'Điều 258 không còn đúng với
hiến pháp'
Dân
oan Đại Tử Thái Nguyên-Tụt quần áo chống lại công an
Cập nhật: 10:51
GMT - thứ sáu, 6 tháng 6, 2014
Media Player
Trả lời BBC ngày 6/6 về
quyết định khởi tố vụ án 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ' của Bộ Công an tại
báo Pháp luật xã hội, luật sư Trần Vũ Hải cho rằng tờ báo này cần chứng minh đã
thuật lại đúng lời của luật sư tại tòa.
Ông Hải là luật sư bào
chữa cho blogger Trương Duy Nhất, người cũng sắp bị đưa ra xét xử về tội 'Lợi
dụng các quyền tự do dân chủ' theo Điều 258.
"Theo tôi thì vấn
đề là báo này có đăng đúng theo ý kiến của luật sư hay không," ông nói.
"Theo tôi những gì
luật sư nói tại tòa thì là quyền của luật sư, và báo chí có quyền đăng lại lời
của luật sư".
Ông Hải cũng cho rằng
hành vi 'xâm phạm lợi ích tổ chức' không còn tồn tại theo hiến pháp mới được
thông qua.
"Chúng tôi đang
nghiên cứu hiến pháp năm 2013 và tôi nghĩ rằng phải xem xét rằng Điều 258 có
phù hợp với hiến pháp mới hay không," ông nói.
"Hiến pháp 2013 nói
thực hành quyền con người, quyền công dân nhưng không xâm phạm lợi ích quốc
gia, lợi ích dân tộc và của người khác."
"Tức là không còn
khái niệm xâm phạm lợi ích của tổ chức như trước."
'Nội bộ Việt Nam vẫn chưa nhất trí'
Cập nhật: 16:20
GMT - chủ nhật, 1 tháng 6, 2014
Media Player
Các khác biệt trong phát
biểu của lãnh đạo Việt Nam xung quanh vụ xung đột Giàn khoan Hải Dương 981 ở
Biển Đông trong dịp diễn ra Đối thoại An ninh khu vực Shangri-La 13 ở Singapore
cho thấy 'nội bộ lãnh đạo' Việt Nam 'vẫn chưa nhất trí', theo một nhà phân tích
từ Hoa Kỳ.
Trao đổi với BBC hôm
01/6/2014, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc Đại
học George Mason, cho rằng phát biểu mới nhất của ông Nguyễn Tấn Dũng tuy bên
ngoài cho thấy có sự 'cứng rắn' nhưng bên trong bộc lộ 'Bộ Chính trị' chưa đồng
nhất.
Nhà phân tích nói:
"Trước hết là ông Thủ tướng Dũng nói trong khi ông họp Nội các rằng chuẩn
bị (cho hành động pháp lý) xong rồi, đó là về vấn đề Nhà nước.
"Thứ hai ông nói
thời điểm kiện tùy thuộc Bộ Chính trị. Nó có nghĩa cho đến giờ phút này, Bộ
Chính trị chưa nhất trí việc đi kiện.
"Việc đi kiện này
chỉ nêu ra hy vọng để Trung Quốc nhân nhượng, có thể hai bên đàm phán riêng với
nhau, thì cái đó là một chính sách."
Trong bài phát biểu của
mình tại Shangri-La 13, Bộ trưởng Quốc phòng VN, Tướng Phùng Quang Thanh nói
quan hệ Việt Nam với 'nước bạn láng giềng' Trung Quốc 'vẫn tốt đẹp', ông không
hề nhắc tới việc TQ hạ đặt giàn khoan ở khu vực Hoàng Sa như một 'hành động xâm
lược', đồng thời ông kêu gọi Trung Quốc cùng Việt Nam 'đàm phán'.
''Để dụ Trung Quốc
thôi'
"Tôi
không nghĩ đây là một sự hạ giọng, bởi vì đó là chính sách mềm dẻo, một mặt
không thể nào - nghĩa là đánh nhau với Trung Quốc thì là vạn bất đắc dĩ. Cho
nên ông ấy (Tướng Phùng Quang Thanh) nói làm cho TQ vui lòng, tức là nói đến...
quan hệ hai nước hữu hảo tốt, nói như vậy để cho dụ TQ thôi"
GS. Nguyễn Mạnh Hùng
Nhận xét với BBC về
thông điệp này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng quan điểm của Tướng Thanh
không thể hiện một sự 'hạ giọng', 'đổi giọng' hay 'mâu thuẫn' nào trong lập trường
của Việt Nam.
Nhà phân tích nói:
"Tôi không nghĩ đây là một sự hạ giọng, bởi vì đó là chính sách mềm dẻo,
một mặt không thể nào - nghĩa là đánh nhau với Trung Quốc thì là vạn bất đắc
dĩ.
"Cho nên ông ấy
(Tướng Phùng Quang Thanh) nói làm cho Trung Quốc vui lòng, tức là nói đến quan
hệ hai nước đặc biệt là quan hệ hai nước hữu hảo tốt, nói như vậy để cho dụ
Trung Quốc thôi.
"Còn mặt khác, ông
vẫn giữ lập trường không có thể chấp nhận thay đổi chủ quyền và tất cả các ông
ấy, nhất là ông Dũng (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) đều nói là có thể đưa ra tòa
án quốc tế, tức là không dùng giải pháp chiến tranh mà nên dùng giải pháp quốc
tế."
Mở đầu cuộc trao đổi với
Quốc Phương của BBC, Giáo sư Hùng bình luận về thái độ, lập trường và hành động
của Hoa Kỳ, Nhật Bản tại Diễn đàn Shangri-La lần này, ông cũng giải thích vì
sao Hoa Kỳ cần phải 'làm mạnh' trong vấn đề an ninh khu vực trước các động thái
'hung hăng' của Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu không đưa
ra chỉ dấu ở phần cuối trao đổi cho thấy theo ông khi nào Việt Nam sẽ 'kiện
Trung Quốc' về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 đồng thời về 'chủ quyền lãnh hải' ở
Biển Đông ra quốc tế, nhưng theo ông Việt Nam nên sớm ủng hộ và phối hợp trong
một vụ kiện Trung Quốc với quốc gia láng giềng Đông Nam Á là Philippines.
TQ nhắc VN bồi thường thiệt hại
Cập nhật: 14:20
GMT - thứ sáu, 6 tháng 6, 2014
- Facebook
- Twitter
- Google+
- chia sẻ
- Gửi cho
bạn bè
- In trang này
Người phát ngôn Bộ Ngoại
giao TQ, Hồng Lỗi.
Trung Quốc nói vào hôm
06/06 rằng phía Việt Nam vẫn chưa bồi thường tổn thất cho vụ bạo loạn vào tháng
trước, yêu cầu Hà Nội phải đền tiền và trừng trị những người phá hoại.
Căng thẳng xung quanh
vùng biển tranh chấp trên Biển Đông đã khiến biểu tình chống Trung Quốc bùng nổ
ở Việt Nam, sau khi Bắc Kinh hạ đặt một giàn khoan dầu vào khu vực cả hai bên
tuyên bố chủ quyền.
Các bài liên quan
Sau các cuộc biểu tình
ôn hòa tại những thành phố lớn đã xảy ra các vụ bạo loạn đốt phá, cướp bóc các
nhà máy do Trung Quốc sở hữu, hoặc bị hiểu nhầm là của Trung Quốc.
Ít nhất 4 người thiệt
mạng, theo Reuters trong khi nhà chức trách Việt Nam cho tới nay xác nhận hai
người chết trong sự cố kể trên.
Bắc Kinh liên tục yêu
cầu Hà Nội bồi thường cho công dân và công ty Trung Quốc bị thiệt hại.
“Cho đến hôm nay, Việt
Nam vẫn chưa bồi thường gì cả,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng
Lỗi nói trong buổi họp báo thường kỳ.
“Chúng tôi yêu cầu Việt
Nam có những hành động đúng đắn nhằm bảo vệ công dân và tổ chức Trung Quốc tại
Việt Nam, nghiêm khắc trừng trị những kẻ tấn công gây bạo loạn, và bồi thường
đầy đủ mất mát của các công ty và cá nhân Trung Quốc.”
Vụ loạn đả giữa công
nhân Trung Quốc và Việt Nam nổ ra ở tỉnh Hà Tĩnh, cũng làm hơn 100 người bị
thương. Khoảng 4.000 công nhân Trung Quốc đã được sơ tán khỏi Việt Nam ngay sau
đó.
Công ty năng lượng nhà
nước Trung Quốc CNOOC đã đặt giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ đô la cùng với hàng
chục tàu bảo vệ ở địa điểm cách bờ biển Việt Nam 240km.
Hà Nội và Bắc Kinh đã đổ
lỗi lẫn nhau sau vụ một chiếc tàu cá Việt Nam bị đâm và chìm ở khu vực gần giàn
khoan.
'Phản động'
Hàng chục nhà máy có chủ
nước ngoài bị phóng hỏa vào ngày 14/05/2014.
Vào hôm 06/06, Vnexpress
đăng tải điều báo này gọi là "Công an TP HCM xác định, tổ chức Việt Tân
(một tổ chức có mục tiêu lật đổ chính quyền Việt Nam) đã lợi dụng tình hình,
kích động các phần tử xấu, lôi kéo hàng trăm người dân, công nhân đập phá các
doanh nghiệp tại Khu công nghiệp, chế xuất.
"Công an thành phố
đã huy động tối đa lực lượng kiểm soát những vụ gây rối và ngăn chặn nhiều vụ
chuẩn bị phạm tội. Từ ngày 13 đến 15/5, cảnh sát đã bắt giữ 134 người, trong đó
khởi tố 23 người."
Hôm 27/05 báo Pháp Luật
TP. HCM hôm 27/5 đưa tin công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ ba người “liên quan đến
tổ chức phản động Việt Tân”.
Sau đó trong thông cáo
gửi cho BBC, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của Việt Tân tại Mỹ, nói “bất kỳ
cá nhân nào chủ trương bạo động thì đều không phải là người của đảng Việt Tân
hay người đang cộng tác với đảng Việt Tân”.
“Chủ trương của đảng
Việt Tân là hỗ trợ mọi nỗ lực đấu tranh bất bạo động cho mục tiêu dân chủ, nhân
quyền và bảo vệ chủ quyền đất nước.”
“Cuộc bạo loạn sau đó,
dù ai đã gây ra, chúng tôi đều không tán thành,” ông Duy nói.
Một thông cáo khác của
Việt Tân đăng trên trang Facebook của tổ chức này nói thêm rằng cáo buộc của
công an nhằm “chuyển hướng dư luận khỏi sự bất lực của lãnh đạo trước đại họa
xâm lược; để che đậy cho những kẻ bạo động thật dưới sự điều động của công an;
và để tạo lý cớ trấn áp hung bạo hơn nữa các cuộc biểu tình yêu nước”.
Chính sách bành
trướng’
Tổng thống Philippines
Benigno Aquino vào thứ Năm cáo buộc Bắc Kinh đang theo đuổi “chính sách bành
trướng”.
Ông nói Philippines có
bằng chứng cho thấy tàu Trung Quốc đang vây quanh hai bãi cạn có tranh chấp,
vài tuần lễ sau khi Manila cáo buộc Bắc Kinh tiến hành xây dựng ở một khu vực
khác trên biển Đông.
Ông Hồng Lỗi bác bỏ bình
luận của tổng thống Aquino, tái khẳng định Trung Quốc có “chủ quyền không tranh
cãi” đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển lân cận.
“Bất cứ hành động nào
của Trung Quốc trên những hòn đảo này thuộc quyền chủ quyền của Trung Quốc và
không liên quan gì đến Philippines.”
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment