Friday, March 1, 2013

Nhà nước Việt Nam “bị hố” khi kêu gọi người dân đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp


Subject: bị hố

Nhà nước Việt Nam “bị hố” khi kêu gọi người dân đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp



Hà Nội - Giới lãnh đạo Việt Nam tìm cách nâng tính hợp hiến của mình khi yêu cầu công chúng đóng góp ý kiến để thay đổi hiến pháp. Những điều mà họ nhận được qua đó là sự chỉ trích công khai và hiếm có trước đây về sự cai trị độc đảng (của đảng Cộng sản Việt Nam), và một nhà báo bị sa thải trở thành một người quảng cáo không công cho sự bất đồng chính kiến trong nước, và lại thêm một bài học cho thấy mạng internet đã thay đổi cách điều hành nhà nước như thế nào.

Một loạt chỉ trích đã dồn ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản vào thế thụ động, tăng áp lực dữ dội cho nhà nước Việt Nam trong lúc sự bất bình xảy ra khắp mọi nơi về nạn tham nhũng ở cấp cao và một nền kinh tế chấp vá. Những người đứng đằng sau sự bày tỏ công khai đó -- một nhóm trí thức và cựu viên chức nhà nước – cho hay là họ không có ý định tự bịt miệng, làm thinh.

“Rất nhiều đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh để xây dựng chế độ ngày hôm nay,” ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch mặt trận tổ quốc, một tổ chức trực thuộc đảng Cộng sản Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh nói. “Đi ngược lại quyền lợi của người dân không có thể chấp nhận được sau khi máu đã đổ.”
Ô. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn: OntheNet

Ông Đằng và 71 người khác đã công bố trên mạng internet một bản hiến pháp do nhóm họ đề nghị nhằm đáp ứng lại yêu cầu đóng góp thay đổi hiến pháp của nhà nước. Họ đã trao một bản sao cho ủy ban chịu trách nhiệm sửa đổi hiến pháp, hiện đang được tu chính lần đầu tiên trong 20 năm qua.

Bản đề nghị tu chính của họ đòi bỏ Điều 4 – là điều quy định Đảng Cộng sản là đảng chính trị duy nhất trong nước -- và kêu gọi những điều khác vốn làm viên chức đảng và nhà nước ghét cay ghét đắng như là tự do bầu cử và tự do báo chí. Bản đề nghị tu chính này được chuyền nhanh chóng trên mạng ở một đất nước mà hơn một phần ba dân số biết và sử dụng mạng internet, gây nên nhiều tranh cãi.

Người cầm đầu ủy ban sửa đổi hiến pháp nói là những người này đi qúa xa.

“Lợi dụng việc lấy ý kiến hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại đảng, chống lại chính quyền... phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn,” Chủ tịch Quốc hội ông Nguyễn Sinh Hùng nói trong một cuộc họp được chiếu trên đài truyền hình nhà nước tối hôm thứ Tư.

Nhà nước yêu cầu người dân đóng góp ý kiến cho dự thảo thay đổi hiến pháp hôm tháng Một, nhà nước nói là dân chúng có ba tháng để đóng góp ý kiến trên trang mạng của nhà nước. 72 người ký tên trong thỉnh nguyện thư dùng cơ may này để thử xem ý định muốn tranh luận của nhà nước như thế nào đây. Hơn 6000 người đã bày tỏ sự ủng hộ bản đề nghị tu chính trên mạng internet của nhóm này.

“Chúng tôi cần có những cuộc thảo luận công khai. Tại sao ý kiến của họ được bày tỏ trên giới truyền thông nhà nước, nhưng không của là chúng tôi?” Ông Đằng nói qua điện thoại từ thành phố Hồ Chí Minh. “Chúng tôi dùng mạng Internet.”

Việt Nam mở rộng nền kinh tế trong thập niên 1990, nhưng vẫn duy trì một hệ thống chính trị khép kín hiếm khi chấp nhận sự bất đồng chính kiến. Án tù dài hạn là thông thường cho người bất đồng chính kiến. Mạng Internet mở con đường mới cho những người đối kháng với nhà nước, và thảo luận những phương cách vận hành nhà nước khác nhau. Ngay trong đảng cũng có những căng thẳng giữa đảng viên thuộc thế hệ gìa nua và thành phần cấp tiến. Những người này cũng có blogs riêng của họ.

Hôm thứ Ba, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải bởi tờ báo của nhà nước sau khi ông đưa lên blog của chính ông bài viết về sự chỉ trích của ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đối với những người kêu gọi cải cách hiến pháp sâu rộng hơn. Sự kiện này làm ông Kiên trở thành một vị anh hùng cho những người chống đối nhà nước.

Cho dù nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn nắm quyền lực trong tay trong giai đoạn này, sự nỡ rộ về việc tranh luận chính trị công khai có thể làm cho sự khủng hoảng sâu rộng hơn trong thành phần chóp bu của đảng.

“Lãnh đạo đảng đã mất kiểm soát về cuộc tranh luận này. Thích hay không thích, vẫn đang có một cuộc tranh luận về hiến pháp đang xảy ra ở Việt Nam, với những đảng viên thâm niên cũng có ý kiến,” một chuyên gia về Việt Nam ở Đại học Thành phố Hồng Kông ông Jonathan D. London nói. “Ngăn chận việc này ở thời điểm này sẽ không là chuyện dễ làm.”

Nhà nước Việt Nam đang sửa đổi hiến pháp lần đầu tiên kể từ năm 1992, với lý do là nhu cầu gia tăng sự phát triển của đất nước.

Sự thay đổi có ý nghĩa nhất trong bản dự thảo thay đổi hiến pháp trên trang mạng của nhà nước là bãi bỏ quy định cho rằng doanh nghiệp nhà nước “đóng vai trò chủ động” trong nền kinh tế quốc dân. Điều đó gợi ý là nhà nước có thể giải tán những doanh nghiệp nhà nước bị tham nhũng ăn cho tới xương tủy và những doanh nghiệp làm ăn từ lỗ tới lỗ vốn, ngốn hầu hết ngân sách quốc gia và xưa nay bị đổ thừa cho những khó khắn kinh tế hiện đang xảy ra.



Sent from my iPad

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-18/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link