Tuesday, June 10, 2014

Thỏa thuận Thành Đô – bước lùi lịch sử thảm họa

Thỏa thuận Thành Đô – bước lùi lịch sử thảm họa

Vương Trí Dũng

Phát triển quan hệ không thù địch, hơn thế nữa còn phải thân thiện với các nước láng giềng, là một chính sách đúng đắn của mọi nhà nước yêu chuộng hòa bình công lý. Chính sách láng giềng thân thiện lại cần được ưu tiên hơn, khi láng giềng là một cường quốc. Bởi vậy, năm 1990, các nhà lãnh đạo Việt Nam tiến hành chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sau hơn một thập kỷ chiến tranh và xung đột biên giới là việc cần làm.

Thế nhưng cái cách mà Việt Nam tiến hành chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc thì thật không bình thường. Không chỉ như vậy, nội dung bình thường hóa quan hệ mà Việt nam cố gắng để đạt được, cụ thể hóa bằng Thỏa thuận Thành Đô (4/9/1990), là một nội dung bất lợi cho Việt Nam. Không chỉ bất lợi, mà ngày càng thêm thảm họa. Mức độ thảm họa tăng theo cấp số nhân cùng với thời gian mà chính những người tham gia đàm phán Thỏa thuận Thành Đô đã không lường trước được.

Hai mươi tư năm trôi qua kể từ ngày ký Thỏa thuận Thành Đô, hậu quả khôn lường của nó đối với Việt Nam nguy hiểm đến nỗi mà ai trong số họ còn sống, bề ngoài không dám thể hiện, hoặc cố viện dẫn hoàn cảnh để thanh minh bào chữa, nhưng trong sâu xa tâm khảm, đều cảm thấy hối tiếc.


BA SAI LẦM

1.   Sự hoảng hốt lịch sử
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho một số lãnh đạo Việt Nam hoảng hốt. Lo sợ sự sụp đổ thể chế, lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ đã đột ngột biến kẻ thù truyền kiếp – từng xâm lược Việt Nam năm 1979, liên tục đánh chiếm biên giới Việt Nam suốt trong thập kỷ 1980, và đã bị ghi vào Hiến pháp 1980 là kẻ thù – thành người “anh em” cùng phe xã hội chủ nghĩa. Đó là kết quả của Thỏa thuận Thành Đô ký ngày 4/9/1990 giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đại diện Việt Nam là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, có sự chứng kiến của Cố vấn Phạm Văn Đồng. Còn đại diện phía Trung Quốc là Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.

Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là việc cần làm. Nhưng quá hốt hoảng trước sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã vội vã ký một thỏa thuận bất lợi cho Việt Nam nhằm bảo vệ chế độ, bất lợi đến nỗi mà chính cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần biểu lộ sự băn khoăn.

2.   Ảo tưởng về chế độ
Sai lầm thứ hai là ảo tưởng về chế độ xã hội chủ nghĩa. Đáng lý ra sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và ở các nước Đông Âu phải là vấn đề lý luận nghiêm túc để các nhà lãnh đạo Việt Nam phân tích suy ngẫm. Rõ ràng chủ nghĩa xã hội đồng loạt sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu không phải do kẻ thù bên ngoài, mà do chính các nguyên nhân phát triển nội tại của mô hình chủ nghĩa xã hội. Qua thực tiễn tồn tại, không khó khăn để nhận ra rằng, mô hình chủ nghĩa xã hội chứa đựng những lỗi hệ thống mang tính nguyên tắc, quyết định sự sống còn của mô hình. Muốn sửa đổi các lỗi hệ thống đó thì phải thay đổi mô hình. Điều đó chứng tỏ các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ, tuy dày dạn kinh nghiệm kháng chiến chống ngoại xâm – mà thắng lợi giành được là do lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân quyết định – lại chưa để tâm cần thiết đến mặt nghiên cứu lý luận.

3.   Nhầm lẫn về Trung Quốc
Nhưng sai lầm đáng buồn hơn cả là nhận thức không nhất quán về Trung Quốc. Trung Quốc công khai tham vọng xâm chiếm Việt Nam. Trung Quốc gây ra cho Việt Nam những tổn thất to lớn trong Hiệp định Genève. Trung Quốc phá hoại cản trở Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Bất chấp bao nhiêu năm “cùng phe xã hội chủ nghĩa”, từng “anh em bè bạn”, nhưng năm 1979 Trung Quốc đã ngang ngược mang 60 vạn quân tấn công Việt Nam. Trong suốt 10 năm tiếp theo Trung Quốc liên tục tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam. Vô vàn cay đắng thâm thù từ Trung Quốc, làm sao mà các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ, trong thời khắc sụp đổ phe xã hội chủ nghĩa, lại có thể cả tin rằng ý thức hệ xã hội chủ nghĩa là phép màu hoàn lương được dòng máu bá quyền Tần Thủy Hoàng – Mao Trạch Đông, để Việt Nam và Trung Quốc lại là “anh em”, cùng chống kẻ thù ý thức hệ?

BỐN HẬU QUẢ THẢM HỌA

I. Lệ thuộc về chính trị
Thỏa thuận Thành Đô gây ra những hậu quả thảm họa to lớn mà chính những người ký Thỏa thuận đã không ngờ tới. Từ Thỏa thuận Thành Đô, Việt Nam mỗi ngày càng lệ thuộc chính trị hơn vào Trung Quốc. Trung Quốc tiến hành một chính sách bắt Việt Nam dần phụ thuộc chính trị rất thâm hiểm, tập trung trên mấy phương diện sau.

1.   Gây ảnh hưởng về nhân sự lãnh đạo
Gây ảnh hưởng lên nhân sự lãnh đạo là nhân tố nguy hiểm số một trong chiến lược bắt Việt Nam lệ thuộc của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách loại bỏ, vô hiệu hóa hay giảm ảnh hưởng của tất cả những ai không theo hoặc không ủng hộ Trung Quốc. Sự can thiệp vào công việc nhân sự lãnh đạo Việt Nam của Trung Quốc rất trực diện, thô bạo. Việc yêu cầu loại bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị trong Hội nghị Thành Đô là một ví dụ kinh điển. Đến thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã không dám đưa ông Phạm Bình Minh (con trai của cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch) vào chức vụ Ngoại trưởng vì Trung Quốc không chấp nhận. Gần đây Lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng bị cuộc viếng thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường phủ bóng tối.

2.   Gây ảnh hưởng về chính sách song phương và đối ngoại
Có được ảnh hưởng nhân sự, tổng hợp với các thế mạnh về kinh tế quốc phòng địa lý, và các mánh khóe thâm độc gian xảo, Trung Quốc gây áp lực lên các cuộc đàm phán song phương và chi phối lên quan hệ bang giao quốc tế của Việt Nam.

Việt Nam đã phải nhượng bộ cho Trung Quốc trong Hiệp định biên giới đất liền năm 1999, cũng như trong thỏa thuận phân chia đường biên giới trên biển năm 2000. Việt Nam không dám công khai ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mặc dù Việt Nam được lợi từ vụ kiện này. Việt Nam không thân mật đến mức liên minh với các nước lớn bởi e dè Trung Quốc. Việt Nam tuyên bố không liên minh với ai để chống nước thứ ba thực chất là để thanh minh với Trung Quốc.
3.   Gây ảnh hưởng về kinh tế
Dùng ảnh hưởng về chính trị, dùng sức mạnh kinh tế, Trung Quốc quyết tâm giành thắng lợi trong đấu thầu các dự án kinh tế chủ chốt của Việt Nam và biến Việt Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc.

Khi đã có được ảnh hưởng kinh tế, tiến đến lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam và gây áp lực lại về chính trị, bắt lệ thuộc về chính trị. Vòng xoay đó luân hồi kiềm tỏa Việt Nam, bắt Việt Nam không thể rời quỹ đạo xoay quanh Trung Quốc.

II. Lệ thuộc về kinh tế
Bị lệ thuộc chính trị, nền kinh tế Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc toàn diện. Sự phụ thuộc toàn diện của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc thể hiện qua mấy điểm chủ chốt sau đây.

1. Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc
Từ các thiết bị máy móc cho đến hàng tiêu dùng, khắp nơi đâu đâu cũng tràn ngập hàng Trung Quốc. Cay đắng hơn đến các mặt hàng nông sản đời sống thường ngày nhỏ nhặt như quả trứng, trái cam, củ tỏi… mà Việt Nam tự sản xuất được thì nay cũng bị hàng Trung Quốc lấn át.

Để biến Việt Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa mạnh hơn nữa, Trung Quốc thúc đẩy mở cửa biên giới để hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam, đồng thời khuyến khích cho phép buôn lậu qua biên giới những mặt hàng có lợi cho Trung Quốc. Đi xa hơn, Trung Quốc thiết lập mạng lưới đại lý phân phối hàng hóa và đưa cả người Trung Quốc sang sinh sống bán hàng tại Việt Nam.

Việt Nam thực sự đã trở thành một thị trường thuộc địa hàng hóa của Trung Quốc. Trong quan hệ buôn bán hai chiều, Việt Nam còn kém vị thế một tỉnh của Trung Quốc. Bởi lẽ một tỉnh của Trung Quốc còn bán được thiết bị máy móc cho tỉnh khác của Trung Quốc, còn Việt Nam thì chỉ thuàn túy mua, mà không bán lại được cho Trung Quốc máy móc thiết bị công nghệ.

2.   Trung Quốc thắng thầu hầu hết các dự án xương sống trụ cột của Việt Nam
Trong đấu thầu xây dựng các công trình kinh tế chủ chốt của Việt Nam, Trung Quốc là nước thắng thầu nhiều nhất. Trung Quốc tiến hành một chiến lược giản đơn với chủ trương chào thầu thấp để thắng thầu. Sau đó bằng mọi cách đội giá thầu lên, khiến cho chi phí xây dựng công trình đắt lên rất nhiều, đắt hơn cả giá chào thầu ban đầu của các đối tác khác.

Điều nguy hại hơn là, tuy giá thành rất đắt, nhưng Việt Nam lại bị phải sử dụng các thiết bị công nghệ lạc hậu, năng thuất thấp, chất lượng kém, độc hại cho con người và môi trường. Sản phẩm làm ra kém chất lượng, nhanh hư hỏng.
Tất cả các công trình mà nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng, không có công trình nào có chất lượng đảm bảo như của các nước hàng đầu G7, và tai họa hơn là hiệu quả kinh tế rất thấp.

3.   Trung Quốc khai thác thu mua nhiều tài nguyên khoáng sản của Việt Nam
Với chính sách “Dùng của người, để dành của nhà” Trung Quốc đã tiến hành chính sách thu mua khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản của các nước khi giá còn thấp, để dành tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc cho tương lai. Trung Quốc đã tập trung vào các nước chậm phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh.

Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc nên càng bị Trung Quốc tận thu hết công suất. Việt Nam không phải là nước có nhiều khoáng sản, nhưng tất cả những khoáng sản tiềm năng chủ chốt của Việt Nam đều bị Trung Quốc thâu tóm. Trung Quốc là khách hàng lớn của Việt Nam về than. Hai dự án lớn về bôxít ở Tây Nguyên cũng nhường thầu xây dựng trọn gói cho Trung Quốc, và sẽ bán nguyên liệu thô cho Trung Quốc. Dự án thép ở Vũng Áng cũng bị Trung Quốc mua lại. Riêng dầu khí ở Biển Đông, không hợp tác khai thác được,Trung Quốc trắng trợn mang giàn khoan dầu vào vùng biển Việt Nam để tự khai thác. Thâm hiểm ngang ngược đến thế là cùng.

4.   Trung Quốc đầu tư kinh doanh hầu khắp các huyện tỉnh thành Việt Nam
Công nghệ lạc hậu, ô nhiễm độc hại, chất lượng tồi, giá thành rẻ, Trung Quốc ồ ạt đầu tư khắp các huyện tỉnh thành của Việt Nam. Đi xa hơn Trung Quốc lập các công ty, cửa hàng đại lý thương mại khắp nơi nơi, tạo nên các làng phố người Hoa khắp cả nước Việt Nam. Bằng cách này Trung Quốc đã hình thành một mạng lưới kinh tế riêng của Trung Quốc trên lãnh thổ của Việt Nam, cả hàng hóa lẫn con người.

III. An ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng
Chưa bao giờ an ninh của Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa như bậy giờ. Có thể lược nêu một số hiểm họa an ninh quốc gia sau đây.
1.   Đội quân người Hoa trên lãnh thổ Việt Nam
Trung Quốc đã rất thành công trong việc đưa người lao động đến khắp sơn cùng thủy tận của Việt Nam, lấy vợ đẻ con, lập nên nhan nhản các làng phố người Hoa. Đây là mối hiểm họa bậc nhất cho an ninh guốc gia.

2.   Mạng lưới gián điệp dày đặc
Với làng phố người Hoa khắp mọi nơi, với sự thâu tóm các công trình yết hầu kinh tế, mạng lưới gián điệp là ưu thế đặc biệt của Trung Quốc không chỉ trong chiến tranh mà trong mọi đối phó ứng xử với Việt Nam.
3.   Nguy cơ bị đánh sập nền kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Các công trình do Trung Quốc đầu tư cũng như do Trung Quốc thắng thầu xây dựng đều tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường. Nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ bị tê liệt toàn bộ khi xung đột với Trung Quốc xẩy ra.
4.   Các cơ sở quốc phòng của Trung Quốc trên đất Việt Nam
Dưới danh nghĩa đầu tư, kinh doanh và nhà thầu, Trung Quốc có thể bí mật xây dựng những công trình quân sự, cài đặt những thiết bị phá hủy khắp mọi nơi trên đất Việt Nam. Các vật tư thiết bị Trung Quốc bán cho các công ty Mỹ đã từng bị Mỹ phát hiện về những chip gián điệp, thì tất cả những điều đã nêu là hoàn toàn thực tế.

Chẳng hạn, tử huyệt xung yếu như Đèo Ngang với chiều dài Đông Tây khoảng 50Km đã bị Trung Quốc án ngự bằng dự án cảng Vũng Áng trong 70 năm. Trước đây cố Tổng bí thư Lê Duẩn từng nhận định vùngThanh Nghệ Tĩnh là căn cứ địa khi Trung Quốc huy động 2 triệu quân tấn công Việt Nam từ phía Bắc. 

Nhưng bây giờ với cảng Vũng Áng và rừng phía Lào đã được Trung Quốc thuê lâu dài, thì việc chia cắt Việt Nam tại Đèo Ngang, nếu không đề phòng trước, đối với Trung Quốc có thể là dễ như “trở bàn tay”. Điều tương tự cũng có thể xẩy ra ở Tây Nguyên khi Trung Quốc tham gia khai thác bôxít và rừng Campuchia giáp biên giới Việt Nam đã được Trung Quốc thuê đến 99 năm.

Phải một lần nữa nhấn mạnh rằng, chưa bao giờ an ninh của Việt Nam lại mong manh đến vậy từ mối đe dọa Trung Quốc.

VI. Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm
Bị lệ thuộc về chính trị và kinh tế thì độc lập Dân tộc bị đe dọa là điều đương nhiên. Không chỉ thế, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đã bị xâm phạm. Thực tế cho thấy Việt Nam đã phải nhân nhượng cho Trung Quốc một phần lãnh thổ trên đất liền trong Hiệp ước biên giới Việt –Trung năm 1999. Trong Hiệp ước phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ năm 2000, Việt Nam cũng phải nhường lại cho Trung Quốc một phần lãnh hải so với Công ước Pháp –Thanh năm 1887.

Việc Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 và tàu chiến vào sâu lãnh hải Việt Nam và đang xây sân bay ở đảo Gạc Ma cũng là hệ quả của Thỏa thuận Thành Đô. Dã tâm xâm lược Biển Đông của Trung Quốc là công khai ngang ngược trắng trợn. Phải khởi kiện Trung Quốc ngay ra Tòa án quốc tế, dựa vào sự ủng hộ quốc tế để vạch mặt và làm chùn bước chân xâm lược của Trung Quốc. Nếu không hành động cương quyết, lãnh hải sẽ bị Trung Quốc lấn chiếm thêm nữa.

Thỏa thuận Thành Đô, đúng như cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã nhận xét: Một thời kỳ Bắc Thuộc mới rất nguy hiểm.

NĂM BIỆN PHÁP GIẢI THOÁT
I. Từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô
Lịch sử nhắc đến Nỏ thần và sơ đồ Loa thành mà Trọng Thủy có được. Lịch sử nhắc đến Hiệp ước cắt ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp. Lịch sử sẽ nhắc đến Thỏa thuận Thành Đô. Đó là điều chắc chắn.

Bởi vậy, muốn giảm bớt hậu quả tai hại của Thỏa thuận Thành Đô trước lịch sử, thì điều cần làm là từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô. Thực ra vấn đề cứu vớt sai lầm cho những người đã ký Thỏa thuận Thành Đô chỉ là vấn đề thứ yếu. Điều quan trọng nhất chính là từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô để cởi trói cho Dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Thoát Trung là cơ hội lịch sử và là vấn đề hệ trọng nhất hiện nay, bởi nó liên quan đến độc lập của Dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.

II. Xóa bỏ tư duy tương đồng thể chế
Hiện nay một số người Việt Nam, và ngay cả một số tướng lĩnh, vẫn cho rằng Việt Nam và Trung Quốc là cùng thể chế xã hội chủ nghĩa, cùng tương đồng ý thức hệ. Và bởi vậy Trung Quốc sẽ thân tình ưu ái với Việt Nam, Việt Nam với Trung Quốc là cùng một phe. Đây là một điều lầm tưởng vô cùng nguy hiểm.

Bản thân Trung Quốc đã tự xưng là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Cái gọi là chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc hoàn toàn khác biệt với các nước khác. Chủ nghĩa Marx hay bất cứ học thuyết bất kỳ nào khác được lãnh đạo Trung Quốc vận dụng đều bị “Hán hóa” hoàn toàn. Chủ nghĩa Đại Hán là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của lãnh đạo Trung Quốc, dù có được trá hình dưới bất cứ vỏ bọc nào.

Việc Việt Nam và Trung Quốc đều do độc đảng lãnh đạo không có nghĩa là Việt Nam và Trung Quốc là anh em, là cùng chung mục đích lý tưởng. 

Mục đích của Trung Quốc là bá chủ thế giới, bành trướng quyền lực và lãnh thổ, là chiếm được càng nhiều lãnh thổ của Việt Nam càng tốt, và bắt Việt Nam phải hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc. Mục đích này đã được Mao Trạch Đông trắng trợn công khai tuyên bố với cố Tổng bí thư Lê Duẩn, và được giới lãnh đạo Trung Quốc tiến hành không khoan nhượng ngày càng hung tợn hơn trong suốt mấy chục năm qua.

Không có tương đồng thể chế, không có tương đồng ý thức hệ, không phải cùng một phe. Việt Nam là miếng mồi của giới lãnh đạo Trung Quốc.

Lời phát biểu tại Philippines ngày 21/5/2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “Không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông lệ thuộc nào đó” phải biến thành hành động. Một trong những hành động thực tế là xóa bỏ tư duy đồng thể chế cùng phe với Trung Quốc để thoát khỏi sự kiềm tỏa của Trung Quốc.

III. Đặt quyền lợi Dân tộc trên quyền lợi của thể chế
Ngay cả cố Tổng bí thư Lê Duẩn, người hiểu âm mưu xâm lược thâm độc của lãnh đạo Trung Quốc, buộc phải cương quyết chống lãnh đạo Trung Quốc, vẫn đã có lúc nghĩ rằng, khi chủ nghĩa xã hội thành công trên toàn thế giới, thì mối đe dọa từ Trung Quốc sẽ mất đi.

Chủ nghĩa xã hội sẽ không bao giờ thành công trên toàn thế giới. Chủ nghĩa xã hội, mặc dù trên lý thuyết chứa đựng những ý tưởng cao đẹp, nhưng trên thực tiễn tồn tại, là một mô hình què quặt không khoa học. Bởi vậy, vừa mới ra đời chưa lâu, chủ nghĩa xã hội đã bị tiến trình phát triển của xã hội loài người đào thải. Chủ nghĩa xã hội bị đào thải ngay ở nước Nga, nơi đã sinh ra mô hình chủ nghĩa xã hội, sau 74 năm. 

Chủ nghĩa xã hội bị đào thải ở Đông Âu sau 40 năm.
Đối với một nước, mô hình chủ nghĩa xã hội có tồn tại trong một thời gian nào đó, thì đấy chỉ là vấn đề tồn tại của một thể chế, một mô hình nhà nước. Một thể chế chỉ là một khoảng thời gian ngắn so với lịch sử phát triển của một Dân tộc. 

Thay đổi thể chế chỉ liên quan đến thay đổi chính sách, đường lối và quyền lợi của một bộ phận thuộc Dân tộc. Không nhóm người này lên cầm quyền thì sẽ có nhóm người khác lên nắm quyền. Nhưng tất cả họ đều thuộc một đất nước. Khi đề cập đến thể chế là nói đến vấn đề nội bộ. Còn khi nói đến độc lập Dân tộc, chủ quyền lãnh thổ là đề cập đến mối quan hệ với các nước khác. Bởi vậy không thể đặt quyền lợi của thể chế trên quyền lợi Dân tộc.

Từ đó suy ra: Bất cứ điều gì có lợi cho thể chế mà không có lợi cho Dân tộc thì dứt khoát không làm. Điều gì có lợi cho Dân tộc nhưng không có lợi cho thể chế thì cũng cứ làm.
Dân tộc trường tồn hơn thể chế. Nhắc đến Dân tộc trên bình diện quốc tế là đề cập đến vấn đề quan hệ Quốc gia. Bởi vậy, bất luận có chủ nghĩa xã hội hay không, mối đe dọa từ Trung Quốc không bao giờ triệt tiêu, chí ít là cho đến khi triệt tiêu phạm trù Dân tộc.

VI. Cách mạng thể chế
Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói đến phải Đổi mới thể chế trong thông điệp 2014. Đổi mới hoàn toàn thể chế tức là đã Cách mạng thể chế. Một thể chế mới văn minh dân chủ tiến bộ sẽ có nội dung hoàn toàn khác biệt với thể chế Trung Quốc hiện hành, và tự nó là một phép thoát Trung màu nhiệm hiệu quả nhất.

Việt Nam cần Đổi mới thể chế nhanh, vì bản thân nhân dân Trung Quốc cũng muốn Thay đổi thể chế, và dứt khoát nhân dân Trung Quốc sẽ làm được điều đó. Vấn đề chỉ ở thời gian. Việt Nam cần thoát Trung trước khi Trung “thoát Việt”.

V. Hòa nhập thế giới dân chủ văn minh
Xây dựng một nhà nước dân chủ văn minh, hòa nhập với thế giới dân chủ văn minh hiện đại là biện pháp tốt nhất để bảo đảm nền độc lập của Dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.

Một mình một đường không giống ai, không phải là sáng tạo độc đáo, mà là tự tụt hậu yếu nghèo, tự cô lập chính mình. Mà đã nghèo khó thì sẽ bị ức hiếp phụ thuộc, sẽ mất đi độc lập Dân tộc và không có khả năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.

Khăng khăng duy trì một thể chế lạc lõng để bảo toàn quyền lực, làm đất nước bị tụt hậu yếu nghèo, sẽ có tội trước Dân tộc, có lỗi với cháu con, và sẽ không tránh được sự phán xét khắc nghiệt của hậu thế.

Một nhà nước Việt Nam dân chủ văn minh sẽ cho phép xây dựng được một nước Việt Nam thực sự giàu có hùng cường – nhân tố quyết định sự thắng lợi trong nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc. Một nhà nước Việt Nam dân chủ văn minh sẽ huy động tổng hợp được sự đồng lòng nhất trí của toàn dân, tạo nên sức mạnh vô địch trước mọi kẻ thù.

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có, lời của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo còn sang sảng núi sông. Chắc chắn những Hào kiệt mới sẽ xuất hiện để từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô, Cách mạnh thể chế, và đưa Đất nước hòa nhập với thế giới văn minh dân chủ hiện đại.

V. T. D.


Không phải dàn khoan. Gạc Ma mới là chuyện lớn!

Nguyễn Khắc Mai

Cả tháng nay, chúng ta tập trung vào vụ dàn khoan HD981. Dùng dư luận lên án, phản đối, dùng cảnh sát biển, kiểm ngư để ngăn cản… Trung Hoa cứ lì lợm, tăng thêm lực lượng, tăng cả thủ đoạn hành động, tăng cả đấu khẩu, bất chấp lý lẽ, mặc kệ thiên hạ chê cười. Vì sao?
Nay đang có thêm một hướng phán đoán mới, để trả lời câu hỏi vì lý do gì mà Trung Hoa đem giàn khoan vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Vấn đề là Gạc Ma!

Có vẻ như “Tàu Khựa” đang dùng mẹo Tôn Tử, dương Đông kích Tây, đưa giàn khoan xuống để dư luận tập trung vào đây, còn chúng lại cấp tập, ráo riết đổ vật liệu, biến Gạc Ma thành một căn cứ, một sân bay quân sự.

Khi Gạc Ma đã trở thành một căn cứ không quân, bấy giờ mới là vấn đề. Chúng sẽ tuyên bố về một “Vùng phòng ngự không phận” trên Biển Đông, như chúng đã làm tại biển Hoa Đông. Còn Việt Nam sẽ nghẽn đường  ra Trường Sa. Bởi Gac Ma sẽ như một cứ điểm nằm ở yết hầu của con đường huyết mạch quan trọng ấy.

Từ năm 1988 sau khi Trung Hoa dùng vũ lực, tranh cướp Gạc Ma trên tay của Việt Nam, phía Việt Nam chỉ lên tiếng “bóng gió” rằng Việt Nam có đầy đủ chứng lý, Trường Sa là của Việt Nam. Tuồng như ban lãnh đạo Việt Nam âm thầm, mặc nhiên công nhận việc chiếm đóng Gạc Ma của Trung Hoa. Chưa hề có một tố cáo rành mạch, cương quyết việc chiếm đóng trái phép của phía Trung Hoa. Hơn nữa, hễ ai tưởng niệm những chiến sĩ hy sinh để bảo vệ Gạc Ma còn bị bắt bớ, cấm đoán, gây khó dễ.

Thâm độc và nguy hiểm đấy, hành động của Trung Hoa ở Gạc Ma.
Bộ Chính trị, Chính phủ, Nhà nước không thể tiếp tục lầm lỗi của mình, để phó mặc cho Trung Hoa làm gì thì làm ở Gạc Ma. Chính đây mới là chỗ để khởi kiện Trung Hoa ra Tòa án quốc tế. Hãy tập trung khởi kiện hành động dùng vũ lực quân sự để tranh chấp biển đảo với Việt Nam – một điều bị cấm trong công ước về Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc. Rõ ràng đây là sự vi phạm trắng trợn về luật biển của phía Trung Hoa, một bên đã ký công ước!

Hãy ngăn cản không để cho Trung Hoa lộng hành, làm việc đã rồi ở Gạc Ma. Hãy chặn đứng hành động nham hiểm, thâm độc của Trung Hoa ở Gạc Ma.

Bỏ mặc, để Trung Hoa biến Gạc Ma thành căn cứ không quân của chúng là tội lỗi muôn đời không thể tha thứ!
Không được mắc mưu Trung Hoa đang dương Đông kích Tây!
N. K. M.

Bà Phạm Chi Lan: Việt Nam tự lệ thuộc Trung Quốc thế nào?

(Doanh nghiệp) – Tìm kiếm kênh mới, bỏ tư duy làm ăn kiểu dễ dãi và nâng giá trị, chất lượng sản phẩm mình có là cách để Việt Nam thoát Trung dễ dàng.
Chia sẻ với Đất Việt trước hàng loạt các ý kiến cho rằng nền kinh tế Việt Nam phải bước ra khỏi sự lệ thuộc đối với Trung Quốc, nhất là trong tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện nay, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói thằng là: có nhiều kênh để làm ăn, tạo điều kiện để Việt Nam nâng giá chính mình.

Việt Nam tự đặt mình vào thế lệ thuộc
PV: Thưa bà, thời gian gần đây có nhiều ý kiến nhắc tới việc nền kinh tế của Việt Nam phải tìm cách để thoát khỏi sự lệ thuộc đối với Trung Quốc. Thế nhưng thời gian qua thực tế tỉ trọng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thấp nhưng lại chiếm ở những ngành trọng điểm. Còn về xuất khẩu với các lĩnh vực Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động nhưng vẫn bị lệ thuộc Trung Quốc (xuất khẩu gạo, nông sản…). Theo bà điều này có thể lý giải như thế nào?

Chuyên gia Phạm Chi Lan: - Tôi cũng đã nói trong một số trường hợp vừa qua chính mình đã tự đặt mình vào vị thế lệ thuộc khi mà các dự án phải dùng tổng thầu EPC đưa ra đấu thầu thì rút cục là hấu hết các dự án rơi vào tay Trung Quốc.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Trong một số trường hợp vừa qua chính mình đã tự đặt mình vào vị thế lệ thuộc Trung Quốc
Tại sao vậy? Trước hết là chính quy định của mình trước đây là khi đấu thầu lại chú trọng yếu tố giá cả là số một. Do vậy khi người ta dùng xảo thuật chào với giá thấp nhưng mà không biết sẽ đảm bảo chất lượng như thế nào. Họ đã làm mù mờ các điều kiện kỹ thuật mà chỉ nhấn mạnh điều kiện về giá cả. Rồi chúng ta lao theo và quyết định đưa vào. 

Bằng cách đó chúng ta đã đưa tất cả những dự án này vào tay người Trung Quốc.

Bây giờ Nhà nước đã chỉnh lại. Luật đấu thầu sửa đổi trong đó tiêu chuẩn số một là phải đáp ứng về chất lượng. Cái đó quá quan trọng. Những công trình lớn hàng trăm triệu đô la thì yêu cầu số 1 phải là chất lượng chứ không phải là giá cả rẻ.

Chúng ta hãy nhìn trên thế giới, sẽ không có sản phẩm chất lượng cao mà giá rẻ đâu. Chúng ta đừng so sánh như vậy. Nếu mình đặt địa vị mình là người tiêu dùng cuối cùng thì cũng không ai đi mua hàng độc hại với giá rẻ trong khi chọn lựa ăn ít hơn nhưng dùng hàng chất lượng cao hơn.

Đối với nền kinh tế quốc gia cũng vậy. Trước đây mình có những chính sách không rõ ràng. Luật trước đây có những kẽ hở tạo điều kiện cho người dự thầu các dự án được chọn cuối cùng thì lấy tiêu chuẩn giá là số 1. Vì vậy các công ty của Trung Quốc nhiều khi thắng được các công ty của Pháp, Đức, Nhật Bản khi chọn làm tổng thầu cho Việt Nam.

Hai nữa là cơ chế giám sát. Thực sự nhà nước sau đó nhiều khi buông giám sát để cho chủ đầu tư làm là chính. Song nói thật nếu không có đủ cả trình độ lẫn đạo đức dễ bị bịt mắt nhận những sản phẩm tồi mà không biết đánh giá như thế nào.

Còn về vấn đề đạo đức cứ có một số tiền lại quả nào đó là cho qua hết cho những cái yếu, cái tồi (thậm chí vi phạm hợp đồng)… chọn cho lợi ích riêng của mình.

Phải thoát khỏi kiểu làm ăn dễ dãi
PV: Vậy theo bà vấn đề mấu chốt để thoát Trung là gì?
Chuyên gia Phạm Chi Lan: – Để thoát Trung trước hết tự bản thân mình phải xem lại mình điều chỉnh cách thức phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của mình. Lâu nay phải nói rằng chiến lược của Việt Nam đi rất đúng đường. Chúng ta đàm phán tham gia vào WTO, gia nhập một sân chơi toàn cầu và một loạt các hiệp định với các đối tác quan trọng.
Hiện nay thì ai cũng biết Việt Nam đang đàm phán Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) để tham gia vào khối kinh tế trong đó chỉ có 12 nước tham gia nhưng lại chiếm một lượng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư rất lớn. Đây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam.

Chúng ta cũng đàm phán với Liên minh châu Âu hiệp định FTA gồm có 28 quốc gia. Hiệp định này có điều kiện tương tự như TPP nhưng cao cấp hơn, đòi hỏi chặt chẽ hơn, kể cả về cải cách thể chế nhưng tạo cơ hội cho Việt Nam nhiều mặt. Nó không đơn thuần là thị trường lớn hơn cho xuất nhập khẩu hoặc có nguồn đầu tư lớn hơn mà còn tự cải cách được mình về thể chế kinh tế, cách thức làm ăn để nâng chuẩn mình lên cùng với các nước tiên tiến trên thế giới.

Tôi nghĩ rằng có rất nhiều kênh khác nhau để Việt Nam có thể làm ăn. Vấn đề chính ở đây là tự Việt Nam phải thoát ra khỏi cách làm ăn quen kiểu dễ dãi với một đối tác dễ dãi như Trung Quốc. Bây giờ xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc khoảng 10% và nhập khẩu tới 30%. Về điều này hoàn toàn chúng ta có thể điều chỉnh được.

Nếu như xuất khẩu chúng ta có thể giảm dần việc xuất khẩu khoáng sản thô tiến tới tăng cường chế biến để xuất khẩu thì sẽ có giá trị hơn, tạo được công ăn việc làm ở trong nước.

Ngay cả đối với nông sản cũng vậy. Chúng ta kêu gọi mãi xuất khẩu nông sản có hàm lượng công nghệ cao hơn, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cao hơn thì chắc chắn chúng ta bán được với giá tốt hơn nhiều so với việc bán giá rẻ sang thị trường Trung Quốc.

Mặt khác nữa về thị trường xuất khẩu cũng có nhiều cái tôi cho rằng hơi cực đoan khi cứ hướng đến xuất khẩu trong khi thị trường trong nước vẫn còn rất rộng.


Ví dụ vải Bắc Giang, Hải Dương cứ lo liệu Trung Quốc năm nay có mua hay không trong khi cả thị trường miền Nam, miền Trung bao nhiêu người dân cũng có nhu cầu và có thể mua. Tại sao lại cứ lo bán sang biên giới hơn là trong nội địa.
Hay như dưa hấu miền Nam cũng vậy, chở lên biên giới để rồi người ta không mua khiến thối hỏng, trong khi dưa hấu ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc vẫn rất đắt. Những cái đó mình phải tự điều chỉnh thị trường nội địa.

Nhập khẩu cũng vậy. Về cơ bản chúng ta nhập khẩu rất nhiều sản phẩm trung gian, đứng về góc độ các nước đang phát triển thì đây mới là phần mang lại giá trị gia tăng cao. Nó là đầu vào cho các ngành kinh tế.

Nếu bây giờ chúng ta chuyển sang thực hiện tái cơ cấu một số ngành sản xuất, tập trung các ngành công nghiệp phụ trợ thì hoàn toàn có thể chuyển từ thế nhập khẩu thị trường bên ngoài thành những ngành sản xuất ở Việt Nam để cung ứng cho thị trường Việt Nam. Hoặc tìm kiếm nhập khẩu từ các nước khác. Các sản phẩm chúng ta đang nhập từ Trung Quốc thì Ấn Độ cũng có. Một số nước ASEAN khác cũng có cho nên không nhất thiết phải phụ thuộc Trung Quốc.

Về giá có thể sẽ đắt về ngắn hạn nhưng tôi nghĩ về trung hạn và dài hạn hoàn toàn có thể bù đắp được. Bởi vì hiện nay những cái chúng ta nhập khẩu từ Trung Quốc có những khi bị đội giá lên. Điển hình như các hợp đồng mà Trung Quốc thực hiện ở Việt Nam bị kéo dài thời gian, ban đầu bỏ thầu một nhưng trên thực tế đắt gấp hai gấp ba lần.
Rồi sự không minh bạch trong làm ăn, tham nhũng, đi đêm ở đó dẫn đến giá rẻ nhưng lại hóa cao và nền kinh tế phải trả giá mà chính những người nộp thuế đang phải gánh chịu.

Nếu chúng ta chuyển sang làm với các thị trường đàng hoàng hơn thì cắt được phần giá cao đó thì thừa đủ bù từ việc tìm kiếm nguồn công nghệ cao hơn, thiết bị đắt hơn.
Tôi nghĩ hiệu quả kinh tế thì đừng lo. Tôi trông chờ nhất ở cơ hội này để tạo cơ hội cho Việt Nam tự phát triển. Lý do là vì mấy năm vừa rồi ngành công nghiệp Việt Nam bị bế tắc, bão hòa khi các doanh nghiệp cảm thấy những sản phẩm mình vẫn làm nhưng thị trường tiêu thụ khó khăn – kể cả trong nước. Bây giờ phải đi vào những ngành mới. Đây là những ngành mà chúng ta cứ cắm cổ mua ở nước ngoài thì bây giờ là cơ hội cho các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể phát triển ở nước mình.

Điều kiện cần là hệ thống chính sách phải có điều kiện mạnh mẽ, điều chỉnh việc phân bổ nguồn lực làm sao hướng về những ngành có khả năng tạo lợi nhuận cao. Cũng như hệ thống chính sách khuyến khích phải làm sao cắt bỏ dần những doanh nghiệp chạy theo hướng tìm kiếm đặc lợi bằng cách chuyển sang khuyến khích doanh nghiệp làm ra giá trị gia tăng cao, mang lại lợi ích cho nền kinh tế.
Nếu làm được thì chính các doanh nghiệp này sẽ tạo nên diện mạo khác cho nền kinh tế, giảm đi thế lệ thuộc vào Trung Quốc.

Xin trân trọng cảm ơn bà!
Bích Ngọc (thực hiện)


Tương lai nào cho mt dân tc dưới chính th 

thân Tàu?
Nguyn Trn Sâm

Trong nhng thế lc ln có nh hưởng đến tương lai ca các dân tc trong thế gii ngày nay, M và Tàu Cng là hai thế lc đin hình, đi din cho hai mô hình xã hi và hai xu thế “phát trin”. Các quc gia thân M và các quc gia thân Tàu đi theo hai đường hướng khác nhau và có tc đ “phát trin” cũng rt khác nhau.


Ví d đin hình nht đ so sánh xã hi thân M vi xã hi thân Tàu là hai min Cao Ly. Đây là hai quc gia, phía nam được gi là Đi Hàn Dân Quc (Daehan Minguk), và phía bc là Triu Tiên Dân Ch Nhân Dân Cng Hòa Quc (theo đúng th t như người Chosŏn đc: Chosŏn Minjuŭi Inmin Konghwaguk). Chúng vn là hai na ca cùng mt đt nước, b tách ra do s chiếm đóng ca hai thế lc ngoi bang, phía bc là quân Nga Xô ri tiếp sau là Tàu Cng, phía nam là quân M. Dù sau này các thế lc ngoi bang rút đi, nhưng hai chính th đi kháng được các thế lc đó ng h hoc dung dưỡng hai min đã đưa hai na dân tc đi theo hai con đường hoàn toàn khác nhau. Hàn Quc phát trin theo mô hình dân ch đa đng và đt được nhng thành tu v vang, kinh tế phát trin, đi sng nhân dân được nâng cao (bình quân thu nhp năm hin nay là hơn 20 ngàn US$). Trong khi đó, chính quyn cng sn Triu Tiên đã đy hơn 20 triu nhân mng vào mt th đa ngc thuc loi khng khiếp nht trong lch s loài người (con người phi nhai nut bt c th gì k c các loi c di, vi hy vng đ sng vt v đ làm cái công vic quan trng nht là ca ngi công đc các “lãnh t vĩ đi” cha truyn con ni).

Vit Nam ta cũng đã tng b chia làm hai min bi chính các thế lc đó, theo cách gn ging ht Cao Ly. Ch khác là chính quyn phía bc, vi s tr giúp ca Nga Xô và Tàu Cng, đã tìm cách đánh chiếm (hay “gii phóng”) bng được min Nam, và đã thành công vào năm 1975. Đến khi đó thì dân hai min có điu kin đ so sánh hai chế đ. Và phi nói rng nếu vì mt nguyên nhân nào đó mà chưa xy ra cuc “thng nht” Bc-Nam thì đến nay chc min Bc cũng ging Triu Tiên ca các đng chí lãnh t vĩ đi h Kim, còn min Nam thì ging như Hàn Quc.

Mt trường hp tương t: Đông và Tây Đc. Phía đông b chiếm đóng bi mt đi quân tuy không phi Tàu Cng nhưng cũng là cng sn (Liên Xô), phía tây bi quân đng minh mà ch yếu là M. Đến đây thì s so sánh có phn hơi khp khnh. Vi tim năng ca mt dân tc văn minh, và do s cai tr ca Liên Xô cũng đ man r hơn ca Trung Cng, người Đông Đc đã xây dng được mt nn kinh tế và khoa hc – công ngh vượt tri hơn c “thiên đường CS” Liên Xô. Tuy nhiên, so vi Tây Đc, dân Đông Đc vn ch là dân nghèo và ít được hưởng nhng quyn t do cơ bn (bây gi, sau 25 năm thng nht, mc sng hai min đã khá cân bng).

Hãy xem trong khi ASEAN. Myanmar đã tng thân Tàu, và nước này là quc gia có mc thu nhp thp gn nht trong khi. Campuchia, đc bit thi Pol Pot, đã tng là đ đ ca Tàu, hc làm “cách mng” theo hình mu “CM văn hóa vô sn” ca lãnh t Mao. Cuc sng đó ra sao thì ai cũng đã được biết. Hãy hình dung, nếu chính quyn theo Tàu ca nước này vn tn ti đến bây gi thì sao? Trong khi đó, nhng nước thân M và phương Tây như Malaysia, Singapore, cuc sng ca người dân ti đó đang là nim mơ ước ca hàng triu người Vit Nam. Thm chí hàng vn người Vit đang mun np hàng chc triu đng đ được sang các nước đó lao đng ph thông. Đó là mt thc tế không th bác b, và không th gii thích được bng lý lun Marxist-Leninist.

Tt nhiên, chính quyn M không đ tin ra nuôi dân các nước thân M. Không nhng thế, trong quan h vi các nước khác, M cũng có nhng toan tính riêng. Là con người, là mt dân tc, không th ngi trông ch s b thí ca mt dân tc khác. Không th hy vng chính ph mt nước giàu và mnh làm h cách mng dân ch cho dân tc mình. Tuy nhiên, ch riêng vic chính quyn mt nước lc hu m ca đón nhn nhng thành tu ca văn minh phương Tây vi nn pháp tr cũng đã m ra nhng tim năng ca chính dân tc đó, làm nó phát trin theo qu đo chung mà nhân loi tiến b đang đi.

Còn đi vi các nước thân Tàu thì ch có mt kch bn. Vi “gic mơ Trung Hoa”, ngoài vic thôn tính dn tài nguyên, đt đai và bin đo, chính quyn Đi Hán tìm mi cách mua chuc gii cm quyn các nước này. Tin và gái là hai chiêu mà mi thế h vua chúa Trung Hoa, k c vua chúa “đ”, luôn dùng, và dùng vi tay ngh bc nht thiên h. Khi đã mua được quá na trong s nhng nhân vt có thế lc nht, nhng k còn li không chu theo Tàu s dn dn b loi bng đ mi cách. Nhng chuyến thăm “không chính thc” hay đi ngh ti nhng khách sn kín cc kỳ xa hoa ca các chính khách hàng đu các nước theo gi ý ca Trung Nam Hi chính là đ phc v mc đích đó. (Tt nhiên, đi vi các chính khách các nước có nhng đng đi lp mnh thì vic mua chuc như vy khó khăn hơn rt nhiu so vi cánh đến t các th chế đc đng.)

Mt khi đã mua được gii cm quyn mt nước, Trung Nam Hi s tiếp tc nuôi dưỡng bn này đ cai tr dân tc đó bng bàn tay st. Mi s phn kháng đu s b đè bp. Nhng cuc biu tình phn đi Trung Cng nói chung s b dp tt. (Tuy nhiên, đôi khi chính người Tàu cũng có th mua bn côn đ, yêu cu chúng kích đng biu tình đ chuyn hướng thành nhng cuc bo lon, nhm nhiu ý đ khác nhau.)

Mt trong nhng vic mà Bc Kinh s yêu cu chính quyn thân Tàu phi làm là chng M và phương Tây nói chung. Dân và c vua quan nước đó s b biến thành nhng tên lính xung kích trên “tuyến đu chng M”, và s được phnh nnh như được “lch s chn làm đim ta”. Bc Vit, vn cũng có quyết tâm ly li c min Nam, đã b Tàu Cng (và Nga Xô) li dng đ biến thành tên lính xung kích như vy. H Kim Bình Nhưỡng đã được cho ăn đ thc thi nhim v quy ri M và Hàn Quc. Mc đích cui cùng ca Tàu Cng là tiêu dit Hoa Kỳ, sau đó đến các cường quc văn minh khác, đng làm bá ch toàn thế gii. Đó là ni dung chính ca “gic mơ Trung Hoa” mà h Tp đã thay mt cho các đi lãnh t Trung Quc nói ra trước toàn thế gii. Và c nhiên, tương lai dân tc nước chư hu ca Trung Quc là con đường hm càng vào sâu càng đen ti.

Cho nên, cn thu hiu được cái tai ha khôn lường ca vic làm chư hu cho Tàu Cng.

*   

Hãy nhìn li Vit Nam ta. Trước 1986, nhà nước ta được xây dng theo mô hình gn ging Trung Quc ca Mao, nghĩa là khá ging vi Triu Tiên (tm gi là thái cc A). Không th trường, đc bit là th trường chng khoán, vì nó được coi là mt cái gì đó cc kỳ xu xa ti t mà ch ch nghĩa tư bn giai đon “giãy chết” mi có. Quá trình “đi mi” đã chp nhn th trường, k c th trường chng khoán. Dù cm thêm cái đuôi “đnh hướng XHCN” thì vic chp nhn kinh tế th trường và tiến hành mt vài ci cách nho nh v chính tr và tư pháp vn là mt bước đi ri khi thái cc A, hướng v phía thái cc Z, tc là mô hình các nước tư bn phát trin. Như vy, nếu coi bước đi này là đúng thì phi tha nhn rng phía thái cc Z là phía văn minh, thái cc A là lc hu, phn đng. Còn nếu không công nhn như vy thì phi tha nhn “đi mi” là sai lm, là có ti. Ch mt b não chưa có hot đng nhn thc, chưa tp tư duy, mi không rút ra được kết lun sơ đng như vy.

Tuy nhiên, chút thành tu mà dân tc ta va có được sau gn 3 thp niên đi mi ì ch đang có nguy cơ b xóa s! Vào nhng ngày này, mc dù các phương tin truyn thông đang hàng gi nói v nhng hành đng gây hn ca Tàu Cng, mc dù mt vài quan chc quan trng ca chính ph đã th hin thái đ kiên quyết phn đi Trung Quc và mc dù các chính ph Nht, M cũng lên tiếng v t do hàng hi bin Đông, nhưng tt c ch có vy. Nim hy vng vào vic “thoát Hán” và nhng thay đi ca xã hi Vit Nam theo hướng dân ch hóa t ra có kh năng là hão huyn! Nguy cơ đó được th hin các hin tượng sau.

Mt là s im lng khó hiu ca hu hết nhng nhân vt trong nhóm quyn lc hàng đu (đc bit là nhng nhân vt xut thân t ngành tuyên hun). Tai hi hơn na, nhng li l khng đnh vic kiên trì “tình hu ngh” còn phát ra t ming người đng đu quân đi, lc lượng chu trách nhim bo v đt nước trước mi s đe da t bên ngoài. Bài phát biu ca nhân vt này va qua ti Shangri-La chc chn phi được khá nhiu nhân vt có thế lc ng h.

Hai là vic li dng nhng s ln xn trong biu tình mt s nơi đ cm đoán và dp tt biu tình chng Tàu Cng, đe da đàn áp tàn bo tt c nhng người dám t t chc biu tình, và vic tiếp tc bt b, hành hung nhng người nêu ý kiến “trái chiu” vi nhà cm quyn.

Ba là s tht thế ca mt vài nhân vt quan trng có tiếng nói mnh m lên án vic Tàu Cng gây hn. Lý do tht thế rt tiếc là liên quan đến nhng v tham nhũng vô đ, vượt mt nhng nhân vt có v thế cao hơn nhưng không trc tiếp qun lý ngân kh và tài sn quc gia.

Bn là vic c tình trì hoãn quá trình pháp lý đ khi kin Trung Quc ra mt tòa án quc tế. Mc dù ni dung và các bước đi đã được chun b xong t lâu, nhưng nhng người ch trương kin TQ vn phi ch mt s cho phép nào đó, và có v như nhng nhân vt có quyn “cho phép” không h mun kin vì s st m “tình anh em” và vì nhiu lý do “tế nh” khác na.

Sut mt tháng qua, my chc triu con dân nước Vit đã ch đi mt đng thái dt khoát ca nhng người có quyn hành đi vi vic gây hn ca tp đoàn Đi Hán. Thế nhưng, có v như s ch đi này s không được đáp ng. Có v như nhà cm quyn TQ đang ni cơn điên vì đám người thân h vn chưa tr được mt vài nhân vt cng đu. H đang làm nhng đng thái quyết lit đ ép nhóm người kia thc hin nhng bước đi cui cùng đ VN hoc quy phc TQ hoàn toàn, hoc s phi “hng chu s trng pht” t phía h.

Nếu kch bn th nht xy ra, nghĩa là nhóm quyn lc ca VN không th ri b được “phương châm 16 ch vàng”, thì mt thi kỳ đen ti nht đi vi dân tc Vit Nam đang ch phía trước!

Tuy nhiên, tôi tin vào tính quy lut ca tiến trình lch s. Vn mnh dân tc s thay đi, và đang có nhng du hiu thay đi. Nhng thế lc đưa đt nước vào tình trng l thuc Tàu Cng s đến lúc b dân tc loi b. Nhng Trn Ích Tc, Lê Chiêu Thng dù có quỳ mp dưới chân vua chúa “thiên triu” thì cũng không th gi được đa v thng tr. Thm chí, bn h phi sng nhng năm tháng cui đi trong s ô nhc tn cùng!

Mun thoát khi s ô nhc, ch có mt con đường duy nht là b bn Đi Hán, quay li vi dân tc!


__._,_.___

Posted by: hung vu




Thoát Trung hay thoát Cộng?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-06-09
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
06092014-thoattrung-kh.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg8563547-600.jpg
Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân (T) bắt tay với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong một cuộc họp tại Nam Hải, Bắc Kinh vào ngày 10 Tháng 5 năm 2013
AFP photo





Cuộc hội thảo làm thế nào để thoát Trung được một số trí thức trong nước tổ chức tại Hà nội vào đầu tháng sáu năm 2014, mặc dù không được báo chí trong nước đưa tin nhưng cũng gây được sự chú ý nơi công luận. Có nhiều ý kiến cho rằng khuôn khổ của hội thảo đã rất bị hạn chế.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link