On Thursday, 19 December 2013 12:41 PM, Tran Ho <> wrote:
Việt Nam trong danh sách
5 chế độ cầm tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới
Trong bản báo cáo thường niên công bố vào hôm
nay, 18/12/2013, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo CPJ – Committee to Protect Journalists –
đã báo động về sự kiện năm 2013 sắp kết thúc là « Năm tệ hại thứ hai trên bình
diện nhà báo bị cầm tù » trên thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là cai ngục sừng sỏ
nhất hành tinh, sát theo sau là Iran và Trung Quốc. Điểm đáng buồn là Việt Nam
lại bám sát các nước trên, nằm trong danh sách năm nước có nhiều nhà báo bị tù
nhất.
|
REUTERS
|
Báo cáo của CPJ chỉ có một điểm tích cực duy
nhất, nhưng không đáng kể lắm. Đó là so với năm 2013, số lượng các nhà báo bị
bỏ tù có giảm đôi chút : 211 người được thống kê, so với con số kỷ lục 232 người
trong tù của năm 2012. Dù vậy, mức của năm nay, theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, vẫn
là mức cao thứ hai kể từ năm 1990, tức là từ khi CPJ bắt đầu lập thống kê hàng
năm.
Trong bản xếp hạng năm 2013, bộ ba Thổ Nhĩ Kỳ (với 40 nhà báo còn trong vòng lao lý), Iran (với 35 người) và Trung Quốc (32 người) chiếm hơn một nửa số lượng ký giả bị cầm tù trên thế giới. Theo CPJ, các chế độ khe khắt tại ba quốc gia này đã chủ yếu sử dụng các tội danh « chống Nhà nước » để bịt miệng các nhà báo, blogger hay biên tập viên dám lên tiếng phê phán.
Danh sách của CPJ đã được tiếp nối với Erithrea, cai ngục sừng sỏ nhất Châu Phi, với 22 nhà báo sau song sắt, và Việt Nam, nước nắm kỷ lục Đông Nam Á về số lượng nhà báo bị giam cầm với 18 tù nhân là người viết báo.
Điểm được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo nhấn mạnh là Việt Nam lại biểu thị cho một xu hướng đáng ngại, tức là ngày càng tống giam nhiều nhà báo hơn. Từ 14 người bị cầm tù, con số này đã tăng lên thành 18, kết quả của một điều được CPJ mệnh danh là « chiến dịch gia tăng đàn áp các blogger ».
Trong danh sách được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo công bố, ngoài những tù nhân kỳ cựu như blogger Điếu Cày, nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa…, từ cuối năm ngoái cho đến hiện nay, Việt Nam đã tống giam thêm các ông Lê Quốc Quân, một luật sư viết blog, hai blogger nổi tiếng là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, và ông Võ Thanh Tùng, ký giả của tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo ông Joel Simon giám đốc điều hành tổ chức CPJ, được AFP trích dẫn : « Bỏ tù các nhà báo vì công việc của họ là đặc trưng một xã hội không khoan dung mà chỉ biết đàn áp… Hiện tượng các nhà báo bị bỏ tù gia tăng ở các nước như Việt Nam và Ai Cập là điều đáng quan ngại ».
Trong bản xếp hạng năm 2013, bộ ba Thổ Nhĩ Kỳ (với 40 nhà báo còn trong vòng lao lý), Iran (với 35 người) và Trung Quốc (32 người) chiếm hơn một nửa số lượng ký giả bị cầm tù trên thế giới. Theo CPJ, các chế độ khe khắt tại ba quốc gia này đã chủ yếu sử dụng các tội danh « chống Nhà nước » để bịt miệng các nhà báo, blogger hay biên tập viên dám lên tiếng phê phán.
Danh sách của CPJ đã được tiếp nối với Erithrea, cai ngục sừng sỏ nhất Châu Phi, với 22 nhà báo sau song sắt, và Việt Nam, nước nắm kỷ lục Đông Nam Á về số lượng nhà báo bị giam cầm với 18 tù nhân là người viết báo.
Điểm được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo nhấn mạnh là Việt Nam lại biểu thị cho một xu hướng đáng ngại, tức là ngày càng tống giam nhiều nhà báo hơn. Từ 14 người bị cầm tù, con số này đã tăng lên thành 18, kết quả của một điều được CPJ mệnh danh là « chiến dịch gia tăng đàn áp các blogger ».
Trong danh sách được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo công bố, ngoài những tù nhân kỳ cựu như blogger Điếu Cày, nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa…, từ cuối năm ngoái cho đến hiện nay, Việt Nam đã tống giam thêm các ông Lê Quốc Quân, một luật sư viết blog, hai blogger nổi tiếng là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, và ông Võ Thanh Tùng, ký giả của tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo ông Joel Simon giám đốc điều hành tổ chức CPJ, được AFP trích dẫn : « Bỏ tù các nhà báo vì công việc của họ là đặc trưng một xã hội không khoan dung mà chỉ biết đàn áp… Hiện tượng các nhà báo bị bỏ tù gia tăng ở các nước như Việt Nam và Ai Cập là điều đáng quan ngại ».
Nhân
quyền cho Việt Nam.
Thêm nhiều trường hợp
bị công an đánh đập
Gia Minh,
biên tập viên RFA
2013-12-18
2013-12-18
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Chị Lê Thị Phương anh và anh Lê Anh Hùng đã từng
tham dự biểu tình chống TQ.
Photo courtesy of diendanctm
Trong những ngày này, một số đơn tố cáo và tường
trình được đưa lên mạng nêu rõ trường hợp bị đánh đập đến trọng thương, bị sách
liên tiếp dồn đến đường cùng.
Tiếp tục bị sách nhiễu, hành hung vô cớ
Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, người gốc Tây Sơn, Bình
Định hiện đang cư ngụ tại Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18 phải đi trình báo đến
các cơ quan chức năng về việc chiếc xe chở đồ gia đình anh phải dọn đi nơi khác
bị cơ quan chức năng giữ mà không có lệnh.
Người tài xế nhận chở hàng dọn nhà cho gia đình
kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh vào chiều ngày 17 tháng 12 cho biết "họ giữ xe
từ sáng đến giờ".
Việc kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh phải tường trình cho
các cơ quan chức năng và đưa lên mạng thông tin kêu cứu vì chính công an tại Đà
Nẵng yêu cầu anh này phải có tường trình thì mới giải quyết được khiếu nại của
bản thân anh. Đó là việc anh bị hành hung tại khu vực ngay trước trụ sở Công an
Phường Hòa Minh hồi ngày 10 tháng 12 vừa qua.
Thời điểm ấy, anh cùng một số người khác gồm Nguyễn
Duy Quang, Nguyễn Đức Quốc đến trước trụ sở Công An Phường Hòa Minh, thành phố
Đà Nẵng ủng hộ tinh thần cho hai vợ chồng anh Lê Anh Hùng- Lê Thị Phương Anh.
Hai người này phải đến để đòi lại những tài sản bị công an phường này tịch thu
hồi ngày 7 tháng 12 trước đó mà theo họ việc tịch thu không đúng qui định của
pháp luật.
Theo tường trình của những người trong cuộc sau
đó vì do không được giải quyết thỏa đáng. Một cán bộ công an chỉ hẹn hai hôm
sau đến mà không có giấy tờ gì nên họ đã ra trước cổng công an Phường Hòa Minh
trưng giấy và hô to về việc bị đối xử phi pháp như thế.
Sau đó thì cả hai vợ chồng anh Lê Anh Hùng- Lê
Thị Phương Anh và những thân hữu đến ủng hộ đã bị đánh đập.
Lực lượng công lực bàng quang
Dù bị đánh đập dữ dội ngay trước trụ sở Công an
Phường Hòa Minh, trước sự có mặt của công an mặc sắc phục; thế nhưng những
người đang thi hành công vụ như thế không ngăn chặn việc công dân bị hành hung.
Hậu quả anh Nguyễn Đức Quốc bị chấn thương sọ não.
Sau những ngày điều trị vào ngày 18 tháng 12,
ông Nguyễn Đức Quốc đã đến trụ sở Công an Phường Hòa Minh để làm việc. Kết quả
cuộc làm việc được ông này thuật lại như sau:
"Hôm nay đúng 1:30’ chiều, chúng tôi đi vào
công an Phường Hòa Minh. Hôm xảy ra chuyện họ đánh tôi phải đưa đi bệnh viện và
kết quả bác sĩ bảo bị chấn thương sọ não. Sau ba ngày bác sĩ thấy không có biến
chứng gì nên bảo về nhà để theo dõi.
Hôm nay tôi đi vào cùng vợ tôi để nhận lại chiếc
xe của mình. Họ đưa anh công an tên Đỗ Quốc Cường vào làm việc với tôi. Họ bảo
tôi ghi ra những chuyện xảy ra thì tôi cũng ghi ra. Tờ tôi ghi ra cũng tạm đủ
nhưng không đầy đủ như bản tường trình mà tôi đã phổ biến ở trên mạng cũng
giống như tôi đã nộp cho công an thành phố Đà Nẵng và công an Quận Liên Chiểu.
Tôi vào, đầu xâm xoàng, và tôi nói làm việc để
lấy chiếc xe về chở con cái đi học vì nhà tôi chỉ có một chiếc xe thôi. Họ nói
dành cho tôi một tiếng đồng hồ để làm việc nhưng từ 1:30 đến 4:30 chiều. Từ tờ
khai của tôi, anh công an viết sang một biên bản ghi lời khai.
Tôi nói tôi viết thế nào anh viết đúng như vậy,
tôi chỉ chịu trách nhiệm về nội dung; anh đó cứ viết cho xong và khi tôi đọc
lại thì thấy họ thêm bớt rất nhiều. Họ cố đặt vào vấn đề những biểu ngữ là sai
và họ chụp mũ bắt chúng tôi phải nhận tội đó.
Họ nói với tôi ‘Các anh giương biểu ngữ như vậy
đúng hay sai?’. Tôi nói các anh là điều tra viên các anh phải tìm lý do vì sao
chúng tôi phải giương biểu ngữ như thế. Bởi vì chúng tôi đã trình bày là chúng
tôi đã bị bắt trái phép, xâm phạm chỗ ở trái phép dẫn đến bắt chúng tôi trái
phép rồi thu giữ tài sản của chúng tôi trái phép; rồi các anh đùn đẩy từ công
an Hòa Minh lên công an Thành phố Đà Nẵng rồi công an Thành phố Đà Nẵng lại chỉ
về công an Hòa Minh.
Chúng tôi yêu cầu các anh cho chúng tôi tờ giấy
hẹn cũng không cho; thì đương nhiên bức xúc chúng tôi phải làm; Nhưng họ cứ nói
việc đó chúng tôi phải xác nhận là sai. Tôi trả lời anh Đỗ Quốc Cường :
Tôi hỏi các anh bắt chúng tôi như vậy đúng hay
sai?, thu giữ tài sản của chúng tôi, đánh đập chúng tôi đúng hay sai?
Họ nói tôi chỉ được trả lời giương biểu ngữ đúng
hay sai. Nhưng tôi nói đúng sai phải có tòa án. Đến 4:40 chiều một người đàn
ông mặc thường phục, có thể là trưởng công an phường vào bảo hai vợ chồng tôi
về đi. Chúng tôi yêu cầu cho giấy hẹn, họ vẫn không cho."
Vào chiều tối ngày 18 tháng 12, chúng tôi liên
lạc đến số điện thoại của ông Nguyễn Đắc Mười, trưởng công an Phường Hòa Minh,
để hỏi ý kiến của cơ quan này về vụ việc được tường trình diễn ra tại đó hồi
ngày 10 tháng 12, thế nhưng chủ nhân không bắt máy.
Lý do: tố cáo, đòi hỏi quyền con người
Cộng đồng cư dân mạng lâu nay biết đến hai vợ
chồng anh Lê Anh Hùng và Lê Thị Phương Anh, ngụ tại Quảng Trị vì những đơn tố
cáo các cấp lãnh đạo cao cấp tại Việt Nam như ông phó thủ tướng Hoàng Trung Hải
về những sai trái của ông này lâu nay. Vụ việc được đưa đến đại biểu quốc hội
Dương Trung Quốc nhưng các trả lời không được thuyết phục, đến nơi đến chốn.
Bản thân người vợ Lê thị Phương Anh nhiều lần bị bắt cóc, hành hung; người
chồng là Lê Anh Hùng từng bị đưa và trung tâm dành cho những đối tượng tâm thần.
Như những người trước đây vì chứng kiến những
bất công, tàn bạo trong chế độ thực dân- phong kiến đã hy sinh bản thân đứng
lên để đòi hỏi quyền căn bản cho bao người dân nô lệ lúc bấy giờ- thậm chí đi
theo chủ nghĩa cộng sản; những người như vợ chồng anh Lê Anh Hùng- Lê Thị
Phương Anh cùng với những đối tượng can đảm lên tiếng khác hiện nay trong xã
hội ý thức được việc phải đấu tranh cho một xã hội công bằng, pháp trị, mọi
quyền con người cần được tôn trọng.
Đó là những người như anh Nguyễn Đức Quốc, một
dân oan khiếu kiện về đất đai ở vùng Lăng Cô quê anh; kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh,
một bệnh nhân chứng máu không đông nhưng vì những đồng bệnh khác đã từng phát
động phong trào giúp đỡ cho những đối tượng không may đó. Gần đây, kỹ sư Thạnh
phát động Quỹ Hoàng Sa- Trường Sa để góp phần cho công cuộc bảo vệ hai quần đảo
Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam.
Họ đã bị cơ quan công quyền gây khó, và bị sách
nhiễu, hành hung như tường trình mà họ đưa ra cho cơ quan chức năng cũng như
công luận.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment