Saturday, March 2, 2013

'Quân đội không thể trung lập'


 

Đất nước Việt Nam không phải là tài sản riêng cuả đảng cộng sản Việt Nam , mà chủ quyền đất nước thuộc về nhân dân Việt Nam cho không thể nói : " Quân đội không thể trung lập ", lập luận đó là cuả những người có đầu óc bệnh hoạn độc tài phong kiến lạc hậu hàng ngàn năm trước.

 Để bảo vệ chủ quyền đất nước nhân dân  cho con em mình tham gia  quân đội bảo vệ đất chứ không phải chỉ để bạo vệ một đảng phái nào, nhất là không bao giờ cho con em mình đi làm lính đánh thuê không lương cho đảng cộng sản Việt Nam chỉ để bảo vệ quyền lợi độc tôn cuả đảng cộng sản Việt Nam .

 Đất nước là tài sản chung cuả nhân dân Việt Nam nên nhân dân Việt Nam có toàn quyền chọn người điều hành đất nước trong một nhiệm kỳ nhất định để mang lại phúc lợi cho nhân dân Việt Nam qua bầu cử tự do để chọn người tài đức đưa ra được những chính sách điều hành đất nước cụ thể mang lại lợi ích. Cho nên Quân đội chỉ có nhiệm vụ bảo vệ sự vẹn toàn cuả đất nước khi có chiến tranh chứ không có quyền hay trách nhiệm chính trị hay điều hành đất nước .

Tất cả con dân Việt Nam đều từ nguồn gốc tổ tiên Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ  đều được quyền thừa kế nền văn hoá Việt Nam như nhau, và được quyền đdóng góp trí tuệ, công sức phần mình vào việc xây dựng đất nước ngày một tiến bộ mà không một đảng độc tài nào được quyền cấm  đoán hay vu có quyền vu cáo là phản động , chỉ có bọn ngoại lai áp đặt chủ thuyết vô sản lên đất nước là bọn phản động ...


 


'Quân đội không thể trung lập'


 

Cập nhật: 11:34 GMT - thứ sáu, 1 tháng 3, 2013



Cả Trung Quốc và Việt Nam đều đặt quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Một đại tá quân đội viết trên website Đảng CSVN rằng kêu gọi tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng là 'phản khoa học và phản động'.

Đại tá, Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang, người viết nhiều bài chính luận trên các báo của Đảng, vừa có bài tựa đề "Quân đội không thể và không nên trung lập – Lịch sử đã cảnh báo" đăng trên trang cpv.org.vn hôm thứ Năm 28/2.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Trong bài viết của mình, Đại tá Quang tìm cách chứng minh luận đề rằng "bản thân quân đội luôn là một lực lượng chính trị, một bộ phận đặc biệt quan trọng của chính quyền nhà nước".

Quan điểm của ông là: "Mọi điều kêu gọi trung lập, hay chia tách sự lãnh đạo của chính đảng cầm quyền đối với quân đội đều là vô nghĩa, phản khoa học, kéo theo những tư tưởng chính trị phản động".

Đề xuất tách lực lượng vũ trang Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đang được bàn tán sau khi nó được nêu lên trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của một số giới gửi lên Quốc hội.

Kiến nghị về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 92 do 72 nhân sỹ trí thức khởi xướng tháng trước, đề xuất này được đưa ra cùng với đề xuất bỏ Điều 4 về quyền lãnh đạo của Đảng.

Lịch sử chứng minh?


Trong bài viết của mình, ông Nguyễn Văn Quang nhắc lại thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản Nga cách đây hơn 100 năm, khi một số binh lính của Nga Hoàng chuyển sang phục vụ cho cách mạng.

Ông đại tá dẫn lời lãnh tụ Cộng sản Vladimir Ilych Lenin nhận định: "Ngày nay quân đội đã kiên quyết ly khai hẳn với chế độ chuyên chế".



"Dưới chế độ tư bản... mục tiêu cuối cùng cũng là lãnh đạo quân đội của giai cấp tư sản duy trì sự bóc lột giai cấp những người lao động, nô dịch, tước đoạt, độ hộ các dân tộc khác..."

Đại tá,Tiến sỹ Nguyễ́n Văn Quang

Đại tá Quang cho rằng ngay từ thời đó, "bọn tôi tớ của nền chuyên chế ấy đã tung ra những khẩu hiệu về 'tính trung lập của quân đội, về sự cần thiết phải giữ cho quân đội đứng ngoài chính trị'. Những điểm này, ngay lập tức bị Lenin chỉ rõ là giả dối”.

Ông cũng nhắc lại quan điểm của Lenin, rằng "quân đội không thể và không nên trung lập".

Tiếp đó, Đại tá Nguyễn Văn Quang chuyển sang lịch sử Việt Nam sau 1945, khi tại miền Nam Việt Nam "các đảng phái luôn phô trương thanh thế, tìm mọi cách lôi kéo quân đội tham gia vào chính trị, gây ảnh hưởng của mình đối với chính quyền nhà nước".

Ở miền Bắc, theo ông Quang, từ 1945 đến nay, "khi chính quyền cách mạng, Nhà nước của nhân dân được thành lập, Quân đội không chỉ là một bộ phận hữu cơ của Đảng mà còn là một thành phần đặc biệt quan trọng của hệ thống chính trị, được Hiến pháp hiến định và pháp luật thừa nhận".

Cảnh báo


Đại tá Nguyễn Văn Quang khẳng định rằng "không có quân đội nào trung lập về chính trị" và "quân đội nào cũng thuộc về một giai cấp nhất định".

Ông viết: "Dưới chế độ tư bản, dù có đảng này hay đảng nọ thay nhau cầm quyền, thì mục tiêu cuối cùng cũng là lãnh đạo quân đội của giai cấp tư sản duy trì sự bóc lột giai cấp những người lao động, nô dịch, tước đoạt, độ hộ các dân tộc khác; đàn áp sự phản kháng của nhân dân lao động, bảo vệ quyền thống trị của giai cấp tư sản."

Theo ông Quang, các quân đội đều chịu sự lãnh đạo của một chính đảng nhất định.

"Trong mọi thời đại, quân đội luôn là yếu tố quan trọng của thượng tầng kiến trúc chính trị... Bản thân quân đội là một lực lượng chính trị, luôn tham gia vào mọi hoạt động chính trị của nhà nước; duy trì và bảo vệ các lợi ích của giai cấp và chính đảng cầm quyền."

Tác giả bài viết kết luận: "Nếu vô tình bàn đến mục đích, chức năng và nhiệm vụ của quân đội mà không chú ý tới bản chất chính trị - giai cấp của nó thì là điều vô nghĩa và là sự non kém, thiếu hiểu biết về chính trị và về quân đội".

Trong phỏng vấn của BBC hôm 28/2 với Cựu Đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, về quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Vĩnh cho rằng điều này đi ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh.

"Trước đây Hồ Chủ tịch chỉ nói quân đội phải trung với nước, hiếu với dân."

"Gọi quân đội là quân đội nhân dân, thế thì là từ nhân dân mà ra. Cho nên phải trung với nước, hiếu với dân là đúng rồi. Chứ không ai nói là quân đội Đảng Cộng sản."

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-6/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link