Monday, December 16, 2013

John Kerry về vùng sông nước Năm Căn


http://www.lecinematographe.com/photo/art/default/4510882-6767880.jpghttp://static.guim.co.uk/sys-images/Guardian/Pix/pictures/2010/4/14/1271261692690/Animal-Farm-001.jpg

John Kerry về vùng sông nước Năm Căn

Matthew Lee
Phóng viên hãng AP đi cùng ông Kerry
Cập nhật: 08:33 GMT - chủ nhật, 15 tháng 12, 2013
John Kerry
Ngoại trưởng Kerry bước trên đường phố ở trung tâm Sài Gòn
Hôm Chủ nhật ngày 15/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã quay trở lại vùng sông nước chằng chịt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc tây nam Việt Nam, nơi ông đã từng ngồi thuyền máy truy tìm Việt Cộng.
Nhưng gần 50 năm sau, Kerry quay trở lại để thúc đẩy giao thương và nuôi trồng thủy sản bền vững ở một đất nước mà kinh tế đang phát triển nhanh chóng.

‘Cảm giác lạ’

Khi thuyền của Kerry rời cầu tàu đi vào sông Cái Nước, ông nói với người hướng dẫn: “Tôi đã đi trên con sông này không biết bao nhiêu lần.”
Khi được hỏi ông có cảm giác thế nào khi lần đầu tiên quay trở lại chiến trường nơi ông từng phục vụ trong quân ngũ, Kerry nói: “Cảm giác lạ và sẽ còn lạ hơn nữa.”
“Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe,” Kerry nói trong một đoạn video được đăng tải trên trang mạng của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội trước thềm chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của ông trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ.
“Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” ông nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.”
"Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe"
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Lần đầu tiên John Kerry đến Việt Nam là 44 năm trước. Khi đó ông là một sỹ quan Hải quân Hoa Kỳ tình nguyện đi chiến đấu ở Việt Nam bởi vì như ông nói ‘đó là điều đúng đắn nên làm’.
Ông đã được tặng thưởng ba Chiến Thương Bội Tinh (Purple Hearts), một Ngôi sao Bạc và một Ngôi sao Đồng vì thành tích trong một cuộc chiến mà sau này ông lên án và gọi đó là ‘sai lầm to lớn’ – một cuộc chiến đã có ảnh hưởng sâu sắc đến con đường chính trị và nhãn quan chiến lược của ông.
“Khi tôi về nước sau hai lần phục vụ chiến trường, tôi đã rút ra một điều rằng phục vụ ở một chiến trường như thế đòi hỏi ở tôi nhiều hơn nữa,” ông viết trong một cuốn sách hồi năm 2003 khi ông thua trong cuộc bầu cử tổng thống, “Điều này khiến tôi phản đối chính cuộc chiến mà tôi đã tham gia chiến đấu.”

14 lần đến thăm

“Bài học mà tôi học được ở Việt Nam là chúng ta sẽ gặp rắc rối nếu chúng ta để cho chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia đi quá xa khỏi những giá trị của chúng ta với tư cách là một đất nước và một dân tộc.”
Đây là lần thứ 14 ông quay trở lại Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc nhưng lại là lần đầu tiên trong vòng 13 năm. Chuyến đi này nhằm thúc đẩy cách tiếp cận với Việt Nam mà ông chủ trương và kiến tạo khi còn là một thượng nghị sỹ vào những năm 1990.
Theo đó, Hoa Kỳ sẽ cho Hà Nội những đảm bảo an ninh và hướng đến thúc đẩy các cải cách kinh tế và dân chủ ở quốc gia cộng sản này.
John Kerry
Ông Kerry đã có cuộc gặp với đại diện cộng đồng doanh nghiệp ở Sài Gòn
Lần đến Việt Nam gần nhất của ông Kerry là hồi năm 2000 khi Bill Clinton trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam kể từ khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975.
Trong khoảng thời gian từ năm 1991 cho đến năm 2000, Kerry đã đến Việt Nam 13 lần trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ, bắt đầu bằng các chuyến thăm để giải tỏa các vấn đề còn tồn tại về số phận của tù binh Mỹ và những người lính Mỹ mất tích.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi là Sài Gòn, thủ phủ của miền Nam Việt Nam trước đây, Ngoại trưởng Kerry đã gặp gỡ cộng đồng doanh nhân ở đây hôm thứ Bảy ngày 14/12 để thông báo về Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, một thỏa thuận thương mại rộng lớn mà Mỹ hiện đang đàm phán với Việt Nam và chín nước châu Á khác.
Để hưởng lợi nhiều nhất từ các cơ hội kinh tế khi thỏa thuận này được ký kết, Kerry nhắc Việt Nam, vốn bị cộng đồng quốc tế lên án rộng rãi vì thành tích nhân quyền của họ, phải ‘thay đổi’.

Nhắc nhở nhân quyền

“Cam kết đảm bảo môi trường Internet cởi mở, một xã hội cởi mở hơn, cam kết bảo đảm quyền con người được trao đổi ý kiến, một nền giáo dục chất lượng cao, một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các công ty năng động, cam kết bảo vệ nhân quyền của mỗi người dân và quyền của họ phối hợp cùng nhau lên tiếng – tất cả những điều này sẽ tạo ra một nền kinh tế cũng như một xã hội mạnh mẽ hơn và cởi mở hơn,” ông phát biểu.
"Cam kết đảm bảo môi trường Internet cởi mở, một xã hội cởi mở hơn, cam kết bảo đảm quyền con người được trao đổi ý kiến...tất cả những điều này sẽ tạo ra một nền kinh tế cũng như một xã hội mạnh mẽ hơn và cởi mở hơn."
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
“Nó làm cho một quốc gia mạnh hơn, chứ không phải yếu đi,” ông nói thêm, “Hoa Kỳ kêu gọi các nhà lãnh đạo ở đây hãy đi theo hướng đó và bảo vệ những quyền này.”
Ông đưa ra những phát biểu này sau khi tham dự thánh lễ ở Nhà thờ Đức Bà do người Pháp xây dựng ở trung tâm Sài Gòn trong một động thái bày tỏ sự ủng hộ quyền tự do tín ngưỡng ở Việt Nam.
Trong chuyến đi Đồng bằng sông Cửu Long hôm Chủ nhật ngày 15/12, Kerry đã đi khảo sát các dự án nông nghiệp vốn là chủ lực của kinh tế ở đây và đánh giá tác động của các dự án trên thượng nguồn sông Mekong và tình trạng biến đổi khí hậu.
Trong các cuộc hội kiến với giới lãnh đạo Việt Nam ở Hà Nội, Ngoại trưởng Kerry dự kiến sẽ nêu lên vấn đề tôn trọng nhân quyền, nhất là quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, là yếu tố thiết yếu để nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ.
Ông cũng dự kiến sẽ nêu vấn đề các tù nhân chính trị mà Hoa Kỳ muốn Hà Nội thả.
Tuy nhiên trọng tâm trong các cuộc thảo luận giữa ông và các lãnh đạo Việt Nam sẽ là an ninh hàng hải và tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Bài đăng : Chủ nhật 15 Tháng Mười Hai 2013 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 15 Tháng Mười Hai 2013

Ngoại trưởng Mỹ Kerry thăm vùng đồng bằng Cửu Long

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (P) nói chuyện với các sinh viên tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, 15/12/2013
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (P) nói chuyện với các sinh viên tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, 15/12/2013

Trọng Nghĩa  RFI

Gần 50 năm sau khi ngược xuôi vùng sông rạch đồng bằng sông Cửu Long trên một chiến thuyền, vào hôm nay, 15/12/2013, ông John Kerry lần đầu tiên đã trở lại thăm địa bàn chiến đấu của ông trước đây, nhưng trong tư cách Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Theo hãng tin Mỹ AP, trong bài phát biểu tại ấp Kiến Vàng (tỉnh Cà Mau), ông đã nhấn mạnh đến nhu cầu bảo vệ sinh kế của cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, chống lại tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động khai thác quá mức con sông tại các nước trên thượng nguồn.

Theo ghi nhận của AFP, một hôm sau khi đặt chân xuống Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu chuyến công du dự trù kéo dài 4 ngày, vào sáng nay, Ngoại trưởng Mỹ đã dùng tàu đi thăm nhiều nơi thuộc tỉnh Cà Mau, vốn là chiến trường cũ của ông trong thập niên 1960. 
Trong tư cách là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, cựu chiến binh John Kerry đã đi khảo sát một số nông trại tại đấy và xem xét tận mắt tác hại của hiện tượng biến đổi khí hậu và các công trình thủy điện trên thượng nguồn sông Mêkông đối với hệ sinh thái rất mong manh và đời sống cư dân trong vùng. 
Theo AP, phát biểu tại ấp Kiến Vàng trước một cử tọa gồm nhiều sinh viên, nhà khoa học và quan chức Việt Nam, ông đã nói một vài câu tiếng Việt trước khi nhấn mạnh đến bước tiến đáng kể trong quan hệ Mỹ-Việt, và nhất là sự cần thiết phải đối phó với các tác hại của biến đổi khí hậu. 
Ông xác định : « Đối với tôi, có mặt tại đây hôm nay là một điều thật tuyệt vời… Hàng thập kỷ trước đây, trên những con sông rạch này, tôi là một trong những người đã chứng kiến ​​giai đoạn khó khăn trong lịch sử chung của chúng ta… Vào hôm nay, cũng trên những dòng nước đó, tôi trở thành chứng nhân của quá trình hai nước chúng ta đã tìm đến với nhau, và đang nói về tương lai… Đó chính là cách thức cần phải tiến hành ». 
Đối với ông Kerry, tương lai đó, đặc biệt là sinh kế của hàng triệu cư dân sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long, đang bị đe dọa từ sự kiện mực nước biển dâng cao và các công trình xây dựng ở thượng nguồn con sông, trong đó có các đập thủy điện tại Trung Quốc. 
Ông Kerry cam kết sẽ đưa lên hàng ưu tiên cá nhân quyết tâm không để một ai trong số các quốc gia cùng chia sẻ dòng Mêkông khai thác quá đáng con sông, làm tổn hại đến các nước khác. 
Trong chính sách Đông Nam Á mới của Hoa, một trong những đề án quan trọng là Sáng kiến Hạ nguồn Sông Mêkông - Lower Mekong Initiative - được người tiền nhiệm của ông Kerry là bà Hillary Clinton thúc đẩy, mà mục tiêu là giúp đỡ các nước Đông Nam Á có dòng sông chảy qua, nhưng loại trừ Trung Quốc, dù nước này cũng là thành viên khối Đại Tiểu vùng sông Mêkông.




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link