Kiểm
điểm đảng viên Phạm Chí Dũng – trò “đấu tố” hèn hạ bắt đầu?
Blog Thụy My RFI
TS
Phạm Chí Dũng : Đảng làm sao có thể “hạ cánh mềm”?
Đôi lời :
Sáng nay 18/12/2013, một cuộc « đấu tố » đã diễn ra đối với Tiến sĩ
Phạm Chí Dũng – người đã viết Tâm thư từ bỏ đảng,
tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, nơi anh làm việc. Trước
đó, Đảng ủy Viện và Đảng ủy cấp trên đã cố gắng vận động anh rút đơn « ở
lại trong đảng để đấu tranh » nhưng không thành công, nên đã chỉ thị cho
các đảng viên « đấu tố » anh. Tuy nhiên có đến 60% đảng viên không
đồng ý khai trừ đảng TS Phạm Chí Dũng !
Xin phép được giới thiệu đến bạn đọc bài viết
của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng về sự kiện này :
Cuộc họp kiểm điểm
tôi xảy đến vào buổi sáng ngày 18/12/2013, hai tuần sau khi tôi viết Tâm
thư từ bỏ đảng và đơn xin ra đảng, được đảng ủy Viện
Nghiên cứu Phát triển – một cơ quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân TP.HCM nhưng
chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy khối dân chính đảng – triệu tập như một hội nghị
bất thường.
Vào buổi sáng này, thời tiết Sài Gòn lại se lạnh
bất thường không kém và là một trong những ngày đẹp nhất trong năm để kỷ niệm
Chúa Giêsu ra đời. Không biết có phải vì cảm hứng đột ngột đó hay không mà ông
Phan Xuân Biên, nguyên trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí
Minh, một đảng viên cao cấp cùng sinh hoạt trong đảng ủy Viện Nghiên cứu Phát
triển, đã mở đầu cuộc “đấu tố” tôi bằng đánh giá cho rằng bức tâm tư từ bỏ đảng
mà tôi đã “phát tán” lên mạng Internet và báo đài phương Tây là “lăng nhăng lít
nhít”. Tất nhiên, ngay sau đó tôi đã phải đề nghị vị đảng viên có bình phẩm bất
thường đó càng cần phát biểu có văn hóa hơn, nhất là khi không còn giữ chức
trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, đúng với mặt bằng văn hóa tối thiểu về góp ý và
dân chủ cơ sở trong đảng.
Một chi tiết đáng chú ý liên quan đến văn hóa
phản biện trong đảng là chi bộ nơi tôi sinh hoạt đã nêu ra một “gợi ý” để tôi
làm bản kiểm điểm, là hành động tán phát tâm thư từ bỏ đảng và đơn xin ra đảng
của tôi đã vi phạm điều lệ đảng và quyết định số 47 của trung ương về 19 điều
đảng viên không được làm. Trong đó có những nội dung “Nói, làm trái hoặc
không thực hiện cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, nghị quyết,
chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của đảng”,
và “…tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền
bá những quan điểm trái với đường lối của đảng, pháp luật của
nhà nước”.
Sự hiện diện không tránh khỏi của hai cơ quan
Đảng ủy khối dân chính đảng và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy trong cuộc họp này cũng
như cuộc họp trước đó với tôi đã không thể tránh cho tôi cảm giác về một
sự hiện diện khác, tuy không lộ diện, của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đối
với toàn bộ chỉ đạo về quy trình tổ chức kiểm điểm và có thể khai trừ đảng với
tôi.
Khuynh hướng và kỹ thuật tổ chức kiểm điểm
đối với tôi cũng khiến tôi nhớ lại trường hợp của đại tá, nhà văn quân đội Phạm
Đình Trọng. Vào năm 2009, ông Phạm Đình Trọng làm đơn xin ra khỏi đảng. Tuy
nhiên người ta đã tổ chức “đấu tố” ông ở địa phương, để 5 tháng sau ông phải
nhận quyết định khai trừ đảng. Mục đích của giới cấp ủy là người bỏ đảng phải
bị mất danh dự và răn đe các đảng viên khác không được bỏ đảng theo.
Có nghĩa là mặc dù theo điều lệ đảng thì việc
xin vào đảng và xin ra đảng là hoàn toàn bình thường, nhiều cấp ủy đảng vẫn sẵn
sàng coi hành động ra đảng là bất thường. Họ sẵn sàng quy chụp về thái độ chính
trị, kể cả thái độ và hành vi “chống đảng”, và thay vì cho người xin ra đảng
“hạ cánh mềm”, họ bắt buộc những người này phải “hạ cánh cứng”.
Tôi tự hỏi với lối tư duy và hành xử vẫn quá
nặng về độc đoán và áp đặt như thế, liệu đảng có thể “hạ cánh mềm” trước sự
phẫn nộ rất có thể xảy ra của dân chúng trong 4 hay 5 năm tới?
Cũng như với ông Phạm Đình Trọng, tổ chức
đảng Viện Nghiên cứu Phát triển tìm cách thuyết phục tôi “tiếp tục ở trong đảngđể có đấu
tranh với các hiện tượng tiêu cực”, hoặc nhắc lại “lời thề” của tôi khi xin
vào đảng. Nhưng khi nhận ra quyết định ra đảng của tôi là không thể thay đổi,
một số ý kiến khác đã cho rằng tôi phủ nhận tất cả thành tựu của Đảng Cộng sản
Việt Nam và ít nhất tôi đã vi phạm điều lệ đảng khi tán phát đơn xin ra đảng
lên mạng Internet.
Còn với tôi, đã đến lúc phải bày tỏ quan điểm
tách bạch và kiên quyết hơn đối với thái độ quy chụp chính trị của các cơ quan
đảng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đã thề trung thành với Đảng khi xin vào,
nhưng lời thề đó chỉ còn giá trị một khi Đảng vẫn còn trung thành với những
người đã sinh ra đảng và đóng thuế cho giới quan chức đảng sinh nhai và ngự trị
trên cái ghế dán nhãn “lãnh đạo toàn diện”. Chứ không phải như hình ảnh hiện
thân đầy rẫy và tàn bạo của các nhóm lợi ích trong đảng như ngày nay, với một
bản Hiến pháp 2013 phản bác lại mọi phản biện của đại đa số nhân dân. Và vì
thế, lời thề duy nhất còn lại với một người từng là sĩ quan quân đội và bảo vệ
an ninh như tôi chỉ là “trung với nước, hiếu với dân”.
Cũng vì thế, trong bản giải trình tôi đã nêu
rõ:
“Trong trường hợp Thành ủy, Đảng ủy
khối Dân chính đảng, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và Đảng ủy
Viện Nghiên cứu Phát triển vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng tôi vi phạm điều
lệ đảng, tôi buộc lòng phải bảo lưu quyền công dân được khiếu nại tới
các cấp thẩm quyền và quyền thông tin trên các phương tiện thông tin đại
chúng trong nước và quốc tế”.
Thâm tâm tôi không hề ngạc nhiên về những
động thái mà tổ chức đảng đã áp đặt có chủ ý đối với tôi, bởi đơn giản là tôi
không sai trong toàn bộ các bài viết và phát ngôn về cái thực trạng khó có lối thoát
của Đảng Cộng sản hiện nay. Nếu Đảng không tự thay đổi bằng cách tự làm sạch
mình và ngó ngàng tới dân chúng, người nghèo nhiều hơn, không chấp nhận những
tiếng nói và chính kiến đa chiều, trái chiều, Đảng sẽ bị chính dân chúng phủ
nhận và thay đổi trong không bao lâu nữa.
Tâm tư này không chỉ là của tôi, mà còn thuộc
về tâm tưởng của rất nhiều đảng viên khác – những người đương chức trong khu
vực nhà nước, lực lượng vũ trang và giới đảng viên hưu trí.
Có lẽ vì tính phổ biến của tâm tư ấy mà đã
phát sinh một chi tiết đáng lưu tâm không kém trong cuộc họp kỷ luật tôi: chỉ
có khoảng 40% đảng viên có mặt bỏ phiếu khai trừ đảng (10/24 người), trong khi
khoảng 60% còn lại bỏ phiếu mức độ khiển trách, cảnh cáo đảng và không bỏ
phiếu. Trong khi trước cuộc họp xét kỷ luật này, một số người quen của tôi nhận
định rằng với bức tâm thư từ bỏ đảng được “tán phát” lên mạng của tôi, đó là
một “tội” rất nặng trong con mắt của Đảng và chắc chắn đảng ủy, chi bộ nơi tôi
sinh hoạt sẽ phải chịu sức ép rất lớn để có được 100% hoặc gần như thế phiếu
khai trừ đảng tôi.
60% không đồng ý khai trừ đảng có lẽ cũng là
một tỉ lệ xã hội học đảng viên đáng quan tâm trong hiện tình tư tưởng ngổn
ngang của đảng viên hiện thời. Tỉ lệ này cho thấy những đánh giá gần đây về khả
năng có đến 60-80% đảng viên ở vào thế “trung lập” hoặc có nhận thức và hành
động tiến bộ là có cơ sở. Tỉ lệ này lại hoàn toàn trái ngược với một tỉ lệ khác
– khoảng 20% số đảng viên bị gắn bó quá hữu cơ bởi các quyền lợi và chức vụ,
hoặc là những người theo quan điểm “còn đảng còn mình” như một triết lý dân
gian đương đại.
Tôi cũng tự hỏi là với tỉ lệ mang tính “cách
mạng” đang trở thành một xu thế không thể đảo ngược ngay trong nội bộ đảng như
thế, một hệ quả mà hoàn toàn có thể dẫn đến một làn sóng thoái đảng và bỏ đảng
công khai trong những năm tới, Đảng sẽ làm sao có thể “hạ cánh mềm” nếu họ
không tự thay đổi, và hơn nữa phải “thay máu” một cách ghê gớm. Mà thời gian để
tự đổi thay lại không còn nhiều, chỉ có thể được tính theo năm…
Tin tức / Việt Nam
2013: Năm đàn áp khốc
liệt đối với ký giả, blogger tại Việt Nam
Tin liên hệ
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA
hoặc Facebook nếu bị chặn
- Bộ Ngoại giao Mỹ tổng kết chuyến thăm Việt Nam của ông
Kerry
- Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy nhân quyền, an ninh
hàng hải nhân chuyến thăm VN
- Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam, sẽ 'thẳng thắn' về nhân quyền
- Vấn đề nhân quyền được nêu lên trước chuyến thăm VN của
Ngoại trưởng Mỹ
- Luật sư Lê Quốc Quân tố cáo các sai phạm pháp lý
từ trại giam
- 47 dân biểu Mỹ kêu gọi ông Kerry nêu vấn đề nhân quyền
khi đến Việt Nam
- Các nhà ngoại giao phương Tây kêu gọi Việt Nam tôn
trọng nhân quyền
- Công an Việt Nam trấn áp các sự kiện mừng Ngày
Quốc tế Nhân quyền
- 3 nhà hoạt động bị giam cầm được trao Giải
thưởng Nhân quyền Việt Nam 2013
- Cảm nghĩ người trẻ về việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân
quyền LHQ
CỠ CHỮ
18.12.2013
Năm 2013 chứng kiến một chiến dịch tăng cường
đàn áp khắc nghiệt đối với các ký giả, blogger, và công dân mạng tại Việt Nam,
theo báo cáo điểm lại tình hình cuối năm của hai tổ chức bảo vệ ký giả uy tín
trên thế giới.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) trụ sở chính ở Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách top 10 quốc gia cầm tù ký giả tệ hại nhất trên thế giới. Trong danh sách này năm nay, Việt Nam hiện xếp thứ 5, sau Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Trung Quốc, và Eritrea.
Theo thống kê của CPJ, số nhà báo bị Hà Nội tống giam hiện là 18 người, tức tăng lên so với con số 14 của năm trước.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) trụ sở chính ở Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách top 10 quốc gia cầm tù ký giả tệ hại nhất trên thế giới. Trong danh sách này năm nay, Việt Nam hiện xếp thứ 5, sau Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Trung Quốc, và Eritrea.
Theo thống kê của CPJ, số nhà báo bị Hà Nội tống giam hiện là 18 người, tức tăng lên so với con số 14 của năm trước.
Xu hướng đàn áp của Hà Nội bắt nguồn từ khi Tổng Bí Thư
Nguyễn Phú Trọng lên đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam. Dưới thời ông Trọng, số
ký giả-blogger tự do bị bắt không ngừng gia tăng...
Ông Benjamin Ismail, RSF.
Dẫn đầu danh sách là blogger Điếu Cày Nguyễn Văn
Hải, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cùng các nhà hoạt động như Trần Huỳnh Duy Thức,
Lê Quốc Quân, các nhà báo tự do gồm Lư Văn Bảy, Lê Thanh Tùng, Phạm Nguyễn
Thanh Bình, các blogger như Đặng Xuân Diệu, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn
Duyệt, Nông Hùng Anh, Tạ Phong Tần, Đinh Đăng Định, Phạm Viết Đào, Trương Duy
Nhất, và những ký giả làm việc cho nhà nước như Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ,
Võ Thanh Tùng của tờ Pháp luật TPHCM.
Trong khi đó, tổ chức Ký giả Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp trong năm qua liệt kê Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên toàn cầu đối với các cư dân mạng, với 34 netizen đang bị giam cầm, chỉ sau con số 70 của quốc gia cộng sản anh em Trung Quốc.
Phát biểu với VOA Việt ngữ, ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách Ban Á Châu-Thái Bình Dương thuộc RSF, nhấn mạnh:
Trong khi đó, tổ chức Ký giả Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp trong năm qua liệt kê Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên toàn cầu đối với các cư dân mạng, với 34 netizen đang bị giam cầm, chỉ sau con số 70 của quốc gia cộng sản anh em Trung Quốc.
Phát biểu với VOA Việt ngữ, ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách Ban Á Châu-Thái Bình Dương thuộc RSF, nhấn mạnh:
“Năm 2013 cho thấy sự tăng cường đàn áp của nhà
nước đối với những ngòi bút và những nguồn cung cấp thông tin độc lập tại Việt
Nam. Trong số này phải kể đến việc chính phủ ban hành thêm các quy định mới
siết chặt quyền tự do bày tỏ ý kiến của công dân như Nghị định 72 rồi tới Nghị
định 174. Thêm vào đó là tình trạng tiếp tục đàn áp bạo lực, dùng an ninh
thường phục tấn công không chỉ các blogger mà cả thân nhân của họ. Năm nay củng
cố xu hướng đàn áp của Hà Nội bắt nguồn từ khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lên
đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam. Dưới thời ông Trọng, số ký giả-blogger tự do
bị bắt không ngừng gia tăng.”
Blogger Hành Nhân, một ngòi bút độc lập trong nước, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, nhận xét tình hình trong năm qua:
“Trong năm qua đúng là sự bắt bớ đàn áp đối với giới blogger gia tăng hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, đã có nhiều người vượt qua được sự sợ hãi, lên tiếng nhiều hơn. Các phong trào dân sự cũng đang mạnh lên. Người ta lập hội này hội nọ, bày tỏ chính kiến trên mạng nhiều hơn. Tuy là có đàn áp, nhưng cũng có những niềm hy vọng, những điểm tích cực để mình hy vọng.”
Blogger Hành Nhân, một ngòi bút độc lập trong nước, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, nhận xét tình hình trong năm qua:
“Trong năm qua đúng là sự bắt bớ đàn áp đối với giới blogger gia tăng hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, đã có nhiều người vượt qua được sự sợ hãi, lên tiếng nhiều hơn. Các phong trào dân sự cũng đang mạnh lên. Người ta lập hội này hội nọ, bày tỏ chính kiến trên mạng nhiều hơn. Tuy là có đàn áp, nhưng cũng có những niềm hy vọng, những điểm tích cực để mình hy vọng.”
Trong năm qua (2013) đúng là sự bắt bớ đàn áp đối với giới
blogger gia tăng hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, có nhiều người vượt qua
được sự sợ hãi, lên tiếng nhiều hơn. Các phong trào dân sự cũng đang mạnh
lên...
Blogger Hành Nhân.
Người đang tham gia chiến dịch quốc tế vận yêu
cầu Việt Nam hủy bỏ điều luật 258 về ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích nhà nước’ mà Hà Nội dùng để nhắm tới các blogger nói với các tín hiệu
lạc quan cho thấy người dân ngày càng mạnh dạn bày tỏ chính kiến nhiều hơn, anh
hy vọng tình hình trong năm tới sẽ khả quan.
Blogger Hành Nhân:
“Người ta chia sẻ với nhau, lập nên các phong trào xã hội dân sự để bảo vệ nhau. Hơn nữa, Việt Nam mới gia nhập vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cũng là cơ hội để nhiều người nói lên tiếng nói của mình. [Vào Hội đồng], Việt Nam cũng phải cải thiện bộ mặt nhân quyền của mình trước thế giới. Nếu họ đàn áp mạnh hơn, họ sẽ chứng tỏ bộ mặt thật của mình. Cho nên, tôi nghĩ mọi việc đang đi theo hướng mọi người mong mỏi. Hy vọng sẽ có một xã hội tốt đẹp hơn.”
Blogger Hành Nhân:
“Người ta chia sẻ với nhau, lập nên các phong trào xã hội dân sự để bảo vệ nhau. Hơn nữa, Việt Nam mới gia nhập vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cũng là cơ hội để nhiều người nói lên tiếng nói của mình. [Vào Hội đồng], Việt Nam cũng phải cải thiện bộ mặt nhân quyền của mình trước thế giới. Nếu họ đàn áp mạnh hơn, họ sẽ chứng tỏ bộ mặt thật của mình. Cho nên, tôi nghĩ mọi việc đang đi theo hướng mọi người mong mỏi. Hy vọng sẽ có một xã hội tốt đẹp hơn.”
...việc Hà Nội trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền
LHQ sẽ buộc Việt Nam phải tuân thủ các quy định quốc tế. Chúng tôi mong với
những áp lực gia tăng đó, tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam
sẽ khá hơn...
Ông Benjamin Ismail.
Quan điểm này được ông Benjamin Ismail từ tổ chức Phóng viên Không
biên giới tán thành:
“Tôi lạc quan tin tưởng tình hình sắp tới sẽ tích cực hơn nhờ vào sự huy động, hoạt động của giới blogger trong nước. Chúng tôi tin Phong trào Con đường Việt Nam do các nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định khởi xướng đang phát triển đúng hướng. Sự thành lập các tổ chức dân sự như Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Mạng lưới Blogger Việt Nam, và việc Hà Nội trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cũng sẽ buộc Việt Nam phải tuân thủ các quy định quốc tế. Chúng tôi mong với những áp lực gia tăng đó, tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam sẽ khá hơn.”
“Tôi lạc quan tin tưởng tình hình sắp tới sẽ tích cực hơn nhờ vào sự huy động, hoạt động của giới blogger trong nước. Chúng tôi tin Phong trào Con đường Việt Nam do các nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định khởi xướng đang phát triển đúng hướng. Sự thành lập các tổ chức dân sự như Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Mạng lưới Blogger Việt Nam, và việc Hà Nội trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cũng sẽ buộc Việt Nam phải tuân thủ các quy định quốc tế. Chúng tôi mong với những áp lực gia tăng đó, tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam sẽ khá hơn.”
Năm đàn áp khốc liệt
đối với ký giả, blogger tại Việt Nam
- Danh mục
- Tải
Ông Ismail nói tổ chức Phóng viên Không biên giới sẽ tiếp tục dùng
các kênh vận động quốc tế thúc đẩy Việt Nam phóng thích các ngòi bút bị tù đày
và tôn trọng nhân quyền của người dân.
RSF cho biết sẽ tận dụng mọi cơ hội trong năm 2014, Năm Việt Nam tại Pháp, để yêu cầu chính phủ Pháp hỗ trợ trong áp lực đòi Hà Nội phải cải thiện nhân quyền.
RSF cho biết sẽ tận dụng mọi cơ hội trong năm 2014, Năm Việt Nam tại Pháp, để yêu cầu chính phủ Pháp hỗ trợ trong áp lực đòi Hà Nội phải cải thiện nhân quyền.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment