Thursday, February 28, 2013

CHUYỆN TÙ ĐÀY VÀ XỬ ÁN TỪ THỜI THỰC DÂN ĐẾN THỜI XÃ NGHĨA


 

CHUYỆN TÙ ĐÀY VÀ XỬ ÁN TỪ
THỜI THỰC DÂN ĐẾN THỜI XÃ NGHĨA
 
          LÃO MÓC
 
          Không một ai có đầu óc bình thường lại đi “ca tụng” những cảnh tù đày; nhưng phải công tâm mà nói ở tù thời thực dân Pháp và thời Việt Nam Cộng Hoà thì tù nhân dễ thở hơn ở tù thời Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gấp trăm lần.
 
          Trong một bài viết nhà văn Hoàng Hải Thủy đã so sánh hai cảnh tù thời thực dân Pháp và thời Việt Cộng qua những bài thơ tù của 2 nhà thơ Tố HữuNguyễn Chí Thiện, người vừa mới qua đời năm rồi và khi còn sống đã từng được xưng tụng là “ngục sĩ”.
 
          Theo nhà thơ Tố Hữu thì khi tù nhân chính trị ở tù thời thực dân Pháp tuyệt thực thì cai tù cho nấu chuột nưa (một loại khoai) với cá tươi bốc mùi thơm phức để dụ tù nhân ăn uống trở lại và ngừng tuyệt thực. Ông cai thầu văn nghệ VC Tố Hữu đã mở đầu bài thơ “Con cá chuột nưa” khi ông ta tuyệt thực vào tháng 11 năm 1940 ở Lao Bảo như sau:
 
          “Năm sáu ngày mệt xỉu
          Thuốc lá khuây mấy điếu
          Vài ba hớp nước trong
          Suy nghĩ chuyện bao đồng
          Vẫn không ngoài chuyện đói
          Đầu sàn, canh bốc khói
          Chén cá nức mùi thơm
          Lên họa với mùi cơm
          Sao mà như cám dỗ…”
 
          Và người tù Lao Bảo Tố Hữu tuyệt thực phải tranh đấu với cái dạ dày của y, đương sự kể lể như sau:
 
          “Muốn ngủ không mà ngủ
          Cái bụng cứ nằn nì:
          ‘Ăn đi, thôi ăn đi!
          Chết làm chi cho khổ!’
          Nghe hắn thầm quyến rũ,
          Tôi đỏ mặt bừng tai
          ‘Im đi cái giọng mày
          Tao thà cam chịu chết.’”
 
          Trong khi đó thì, theo nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, khi một tù nhân “Tuyệt thực” ở nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội vào năm 1982, tức 42 năm sau, thì:
 
          “Nói chi rừng núi âm u
          Ngay giữa Hỏa Lò Hà Nội   
          Bất cứ người tù nào tuyệt thực
          Cho cấm uống ngay lập tức!
          Chiếu chăn thu thẳng
          Bắt nằm không trên sàn xi-măng
          Sát ngay hố xí
          Ra lệnh cho tự giác canh kỹ
          Cấm mọi người trò chuyện, can khuyên
          Ai vi phạm cùm liền
          Nhiều thanh niên bỏ mạng!
          Đó không phải tuyệt thực đấu tranh gì với Đảng
          Mà vì chuyện riêng gia cảnh
          Chán đời muốn chết đi cho rảnh!
          Nhưng Cộng Sản coi đó là đấu tranh
          Cần phải cho chết nhanh!
          Người tuyệt thực muốn ăn
          Cũng còn khó khăn
          Phải làm đơn nhận khuyết điểm, xin ăn
          Xin lỗi Đảng
          Rồi sau đó kỹ luật cùm hàng tháng”.
 
          Khi tù nhân “Trốn trại” vào năm 1987 thì:
 
          “Trốn trại bắn hai mạng
          Dù đã giơ tay hàng
          Xác phơi bên lề đường
          Cho kẻ khác làm gương!
          Chỉ chuột rừng là sướng
          Đảng chiêu đãi cho hưởng
          Một đêm no chán chường!
          Sáng sau khó mà tưởng
          Mắt và tai đều bay
          Hai bàn chân, bàn tay
          Chỉ còn xương gậm dở
          Ruồi nhặng bay vớ bở
          Đen ngòm trông khiếp kinh
          Lũ công an rùng mình
          Thuốc lá châm, nhổ khạc
          Ra lệnh cho tự giác
          Đem chôn hai cái xác”.
 
          Và bài thơ sau đây cũng của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện diễn tả cảnh VC “Xử bắn tử tù” vào năm 1987:
 
          “Tòa tuyên án tử hình
          Là cấm gặp gia đình
          Ngay cả ngày hành hình
          Gia đình cũng không biết
          Những người mang án Chết
          Là xà-lim cùm miết
          Họ ăn uống cũng hệt
          Như những tù bình thường
          Cơm nước muối thảm thương!
          Sớm hôm đi pháp trường
          Phải xốc nách dìu ra
          Cùm lâu bước muốn ngã
          Ba, bốn điếu thuốc lá
          Một ca con nước trà
          Hai bánh ngọt bày ra
          Tiêu chuẩn trước khi Chết
          Phần nhiều bỏ lại hết!
          Họ ngồi trong xe hòm
          Mắt bịt vải đen ngòm
          Tay khóa ngoặt đằng sau
          Xe băng băng rất mau
          Chở họ tới nơi bắn
          Một cục giẻ để sẵn
          Thường thường là giẻ bẩn
          Được tọng vào tận họng
          Bằng que thông nòng súng
          (Phòng chửi bới lung tung)
          Đôi khi lợi bị thủng
          Một dòng máu ứa ra
          Dây thừng được mang ra
          Những người ốm, người già
          Bị ghì trói cật lực
          Trói đã đủ chết thực
          Bắn chỉ là thủ tục!
          Bản án đọc kết thúc
          Đội bắn bắn lập tức
          Sáu viên đạn vào ngực
          Dây thừng được chặt đứt
          Xác chết liền đổ lăn
          Tên đội trưởng đội bắn
          Tay lăm lăm súng ngắn
          Mũi giày đá vào mặt
          Lật hất phía thái dương
          Bắn một phát thông thường
          Gọi là phát nhân đạo!
          Pháp y liền bước vào
          Khám thi thể qua loa
          Đội bắn đeo mặt nạ
          Phòng xa bị trả thù
          Lên xe về trại tù
          Hưởng vại bia bỗ dưỡng!”
 
          Theo nhà văn Hoàng Hải Thủy thì, “thủ tục xử tử tù nhân được cai tù VC đưa từ Hoả Lò, Hà Nội vào Nhà tù Chí Hòa, Thành Hồ, y như nhau: bữa ăn cuối cùng lúc 4 giờ sáng của người  tử tù thường là cái bánh bao mua từ tối hôm trước. 4 giờ sáng đường Hoà Hưng chưa có hủ tíu, ông công an cai tù mang gà-mèn trên xe đạp đi mua hủ tíu lích kích, 1 chai nước ngọt, 2 điếu thuốc có cán, trái chanh hay trái cóc, nhét vào mồm - đề phòng tử tù trước khi chết la mấy tiếng “ca tụng” người đã sinh ra Hồ Chủ Tịt; nhiều người tù bị nhét trái chanh hay trái cóc quá lớn chết ngạt trước khi đến bãi bắn. 4 giờ rưỡi sáng người tử tù bị đẩy lên xe, 5 giờ sáng bị bắn ở bãi bắn Thủ Đức. Bắn xong, xác tử tù chôn tại chỗ, thân nhân - không được báo cho biết ngày xử tử - nếu tìm được mộ có thể làm mộ chí, bia phải đề rõ tử tù phạm tội “phản quốc”, bị xử tử ngày… Bia không ghi tội bị Công An VC đi xét đập vỡ.
 
          Bãi bắn tử tù Thành Hồ ở Thủ Đức, tử tù bị đưa lên đứng trước những thùng phuy đổ đầy đất. Tù nhân Chí Hoà có từ ngữ “lên thùng phuy” chỉ việc người tù bị hành quyết”.
 
          Tù đày, tuyệt thực, vượt ngục và cuối cùng bị hành quyết! Đó là những chặng đường mà bất cứ một người Việt Nam tranh đấu chống Cộng với ước muốn cháy lòng là dẹp bỏ chế độ Cộng sản phi nhân, tàn ác, đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho toàn dân Việt Nam trước sau gì đều cũng phải kinh qua.
 
          Những Trần Văn Bá, Nguyễn Văn Trại, Trương Văn Sương, Nguyễn Hữu Cầu… và biết bao chiến sĩ phục quốc vô danh đã lên đường tranh đấu - dù biết rằng việc “lên thùng phuy” sẽ đến với họ khi bị CSVN bắt giữ và giam cầm.
*
          Vừa mới bắt đầu năm 2013, tòa án nước Việt Nam thời xã nghĩa đã làm chấn động dư luận với cách xét xử 2 vụ án đối với cái mà VC gọi là “nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Đó là 2 vụ xét xử đối với ông Nguyễn Quốc Quân, một đảng viên cao cấp của đảng Việt Tân và vụ án có tên gọi “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” với người cầm đầu là ông Trần Công tức Phan Văn Thu.
 
          “Sau 5 ngày xét xử sơ thẩm, sáng ngày 4-2-2013, Toà án Nhân dân tỉnh Phú Yên tuyên phạt 22 bị cáo trong tổ chức chính trị có tên gọi “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (điều 79, khoản 1, Bộ luật Hình sự VN).
          Kẻ cầm đầu là Trần Công (tức Phan Văn Thu, SN 1940, quê xã An Thạch, huyện Tuy An, Phú Yên) nhận mức án tù chung thân; các bị cáo Le Duy Lộc, Vương Tấn Sơn, ỗi bị cáo 17 năm tù, 6 bị cáo nhạn ức án 16 năm tù gồm Võ Thành Lê, Nguyễn Kỳ Lạc, Võ Ngcọ Cư, Tạ Khu, Đoàn Đình Nam, Từ Thiện Lương Võ Tiết, bị cáo Lê Phúc 15 năm tù. Ba bị cáo nhận án 14 năm tù gồm Nguyễn Đinh, Đoàn Văn Cư, Phan Thành Ý, bị cáo Đỗ Thị Hồng và Trần Phi Dũng, mỗi người bị phạt 13 năm tù.5 đồng phạm khác nhận ức án 12 năm tù là Lê Trọng Cư, Trần Quân, Lương Nhật Quang, Lê Đức Động Nguyễn Thái Bình; người lãnh mức án thấp nhất với 10 năm tù là Phan Thành Tường”. (theo Côngan.online).
 
          Trong khi đó, bản tin đăng tên báo South China Morning Post về ông Nguyễn Quốc Quân như sau:
 
          “Một người Mỹ gốc Việt hoạt động cho dân quyền đã trở về Hoa Kỳ sau 9 tháng bị giam tù vì bị kết tội âm mưu lật đổ chính quyền. Ông Nguyễn Quốc Quân (NQQ) cười tươi khi ông được bà vợ ông, các con ông và thân nhân chào đón , choàng vòng hoa ở phi trường Los Angeles.
          “Anh yêu em nhiều, anh cảm thấy rất gần em trong những ngày anh sống trong tù.” Ông NQQ nói với bà vợ ông, bà Ngô Mai Hương, bằng tiếng Việt, ông lại nói lại câu ấy bằng tiếng Anh với phóng viên báo chí. Ông ôm sát bà vợ.
          “Nay chúng ta gần nhau hơn,” ông nói với nụ cười. Ông nói ông kiêu hãnh vì những gì ông đã làm và ông sẵn sàng trở lại VN nếu bà vợ ông đồng thuận.
          “Chính quyền CSVN không ngăn được anh về, làm sao em ngăn.” Bà nói. Ông chỉ trả lời vài câu. Ông hứa ông sẽ nói nhiều trong cuộc họp báo  ngày Thứ Bảy, ông sẽ nói cả về một thư viết tay của 1 tù nhân khác do ông mang về” (HHT phỏng dịch).
 
          Và chuyện ông NQQ nói trong cuộc họp báo ngày Thứ Bảy như sau:
 
          “Khoảng hơn 1 giờ, hội trường hầu như đầy nghẹt. Ngoài đại diện các cơ quan truyền thông còn có sự hiện diện của 2 nghị viên và Thị Trưởng Tạ Đức Trí của Westminster, một số nghị viên thành phố Garden Grove, và đại diện các vị dân cử Loretta Sanchez, Dana Robacher, Lou Correa.
          Khi anh NQQ và vợ là chị Mai Hương được giới thiệu thì cả hội trường đồng loạt đứng dậy vỗ tay chào mừng. Chị Mai Hương đã rơm rớm nước mắt khi kể lại những khó khăn chị trải qua và đã cố gắng giữ vững tinh thần để tranh đấu suốt thời gian chồng nằm trong tay Cộng sản,
          Anh NQQ sau một khoảng khắc xúc động đã trở lại bình tĩnh từ tốn kể lại những gì anh  đã trải qua suốt thời gian trong tù. Anh nói chuyện thật sống động, thản nhiên, nhiều lúc dí dỏm. Anh kể từ tháng Tư, 2012 anh vừa bước xuống phi trường là bị công an bắt giữ ngay. Công an biệt giam anh trong căn phòng khoảng 9 mét với “đầy đủ tiện nghi” như cầu tiêu, phòng tắm và cả 1 TV để bên ngoài theo dõi mọi sinh hoạt của anh 24/24. Anh bị giam tại trại B.34, nơi dành cho những tù nhân “đặc biệt”. Ở đây anh không bị công an hành hạ thể xác và không bị công an “mày tao”. Tuy thế họ hành hạ anh bằng nhiều cách khác nhau như đặt một ngọn đèn sáng choang suốt ngày đêm, cô lập anh hoàn toàn với bên ngoài. Anh cười chú thích:
“Có lẽ cũng nhờ không biết tin tức gì về những nhà tranh đấu khác bị xử năng nên không biết sợ.”
          Tuy nhiên, anh đã vài lần phản kháng bằng cách tuyệt thực, một lần để đòi lại những sách họ tịch thu của anh và một lần để được gặp luật sư như luật định. Anh cũng tự nêu câu hỏi:
          “Nhiều người thắc mắc tôi đã bị bắt 4 năm trước, thế sao còn trở về để bị bắt nữa, như vậy là tôi có khờ khạo không?”
          Anh tự trả lời:
          “ Tôi không khờ khạo chút nào, vì muốn tranh đấu cho niềm tin của mình thì phải về tận nơi. Hơn nữa anh em Việt Tân đều thường xuyên thay phiên nhau trở về, tới phiên thì về thôi”.       
          Anh cười nói thêm:
          “Phần lớn anh em đều âm thầm hoạt động và trở về an toàn, có lẽ tôi kém khả năng nên mới bị bắt hoài.”
          Anh tâm sự tiếp:
          “Trước khi trở về tôi đã tính sác xuất 60% là sẽ bị bắt và đã chuẩn bị cho mình 2  phương án: nếu không bị bắt thì âm thầm thi hành nhiệm vụ, còn nếu bị phát hiện thì cũng là cơ hội cùng chia sẻ với các nhà tranh đấu cho nhân quyền khác.”
 
          Qua phần hỏi & đáp của khán giả, có 2 câu đáng chú ý nhất, đại ý:
          -1. Anh đã bị bắt năm 2007, tại sao CS còn cho anh về lần này để rồi bị bắt rồi lại thả?
          Anh NQQ trả lời:
          “Thực sự tôi đã về nước vài lần sau 2007 với những cái tên khác và lần này mới bị bắt. Nghĩa là CS cũng không phải ba đầu sáu tay gì. Lần này tôi về tới phi trường nó mới biết và bắt tôi.”
          -2. Anh có lời khuyên nào cho những người đi sau?
          Anh trả lời:
          “Niềm tin. Khi mình có niềm tin vững mạnh thì sẽ không sợ và khi không sợ thì việc gì cũng có thể làm được.”
          Anh nói suốt thời gian bị bắt cầm tù anh luôn luôn bình tĩnh, không hề biết sợ vì biết mình chẳng làm gì sai trái. Công an mới sợ, mới lúng túng vì chẳng biết ghép anh vào tội gì.” (Trích trong bài tường thuật cuộc họp báo của ông Nguyễn Quốc Quân, bài trên Blog Việt Tân).
*
          Chế độ lao tù từ thời thực dân Pháp đến thời Việt Nam xã nghĩa theo lời kể lại của các tù nhân mỗi khác nhau.
 
          Theo lời kể của ông Nguyễn Quốc Quân, đảng viên cao cấp của đảng Việt Tân thì chuyện tù đày thời Việt Nam xã nghĩa năm 2012, tức là cách năm nhà thơ Tố Hữu bị thực dân Pháp giam cầm ở Lao Bảo 72 năm “cũng nhân đạo” bằng chế độ lao tù của thực dân Pháp năm 1940.
 
          -Nhà thơ Tố Hữu được cai tù thời thực dân Pháp nấu canh cá và chuột nưa cho ăn để thôi… tuyệt thực.
 
          -“Nhà tranh đấu nhân quyền” Nguyễn Quốc Quân được cai tù thời xã nghĩa Việt Cộng trả lại sách, được gặp luật sư theo luật định để ngưng… tuyệt thực. 
 
          Thế nhưng, cách xét xử đối với những phạm nhân thì lại khác nhau một trời một vực:
 
          -Đối với vụ án “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” thì người cầm đầu là ông Trần Công tức Phạm Văn Thu và những người trong nhóm là những “người Việt gốc Việt” mà nhà văn Hoàng Hải Thủy gọi là “người Việt gốc Cây” thì phải nhận những bản án rất là năng nề: người thì bị án tù chung thân, kẻ nhẹ nhất bị án 10 năm tù. 
 
          -Trong khi đó, cũng cùng một tội là “âm mưu lật đổ bàn thờ tên tội đồ Hồ Chí Minh thì đảng viên cao cấp của đảng Việt Tân là ông Nguyễn Quốc Quân, một người Mỹ gốc Việt được VC cho lên máy bay phây phây về Mỹ, họp báo kể chuyện được VC giam cầm trong nhà tù với “đầy đủ tiện nghi” và công an VC “phải thả ông ta ra vì không biết phải ghép ông ta tội gì (sic!)”.
 
          Cảm khái về chuyện này, nhà văn Hoàng Hải Thủy có hai câu thơ như sau:
 
          “Tù Mỹ gốc Việt về Mỹ phây phây
          Tù Việt gốc Cây nằm đây chịu chết!”
 
          Và 2 câu thơ này cũng là câu kết của bài viết này.  
 
          LÃO MÓC
          tieng-dan-weekly.blogspot.com

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-6/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link