Lựa chọn
Lê Phan
Ðối với tất cả chúng ta trên thế giới, ngày 4 tháng 6 năm 1989 đã
in hằn vào ký ức với những hình ảnh vừa uy hùng vừa thương tâm. Ngoại trừ ở
chính Trung Cộng, trên toàn thế giới, tấm hình một thanh niên, tay cầm một cái
túi nylon, đứng chặn một đoàn xe tăng, vẫn là tiêu biểu đẹp đẽ nhất của sự can
đảm đứng trước bạo lực. Nhưng ở Âu Châu sự hiện diện của Tổng Thống Barack
Obama ở nghi thức kỷ niệm 25 năm cuộc bầu cử của Ba Lan vốn đã thúc đẩy sự chấm
dứt của chế độ cộng sản trên toàn khối Liên Xô, đã nhắc nhở cho người dân Âu
Châu một ngày 4 tháng 6 khác, một ngày đầy hy vọng.
Cuộc bầu cử mà Ba Lan kỷ niệm lần thứ 25 năm nay thực sự không hoàn toàn tự do vì đó chỉ là một cuộc bầu cử cho Quốc Hội khóa thứ 10 của Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan và là cuộc bầu cử thứ 11 ở Ba Lan Cộng Sản. Không phải tất cả các ghế tại Quốc Hội được tự do tranh đua, nhưng chiến thắng vượt bực của khối Ðoàn Kết đối lập tại những ghế được tự do tranh cử đã mở đường cho sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Ba Lan.
Sau cuộc bầu cử, Ba Lan trở thành quốc gia đầu tiên trong khối Ðông Âu trong đó những vị dân cử do dân trực tiếp bầu lên dành được thực quyền. Tuy cuộc bầu cử không hoàn toàn dân chủ, nó mở đường cho việc thành lập Chính Phủ Tadeusz Mazowieki và việc chuyển đổi hòa bình sang dân chủ, không những ở Ba Lan mà còn ở các nơi khác trên toàn vùng Trung và Ðông Âu.
Nhưng như Giáo Sư Timothy Garton Ash, một sử gia chuyên về chế độ cộng sản của viện đại học Oxford, đã nhắc lại trong một bài trên nhật báo Financial Times, là chính vụ Thiên An Môn đã ảnh hưởng đến tình hình ở Ðông Âu đến mức nào.
Ông kể lại lúc đó còn là một sinh viên, đã trở về văn phòng của một tờ báo ở thủ đô Warsaw, cùng với những bạn Ba Lan đang ăn mừng sung sướng, thì đột nhiên thấy trên màn ảnh truyền hình những hình ảnh lờ mờ từng đống thi thể của các sinh viên biểu tình ở Trung Quốc được chở trên những cái cáng thô sơ dọc theo các đường phố của Bắc Kinh.
Ông giải thích là từ hôm đó, bóng ma của Thiên An Môn ám ảnh Ðông Âu. Từ Berlin đến Sofia, người ta thì thầm bảo nhau, “Hãy nhớ Thiên An Môn!” “Nếu chúng ta đi quá xa chuyện đó có thể xảy ra ở đây.” Thành ra theo ông, thảm kịch của Trung Quốc đã là món quà cho Âu Châu. Thí dụ kinh hồn của Thiên An Môn giúp Âu Châu bám chặt con đường bất bạo động, điều đình và dung hòa.
Nhưng rồi ảnh hưởng lại đi ngược về Trung Quốc. Các lãnh tụ cộng sản học bài học sụp đổ của chế độ ở Ðông Âu. Một người trong các nhà lãnh đạo đó đã nhắc lại hồi năm 2004: “Chúng ta có thể tìm được những hiểu biết thật sâu xa từ bài học đau đớn mất quyền của các đảng cộng sản của Liên Bang Xô Viết và Ðông Âu.”
Và bài học đó là: Ðem lại tăng trưởng kinh tế; đừng mất liên lạc với sự suy nghĩ của quần chúng; đưa ra sự thay đổi bình thường hàng lãnh đạo tối cao; chọn vào đảng của mình những sinh viên ưu tú nhất, bất kể giai cấp. Và đàn áp bất cứ cố gắng nào để tự tổ chức hội đoàn xã hội hay hành động tập thể - bởi đó chính là điều đã làm các đồng chí ở Âu Châu thất bại. Bản thân Chủ Tịch Tập Cận Bình đã từng công khai nhớ lại sự sụp đổ của Liên Xô.
Theo Giáo Sư Timothy Garton Ash, cả hai con đường đều dẫn đến thành công trong một phần tư thế kỷ qua. Trung Quốc đã trải qua những tăng trưởng kinh tế vượt bực và gia tăng đáng kể trong tự do cá nhân, ngày nào mà cá nhân chấp nhận sự chỉ huy tối cao của đảng. Các đài truyền hình nhà nước đã rất thích thú so sánh hình ảnh này với đổ máu và rối loạn ở Ukraine. Ðiều họ không cho thấy là một Ba Lan tự do, phồn thịnh và dân chủ.
Ðiều Ba Lan làm vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 là một điều mà ông Garton Ash bảo là “độc đáo đến kinh ngạc”: Họ đi tiên phong trong một khuôn mẫu thay đổi chế độ trong hòa bình. Những gì Ba Lan làm từ năm 1989 đến nay thì không có gì là độc đáo cả nhưng cũng không kém phần ngoạn mục. Hệ thống chính trị, kinh tế và pháp lý hiện nay của Ba Lan là một thứ pha trộn của những khuôn mẫu đã được thử thách của Âu Châu.
Ðiều xảy ra ở Trung Quốc vào ngày Lục Tứ không có gì là lạ cả. Ông Ðặng Tiểu Bình làm điều mà tất cả các lãnh tụ cộng sản và các nhà độc tài khác đều làm khi đối diện với việc nổi dậy tự phát đòi tự do của nhân dân: bắn họ, đàn áp họ. Ngược lại, điều mà Trung Quốc đã làm từ năm 1989 đến nay, theo ông Timothy Garton Ash, hoàn toàn độc đáo, kết hợp sự năng động của một nền kinh tế thị trường với chế độ độc đảng. Một thứ Tư Bản Lê-Nin-Nít. Ông giáo sư còn phê bình thêm, “Ðó là lý do tại sao Trung Quốc ngày nay, cho những người nghiên cứu về so sánh chính trị học, là nơi lý thú nhất trên địa cầu này. Bởi đây là một điều hiếm có trong chính trị: một thí nghiệm hoàn toàn mới, với tương lai hoàn toàn bất định.”
Ông bảo ông khá tin tưởng là mười năm nữa Ba Lan sẽ là một nền dân chủ cấp tiến Tây phương, cũng chẳng khác gì Anh, Pháp hay Ðức, mặc cho cố gắng cản trở của Tổng Thống Vladimir Putin của Nga.
Nhưng Trung Quốc thì sao? Liệu họ có thể lần mò trên cuộc hành trình không bản đồ này hay không? Như ông Ðặng đã diễn tả hết sức đúng “đi qua sông bằng cách lấy chân mò đá ngầm.” Hay là những mâu thuẫn giữa chế độ chính trị và kinh tế, và sự gia tăng căng thẳng đang xâm nhập xã hội, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nữa?
Và nếu có khủng hoảng thì liệu nó có là chất xúc tác cho cải tổ chính trị hay là một thứ quốc gia chủ nghĩa để đánh lạc hướng sự bực tức của quần chúng - biểu lộ chẳng hạn qua phiêu lưu quân sự ở Biển Ðông? Hay là cái nọ dẫn đến cái kia? Hay còn có một cái gì kinh khủng hơn?
Những chuyện bất ngờ vẫn có thể xảy ra, như thi sĩ James Fenton đã buột miệng thành thơ trong tức giận, “They'll come again/To Tiananmen” (Họ sẽ trở lại, trở lại Thiên An Môn.) Những nạn nhân có thể được chào đón là những dũng sĩ ngay ở chính quảng trường Thiên An. Hồi năm 1979 mà ai có thể tưởng tượng được là 10 năm sau những lãnh tụ của cuộc nổi dậy ở Hung năm 1956 được cải táng và đem về chôn trong đại lễ khánh thành Quảng Trường Anh Hùng ở thủ đô Budapest. Ấy vậy mà điều đó đã xảy ra, chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử lịch sử của Ba Lan.
Lịch sử đầy những chuyện ngạc nhiên. Và biết đâu câu chuyện của Trung Quốc cũng sẽ kết thúc đầy ngạc nhiên. Nhưng vào lúc này Trung Quốc có vẻ đang đi trên một con đường rất khác mọi người.
Ở Warsaw tuần này người Ba Lan kiêu hãnh ăn mừng ngày 4 tháng 6 của họ, với sự hiện diện của Tổng Thống Barack Obama. Ở Bắc Kinh, mọi sự về ngày Lục Tứ, ngay cả đến những sự kiện căn bản, hình ảnh, tên tuổi, và cả đám giỗ mà những bà mẹ đau khổ muốn làm cho đứa con yểu mệnh, cũng đã bị trấn áp. Ai đó vẫn còn sợ bóng ma của Thiên An Môn.
Một sử gia Á Châu bảo ông Ðặng Tiểu Bình, chào đời trong Cách Mạng Tân Hợi, lớn lên trong những năm xáo trộn sau cuộc cách mạng, sống qua Cách mạng Văn hóa, đã trở thành một người rất sợ chỉ có một điều “Loạn.” Ông tin chắc là “loạn” sẽ phá hoại hết mọi sự, sẽ tạo nên một sự rối loạn kinh hồn, sẽ biến Trung Quốc thành một quốc gia với vạn sứ quân, sẽ tiêu diệt mọi nền tảng của xã hội và sẽ để lại một đất nước tan tành, làm mồi cho thiên hạ xâu xé.
Chính vì vậy ông Ðặng đã lấy hết uy tín của mình, bất chấp sự chống đối của Tổng bí thư Triệu Tử Dương, của vị tướng tư lệnh Quân đoàn thủ đô, để buộc quân đội nổ súng bắn vào dân. Quyết định của ông đã tạo nên Trung Quốc ngày nay. Nhưng quyết định đó đã để lại những mâu thuẫn mà ngày càng sẽ đi đến một bế tắc.
Thực sự toàn thể thế giới, như Giáo Sư Timothy Garton Ash, đều cầu mong là Trung Quốc tìm được một con đường hòa bình để tiến tới. Nhưng Trung Quốc chỉ có thể đạt được một hệ thống ổn định khi nào mà họ dám công khai đối diện với quá khứ đầy khó khăn của vụ thảm sát Thiên An Môn.
Cuộc bầu cử mà Ba Lan kỷ niệm lần thứ 25 năm nay thực sự không hoàn toàn tự do vì đó chỉ là một cuộc bầu cử cho Quốc Hội khóa thứ 10 của Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan và là cuộc bầu cử thứ 11 ở Ba Lan Cộng Sản. Không phải tất cả các ghế tại Quốc Hội được tự do tranh đua, nhưng chiến thắng vượt bực của khối Ðoàn Kết đối lập tại những ghế được tự do tranh cử đã mở đường cho sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Ba Lan.
Sau cuộc bầu cử, Ba Lan trở thành quốc gia đầu tiên trong khối Ðông Âu trong đó những vị dân cử do dân trực tiếp bầu lên dành được thực quyền. Tuy cuộc bầu cử không hoàn toàn dân chủ, nó mở đường cho việc thành lập Chính Phủ Tadeusz Mazowieki và việc chuyển đổi hòa bình sang dân chủ, không những ở Ba Lan mà còn ở các nơi khác trên toàn vùng Trung và Ðông Âu.
Nhưng như Giáo Sư Timothy Garton Ash, một sử gia chuyên về chế độ cộng sản của viện đại học Oxford, đã nhắc lại trong một bài trên nhật báo Financial Times, là chính vụ Thiên An Môn đã ảnh hưởng đến tình hình ở Ðông Âu đến mức nào.
Ông kể lại lúc đó còn là một sinh viên, đã trở về văn phòng của một tờ báo ở thủ đô Warsaw, cùng với những bạn Ba Lan đang ăn mừng sung sướng, thì đột nhiên thấy trên màn ảnh truyền hình những hình ảnh lờ mờ từng đống thi thể của các sinh viên biểu tình ở Trung Quốc được chở trên những cái cáng thô sơ dọc theo các đường phố của Bắc Kinh.
Ông giải thích là từ hôm đó, bóng ma của Thiên An Môn ám ảnh Ðông Âu. Từ Berlin đến Sofia, người ta thì thầm bảo nhau, “Hãy nhớ Thiên An Môn!” “Nếu chúng ta đi quá xa chuyện đó có thể xảy ra ở đây.” Thành ra theo ông, thảm kịch của Trung Quốc đã là món quà cho Âu Châu. Thí dụ kinh hồn của Thiên An Môn giúp Âu Châu bám chặt con đường bất bạo động, điều đình và dung hòa.
Nhưng rồi ảnh hưởng lại đi ngược về Trung Quốc. Các lãnh tụ cộng sản học bài học sụp đổ của chế độ ở Ðông Âu. Một người trong các nhà lãnh đạo đó đã nhắc lại hồi năm 2004: “Chúng ta có thể tìm được những hiểu biết thật sâu xa từ bài học đau đớn mất quyền của các đảng cộng sản của Liên Bang Xô Viết và Ðông Âu.”
Và bài học đó là: Ðem lại tăng trưởng kinh tế; đừng mất liên lạc với sự suy nghĩ của quần chúng; đưa ra sự thay đổi bình thường hàng lãnh đạo tối cao; chọn vào đảng của mình những sinh viên ưu tú nhất, bất kể giai cấp. Và đàn áp bất cứ cố gắng nào để tự tổ chức hội đoàn xã hội hay hành động tập thể - bởi đó chính là điều đã làm các đồng chí ở Âu Châu thất bại. Bản thân Chủ Tịch Tập Cận Bình đã từng công khai nhớ lại sự sụp đổ của Liên Xô.
Theo Giáo Sư Timothy Garton Ash, cả hai con đường đều dẫn đến thành công trong một phần tư thế kỷ qua. Trung Quốc đã trải qua những tăng trưởng kinh tế vượt bực và gia tăng đáng kể trong tự do cá nhân, ngày nào mà cá nhân chấp nhận sự chỉ huy tối cao của đảng. Các đài truyền hình nhà nước đã rất thích thú so sánh hình ảnh này với đổ máu và rối loạn ở Ukraine. Ðiều họ không cho thấy là một Ba Lan tự do, phồn thịnh và dân chủ.
Ðiều Ba Lan làm vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 là một điều mà ông Garton Ash bảo là “độc đáo đến kinh ngạc”: Họ đi tiên phong trong một khuôn mẫu thay đổi chế độ trong hòa bình. Những gì Ba Lan làm từ năm 1989 đến nay thì không có gì là độc đáo cả nhưng cũng không kém phần ngoạn mục. Hệ thống chính trị, kinh tế và pháp lý hiện nay của Ba Lan là một thứ pha trộn của những khuôn mẫu đã được thử thách của Âu Châu.
Ðiều xảy ra ở Trung Quốc vào ngày Lục Tứ không có gì là lạ cả. Ông Ðặng Tiểu Bình làm điều mà tất cả các lãnh tụ cộng sản và các nhà độc tài khác đều làm khi đối diện với việc nổi dậy tự phát đòi tự do của nhân dân: bắn họ, đàn áp họ. Ngược lại, điều mà Trung Quốc đã làm từ năm 1989 đến nay, theo ông Timothy Garton Ash, hoàn toàn độc đáo, kết hợp sự năng động của một nền kinh tế thị trường với chế độ độc đảng. Một thứ Tư Bản Lê-Nin-Nít. Ông giáo sư còn phê bình thêm, “Ðó là lý do tại sao Trung Quốc ngày nay, cho những người nghiên cứu về so sánh chính trị học, là nơi lý thú nhất trên địa cầu này. Bởi đây là một điều hiếm có trong chính trị: một thí nghiệm hoàn toàn mới, với tương lai hoàn toàn bất định.”
Ông bảo ông khá tin tưởng là mười năm nữa Ba Lan sẽ là một nền dân chủ cấp tiến Tây phương, cũng chẳng khác gì Anh, Pháp hay Ðức, mặc cho cố gắng cản trở của Tổng Thống Vladimir Putin của Nga.
Nhưng Trung Quốc thì sao? Liệu họ có thể lần mò trên cuộc hành trình không bản đồ này hay không? Như ông Ðặng đã diễn tả hết sức đúng “đi qua sông bằng cách lấy chân mò đá ngầm.” Hay là những mâu thuẫn giữa chế độ chính trị và kinh tế, và sự gia tăng căng thẳng đang xâm nhập xã hội, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nữa?
Và nếu có khủng hoảng thì liệu nó có là chất xúc tác cho cải tổ chính trị hay là một thứ quốc gia chủ nghĩa để đánh lạc hướng sự bực tức của quần chúng - biểu lộ chẳng hạn qua phiêu lưu quân sự ở Biển Ðông? Hay là cái nọ dẫn đến cái kia? Hay còn có một cái gì kinh khủng hơn?
Những chuyện bất ngờ vẫn có thể xảy ra, như thi sĩ James Fenton đã buột miệng thành thơ trong tức giận, “They'll come again/To Tiananmen” (Họ sẽ trở lại, trở lại Thiên An Môn.) Những nạn nhân có thể được chào đón là những dũng sĩ ngay ở chính quảng trường Thiên An. Hồi năm 1979 mà ai có thể tưởng tượng được là 10 năm sau những lãnh tụ của cuộc nổi dậy ở Hung năm 1956 được cải táng và đem về chôn trong đại lễ khánh thành Quảng Trường Anh Hùng ở thủ đô Budapest. Ấy vậy mà điều đó đã xảy ra, chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử lịch sử của Ba Lan.
Lịch sử đầy những chuyện ngạc nhiên. Và biết đâu câu chuyện của Trung Quốc cũng sẽ kết thúc đầy ngạc nhiên. Nhưng vào lúc này Trung Quốc có vẻ đang đi trên một con đường rất khác mọi người.
Ở Warsaw tuần này người Ba Lan kiêu hãnh ăn mừng ngày 4 tháng 6 của họ, với sự hiện diện của Tổng Thống Barack Obama. Ở Bắc Kinh, mọi sự về ngày Lục Tứ, ngay cả đến những sự kiện căn bản, hình ảnh, tên tuổi, và cả đám giỗ mà những bà mẹ đau khổ muốn làm cho đứa con yểu mệnh, cũng đã bị trấn áp. Ai đó vẫn còn sợ bóng ma của Thiên An Môn.
Một sử gia Á Châu bảo ông Ðặng Tiểu Bình, chào đời trong Cách Mạng Tân Hợi, lớn lên trong những năm xáo trộn sau cuộc cách mạng, sống qua Cách mạng Văn hóa, đã trở thành một người rất sợ chỉ có một điều “Loạn.” Ông tin chắc là “loạn” sẽ phá hoại hết mọi sự, sẽ tạo nên một sự rối loạn kinh hồn, sẽ biến Trung Quốc thành một quốc gia với vạn sứ quân, sẽ tiêu diệt mọi nền tảng của xã hội và sẽ để lại một đất nước tan tành, làm mồi cho thiên hạ xâu xé.
Chính vì vậy ông Ðặng đã lấy hết uy tín của mình, bất chấp sự chống đối của Tổng bí thư Triệu Tử Dương, của vị tướng tư lệnh Quân đoàn thủ đô, để buộc quân đội nổ súng bắn vào dân. Quyết định của ông đã tạo nên Trung Quốc ngày nay. Nhưng quyết định đó đã để lại những mâu thuẫn mà ngày càng sẽ đi đến một bế tắc.
Thực sự toàn thể thế giới, như Giáo Sư Timothy Garton Ash, đều cầu mong là Trung Quốc tìm được một con đường hòa bình để tiến tới. Nhưng Trung Quốc chỉ có thể đạt được một hệ thống ổn định khi nào mà họ dám công khai đối diện với quá khứ đầy khó khăn của vụ thảm sát Thiên An Môn.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment