưng như vậy thì việc đó tự nó đã tố cáo sự vi phạm trắng trợn của Hà Nội lại không có lợi về mặt tuyền truyền.

Phải chọn một người trong giới trí thức tương đối có tiếng tăm để gây nên một tiếng vang, nhưng người đó là ai? Ai có thể chịu, dám từ bỏ mọi sự nghiệp, chịu gian khổ, hy sinh đến tiếng tăm mình? Nhiều người được đặt ra để vận động nhưng không thành. Cuc vận động giữa Trần Bửu Kiếm và Nguyễn Hữu Thọ trở nên ráo riết, cũng chưa mang lại kết qủa nào. Trong lúc đó, Hà Nội thúc dục hàng ngày việc công bố danh sách và tổ chức "MTDTGPMN".

Đến giữa năm 1960, việc đưa Nguyễn Hữu Thọ ra làm chủ tịch Mặt Trận vẫn chưa thành, Trung ương Cục miền Nam bèn dự định chọn Bác sĩ Phùng Văn Cung. Sứ giả được tung ra, đi mời những đại biểu được vận động trước và chọn sẵn về dự buổi họp tại căn cứ giữa rừng sâu, gần cầu Cần Đăng, trên đường đá đỏ Trà Băng, Trại Bí - Xóm Mới - Bổ túc - Sóc Ông Trang thuộc tỉnh Tây Ninh, cách biên giới Việt Miên quãng 7 cây số ngàn.

Nhưng vào một sáng tháng mười năm 1960, trạm giao liên Suối Đá của "đường dây ông Cụ" (tức đường giao liên đưa cán bộ từ bắc vào nam) tiếp nhận hai người khách đặc biệt cùng một đại đi theo bảo vệ. Họ đi từ phiá sông Đồng Nai, vượt qua đồi Bù Cháp, đồi Tam Cấp đến. Hai người khách đó, một mặc sơ mi trắng cụt tay, quần tây xám, mang giầy bata, cỡi ngựa, và một mặc bộ bà ba đen đi bộ, chân mang dép râu.
 
Cả hai đều mồ hôi nhễ nhại, dù đường đi lá rừng che phủ không lọt chút nắng và khí hậu về trưa vẫn còn gai gai lạnh. Hai người khách đó là Trần Bửu kiếm và Nguyễn Hữu Thọ." (28) Rồi Kim Nhật kể tiếp: "Trong buổi tiệc tối được người ta mệnh danh là "buổi tiệc họp mặt" của Ủy ban Vận đng Đại hội Nhân dân Miền Nam, Nguyễn Hữu Thọ được Trần Bửu Kiếm giới thiệu cùng mọi người:

- Thưa qúy vị, hôm nay tôi rất sung sướng và hân hạnh được giới thiệu với qúy vị: đây là luật sư Nguyễn Hữu Thọ, linh hồn của "Phong Trào Hòa Bình" năm 1954, người mà bọn thực dân Pháp và Mỹ- Diệm cúi đầu kính nể sợ hãi, nhiều phen âm mưu sát hại nhưng không sao sát hại được. Và Ủy ban Vận động của chúng ta, luật sư cũng là người góp nhiều công trạng nhất..." (29) Và như vậy người được Trung ương Cục miền Nam chọn để nắm chức Chủ tịch MTDTGPMN là luật sư Nguyễn Hữu Thọ (cũng nên biết rằng khi chưa được Nguyễn Hữu Thọ về cục R, Trung ương Cục Miền Nam đã có dự định chọn bác sĩ Phùng Văn Cung làm chủ tịch). con tiep

-- Ho chi Minh Dam TAC (vietnamcongsans nuoi Heo nhieu qua'' @yahoo.com), September 25, 2004.



Response to Cộng sản xâm lăng miền Nam: dưới thời đệ I Cộng Hoà (1954-1963)


Luật sư Nguyễn Hữu Thọ có tên trong số 352 nhà trí thức ký bản "Tuyên Ngôn Hòa Bình" ở Sài Gòn hồi tháng 5-1954 là những người có cảm tình với Việt Minh kháng chiến và chống Pháp; ông có bị chính phủ Pháp bắt giam nhưng đến năm 1955 thì được thả và chỉ định cư trú ở Nha Trang. Trần Bửu Kiếm được trung ương Cục Miền Nam ủy đi vận động Nguyễn Hữu Thọ tham gia Mặt Trận như Kim Nhật trong "Về R" đã kể lại. Kiếm đã đưa Thọ trốn khỏi Nha Trang và sau đó có cả một đại đội Việt Minh đi hộ tống để đưa Thọ về căn cứ R ở vùng Tây Ninh gần biên giới Việt-Miên vào giữa tháng 11-1960.
 
Khi Thọ về tới nơi, Trung ương Cục làm báo cáo lên Trung Ương Đảng đề nghị Thọ làm chủ tịch Mặt Trận và đồng thời đề nghị mở Đại hội thành lập Mặt Trận vào ngày 19-12-1960 nhằm ngày kỷ niệm kháng chiến toàn quốc chống Pháp 19-12-1946. Trung ương Đảng đồng ý và cử đại tướng Nguyễn Chí Thanh vào Nam để thi hành quyết nghị mật của Bộ Chính Trị về công tác xâm lăng miền Nam bằng võ lực. Để phòng hờ Nguyễn Chí Thanh từ Nam Vang đến chậm nên Đại hội được ấn định là 20-12-1960. Đại hội gồm 300 đại biểu do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm trưởng ban tổ chức.

Từ hôm trước (19-12) và từ tờ mờ sáng hôm sau 20-12, tất cả các đại biểu được nhân viên Ban Tổ Chức phân phát những tài liệu về Đại hội để họ đọc qua trước khi thảo luận (để đỡ mất thì giờ). Trong số đại biểu, có một đại biểu nữ đáng chú ý là chị Ba Định tức Nguyễn Thị Định, người đã lãnh đạo cuộc "đồng khởi" ở Bến Tre năm 1959. Đại hội đã kéo dài hết hai ngày từ 20-12 đến 21-12 và bầu Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch MTDTGPMN như Trung ương Đảng ở Hà Nội đã chuẩn thuận. Đại hội đã thông qua các bản báo cáo về quân sự, chính trị và nhiều vấn đề khác nữa.
 
Dặc biệt chỉ thị của đại diện Trung Ương Đảng từ Hà Nội vào là Nguyễn Chí Thanh tức Trường Sơn, tức Sáu Vi về một số điểm quan trọng: "Quân đội là sức mạnh của Đảng, là công cụ, là cánh tay mặt của Đảng để bảo vệ Đảng và thực hiện mọi chính sách của Đảng.
 
 Do đó, quân đội phải thuần nhất, phải trung thành tuyệt đối với Đảng. Đảng phải nắm quân đội. Đảng lãnh đạo một cách tuyệt đối và chuyên chính, không chấp nhận một tư tưởng nào khác ngoài tư tưởng Mác Lê.
 
Từ trên xuống dưới, đảng ủy, cấp ủy của cấp lãnh đạo, phải triệt để thi hành, tuân theo chỉ thị của Đảng và hoàn toàn chịu trách nhiệm với Tổng Quân ủy về đơn vị của mình. Quân giải phóng là một bộ phận của quân đội nhân dân, thực hiện nhiệm vụ "giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc".
 
Học tập và noi theo truyền thống của quân đội nhân dân miền Bắc, từ ngày thành lập "Đội võ trang tuyên truyền giải phóng quân" vào thời kỳ chống Nhật, rồi "Vệ Quốc Đoàn" thời kỳ chống Pháp và "Quân Đội Nhân Dân" trong nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa ngày nay, quân giải phóng anh dũng chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng, chiến đấu cho giai cấp công nông, mà họ là những con em của giai cấp đó.
 
Những lời tâm niệm này, bất cứ là du kích, là địa phương quân, cơ động hay chủ lực cũng phải thuộc nằm lòng là: - Trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thẳng. Quân đội là công cụ của Đảng, Đảng chuyên chính trong quân đội.
 
Đảng thực hiện cuộc cách mạng đó.’’ Sáu Vi còn nhấn mạnh thêm: "Chính sách trong giải phóng quân là chính sách của Đảng, không có một chính sách nào khác, chỉ trừ về phiá Mặt Trận thì ta mới có chính sách đãi ngộ mà thôi..." Về trường hợp của 4 tướng Trần Lương, Trần Văn Trà, Lê Trọng Tấn và Trần Đ, anh Sáu Vi cho biết thêm là cũng vì lý do chính trị và nguyên tắc cảnh giác cách mạng, nên các đồng chí đó chưa thể vào Nam ngay được.

Danh sách của các ủy viên trong Mặt Trận vẫn không thay đổi chỉ trừ ủy viên quân sự, trước đây chỉ định Trần Công Khanh nhưng bây giờ, vào phút chót Bộ Chính Trị chỉ định Trần Lương thay vào đó với cái tên mới Trần Nam Trung". (30).
 
 Như vậy Đại Hội thành lập MTDT-GPMNVN đã khai mạc vào buổi sáng ngày 20-12 và kéo dài đến 11:30 đêm 21-12-60 mới bế mạc. Đại Hội đã thông qua cương lĩnh của Mặt Trận. Mặt Trận nhắm đến ba mục tiêu chính là chống đế quốc Mỹ, chống phong kiến Diệm, và thực hiện cách mạng xã hội bằng cách đem lại ruộng đất cho nông dân.
 
Tuyên ngôn của Mặt Trận gồm 10 điểm chính như sau:
1.- Đánh đổ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc dân chủ.
2.- Thiết lập chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ
3.- Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ. 4.- Giảm tô, bảo đảm nguyên canh, cải cách điền địa.
5.- Xây dựng một nền văn hóa giáo dục dân tộc và tiến bộ.
6.- Xây dựng quân đội dân tộc bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ nhân dân.
7.- Thực hiện nam nữ bình quyền, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, và thực hiện quyền tự trị của các dân tộc thiểu số. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều ở Việt nam và quyền lợi của kiều bào ở hải ngoại. 8.- Thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình và trung lập
9.- Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ Quốc.
10.- Chống chiến tranh xâm lược. Tích cực bảo vệ hòa bình thế giới. (31) Ngày 23-12-1960, Nguyễn Hữu Thọ đã họp với trung ương Cục Miền Nam để thành lập Ban Thường Vụ Trung Ương của Mặt Trận.
 
Đa số là đảng viên cao cấp của đảng Lao Động (hậu thân của đảng cộng sản Đông Dương): Chủ tịch: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ Phó chủ tịch thứ nhất: Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát Phó chủ tịch thứ hai: Bác sĩ Phùng Văn Cung Ủy viên chủ tịch đoàn: Trần Bửu Kiếm Ban đối ngoại: Giáo sư nguyễn Văn Hiếu Ban quân sự: Trung tướng Trần Nam Trung, tên thật là Trần Lương, nay chưa tiện vào Nam; Thượng tá Trần Công Khanh tạm thời thay thế trưởng ban quân sự sẽ kiêm luôn chức tư lệnh các lực lượng Giải phóng quân. Ban kinh tài: Tư Thắng (đang phụ trách về hậu cần) Ban dân y: Mười Năng tức "Bác sĩ Điện Biên" Vũ Cương.
 
Ban tuyên huấn: Trần Bạch Đằng (lo luôn tờ báo Giải Phóng và Đài Phát Thanh Giải Phóng) Ban tiếp tân: Huỳnh Tấn Phát Văn phòng Mặt Trận sẽ lập căn cứ bên kia đường 22, sát bờ sông tại biên giới Việt-Miên.
 
Có động, chỉ cần vượt qua con sông chưa đầy chục thước, tức đã đến đất Miên rồi.(32) Chú thích cho đến hết Đoạn I (1) Trần Văn Quang và mt số tác giả, "Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước", Hà Nội: nxb: Chính trị Quốc Gia, 1996, tr. 41; xem thêm Kim Nhật, "Về R", Sài gòn, nxb: Sống, 1967, in lại tại Hoa kỳ (không thấy đề nơi và năm tái bản) tr, 138. (2) Ibid, tr. 40 (3) B Quốc Phòng, Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam (Cộng sản), "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-75" tập II, Hà Nội, nxb: Chính trị Quốc gia, 1996, tr. 14 (4) Ibid, tr. 15-19 (5) Ibid, tr. 19 (6) Ibid, tr. 19, 20, 21 (phần chú thích) (7) Ibid, tr. 25 (8) Ibid, tr. 26 (9) Đoàn Thêm, "Những ngày chưa quên", tập 2, xuất bản tại Sài Gòn 1969, tái bản tại Hoa Kỳ, Xuân Thu, 1989, tr. 42 (10) Hoàng Cơ Thụy ghi nhận trong "VSKL" sđd, tập 11, tr. 2780 (11) Nguyễn Trân, "Công và Tội,..", Hoa Kỳ. nxb: Xuân Thu, 1992, tr. 165 (12) Hoàng Cơ Thụy, sđd, tập 11, tr. 2803 (13) Ibid, tr. 2803 (14) Viện Sử Học, "Việt Nam, Những sự kiện 1945-1975" Tập I, Hà Nội, 1975, tr. 176 (15) Kim Nhật, "Về R", Sài Gòn, nxb: Sống, 1967, in lại tại Hoa kỳ (không thấy đề nơi và năm tái bản) tr. 15-16 (16) Theo tài liệu của Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) công bố năm 1971 và Hoàng Cơ thụy đã dẫn lại trong "VSKL", sđd, tập 11, tr. 2804 (17) Đỗ Mậu, VNMLQHT, sđd, tr. 398 (18) Richard Nixon. "The Real War" (bản dịch tiếng Pháp "La Vraie Guerre") Paris: Albin Michel, 1980, tr. 121-122 được Hoàng Cơ thụy dẫn lại trong VSKL, sđd, tập 11, tr. 2804. (19) Hoàng Lạc, Hà Mai Việt "Nam Việt nam 1954-1975", xuất bản tại Hoa kỳ, 1990, tr. 46. (20) Cao thế Dung, "Việt Nam ba mươi năm máu lửa", Hoa kỳ, nxb: Alpha, 1991, tr. 482 - 493 (21) Hoàng Cơ Thụy ghi lại theo tài liệu của Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers, 1971) trong VSKL, sđd, tập 11, tr. 2806. (22) Đỗ Mậu, sđd, tr. 399 (23) Trần Văn Đôn, "Việt Nam Nhân Chứng", sđd, tr. 164 (24) Viện Sử Học, "Việt Nam Những sự kiện 1945-75" sđd, tr. 278 (25) Bài phát biểu của tướng Nguyễn Khánh được viết bằng tiếng Anh. Lê Đình Cai đã dịch lại toàn văn ra tiếng Việt đăng trên tuần báo "Chính Luận" số 126 ra ngày 30-4-99 tại Seattle, Wa; và trong "Thế Giới Mới" số 292 ra ngày 21-5-99 tại Arlington, TX sau đó. (26) Kim Nhật, "Về R", sđd, tr. 116, 117 (27) Đỗ Mậu, sđd, tr. 317 (28) Kim Nhật "Về R", sđd, tr. 16, 17. (29) Ibid, tr. 23, 24 (30) Ibid, tr. 74, 75, 76 (31) Hoàng Cơ Thụy, sđd, tập 12, tr. 2925-2926. Dẫn từ tài liệu của Ủy ban Khoa học Xã hội (cộng sản), "Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp luật VN", Hà Nội, 1983, tr. 181 (32) Hoàng Cơ Thụy, sđd, tập 12, tr. 2926

VPS

-- Ho chi Minh Dam TAC (vietnamcongsans nuoi Heo nhieu qua'' @yahoo.com), September 25, 2004.



Response to Cộng sản xâm lăng miền Nam: dưới thời đệ I Cộng Hoà (1954-1963)


Hồ Chủ Địt và bọn lâu la ăn phải bả Mac-Lenin nặng đã cắn cỏ ngậm vành lạy Stalin, Mao, Kruchev ( cứt sốp )Brezhenev... làm nghĩa vụ quốc tế đánh thuê với xương máu của nhân dân Việt Nam cho tham vọng Dế Quốc Nga + Tầu để chiếm nốt miền Nam thôi làm gì co' chuyện bọn CSVN miền Bắc muốn có hoà bình.

-- (Cán_Ngố_Ăn-Dải-Dút@BBP.govt), September 25, 2004.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-22/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link