Friday, March 1, 2013

Xuất hiện tuyên bố ‘công dân tự do’


 

Xuất hiện tuyên bố ‘công dân tự do’

Cập nhật: 11:12 GMT - thứ sáu, 1 tháng 3, 2013
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Từ một nhà báo ít người biết đến, Nguyễn Đắc Kiên đột nhiên trở nên rất nổi tiếng
Lại xuất hiện trên mạng ‘lời tuyên bố của các công dân tự do’, theo sau vụ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mất việc vì phê phán Tổng Bí thư Đảng Cộng sản.
Văn bản, nay đã có hơn 800 chữ ký, nói: “Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.”

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

“Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ,” lời tuyên bố viết.
Bản thân ông Nguyễn Đắc Kiên có thư ngỏ giải thích vì sao ông ủng hộ nhưng chưa ký vào bản tuyên bố.
“Cụm từ ‘sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên’, khiến tôi ngại ngùng khi ký vào bản ‘Tuyên bố Công dân Tự do’.”
“Tôi sẽ gửi thư đề nghị các bạn khởi xướng bỏ cụm từ đó đi, để tôi được ký tên mình, cùng với hàng nghìn, triệu đồng bào.”
Ông Kiên giải thích thêm: “Mỗi người chúng ta không sát cánh cùng anh Kiên hay bất cứ người nào khác, chúng ta ký tên vì chính chúng ta, vì tổ tiên ngàn đời, vì con cháu tương lai. “
Trong lá thư dài, ông Kiên đặt ra vấn đề “tha thứ và hòa giải” vì ông tin rằng “nhiều người, kể cả trong đội ngũ lãnh đạo Đảng Cộng sản hiện nay có thể đảm nhận tốt vị trí trong Chính phủ lâm thời để giữ vững sự thống nhất quốc gia trong giai đoạn chuyển giao”.
Ông Nguyễn Đắc Kiên, phó phòng, biên tập viên trang báo mạng của báo Gia đình & Xã hội bị buộc thôi việc vì phản đối lập luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về sự 'suy thoái'.
Từ một người ít được biết đến, ông bỗng trở thành cái tên được nhắc nhiều trong những ngày gần đây.
Sửa đổi Hiến pháp
Bản tuyên bố mới nhất lấy cảm hứng từ Nguyễn Đắc Kiên được đưa ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản muốn kiểm soát quá trình góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Hình minh họa
Đang diễn ra quá trình góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992
Quốc hội Việt Nam đang tổ chức đợt lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong ba tháng, từ 2/1-31/3/2013.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cảnh cáo không được “chống phá Đảng, Nhà nước” trong quá trình góp ý Dự thảo Hiến pháp.
Ông Hùng là lãnh đạo chóp bu thứ hai, sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi ngăn chặn “lợi dụng” để “phá hoại” trong vấn đề Hiến pháp.
Một nhóm nhân sĩ, trí thức, gồm cả nhiều đảng viên và cựu quan chức, gần đây công bố Kiến nghị 72, nói dự thảo Hiến pháp “chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ”.
Kiến nghị này cũng nói: “Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ.
“Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy.”

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link