Thứ hai 16 Tháng Mười Hai 2013
Biển Đông và Nhân quyền : Yếu tố căn bản trong quan hệ Việt-Mỹ
Cuộc hội kiến giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) với Thủ tướng
Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội ngày 16/12/2012
REUTERS/Brian Snyder
Kể từ ngày 14/12/2013 vừa qua, sau nhiều lần bị đình hoãn, Ngoại
trưởng Hoa Kỳ John Kerry rốt cuộc đã chính thức đi thăm Việt Nam từ ngày ông
nhậm chức, trong khuôn khổ vòng công du Đông Nam Á cũng sẽ đưa ông qua
Philippines. Theo giới phân tích, đây là một chuyến thăm rất được Hà Nội và
Manila mong đợi, trong bối cảnh chủ quyền biển đảo của cả hai đều bị Trung Quốc
lấn lướt tại Biển Đông, và cần đến sự hiện diện của Mỹ để hạn chế tham vọng
bành trướng ngày càng rõ của Bắc Kinh.
Tại Việt Nam, lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ đã không phụ lòng mong
đợi của nước chủ nhà khi loan báo quyết định tăng cường giúp đỡ Việt Nam trong
lãnh vực an ninh trên biển – một hình thức gián tiếp hỗ trợ Việt Nam bảo vệ tốt
hơn vùng Biển Đông của mình. Tuy nhiên, ông John Kerry cũng không quên nhắc lại
một trong những mối quan tâm lớn của Washington trong quan hệ với Hà Nội. Đó là
Việt Nam cần cải thiện nhiều hơn nữa tình hình nhân quyền.
Nhận xét chung về vòng công du của Ngoại trưởng Mỹ qua Việt Nam và
Philippines lần này, các nhà phân tích đều nhấn mạnh đến khía cạnh « bù đắp »
thiếu sót của Hoa Kỳ cách nay không lâu, khi chính Tổng thống Mỹ Barack Obama
đã phải bỏ lỡ hai Hội nghị Thượng đỉnh quan trọng của khu vực là Hội nghị
Thượng đỉnh APEC tại Indonesia, cũng như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại
Brunei. Lợi dụng sự vắng mặt của lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc được cho là đã « mặc
sức tung hoành » và biểu thị uy lực của mình.
Sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ tại các hội nghị đó được cho là rất đáng
tiếc trong bối cảnh Hoa Kỳ bắt đầu chuyển ưu tiên qua vùng Châu Á Thái Bình
Dương trong chiến lược gọi là xoay trục hay tái cân bằng.
Riêng đối với Việt Nam, chuyến viếng thăm của ông John Kerry là
dịp để hai bên thúc đẩy quan hệ tiến thêm một bước nữa, gần nửa năm sau khi Tổng
thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chính thức loan báo sự hình thành
của quan hệ đối tác chiến lược Mỹ Việt, một bước chuyển mới trong bang giao
song phương.
Là một chuyên gia theo dõi sát tình hình Biển Đông trong mối quan
hệ giữa Việt Nam, Hoa Kỳ, Trung Quốc, cũng như nhiều cường quốc khác, Giáo sư
Ngô Vĩnh Long thuộc trường Đại học Maine (Hoa Kỳ) đã xác định trở lại tầm quan
trọng của Việt Nam trong chính sách châu Á mới của Mỹ.
Theo giáo sư Long, Việt Nam có một vị trí ưu tiên trong chiến lược
xoay trục của Hoa Kỳ qua vùng châu Á Thái Bình Dương, do đó nêu biết tranh thủ,
Việt Nam có thể có thêm hậu thuẫn của Mỹ, tăng cường được tiềm lực của mình,
hạn chế được sự lân lướt của Trung Quốc, vốn đang muốn áp đặt các yêu sách chủ
quyền của họ trên Biển Đông.
Ngoài việc cần phải làm rõ chính sách Biển Đông của mình, Việt Nam
cần phải tạo điều kiện để chính quyền Hoa Kỳ vận động được sự ủng hộ của dư
luận Mỹ. Trong vấn đề này, việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam là điều cần
thiết
Sau đây, mời quý vị nghe phân tích của giáo sư Ngô Vĩnh Long trong
bài trả lời phỏng vấn của RFI.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long - Đại
học Maine (Hoa Kỳ)
16/12/2013
by Trọng Nghĩa |
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment