Tại sao chúng ta phải thay đổi thể chế chính trị trước khi chống giặc
ngoại xâm?
Chu Chi Nam (Danlambao) - Đất nước và dân tộc đang đứng
trước hiểm họa diệt vong, trong thì đảng cộng sản mặc tình cấu kết với ngoại
bang bán đất dâng biển, hèn với giặc, ác với dân, giết hết tinh anh, triệt mọi
cơ hội phát triển của người dân, ngoài thì Tàu cộng lộng hành, ngang nhiên kéo
dàn khoan đến vùng biển Việt Nam. Con đường duy nhất để chống ngoại xâm là bằng
mọi cách phải thay đổi thể chế chính trị, từ độc tài cộng sản qua Dân chủ Tự
do, vì có như thế, giới lãnh đạo mới quy tụ được sức mạnh toàn dân, vận động
được các quốc gia và cộng đồng yêu chuộng Tự do và Hòa bình trên thế giới cô
lập và bẻ gãy mọi mưu mô bá quyền của Tàu cộng...
Sự quan trọng của thể chế chính trị trong đời
sống con người, xã hội, văn hóa và văn minh
Nhiều người chưa ý thức
rõ vai trò của thể chế hay chế độ chính trị trong đời sống con người và xa hơn
nữa là xã hội, văn hóa, văn minh. Chính vì lẽ đó, mà chúng ta nên có một cái
nhìn xét lại, rõ ràng hơn, nhất là trước nguy cơ bành trướng của Tàu cộng. Hơn
nữa bài học trước mắt tại Ukrain, người dân đã xuống đường lật đổ chế độ độc
tài, tham nhũng của Yanukovych, kẻ đã vì quyền lợi cá nhân, gia đình sẵn sàng
bó gối quy hàng Nga, sau đó bầu ra vị tổng thống mới với chủ trương đoàn kết
toàn dân, thân thiện với thế giới tự do, đối thoại bình đẳng với Nga để bảo
toàn lãnh thổ.
Thể chế hay chế độ chính
trị là mô hình tổ chức nhân xã, nói một cách dễ hiểu, là tổ chức chính trị,
kinh tế, xã hội, luật pháp của một cộng đồng con người.
Người ta thấy có chế độ
độc tài, chế độ dân chủ. Trong chế độ độc tài có nghĩa là chế độ mà quyền hành
nằm trong tay một người hay một nhóm người (oligarchie). Trong chế độ dân chủ
là chế độ mà quyền hành nằm trong tay người dân, người dân có quyền quyết định
số phận của mình, người ta thấy có dân chủ trực tiếp, như ở Thụy sĩ, những
quyết định quan trọng đều do trưng cầu dân ý quyết định; và chế độ dân chủ gián
tiếp, người dân bầu ra đại diện của mình, trong một nhiệm kỳ, những người được
bầu này thay mặt dân lấy những quyết định. Hiện nay, phần lớn những chế độ dân
chủ là những chế độ dân chủ gián tiếp.
Trong chế độ dân chủ
gián tiếp, người ta thấy có chế độ tổng thống như ở Hoa kỳ, chế độ đại nghị như
ở bên Anh và phần lớn ở các quốc gia trên thế giới. Người ta cũng có thể thêm
chế độ nửa tổng thống chế, nửa đại nghị chế, như ở bên Pháp.
I. Sự quan trọng của
thể chế chính trị trong đời sống con người
Thể chế chính trị giữ
một vai trò tối quan trọng trong sự phát triển đời sống con người. Vì vậy có
người ví thể chế chính trị như mảnh đất và người dân như hạt mầm. Con người dù
là da vàng, da trắng hay da đen có thể ví như hạt mầm, nếu hạt mầm này được gieo
vào một mảnh đất tốt, tức sống dưới một chế độ tốt, chế độ tôn trọng con người,
những quyền căn bản của con người được bảo đảm, đồng thời được hướng dẫn, dìu
dắt bởi một nền giáo dục tốt, một hệ thống an sinh xã hội tốt, thì hạt mầm này
sẽ kết bông, nẩy trái.
Ngược lại, nếu hạt mầm này được gieo trên một mảnh đất
khô cằn, tức một thể chế chính trị xấu, không lo đến quyền lợi của người dân,
mà chỉ lo đến quyền lợi của một số người, coi thường những quyền căn bản của
con người, áp dụng một hệ thống giáo dục tuyên truyền nhồi sọ, đa số đời sống
của người dân trở nên cơ cực, trong khi một thiểu số cầm quyền tiêu sài theo
kiểu vất tiền qua cửa sổ, an sinh xã hội của dân không được bảo đảm, trẻ em sơ
sinh thiếu dinh dưỡng, khi bệnh thì thiếu thuốc, không có bác sĩ, không dám đi
nhà thương, thì tất nhiên hạt mầm này sẽ thui chột, chẳng khác nào được gieo
trên một mảnh đất khô cằn, toàn là sỏi đá.
Ngày hôm nay, theo những
nhà và viện nghiên cứu về dân chủ, thì chế độ dân chủ, mặc dầu không được coi
là chế độ hoàn hảo nhất, nhưng nó được coi là chế độ hiện hành tốt nhất để giúp
con người và xã hội phát triển.
Chúng ta hãy lấy thí dụ
điển hình để dễ hiểu, hai chế độ chính trị Nam Hàn và Bắc Hàn. Chế độ Bắc Hàn
là một chế độ cộng sản độc tài, người dân sống dưới chế độ này không những
không thể phát triển được, mà hàng năm còn bị nạn đói hoành hành từ bao chục
năm nay. Ngoài xã hội thì những hãng xưởng thiếu điện để chạy nhà máy, trong
khi những công thự, những chỗ tôn thờ lãnh tụ, thì điện chan hòa cả ngày lẫn
đêm. Giáo dục là một nền giáo dục nhồi sọ, từ trẻ em cho đến người lớn chỉ biết
vâng lời, gọi dạ bảo vâng, nhắc lại những khẩu hiệu tuyên truyền rỗng tuếch.
Trong khi đó thì Nam Hàn
hiện nay vô cùng phát triển. Chúng ta chỉ cần lấy một vài thí dụ điển hình: Nền
khoa học kỹ thuật tân tiến hiện nay được coi là ngành điện thoại cầm tay, vì
trong đó là cả một cái máy điện toán tối tân, thế mà Nam Hàn với hãng Samsung
đứng đầu trong việc sản xuất và bán trên thị trường đã lâu, trên cả hãng Apple
của Hoa kỳ và hãng Nokia của Phần Lan. Ngành xe hơi cũng vậy, hãng Kia của Nam
Hàn, mặc dầu mới xuất hiện, nhưng số lượng bán cũng không thua gì những hãng
quốc tế nổi tiếng lâu đời khác như hãng Général Motor, Toyota, Wolkswagen,
Renault. Nam Hàn từ mấy chục năm nay đã nổi tiếng về giáo dục, người thợ Nam
hàn có một trình độ hiểu biết tổng quát đứng đầu thế giới. Người chuyên viên
Nam Hàn cần cù làm việc, chịu khó học hỏi, đi làm việc nơi nào cũng được trọng.
Bằng cớ là hai tổ chức quốc tế quan trọng nhất thế giới là Liên Hiệp quốc và
Ngân Hàng quốc tế, đều được cầm đầu bởi người Nam Hàn.
Được như vậy, tất nhiên
do nhiều nguyên do, nhưng một trong những lý do chính, đó là dân Nam Hàn được
sống dưới một chế độ tự do, dân chủ, mặc dầu chế độ này mới được thiết lập vào
khoảng thập niên 80.
Không nói đâu xa, chúng
ta trở về Việt Nam thời cận đại: Hai chế độ miền Nam Việt Nam trước năm 1975 là
hai chế độ cộng hòa, Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng hòa. Hai chế độ này, vào thời đó có
thể nói là 2 chế độ dân chủ, tất nhiên không thể so sánh với những nước dân chủ
tiền tiến, nhưng nó là một trong những nước dân chủ đầu tiên ở châu Á, chỉ thua
có Nhật. Chính vì vậy mà miền Nam cũng đã phát triển, hơn cả Nam Hàn và Đài
loan lúc bấy giờ. Nếu tính theo sản lượng đầu người hàng năm thì vào cuối thời
Đệ Nhất Cộng hòa, sản lượng của miền Nam Việt nam là 118 $, trong khi đó của
Nam Hàn và Đài loan là trên dưới 80 $. Sự phát triển của miền Nam được ngay
những người cộng sản công nhận, như ông Lê Đăng Doanh, "nhà kinh tế cộng
sản", trong một bài phỏng vấn của đài BBC, cũng công nhận là sau 1975, ông
vào thăm miền Nam đầu tiên, ông đã phải ngạc nhiên về trình độ phát triển, ông
đi thăm những vùng quê, ông thấy nơi nào cũng có điện, có máy cày, đời sống
người dân tương đối đầy đủ. Nhà văn Dương Thu Hương, cùng với "đoàn quân
chiến thắng" vào miền Nam, trước đời sống dân miền Nam, bà đã sửng sờ, bà
tìm một góc phố, như lời bà kể, để khóc, và sau đó tuyên bố: "Tôi
đã cùng một đoàn quân chiến thắng, nhưng mô hình tổ chức xã hội của kẻ chiến
bại lại văn minh hơn mô hình của kẻ chiến thắng".
Chính "Luật Người
cày có ruộng" của thời Đệ Nhị Cộng hòa Việt nam đã được chính phủ Đài loan
bắt chước và đem áp dụng thành công ở nước này. Chỉ tiếc rằng những gì đã được
xây dựng ở miền Nam đã bị cộng sản đổ xuống sông, xuống biển. Chính vì vậy mà
dân miền Nam đã có câu: "Năm đồng đổi lấy một xu, người khôn đi
học, thằng ngu làm thầy".
Hiện nay cộng sản nói
rằng đổi mới, nhưng thực sự là trở lại những thành quả của miền Nam trước kia
đã đạt được, nhưng khập khiểng, vì thể chế chính trị vẫn là chế độ cộng sản độc
tài, vẫn lấy lý thuyết Mác Lê làm nền tảng cho chế độ, như đã được ghi trong
hiến pháp; giáo dục thì nhồi sọ, đạo đức thì suy đồi, an sinh xã hội thì không
có.
Nếu chúng ta nói đến sự
quan trọng của thể chế chính trị trong sự phát triển con người và xã hội, văn
minh, văn hóa, thì chúng ta có thể dẫn chứng rất nhiều.
Ở đây tôi chỉ xin nhắc
đến ông Alexis de Tocqueville (1805 - 1859), với hai quyển sách nổi tiếng
"De la Démocratie de l’Amérique" (Về chế độ dân chủ ở
châu Mỹ), viết từ năm 1835 tới 1840, và quyển "De l’Ancien Régime
et la Révolution" (Về Chế độ cũ và Cách mạng) xuất bản năm 1856.
Sở dĩ tôi nói đến ông
Tocqueville là vì hiện nay, đảng Cộng sản Trung cộng, nhất là Ban Tư tưởng và ý
thức hệ đang khuyên các đảng viên đọc và suy ngẫm về quyển sách của ông, đặc
biệt là câu trong quyển sách thứ nhì: "Giai đoạn nguy hiểm nhất
cho một chế độ, đó là lúc mà nó bắt đầu cải tổ."
Theo Tocqueville,
thì "Ý tưởng dân chủ, bắt đầu bằng sự công bằng điều kiện (égalités
des conditions) là một cái gì thiêng liêng, không thể tước bỏ được và nó chính
là một động lực làm cho những chế độ độc tài sụp đổ". Quyển sách về
dân chủ Hoa kỳ là một quyển sách cho tới bây giờ, giới trí thức nước này vẫn
cho là một trong những quyển sách hay nhất qua nhận xét, phân tích và tiên đoán
về Hoa Kỳ.
Theo Tocqueville thì đây
quả là một nền dân chủ gián tiếp, với một hiến pháp thành văn, tôn trọng những
quyền căn bản của con người, tôn trọng tam quyền phân lập, và nhất là sự quân
bằng quyền hành, giữa quyền trung ương và địa phương, giữa quyền hành pháp và
lập pháp, giữa quyền lập pháp và tư pháp. Từ đó cho tới nay, không ai chối cãi
rằng nền dân chủ Hoa Kỳ quả là một mảnh đất mầu mỡ cho mọi con người đến từ mọi
chủng tộc, nẩy mầm và phát triển.
Với quyển sách thứ nhì,
mà nay Ban Tư tưởng Trung ương Trung cộng đang yêu cầu cán bộ học hỏi, nói về
tại sao chế độ cũ, tức chế độ quân chủ của vua Louis XVI Pháp lại sụp đổ. Câu
trả lời của Tocqueville tất nhiên là vì chế độ này đã cấm đoán tự do. Tuy nhiên
ông cũng cảnh cáo chế độ dân chủ là không nên mắc vào "nạn độc tài số
đông" (despotisme de la majorité). Để tránh điều này thì nên có sự tản
quyền, tôn trọng quyền tự do báo chí và làm thế nào để tam quyền phân lập rõ ràng
và nhất là quyền tư pháp được độc lập.
Một câu hỏi đến với
chúng ta là tại sao Ban Tư tưởng của Trung Ương đảng Cộng sản Trung cộng lại
yêu cầu cán bộ học hỏi tư tưởng của Tocqueville và nhất là suy ngẫm câu vừa nói
ở trên: "Thời điểm nguy hiểm nhất của một chế độ..." Vì
đảng Cộng sản Tàu cũng ý thức rất rõ rằng mình không thể nào đi ngược lại trào
lưu tiến bộ của văn minh nhân loại, đó là đi đến thể chế chính trị tự do, dân
chủ, tôn trọng nhân quyền, và từ đó tất nhiên là phải cải tổ, vứt bỏ tư tưởng
Mác Lê Mao, chủ trương độc khuynh, độc đảng, độc tài. Tuy nhiên vấn đề là cải
tổ thế nào để không đi đến cách mạng, làm sụp đổ chế độ, mất hết những đặc
quyền, đặc lợi của một thiểu số người nắm quyền.
Đây là một vấn đề nan
giải mà Tocqueville đã nhìn thấy và đặt ra với chế độ quân chủ Pháp thời vua
Louis XVI và cho rằng một trong những lý do chính của sự sụp đổ chế độ là vì
chế độ này bắt đầu cải tổ.
Từ cái nhìn của
Tocqueville, chúng ta nhìn vào lịch sử cận đại.
Chúng ta thấy rằng lịch
sử, trái lại với một số nhà tư tưởng cho rằng biến chuyển thế này thế nọ, theo
đường thẳng, đường trôn ốc, theo óc tưởng tượng đã đánh đồng lịch sử với toán
học, tóm gọn sự biến chuyển lịch sử qua một phương trình toán học, rồi từ đó
suy đoán ảo tưởng, nhưng nhiều khi lịch sử chỉ là một sự lập lại, nếu chúng ta
đem so sánh sự sụp đổ của đế quốc cộng sản Liên sô dưới thời Gorbatchev và sự
sụp đổ của triều đình quân chủ Pháp Louis XVI.
Nhưng phải chăng trong
lịch sử cận đại không có một chế độ độc tài nào tự sửa đổi, cải tổ để đi đến
chế độ dân chủ mà thành công? Câu trả lời là có. Chúng ta chỉ cần lấy thí dụ
gần chúng ta và chúng ta cũng biết đôi chút. Đó là Nam Hàn và Đài loan. Nam Hàn
và Đài loan trước thập niên 80 là dưới chế độ độc tài.
Có người cho rằng, độc
tài Nam Hàn và Đài loan là độc tài hữu, khác với độc tài Trung cộng và Việt Nam
là độc tài tả, có sự khác biệt. Điều này không sai. Tuy nhiên trong chính trị,
dù là tả hay hữu, nhất là người lãnh đạo, khi đã sáng suốt, có ý chí nhất quyết
làm vì nước vì dân, thì cũng có thể làm nhiều chuyện, trong đó có cả việc thay
đổi một chế độ.
II. Sự quan trọng của
thể chế chính trị trong xã hội, văn hóa và văn minh nhân loại
Xã hội chúng ta có thể
định nghĩa đơn giản là cách sống của một nhóm người có tổ chức, với những
truyền thống, luật lệ, cơ chế, trải qua những thời đại. Nói một cách khác đi,
đó là cách tổ chức xã hội con người ở vào một thời điểm nhất định nào đó, chính
là chế độ, thể chế, tức cách tổ chức chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hóa, xã
hội.
Văn hóa, văn là đẹp, hóa
là biến đổi, đây là tất cả những hành động của con người làm thăng tiến đời
sống của mình trên hai phương diện vật chất và tinh thần. Một khi những hành
động này có ảnh hưởng rộng lớn, trong một vùng, trải qua một thời gian dài, thì
nó trở thành văn minh.
Văn cũng là đẹp, minh là
chiếu sáng, có ảnh hưởng lâu dài và rộng lớn.
Một số sử gia và nhân
chủng học cho rằng con người trải qua 5 thời kỳ văn minh:
Văn minh trẩy hái, vào
lúc con người mới xuất hiện trên trái đất, sống trong hang đá, hái trái cây,
săn bắn ở chung quanh để sinh sống.
Văn minh du mục: rồi cây
trái, súc vật ở chung quanh cũng trở nên khan hiếm, con người phải đi xa để tìm
kiếm, nó bước sang thời kỳ văn minh du mục.
Nhưng ngay dù đi xa để
kiếm ăn, thức ăn cũng trở nên khó khăn, con người phải trồng trọt, nuôi súc
vật. Nó bước sang thời kỳ văn minh định cư nông nghiệp.
Với nền văn minh này,
con người đã có thể thỏa mãn những nhu cầu căn bản của mình, nghĩa là khi đói
thì có ăn, khi lạnh thì có áo để bận, con người bắt đầu nghĩ đến những nhu cầu
xa xỉ, muốn ăn ngon, mặc đẹp, con người trao đổi với nhau về những sản phẩm
mình làm ra, có nghĩa là tôi trồng lúa mì để ăn, nhưng tôi thích ăn lúa mạch,
thì tôi trao đổi với người trồng lúa mạch; tôi có thể dệt vải để mặc, nhưng
thôi thích mặc lụa, thì tôi trao đổi với người dệt lụa. Con đường Gia
vị, Con đường Tơ lụa nối liền đông tây trong lịch sử nhân
loại, có nghĩa là thế. Từ đó con người bước sang nền văn minh trao đổi thương
mại.
Ngày xưa, con người phải
đi xa để trao đổi, nhưng từ ngày có phát minh ra điện, điện thoại, điện toán,
con người không cần phải đi xa để trao đổi, con người bước sang nền văn minh
tri thức điện toán, như ngày hôm nay.
Vào thời văn minh trẩy
hái, du mục, canh nông, lao động chủ yếu là dùng sức mạnh bắp thịt chân tay.
Nhưng bước sang văn minh thương mại, nhất là văn minh tri thức điện toán ngày
hôm nay, lao động chủ yếu là tư tưởng, phát minh sáng kiến, từ đầu óc con
người.
Mỗi một thời văn minh có
một hình thức tổ chức nhân xã tương xứng. Thời văn minh trẩy hái, du mục, đó là
chế độ gia tộc, bộ lạc. Bước sang thời kỳ văn minh định cư nông nghiệp, là chế
độ quân chủ. Nhưng sang thời kỳ văn minh thương mại, tri thức, điện toán, đó là
chế độ dân chủ, vì để trao đổi là phải có người khác, phải có đối thoại.
Socrate nói: "Nơi
nào có đối thoại, nơi đó mới có tiến bộ và dân chủ" là như vậy.
Nhất là vào thời kỳ văn minh tri thức điện toán ngày hôm nay, để phát minh,
sáng kiến, con người bắt buộc phải sống dưới chế độ dân chủ, vì phải có tự do
tư tưởng, trao đổi tư tưởng, công trình tìm kiếm, thì lúc đó con người mới có
thể có những ý kiến mới. Voltaire cũng đã từng nói: "Tự do tư
tưởng và ngôn luận là hai cột trụ chính của chế độ dân chủ."
Mỗi một mô hình tổ chức
nhân xã là một bước tiến của nhân loại. Nhưng nếu kéo dài quá thì lại trở thành
vật cản trở, như chế độ quân chủ là một bước tiến so với chế độ gia tộc và bộ
lạc, nhưng kéo dài lâu quá thì trở thành lạc hậu, ngăn cản bước tiến của con
người. Trong khi một chế độ như chế độ quân chủ kéo dài cả bao ngàn năm, không
những lỗi thời, mà còn trở nên giết người, vì một thiểu số nắm quyền, muốn kéo
dài đặc ân, đặc lợi, bổng lộc của mình, không ngần ngại dùng bất cứ thủ đoạn
nào, từ thông tin tuyên truyền lừa bịp, đến dùng cái còng với công an và dùng
cái súng với lính để đàn áp dân. Người ta nói: "Chế độ độc tài là
chế độ của cái loa, cái còng và cái súng" là vậy.
Nhìn vào lịch sử cận
đại, 2 chế độ cái loa cái còng và cái súng là chế độ độc tài phát xít Hitler và
chế độ cộng sản. Cả hai đều dựa trên quan niệm triết lý, tư tưởng bất bình
thường: Hitler cho rằng chủng tộc Aryen là chủng tộc tinh khiết, không pha trộn
với những chủng tộc khác, nên thông minh. Đây là một điều vô cùng phản khoa
học. Dân tộc Đức tiêu biểu cho chủng tộc này, nên thông minh, đáng để cầm đầu
thế giới. Chính vì vậy nên Hitler đã không ngần ngại phát động chiến tranh khắp
nơi. Marx thì cho rằng lịch sử con người là bạo động, là đấu tranh giai cấp,
không ngần ngại mở đầu Bản Tuyên Ngôn thư Cộng sản: "Lịch sử nhân
loại từ xưa tới nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp." Đây cũng
là một cái nhìn quá phiến diện và tổng quát hóa, chẳng có gì là khoa học, như
những người cộng sản, bắt đầu bởi Marx thường rêu rao: "Khoa học
lịch sử, khoa học biện chứng."
Không cần chứng minh dài
dòng, chúng ta chỉ nhìn chính chúng ta và những người chung quanh, xét cuộc đời
thì chúng ta rõ: Bình thường con người muốn sống hòa bình. Con người chỉ dùng
bạo động trong những trường hợp bị bắt buộc, trường hợp bất bình thường. Điều
này đúng với cả lịch sử của những quốc gia.
Marx và những người cộng
sản đã lấy cái gì bất bình thường làm cái bình thường, nên từ lý thuyết cho đến
chế độ đã trở nên bất bình thường, bệnh hoạn.
Đấy lại chưa nói đến
ngay từ lúc đầu, chế độ cộng sản, bề ngoài thì mang nhãn hiệu "Thế giới
đại đồng, Anh em cộng sản", nhưng bên trong là chủ nghĩa quốc gia cực đoan,
bành trướng. Bề ngoài mang nhãn hiệu "Liên bang các cộng hòa xã hội Sô
viết" ( URSS), nhưng bên trong, Lénine, qua tay em của mình là Staline, vì
lúc đó Staline đã đặc trách về vấn đề các dân tộc, tìm cách ép buộc, đàn áp,
giết hại những dân tộc chung quanh, bắt họ đi theo Liên sô. Bằng chứng rõ ràng
là khi đế quốc Liên sô sụp đổ năm 1989, thì những dân tộc này nổi lên đòi độc
lập.
Chính vì mang đầu óc
quốc gia cực đoan, bành trướng, nên đã có những vụ tranh chấp Nga - Hoa ở biên
giới vào những năm 60, tranh chấp giữa Việt Cộng và Trung cộng, rồi đi đến
chiến tranh năm 1979, tranh chấp Việt Miên rồi cũng đi đến chiến tranh trước đó
một năm, 1978.
Sau khi Liên sô sụp đổ,
thì Việt cộng vội chạy đi thần phục Trung cộng, mở đầu bằng Hội nghị Thành đô
tháng 3/1990, và không ngừng ký những hiệp ước dâng đất nhượng biển cho Trung
cộng. Nhưng vì Trung cộng từ xưa đã mang mộng bành trướng đế quốc, nay lại được
cấy vào vi trùng bất bình thường Mác Lê, nên mộng bành trướng càng ngày càng
mạnh. Mặc dầu cả 2 bên, lúc nào cũng rêu rao "Bốn tốt và mười sáu chữ
vàng"; nhưng đùng một cái, Trung cộng cho đặt giàn khoan, xâm phạm chủ
quyền lãnh hải Việt Nam.
Nhiều người vì tin tưởng
ở những câu nói đầu môi, chót lưỡi của cộng sản, "Tình Huynh đệ tốt, Môi
hở răng lạnh, Tình đồng chí cộng sản", đã ngỡ ngàng về sự việc Trung cộng
đặt giàn khoan dầu ở quần đảo Hoàng sa, thuộc về chủ quyền Việt Nam. Thực ra
nếu chúng ta xét lịch sử xa của cộng sản, thì chúng ta không có gì ngạc nhiên.
Trung cộng và Việt cộng đã nhiều lần đánh nhau.
Bởi lẽ đó, chừng nào hai
dân tộc Việt Nam và Trung hoa vẫn còn phải mang cái ách chế độ cộng sản, lấy lý
thuyết Marx làm nền tảng cho chế độ, kêu gọi đấu tranh giai cấp, một lời kêu
gọi chiến tranh triền miên, không những chiến tranh trong chính nội bộ, mà còn
chiến tranh với nước ngoài, chừng đó hai dân tộc không thể nào sống hòa bình,
hòa bình với chính mình, hòa bình với các nước chung quanh và với cộng đồng thế
giới.
Người dân sống dưới chế
độ độc tài phát xít hay độc tài cộng sản không những chỉ như một hạt mầm gieo
trên một mảnh đất khô cằn, mà còn bị giới lãnh đạo dùng như những bia đỡ đạn
cho tham vọng bành trướng và đế quốc của mình.
Vì vậy, ngày hôm nay,
những chế độ độc đoán độc tài, không phát triển hay phát triển chậm hơn những
chế độ dân chủ và đi ngược lại trào lưu tiến hóa của con người là như vậy.
Quả thực nhân loại đã
trải qua 5 nền văn minh, từ trẩy hái qua du mục, quân chủ tới dân chủ ngày hôm
nay, mỗi một nền văn minh tương xứng với một mô hình tổ chức nhân xã khác nhau,
hay nói một cách rõ hơn, hiện đại hơn là cách tổ chức chính trị, kinh tế, xã
hội, luật pháp, hoặc chế độ hay thể chế chính trị khác nhau, từ thể chế gia
tộc, bộ lạc, tới quân chủ và dân chủ.
Nước Tàu và Việt Nam
hiện nay nói riêng và các nước phương đông nói chung trong đó có cả các nước
Trung Đông, những nước này đã có một nền văn minh rất sớm, hơn cả tây phương.
Nhưng tiếc rằng chế độ quân chủ kéo dài quá lâu. Ngày hôm nay chế độ cộng sản ở
Tàu và Việt Nam cũng chỉ là một chế độ quân chủ phong kiến trá hình. Chế độ
quân chủ này trước khi tàn thì bùng lên ở phía phải tức chế độ phát xít, bùng
lên ở phía tả, tức chế độ cộng sản, để rồi sẽ tắt luôn như một nhóm lửa trước
khi tàn.
Tây phương, mặc dầu văn
minh đến chậm hơn đông phương, nhưng đã biết từ bỏ sớm chế độ quân chủ để bước
sang chế độ dân chủ và kinh tế thị trường và đã phát triển rất mạnh, vượt mặt
đông phương.
Đối với những chế độ
quân chủ, từ lạc hậu như ở các nước Trung Đông, cấm đoán ngay cả những người
phụ nữ làm đủ mọi thứ nghề, ra đường phải bịt mặt, tới chế độ cộng sản, tước
hết mọi quyền căn bản nhất của con người; người xưa có câu "Trễ còn hơn
không", hãy từ bỏ thể chế chính trị quân chủ phong kiến, độc tài cộng sản,
để bước sang chế độ dân chủ, tôn trọng những quyền căn bản của con người, trong
đó có nam nữ bình quyền, có quyền tự do tư tưởng và ngôn luận, thì mới hy vọng
theo kịp những nước văn minh. Gương Nam Hàn và Đài loan cho ta thấy rõ. Hai
nước này đã từ bỏ chế độ độc tài vào thập niên 80, để bước sang chế độ dân chủ,
thế mà ngày hôm nay cả 2 nước đã có thể sánh cùng với những nước văn minh khác
trên thế giới.
Đất nước và dân tộc đang
đứng trước hiểm họa diệt vong, trong thì đảng cộng sản mặc tình cấu kết với
ngoại bang bán đất dâng biển, hèn với giặc, ác với dân, giết hết tinh anh,
triệt mọi cơ hội phát triển của người dân, ngoài thì Tàu cộng lộng hành, ngang nhiên
kéo dàn khoan đến vùng biển Việt Nam. Con đường duy nhất để chống ngoại xâm là
bằng mọi cách phải thay đổi thể chế chính trị, từ độc tài cộng sản qua Dân chủ
Tự do, vì có như thế, giới lãnh đạo mới quy tụ được sức mạnh toàn dân, vận động
được các quốc gia và cộng đồng yêu chuộng Tự do và Hòa bình trên thế giới cô
lập và bẻ gãy mọi mưu mô bá quyền của Tàu cộng. (1)
Paris ngày 07/06/2014
_________________________________________
(1) Xin đọc thêm bài
Trung cộng tiêu biểu cho văn minh đông phương và những bài về thể chế chính trị
và dân chủ trên http://Orange.fr/chuchinam/
Nguyen Quang Duy
To
Today
at 6:45 PM
Lộ dần phi trường, cảng biển Trung Quốc ở bãi đá ngầm Gạc Ma
Saturday, June 07, 2014 4:39:17 PM
HONGKONG 7-6 (NV) - Thêm tài liệu cho thấy Trung Quốc đang ráo riết thực hiện kế hoạch lấn chiếm ở Biển Đông mà hiện đang lộ dần một đảo nhân tạo có cả phi trường, cảng biển ở Trường Sa.
|
Đồ họa đảo nhân tạo Johnson
South Reef (Việt Nam gọi là Gạc Ma, Trung Quốc gọi là Xích Qua Tiêu) với phi
trường, cảng biển hiện Trung Quốc đang ra sức tạo dựng từ bãi đá ngầm. (Hình:
SCMP)
|
Theo tờ South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Bảy, những gì tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino tố cáo những ngày gần đây đang đang được giới chuyên viên Trung Quốc nhìn nhận.
Bắc
Kinh đang biến bãi đá ngầm Gạc Ma (Xích Qua Tiêu) cướp của Việt Nam năm 1988
thành một đảo nhân tạo khổng lồ. Trên đó có cả phi đạo cho máy bay lên xuống,
cảng biển riêng cho tàu quân sự và tàu dân sự. Lại còn có cả khu vực gia cư,
khu du lịch, tất cả xây dựng trên đảo nhân tạo đang được các máy hút cát dưới
lòng biển làm thành dần dần.
Khi
tổng thống Phi tố cáo tuần trước, ông chỉ có những tấm hình chụp không ảnh các
hoạt động hút cát để xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở khu vực nằm trong
vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Phi. Tấm đồ họa của báo SCMP cho người ta
nhìn thấy rõ hơn về quy mô của đảo nổi Xích Qua Tiêu mà 64 người lính CSVN đã
thiệt mạng năm 1988 vì bị tàu Trung Quốc xả súng bắn chết để cướp bãi đá ngầm
này.
Khi
Xích Qua Tiêu (Chi Gua Jiao) trở thành một căn cứ qui mô nổi trên biển rộng
khoảng 30 hecta, căn cứ của Việt Nam xây dựng tại đảo đá Cô Lin ( khoảng 1.9
hải lý tây bắc Gạc Ma) chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ so với đảo nhân tạo Gạc
Ma hay Xích Qua Tiêu. Nó sẽ là nơi để Bắc Kinh phô diễn sức mạnh quân sự để uy hiếp
cả Phi Luật Tân và Việt Nam ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Riêng với Phi
Luật Tân thì an nguy quốc gia của họ bị đe dọa thật gần.
Theo
các nhà phân tích thời sự, hành động đang thực hiện của Trung Quốc là đi từ
phòng vệ sang tấn công. Khi phi trường ở Xích Qua Tiêu hoàn thành, với phi
trường đã có sẵn ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh sẽ có cớ thành
lập “vùng nhận dạng phòng không trên biển” trùm cả Biển Đông. Đây là điều từng
được nhiều nước lo ngại sẽ xảy ra khi Bắc Kinh tuyên bố vùng nhận dạng phòng
không trên biển Hoa Đông năm ngoái.
Bắc Kinh chối không lập vùng nhận dạng phòng
không ở Biển Đông nhưng khi đã có phi trường ở cả hai đầu đông tây của Biển
Đông rồi, chuyện gì cũng có thể xảy đến.
|
Các đảo và bãi đá ngầm
thuộc quần đảo Trường Sa. (Hình: Wikipedia)
|
Cùng
với việc gấp rút xây dựng căn cứ quy mô trên đảo nhân tạo Xích Qua Tiêu, theo
SCMP, Trung Quốc đang có kế hoạch biến bãi đá ngầm Fiery Cross Reef (Việt nam
gọi là đá Chữ Thập, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiêu (Yongshu Jiao) theo một kế
hoạch tương tự. Bãi đá ngầm Gạc Ma (Xích Qua Tiêu) thuộc cụm đảo Sinh Tồn,
trong khi đá Chữ Thập (Vĩnh Thử Tiêu) thuộc cụm Nam Yết.
Bãi
đá ngầm Chữ Thập có chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là 14 hải
lý (gần 26 km) và chiều rộng là 4 hải lí (7.4 km); tổng diện tích đạt 110 km².
Trừ một tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này
chìm dưới nước khi thủy triều lên. Nếu Trung Quốc biến bãi đá ngầm này thành
đảo nổi, nó có thể sẽ lớn gấp nhiều lần so với Xích Qua Tiêu (hay Gạc Ma).
Theo
Kim Lạn Vinh (Jin Canrong), một giáo sư ngành bang giao quốc tế tại đại học
Nhân Dân ở Bắc Kinh được SCMP thuật lời, đề án biến bãi đá ngầm Vĩnh Thử Tiêu
(hay Chữ Thập theo cách gọi của Việt Nam) đã được đệ trình nhà cầm quyền trung
ương Trung Quốc để chấp thuận. Khi kế hoạch xây dựng hoàn tất, nó sẽ lớn gấp
đôi căn cứ quân sự Diego Garcia của Hoa Kỳ rộng 44 km2 trên Ấn Độ Dương.
Lý
Kiệt, một chuyên viên hải quân tại Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, nói căn
cứ trên đảo nhân tạo Vĩnh Thử Tiêu cũng sẽ gồm cả phi trường và cảng biển. Hiện
nơi này đang là một căn cứ nhỏ mà hơn 20 năm trước, Bắc Kinh cho xây dựng một
đài quan sát phục vụ cơ quan nghiên cứu hải dương của Unesco.
Theo
Kim Lạn Vinh, việc xây dựng đảo nhân tạo tại Vĩnh Thử Tiêu sẽ được thực hiện
tiếp theo và tùy thuộc sự tiến triển của đảo nhân tạo Xích Qua Tiêu (Gạc Ma).
Tháng trước tin tức xì ra trên báo chí Trung Quốc cho hay đảo nhân tạo tại Xích
Qua Tiêu ngoài phi trường, cảng biển có thể biếp nhận các tàu lên đến 5,000
tấn.
Tại
quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ năm 1988, Trung Quốc mới bắt đầu đi cướp của
Việt Nam một số bãi đá ngầm gồm Đá Xu Bi thuộc cụm Thị Tứ; Đá Chữ Thập ,
Đá Ga Ven thuộc cụm Nam Yết; Đá Gạc Ma,Đá Tư Nghĩa thuộc cụm Sinh Tồn; Đá Châu
Viên thuộc cụm Trường Sa; và Đá Vành Khăn thuộc cụm Bình Nguyên. (TN)
Nhận diện vấn đề
Thục Quyên (Danlambao) - Trung Cộng nhìn thấy thời cơ và đã
đi thêm một bước quyết định trong mưu đồ bành trướng của họ: giàn khoan HD-981.
Hơn một tháng đã qua, sự
sôi sục, chuyển qua nhốn nháo rồi dịu dần của dân chúng, và sự bất động của nhà
cầm quyền Việt Nam, mà vài ba tuyên bố đã gây hiểu lầm cũng đã được chỉnh lại
đúng đường lối bằng những lời vuốt ve quỵ luỵ "nước bạn láng giềng
Trung Quốc" của bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng quang Thanh tại hội
nghị Shangri-La.
Ông đại tướng Thanh thật ra không hề nói một
điều gì mới lạ. Làn sóng những bài viết và phản biện đi từ trách móc đến rủa xả
ông ta chỉ cho thấy hoặc là sự nhẹ dạ hoặc là sự tuyệt vọng của đa số người dân
Việt Nam còn lưu tâm và có khả năng lưu tâm đến vận mạng đất nước. Nhẹ dạ để
lại hí hửng tin tưởng và hy vọng sau vài lời tuyên bố "thùng lon
rỗng" (*), hay qúa tuyệt vọng như người khát nước trong sa mạc
nóng bỏng, lao đầu vào cái ảo ảnh Fata Morgana trước khi gục xuống.
Dừng lại và nhìn sâu vào sự việc
Sau một tháng tròn, biết bao nhà trí thức,
chuyên môn, đã vận dụng khả năng và sự suy nghĩ của mình để hiến kế cho nhà cầm
quyền Việt Nam đối phó cấp bách với Trung Cộng. Nhưng bây giờ giả thuyết sự xâm
lấn chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông của Trung Cộng là một hành động bất thình
lình làm Đảng và nhà nước Việt Nam bối rối không biết xử trí ra sao đã rõ là
sai hoàn toàn. Những vị cầm quyền cho thấy họ có một đường lối
rất rõ ràng, không suy chuyển:kẻ im, người nói, chia vai trò với nhau rất
nhịp nhàng, ăn khớp với thời điểm.
Điều đáng nói là dân không được biết đường lối
này như thế nào, sẽ đưa dân tộc tới đâu, nên dân không thể suy nghĩ, bàn cãi
hay không đồng ý. Khổ thay dù những người lãnh đạo vì tư lợi hay chỉ vì yếu
kém, một mai khi đất nước mất chủ quyền là mất chủ quyền, không có hai loại
nặng nhẹ khác nhau, và lúc đó có ngã ngũ tội tình thì cũng chẳng còn cứu vãn
được gì.
Do đó việc làm cấp bách hiện nay, thiết nghĩ
không phải là năn nỉ, kêu gọi hay trách móc (chưa đủ nữa hay sao? thế nào là
nước đổ lá khoai?) mà phải là nỗ lực bạch hóa những gì đảng Cộng sản và nhà
nước đã thỏa thuận, ký kết với Trung Cộng.
Không biết chỗ đứng của mình, không biết trong
tay mình có gì, không biết giặc ở những chỗ nào, đã nắm những yếu điểm nào của
mình thì làm sao mà trở tay?
Kẻ đứng ngoài nói dễ, kẻ ở trong làm khó
Vẫn biết như vậy. Nhưng nếu suốt tháng nay tốn
bao công sức, giấy mực, để tính toán mò mẫm những gì Mỹ, Nhật, Phillipines, rồi
Nga, ASEAN, nghĩ và... có thể sẽ làm, mà ngay trong nhà mình, mình không biết
chuyện gì đang xảy ra, ngay cả những gì đã xảy ra cũng không biết nốt. Thế thì
có khác chi chúng ta đang đóng vai hiệp sĩ mù qườ quạng đánh gió?
Có những tin tức Trung Cộng phóng vào dư luận
thế giới mà Việt Nam không thể chống đỡ vì không có dữ kiện chính xác. Thí dụ
tin Trung Cộng khẩn cấp đem tàu qua đón hơn 3000 người lao động, đem máy bay
chở công nhân bị thương của họ, được báo chí thế giới đăng tải. Lẽ dĩ nhiên
cũng có vài nhà chuyên môn ngọai quốc bình luận, đây là một phản ứng thổi phồng
để buộc tội Việt Nam, nhưng vài tiếng nói này không có chút ảnh hưởng gì để đảo
ngược hình ảnh bất lợi về người Việt Nam mà bộ máy tuyên truyền Bắc Kinh reo
rắc.
Trong khi ấy, nếu có con số người lao động China
thực tình có mặt tại Việt Nam để đưa ra: 30.000? 150.000? 200.000? nghĩa là 10
lần? 50 lần? 70 lần hơn con số 3000 Bắc Kinh nhắng nhít báo động thì tình trạng
trung thực có thể được đưa ra rõ ràng, một cách thật đơn giản và thuyết phục.
(Kể thì cũng nên lưu ý những người này đang làm gì khi mà những vùng sinh sống
của họ nghe nói nhà nước Việt Nam không có quyền kiểm soát?)
Cũng là một cách thật đơn giản để người dân Việt
từ Bắc chí Nam hiểu đất nước xiêu vẹo này đã nghiêng nhiều về phía vực thẳm,
nếu có một bản tổng kết số lượng hầm mỏ, công trường, trung tâm.... nằm trong
tay người China trên đất Việt.
Nếu có những bài phóng sự hoàn toàn đứng đắn ghi
lại rõ ràng tình trạng người dân Việt sống chung quanh những nơi này, và cuộc
sống những công nhân Việt Nam làm cho những hãng xưởng Trung Cộng.
Rất đơn giản và thuyết phục vì ngọn lửa yêu nước
và tính tự trọng của người Việt sẽ đánh bạt ngay cái tình trạng bị đánh giá là
vô cảm trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Vô cảm hay không có tin tức? Thiếu hiểu biết hay
vì đã bị uốn nắn để tin vào sự bất lực của mình?
Cứ nhìn tất cả những vấn đề liên quan tới cái
công hàm-mà có thể không phải là công hàm- năm 1958 của thủ tướng Phạm văn Đồng
đang xích chân Việt Nam thì Việt Nam cần mang ra nghiên cứu tất cả những công
hàm liên quan tới biên giới, hầm, mỏ, rừng, đất, người khác đã ký giao cho
Trung Cộng. Phòng hờ những điều mình tuyên bố bây giờ về Hoàng sa Trường Sa đã
không giúp lấy lại mà còn trở thành những lý luận vững chắc giúp Trung Cộng
được thêm chỗ khác.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment