Wednesday, June 11, 2014

VAI TRÒ CỦA Ý THỨC HỆ Vạch trần bộ mặt thật của đảng cộng sản Việt Nam

VAI TRÒ CỦA Ý THỨC HỆ

Vạch trần bộ mặt thật của đảng cộng sản Việt Nam



   Gần đây báo Cánh Én www.cánhen.com có đăng bài của Trần hồn Việt mang tựa đề « Vai trò của ý thức hệ đối với cách mạng dân chủ Việt Nam ». Ông  viết :

   «  Nhân đọc bài viết Phải chăng Việt Nam hiện nay cần một ý thức hệ của Chu chi Nam_đăng trên www.doithoai.com ngày 10/9/2006 và Cách mạng tự do dân chủ đã chín mùi chưa dăng trên www.vietnmexodus.orgvào ngày 13/9/2006 của luật sư Đinh thạch Bích, dựa vào các chủ đề trên, tôi xin tham gia đối toại trên diễn đàn để tìm ra chân lý chứ không nhắm vào mục đích phê phán. »

   Nay tôi cũng xin đóng góp thêm để tìm ra chân lý, nhất là về phần ý thức hệ.

   Tuy nhiên trước tiên, tôi xin nhắc lại lập trường của tôi là nếu trong tương lai chế độ cộng sản bị sụp đổ, ý thức hệ Mác Lê bị vứt bỏ, Việt Nam có một hiến pháp mới, không còn kiểu như hiến pháp cộng sản ngày hôm nay, với Lời Mở Đầu : « Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê ….. », thì Việt Nm vẫn không cần một ý thức hệ, vì rút tỉa kinh nghiệm lịch sử trong quá khứ với ba cuộc cách mạng lớn trên thế giới : Cách mạng Hoa Kỳ 1776, Cách Mạng Pháp 1789, Cách mạng Cộng sản Nga 1917. Cuộc cách mạng thành công nhất là cuộc cách mạng Hoa Kỳ, không mang một ý thức hệ nào cả, mà chỉ mang những nguyện vọng thực tế  của người dân, như về việc chống xiu cao thuế nặng, quyền tự do căn bản, quyền độc lập. 

Ngay hiện nay nước Hoa Kỳ là nước phát triển nhất cũng không có một ý thức hệ nào. Cuộc cách mạng nửa thành công, nửa thất bại là cuộc cách mạng Pháp 1789 ; thành công là nó đã nói lên được những quyền căn bản của con người ; thất bại vì nó quá kéo dài và lâm vào cảnh cách mạng ăn thịt con, như giết nhà bác học Lavoisier, một trong những nhà sáng lập của nền hóa học hiện đại ; và nhà giáo dục, kinh tế học Condorcet, cha đẻ của nên giáo dục hiện đại. 

Khi Lavoisier lên đoạn đầu đài có người đã thương tiếc ông, có viết : «  Ba giây đồng hồ đủ làm rơi đầu Lavoisier ; nhưng để tạo ra một bộ óc như Lavoisier, nước Pháp phải cần đến 300 năm. » Cuộc cách mạng thất bại nhất, hậu quả giết nhiều ngưới nhất, cả trăm triệu người và vẫn còn dai dảng cho tới ngày hôm nay mà dân Việt Nam vẫn còn hứng chịu, đó là cuộc cách mạng cộng sản 1917, mặc dầu khi thực hiện cuộc cách mạng này chỉ có 7 người chết và 50 người bị thương như chính Trotski, ngược thực hiện cuộc cách mạng tuyên bố.

   Trong ba cuộc cách mạng này, cuộc cách mạng có một ý thức hệ đầy đủ nhất chính là cách mạng cộng sản Nga 1917.

   Tôi vẫn nghĩ mai sau cộng sản sụp đổ, Việt Nam không cần một ý thức hệ, vì tôi đồng quan điểm với K. Popper, một người được nhà bác học A. Einstein coi như là nhà phê bình phương pháp luận lý và khoa học nổi tiếng nhất của thế kỷ 20 ; và theo ông, thì : «  Xã hội con người biến chuyển từng ngày từng giờ, trong đủ mọi lãnh vực ; nay chủ trương áp dụng cho nó một ý thức hệ, chẳng khác nào bắt nó không tiến bộ, đóng khung nó trong lồng kính ý thức hệ. »

   Trần hồn Việt có viết :
«  Hiểu được nội dung Biện Chứng Pháp một cách đầy đủ để vận dụng đúng đắn vào công việc nghiên cứu lại hết sức phức tạp. Có nhiều người bàn về Biện Chứng Pháp nhưng họ chỉ có thể nhìn được cái vẻ bề ngoài của Biện Chứng Pháp chứ không mấy ai nắm được linh hồn của nó. Ngay cả cha đẻ của Chủ nghĩa Duy Vật Biện Chứng ( K. Marx) vận dụng Biện Chứng Pháp còn vấp phải sai lầm khi cho ra đời học thuyết Chủ Nghĩa Cộng sản hoàn toàn phản khoa học. Vì vậy có một tác giả mà tôi quên tên nói rằng : «  Ai làm chủ Biện Chứng Pháp thì có thể làm chủ thế giới !" « 

   Đây là một thái độ đề cao Biện Chưng Pháp quá độ, coi Biện Chứng Pháp như một bửu bối, ai có nó thì có tất. Thực ra Biện Chứng Pháp chỉ là một phương pháp lý luận, lúc đầu nó có nghĩa là đối thọi. Chữ Biện Chứng Pháp được dịch từ chữ Dialectique ( Pháp) hay Dialectic ( Anh) bắt nguồn từ chữ Latin Dialegein có nghĩ là nói, là lý luận. 

Sau đó được những người của trường phái Ngụy Biện ( Sophisme) Hy Lạp dùng như một phương pháp lý luận, có mục đích tìm ra sự mâu thuẫn của đối phương, để chiến thắng họ. Vào thế kỷ 18,  Hégel, trường phái Ý Tưởng ( Idéalisme), dùng Biện Chứng Pháp dưới dạng : Đề ( Thèse) - Phản Đề ( Anti-Thèse) - Tổng Đề ( Synthèse), áp dụng cho quan niệm về tiến trình tư tưởng của con người và tiến trình lịch sử. 

Theo Hégel thì ý tưởng con người đi từ Đề rồi tới Phản Đề, rồi tới Tổng Đề, có nghĩa là khi tôi có một ý tưởng (Đề), tôi nói chuyện với người khác, tôi gặp sự chống đối của người khác ( Phản Đề) ; hai ý tưởng đó đối chọi nhau, đưa ra một tổng hợp ( Tổng Đề). Rồi Tổng Đề này lại trở thành Đề gặp ý tưởng phản bác khác ( Phản Đề), rồi cho ra Tổng Đề.

Tiến trình tư tưởng của con người, theo Hégel, là như vậy. Nó đi từ chủ quan đến khách quan, được nhiều người công nhận.

    Marx, Engels và những người duy vật lấy phương pháp biện chứng áp dụng vào chủ nghĩa duy vật. Engels viết ;
   «  Người ta không thể tách rời tư tưởng khỏi vật chất suy tư. Vật chất này là bản chất của tất cả những thay đổi sau đó «  ( Engels dẫn bởi Staline ở phần Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng và Chủ nghĩa Duy Vật Lịch sử, trong quyển Histoire du Parti communiste de l’U.R.S.S. – trang 124 – Nhà Xuất Bản Norman Béthume – Paris 1971).
   Biện chứng áp dụng cho tiến trình thay đổi của tư tưởng, theo Hégel, chúng ta còn có thể hiểu được. Nhưng biện chứng áp dụng cho sự thay đổi vật chất của trường phái duy vật, thì không hiểu nổi.
   Một câu hỏi đến với những người duy vật : Vật chất ( la matière) biến chuyển theo biện chứng là biến chuyển thế nào ? Vật chất theo hiểu nghĩa bình thường là con người, cây cối, cục đá, cục đất v.v.. ; nếu như vật mà biến chuyển theo biện chứng là Đề - Phản Đề - Tổng Đề, thì cái gì là đề, con người chăng, cục đá chăng ? 

Cái gì là Phản Đề, sông ngòi chăng, cây cỏ chăng ? Cái gì là Tổng Đề, con vật chăng ? 

Đó là vật cất hiểu theo nghĩa bình thường. Vật chất hiểu theo nghĩa khoa học, trước phát minh ra nguyên tử, thì nhà triết học duy vật, người Hy Lạp,  Démocrite ( 460 – 370 trước Tây lịch) định nghĩa vật chất là cái gì nhỏ nhất, không thể phân chia được. Đã là nhỏ nhất không thể phân chia được, thì còn đâu Đề - Phản Đề - Tổng Đề, để biến chuyển một cách biện chứng. Sau này, vào năm 1913, nhà bác học Niels Bohr phát minh ra nguyên tử ( l’atome) gồm những electron, potron và neutron. Vật chất theo khoa học hiện đại là nguyên tử. Người ta lại hỏi, nếu theo những nhà duy vật, vật chất là nguyên tử,thì vật chất biến chuyển theo biện chứng pháp là thế nào ? 

Cái gì là Đề, Potron hay Neutron ? 

Cái gì là Phản Đề, Electron hay Neutron ? Cái gì là Tổng Đề, Neutron ?
    Đây là câu hỏi mà những người duy vật sau Marx không thể trả lời được.

   Trần hồn Việt viết :
   «  Trong « Đối Thoại năm 2 000 », Trần Khuê cũng đã hết lời ca tụng Hồ chí Minh, người có thể nắm vững cái thần của chủ nghĩa Marx chính là Phép Biện Chứng. »

   Bảo rằng Hồ chí Minh nắm vững cái thần của chủ Nghĩa Marx chính là Phép Biện Chứng, điều này còn phải xem xét lại. Một con người với trình độ học vấn lớp sáu, lơp bảy bây giờ hay lớp đệ thất, đệ lục trước năm 1975, tức mới rời bậc tiểu học, làm sao có đủ trình độ để hiểu biện chứng pháp. Chính Hồ chí Minh cũng nói : «  Tôi chỉ là con người thực tiễn.

 Lạt mềm buộc chặt » hay «  Tư tưởng của tôi đã có Staline và Mao nghĩ hộ. Hai con người này không bao giờ lầm. » Tôn 2 đao phủ thủ của nhân loại, một tên giết hơn 30 triệu dân Nga, theo nhà sử học Stéphane Courtois, một tên giết hơn 70 triệu dân Tàu, theo 2 nhà nghiên cứu Chang Jung và John Halliday, điều này chứng tỏ con người Hồ chí Minh là như thế nào rồi. 

Bảo rằng Hồ chí Minh cướp được chính quyền vào ngày 19/8/năm 1945 là biết vận dụng biện chúng pháp, tôi cũng không tin như vậy. Hồ chí Minh cướp được chính quyền là nhờ vào hoàn cảnh sau Đệ Nhị Thế Chiến, và nhờ Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản đưa về, giúp đỡ để cướp chính quyền. 

Ngay cả Lénine cũng vậy, nếu không có Bộ Tham Mưu Đức đưa từ Thuỵ Sỹ về, lúc gần hết Đệ Nhất Thế Chiến, rồi giúp đỡ tiền bạc, phương tiện để cướp chính quyền, thì Lénine cũng không làm được cuộc cách mạng 1917. Sở dĩ có hiện tượng này vì lúc đó Đức đang phải đương đầu với 2 mặt trận, mặt trận đông bắc với Nga và mặt trận tây nam với Pháp. Đức muốn dồn lực vào mặt trận tây nam, nên đưa Lénine về, vì Lénine chủ trương «  Hòa Bình bằng bất cứ giá nào. 

Nhượng Đất để có quyền. » Ngày hôm nay Cộng sản Việt Nam nhượng đất cho Trung Cộng để giữ quyền cũng là nằm trong lịch sử cộng sản. Mao trạch Đông, khi tiếp tướng Mountbatten, Tư lệnh quân đội Đồng Minh tại Đông Nam Á vào Đệ Nhị Thế Chiến, đã nói rấtt rõ : «  Nếu không có Đệ Nhị Thế Chiến, Chiến tranh Trung Nhật, thì đảng Cộng Sản không có đưộc chính quyền ở Tàu. »

   Biện chứng pháp nó chẳng phải là một bửu bối, «  Ai làm chủ được nó thì có thể làm chủ thế giớỉ « , mà nó chỉ là một trong những phương pháp lý luận. Một cách tổng quát, có 2 phương pháp lý luận : phương pháp tổng thể ( synthétique) và phương pháp phân tích ( analytique). Biện chứng pháp nằm trong phương pháp phân tích.

Phương pháp phân tích hay đúng nghĩa hơn là phương pháp thực nghiệm được bắt đầu vào thế kỷ 13 với Roger Bacon ( 1214-1294), một nhà bác học kiêm tu sỹ dòng Franciscain, người Anh. Ông chỉ trích nặng nề phương pháp tổng hợp tức diễn dịch, nhất là tam đoạn luận của Aristote. Theo ông tam đoạn luận chỉ là luận lý hình thức, không nói lên bản chất thực của sự vật, vì câu :
    Tất cả mọi người đều chết ; Socrate là người ; vậy Socrate cũng chết.
     Nếu chúng ta đổi câu tiền đề :
     Tất cả mọi người đều không chết ; Socrate là người ; vậy Socrate không chết.
   Câu trên, đứng về luận lý hình thức, vẫn đúng ; nhưng về nội dung thì sai.
    Theo Roger Bacon, phương pháp diễn dịch, đi từ tổng quát ( général) tới cá biệt ( Particulier) dễ đi đến sai lầm vì khó kiểm chứng. Ngược lại phương pháp phân tích hay qui nạp ( Induction) đi từ cá biệt đến tổng quát dễ đúng vì chúng ta có thể kiểm chứng nhiều trường hợp cá biệt rồi mới đi đến kết luận tổng quát.

   Phương pháp thực nghiệm hay qui nạp đã được tu bổ bởi Francis Bacon ( 1561-1650), cũng người Anh, trong quyển sách Novum Organum ; và được tăng cường bởi Descartes, người Pháp, với quyển Discours de la Méthode ( Luận về Phương pháp). 

Descartes đưa ra 4 nguyên tắc về phương pháp luận : 1) Đi từ nhỏ tới lớn, đi cụ thể tới trừu tượng ; 2) Chia vấn đề hay khó khăn ra nhiều phần nhỏ khác nhau và giải quyết từng phần nhỏ một, để đi đến toàn diện ; 3) Không bao giờ chấp nhận là chân lý ; ngoại trừ những điều hiển nhiên hay đã được kiểm chứng ; 4) Một khi đã chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết, thì đừng bao giời quên một phần nhỏ của toàn bộ.

   Từ đó xuất hiện 2 trường phái ở bên Tây phương : 1) Trường phái Duy lý (  le Rationnalisme) với Descartes và Hégel ( ( 1770-1831), theo đó mọi chân lý ở trên đời này phải qua sự kiểm nghiệm của ký lẽ, lý luận. Lý lẽ, lý luận là tiêu chuẩn chính của chân lý ; và trường phái Thực nghiệm (  le Positivisme) với Auguste Comte ( 1798-1857), theo đó tất cả mọi học thuyết, nếu muốn có giá trị đều phải dựa trên sự hiểu biết được kiểm chứng bằng kinh nghiệm, kinh nghiệm là tiêu chuẩn của chân lý.

   Đỉnh cao của chủ nghĩa duy lý là Hégel và thực nghiệm là với Marx ( 1818-1883). Hégel viết : «  Tất cả cái gì hữu lý đều hiện thực «  ( Tout ce qui est rationnel, est réel). Marx lấy câu này và lật ngược lại : «  Tất cả những gì hiện thực đều hữu lỷ ( Tout ce qui est réel, est rationnel). Cả 2 người đều dùng biện chứng để áp dụng vào tư tưởng của mình và nhất là lịch sử. Cả 2 đều lấy thời kỳ lịch sử Cách mạng Pháp 1789 làm thí dụ để cắt nghĩa tiến trình lịch sử qua biện chứng.

Hégel cho rằng chế độ phong kiến Pháp là Đề ; Đệ Tam Dân ( Tiers Etat) là Phản Đề, để đi đến Tổng Đề, đó là Napoléon. Marx cho rằng chế độ tư bản là Đề, Vô sản ( les prolétaires) là Phản đề, Tổng đề là hình ảnh của Ba Lê Công xã 1948. Kết quả 2 thế kỷ 19 và 20 chúng ta thấy gì ? 

Tổng Đề và là kết thúc tiến trình lịch sử của Hégel chỉ là độc tài quân phiệt Napoléon, gây tang tóc và chiến tranh cho Âu châu suốt đầu thế kỷ 19. Tổng Đề và cũng là kết thúc tiến trình lịch sử của Marx là chế độ độc đảng, độc tài cộng sản, gây tang tóc và đau thương cho nhân loại suốt gần thế kỷ 20, với cả trăm triệu nạn nhân, mà hậu quả còn dai dảng cho tới ngày hôm nay như ở Việt Nam.

   Suốt 2 thế kỷ qua nhân loại đã nhìn rõ sự sai lầm của Thần Khoa học và Thần Luận Lý. Khoa học có giới hạn của nó ; và nêu khoa học mà không có lương tâm thì chỉ là sự hủy hoại của tâm hồn ( Science sans conscience n’est que la ruine de l’âme). Luận lý, nhất là phương pháp phân tích và biện chứng, bề ngoài có vẻ khách quan, nhưng thực chất cũng chủ quan ; vì Tổng Đề sẽ biến đổi tùy theo Đề và Phản Đề, cũng chẳng khác nào như tam đoạn luận, tùy thuộc ở tiền đề. 

Đấy là chưa nói việc Marx nói phương pháp của ông là khoa học, đi từ cụ thể tới trừu tượng, từ cá thể ( particulier) tới tổng quát ( général). Thực ra ông đi từ cái gì trừu tượng nhất, tổng quát nhất, ông đi từ một lời tiên tri ( prophétie), tiên tri rằng nhân loại sẽ đi đến cộng sản, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, không còn tư hữu, không có giai cấp ; rồi từ đó ông cố nghiên cứu, bẻ cong những dữ kiện lịch sử, kinh tế, xã hội để theo đúng lới tiên tri của ông. 

Đó là tính chất phản khoa học của lý thuyết Marx. Ở đây tôi không thể đi vào chi tiết, mong Quí Vị coi những bài phê bình Marx của tôi trên các báo Việt ngữ hải ngoại. Người cộng sản nói một đằng, làm một nẻo, bắt đầu từ Marx. Hô hào xã hội không giai cấp ; nhưng thực tế xã hội cộng sản là xã hội phẩm trật nhât. 

Hô hào xã hội không có cảnh người bóc lột người ; nhưng một khi có quyền, người cộng sản là người bóc lột dân nhất. Chính vì vậy mà có sử gia cho rằng chế độ cộng sản là một cuộc lừa đảo lớn nhất của thế kỷ 20 vừa qua. Không cần nhìn đâu xa ; chúng ta chỉ cần suy ngẫm việc làm của đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta sẽ rõ.

   Hết rồi, thời của thần khoa học, thần ý thức hệ, thần luận lý, thần biện chứng ! Ngày hôm nay nhân loại nhìn ra rất rõ giới hạn của khoa học, của ý thức hệ, của kuận lý và biện chứng. Khoa học, luận lý cũng chỉ là những phương tiện để phục vụ con người, chứ không phải là những cứu cánh để con người phục vụ. Phần lớn những nhà trí thức, triết gia, tư tưởng hiện đại đều nhận thấy rằng phương pháp luận lý phân tích, nhất là biện chứng pháp, có tính cách cục bộ, chia rẽ, mang mầm mống nội loạn, chiến tranh qua quan niệm « Đề - Phản Đề « , và  trở về phương pháp tổng hợp có tính cách toàn thể, sự khác biệt không có nghĩa là kình chống, mà có nghĩa là hổ tương, kiểu : « Âm dương tương hòa. Cao thấp tương khuynh. Dài ngắn tương hình. »

                                             Paris ngày 18/10/2006

                                                      Chu chi Nam


              VAI  TRÒ CỦA TRÍ THỨC VÀ VĂN NGHỆ SĨ TRONG CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH       
                           TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN CHO TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CHUNG TA


Công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ của chúng ta ngày hôm nay là một cuộc chiến toàn dân, toàn diện. Toàn diện vì nó liên quan đến mọi lãnh vực : chính trị, văn hóa, ngoại giao, kinh tế, thông tin, tuyên truyền v..v.. Toàn dân vì hiện nay đại đa số dân Việt đang sống lầm than, thiếu tất cả mọi quyền tự do căn bản, duói chế độ độc tài cộng sản. 

Lầm than vì chỉ nhìn vào một vài con số chúng ta cũng đã thấy rõ : 44% dân Việt bị nhiễm bệnh lao, theo báo cộng sản Nguòi Lao Động dẫn bá cáo của Chuong Trình phòng chống lao tại Việt Nam, trình bày tại Đại Hội chống lao, tổ chức tại Hà Nội ngày 24/3/03. 40% trẻ em thiếu dinh duõng. Việt Nam là một trong những nuóc nghèo đói nhất thế giới. 

Trong 227 nuóc trên thế giới, mà trong đó phải không kể ít ra la trên 30 nuóc quá nhỏ về dân số cũng như diện tích, Việt Nam đứng vào hàng thứ 186 về sản luọng hàng năm tính theo đầu nguòi với 397$ , trong khi đó Nam Hàn là 10 000$, Đài loan là 14 000$, Thái Lan là 2 000$ ( Theo Nouvel Observateur- Atlas 2003). Theo Nguyễn đình Bin, Thứ Truỏng Bộ Ngoại giao CS Việt Nam, thì là 420$, theo chuyên viên Ngân Hàng Quốc Tế, thì với mức tăng truỏng hiện nay, Việt Nam phải cân 30 đến 40 năm mới bắt kịp Thái Lan.

Dân Việt hiện nay sống duói áp bức vì nhà nuóc cộng sản Việt Nam hiện nay là một trong những chính quyền đàn áp nguòi dân nhất thế giới, mọi quyền tự do căn bản của con nguòi đều bị cấm đoán. Theo Hội Phóng Viên Không Biên Giới ( Journalistes sans frontières), một cuộc nghiên cứu về sự đàn áp báo chí trên thế giới vào đầu năm 2003 cho biết : 3 nuóc đàn áp báo chí nhất thế giới đó là Việt Nam, Bắc Hàn và Irak của Saddam Hussein, lúc ông này còn tại chức. 

Nông đức Mạnh là 1 trong 43 nhà lãnh đạo đàn áp tự do ngôn luận nhất thế giới. Nhưng vụ xử án cha Nguyễn văn Lý, Lê chí Quang, Phạm hông Sơn và nhiều nguòi nữa cho ta thấy rõ điều đó.

Bất cứ một chế độ độc đoán, độc tài nào từ xưa tới nay, dù là tả hay hữu, dù là phát xít hay cộng sản, cũng đều dựa trên 2 cột trụ chính. Đó là : 1) Bộ máy kìm kẹp công an, mật vụ, 2) Bộ máy thông tin tuyên truyền bưng bít và bóp méo sự thật.

Để giật sập một chế độ độc tài, chuyện chính là phải vô hiệu hóa, phá vỡ 2 cột trụ này.

Vì vậy vai trò của trí thức, văn nghệ sĩ nói lên sự thật sẽ giữ một vai trò trọng yếu trong việc đấu tranh chống độc tài hiện nay.

Thật vậy, mục đích công cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện nhằm lật đổ chế độ dộc đoán, độc tài CS hiện nay để xây dựng một nuóc Việt hòa bình, tự do, dân chủ, ấm no và phồn thịnh, một nuóc Việt mà trong đó mọi nguòi có cơm ăn áo mặc, không có sự chống đối giai tầng, không có cảnh con đấu bố, vợ tố chồng, nguòi này nghi kỵ nguòi kia, một xã hội đa khuynh, đa đảng, trong đó mọi tư tuỏng triết học, mọi tôn giáo đuọc chấp nhận, mọi truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta dày công kiến tạo đuọc phục hồi và duy trì, mọi tiến bộ tư tuỏng và khoa học đuọc truyền bá ; một xã hội mà trong đó CON NGUÒI THỰC SỰ LÀ CỨU CÁNH CỦA CON NGUÒI, chứ không pải là con vật hy sinh cho một thiên đàng không tuỏng, hay là nạn nhân của một bộ máy kìm kẹp, đuọc dựng lên để phục vụ một thiểu số nguòi, tự mạo nhận mình là đại diện cho toàn thể thợ thuyền, cho toàn dân ; công cuộc đấu tranh đó đòi hỏi ở giới trí thức, văn nghệ sĩ một sứ mạng to lớn.

Sứ mạng đó là diễn tả trung thực cuộc sống cơ cực mà dân Việt đã và đang chịu hiện nay, cuộc sống cải tạo gông cùm trong đó con nguòi bị kiểm soát từ miếng cơm manh áo, bị theo dõi từ lời nói tới buóc đi, cuộc sống của những đứa bé lang thang trên hè phố bán vé số, những đứa trẻ phải bán thân nuôi miệng, những nguòi bị xuất cảng lao động, phải sống vào thời nô lệ, mặc dầu chúng ta đang ở thế kỷ 21, thời của văn minh dân chủ, tự do, tri thức, điện toán.

Sứ mạng đó là nói lên sự phản đối, cuộc kháng chiến âm thầm, nhưng bền bỉ mãnh liệt của toàn dân chống lại bạo quyền, vì kháng chiến là một phản ứng tất nhiên của một dân tộc sống trong nghèo đói và áp bức. Sự nghèo đói, áp bức , bóc lột càng mạnh, sức kháng cự càng cao.

Sứ mạng đó là nêu cao những mục đích cao đẹp của cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ hiện nay.
Sứ mạng đó là bảo tồn văn hóa Việt và cũng đồng thời thâu nhận những tinh hoa của văn hóa, văn minh the giới. 

Dân Việt đã lập quốc từ lâu. Văn hóa Việt là một nền văn hóa cổ kính, từ lâu mang nhiều tính chất :
Trọng lẽ phải, trọng sự thật : «  Nói phải Ông Vải cũng phải nghe ».
Tự do, dân chủ và nền nếp : « Phép vua thua lệ làng. »

Nhân bản, trung hậu, lấy con nguòi, lấy gia đình làm gốc : « Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. », «  Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nưuoóc trong nguồn chảy ra. »
Có tính chất dân tộc, không phân biệt nam nữ : «  Nhiễu điều phủ lấy giá guong. Nguòi trong một nuóc phải thuong nhau cùng. », Giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh. »

Nhưng vẫn có tính chất tiến bộ, quí cái hay cái đẹp của mình, mà vẫn trọng cái tốt của nguòi : «  Ở nhà nhất mẹ, nhì con. Ra đuòng chán vạn kẻ còn hơn ta. », « Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. »

Trong công cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện, cho tự do, dân chủ, nhằm lật đổ bạo quyền ngày hôm nay, giới trí thức và văn nghệ sĩ hãy ý thức rõ ràng hơn bao giờ hết rằng bảo tồn văn hóa là đồng thời có nghĩa là sáng tạo văn hóa, bảo tồn văn minh là sáng tạo văn minh, bằng cách chống lại quan niệm cho rằng để sáng tạo văn hóa, văn minh mới, thì phải hủy diệt văn hóa, văn minh cũ.

Giới trí thức, văn nghệ sĩ hãy trở về nguồn, bằng cách :
Nêu cao tinh thần trọng sự thật, trọng lẽ phải, trọng điều thiện, và cũng có nghĩa là chøống lại những cái gì dối trá, lừa bịp, ác ôn.
Nêu cao tinh thần tự do, dân chủ, đa khuynh, đa đảng, và cũng có nghĩa là chống lại những cái gì độc đoán, độc tài, độc khuynh, độc đảng, áp bức, bóc lột, đến bất cứ từ đâu, tả cũng như hữu, bằng cách cổ võ văn hóa cởi mở, tự do, và cũng đồng thời có nghĩa là chống lại văn hoâ dịch, giáo điều.

Bằng cách nêu cao tiønhâ thần nhân bản, trung hậu, trọng công bằng, và cũng có nghĩa là chống lại cái gì bất công, vô nhân bản, thất đức, bất nhân.

Nêu cao tinh thần dân tộc, và cũng có nghĩa là chống lại cái gì phi dân tộc, mang dân đi phục vụ những ý đồ bành truóng ngoại bang
Trở về nguồn, nhưng cũng đồng thời biết phóng tầm mắt ra xa, không để cho trái tim và khối đóng khung trong những thành kiến, tập quán, những giáo điều của những lý thuyết lỗi thời cách đây cả hàng trăm ngàn năm, mà nguọc lại biết để trái tim và khối óc đi tìm những chân trời mới, sẵn sàng đón nhận những ý kiến, tư tuỏng mới, tinh thần lý luận và đầu óc khoa học cận đại, là để trái tim và khối óc biết hòa nhịp buóc theo kịp đà tiến bộ của nhân loại.loại

Mục đích của công cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện, cho tự do, dân chủ hiện nay là lật đổ chế độ độc đoán, độc tài CS, để xây dựng một xã hội Việt hòa bình, tự do, dân chủ, tiến bộ và phồn thịnh.

Đó là một cuộc cách mạng.

Mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu bằng cách nói lên sự thật, chỉ trích, đả phá những thói hư, tật xấu, những bất công, tệ hại của xã hội đuong thời, và đồng thời đưa ra những đuòng huóng, kế hoặch để xây dựng xã hội tuong lai tốt đẹp hơn.

Nói lên sự thật và chỉ trích những tệ nạn xã hội, những bất tài, bất luong của giới lãnh đạo và của trật tự xã hội hiện thời là điều kiện căn bản và đầu tiên củạ 
Vì vậy vai trò của trí thức và văn nghệ sĩ rất quan trọng trong cách mạng.

Nguọc dòng lịch sử, nguòi ta thấy trong bất cứ một cuộc cách mạng nào, một cuộc vận động lịch sử to lớn nào, những nhà trí thức, văn nghệ sĩ đều giữ một vai trò tiên phong. Chính nhờ họ mà nguòi dân thấy rõ những bất công của trật tự đang thờI, thấy rõ những lỗi lầm, cố chấp, thối nát của giới lãnh đạo.

 Cũng chính nhờ họ mà nguòi dân thấy rõ đâu là trật tự mới, những giá trị mới, đi đúng dà tiến bộ của nhân loại, hợp lòng nguòi, thuận lòng dân.

Dân Việt hiện nay đang âm thầm làm một cuộc cách mạng, một cuộc vận động lịch sử, nhằm lật đổ bạo quyền cộng sản độc đoán, độc tài, đi nguọc lại quyền lợi của dân, đi trái với đà tiến bộ của văn minh nhân loại, để thay thế trật tự bất công hiện hành bằng một trật tự mới, công bằng hơn, để xây dựng một nuóc Việt hòa bình, tự do, dân chủ, ấm no và phồn thịnh.

Bất cứ một cuộc cách mạng và vận động lịch sử nào cũng bắt đầu bằng cuộc cách mạng và vận động lịch sử văn hóa. Vì vậy vai trò của trí thức, văn nghệ sĩ không kém quan trọng.

Giới trí thức, văn nghệ si hôm nay cũng đã bắt đầu ý thức đuọc trách nhiệm quan trọng của mình. Và họ đang làm một cuộc bắt đầu. Bắt đầu bằng tiếng chuông cảnh tỉnh, phơi bày sự thật dã man, ác ôn của chế độ, đồng thời nói lên cuộc kháng chiến âm thầm, nhưng kiên cuòng của dân tộc, ở hải ngoại cũng như ở trong quốc nội. Bắt đầu bằng hồi chuông báo tử : báo tử cho bạo chúa, bạo quyền, những kẻ đi nguọc lòng nguòi, phản lòng dân, hại quốc gia, phản dân tộc.

                                       Âu châu ngày 8/7/2003

                                      Trực Ngôn Chu chi Nam



                                               THẾ TẤT THẮNG CHO CUỘC ĐẤU TRANH
                                                      DÂN CHỦ - NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

   Trước sự đàn áp của bạo quyền cộng sản đối với những nhà đấu tranh dân chủ - nhân quyền, với thời gian 30 năm qua, nhiều người bi quan cho rằng cuộc đấu tranh vì dân chủ - nhân quyền rồi cũng sẽ đi đến thất bại. Có phải thế không ?

   Thật ra không phải thế. Ba mươi năm là dài so với 1 đời người, nhưng không là bao so với dòng dài lịch sử của một dân tộc ; nhất là với dân tộc Việt có cả 4 000 năm lịch sử, đã từng đánh Tống, bại Chiêm, kháng Minh, đuổi Thanh. Cuộc đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền Việt Nam đang có nhiều thế tất thắng, nếu chúng ta nhìn toàn bộ và theo chiều dài lịch sử Việt.

   - Thế tất thắng thứ nhất đó là sự thật càng ngày càng được phơi bày, chứng tỏ chế độ cộng sản chỉ là một cuộc lừa đảo lớn nhất của thế kỷ 20, như một nhà sử gia đã nói ; kẩu hiệu cộng sản đưa ra : «  Chế độ cộng sản là chế độ đại diện cho thợ thuyền, bảo vệ và đấu tranh cho công nông « ; nhưng thực tế, người dân dưới chế độ này bị bóc lộ nhất. 

Hình ảnh hai chế độ Bắc Hàn và Nam Hàn cho chúng ta thấy rất rõ. Nam Hàn hiện là cường quốc kinh tế thứ 10 trên thế giới, sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 15 000$ ; trong khi đó người dân Bắc Hàn dưới chế độ cộng sản, thì đang chết đói. Người cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo, như chính cựu Tổng Bí Thư đảng cộng sản Liên sô, ông Mikhail Gorbatchev tuyên bố : «  Tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lý tưởng cộng sản. 

Nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng người cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo. » Người Nga có câu : «  Sự thật nặng hơn quả địa cầu «  , và chính câu nói này đã được những người dân chủ dùng làm khẩu hiệu cho công cuộc đấu tranh giật sập chế độ độc tài, nói láo cộng sản Liên Sô, vào cuối thập niên 80, đầu 90. Nó đã được coi như một trong những lý do chính đưa đến thắng lợi của những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Nga. 

Thật vậy, sức mạnh của bạo lực, của dối trá, tuyên truyền có thể thắng trong ngắn hạn ; nhưng sức mạnh của dài hạn vẫn là sức mạnh của sự thật. Trở về lịch sử để chúng ta nhìn rõ hơn. Cách đây 2006 năm, nước Do Thái bị đô hộ bởi đế quốc La Mã, dân Do Thái bị lầm than, chính vì vậy mà có cuộc nổi dậy của Đức Chú Jésus. Viên toàn quyền La Mã lúc bấy giờ là ông Ponce Pilat dẹp hoài không xong, bị triệu về Rome hạch hỏi. 

Ông đã thẳng thắng trả lời : «  Thưa César ( Bệ hạ), tôi có thể chiến thắng tất cả ; nhưng tôi không thể nào chiến thắng lời nói sự thật và việc làm nhân đạo của Jésus. » Hành động của cộng sản Việt Nam, ăn gian, nói dối, gian manh quỉ quyệt, không có một chút gì là lương tâm, lương tri con người ; ăn uống, chơi bời hả hê, thừa múa, đánh những canh bạc cả triệu đô la ; trong khi đó thì đại đa số dân không có một đồng để sống, ngay cả những người đã hy sinh cho đảng cộng sản, bị tật nguyền ; những hành động đó, nếu «  chiến thắng », thì cũng chỉ là nhất thời, sớm muộn sẽ phải nhường chỗ cho sự thật, cho lương tâm, lương tri, cho tình con người. Đó mới là chiến thắng lâu bền.

   Một trong những sai lầm lớn của K. Marx khi ông cho rằng ý thức con người là do hoàn cảnh xã hội tạo nên. 

Và từ đó, những người cộng sản tin rằng có thể dùng hoàn cảnh và thông tin tuyên truyền nhồi sọ để thay đổi sự suy nghĩ, nhận xét của con người. Nhưng thực ra, con người khi sinh ra nó đã đuợc Trời phú cho lương tâm, lương tri, tất nhiên cũng có những trường hợp thiểu số, ngoại lệ. Với lương tâm, lương tri, con người dù trong hoàn cảnh nào chăng nữa, nó vẫn có thể phân biệt đâu là phải, đâu là trái, cái gì là thiện, cái gì là ác, cái gì nên làm, cái gì không nên làm, đâu là dối trá, đâu là sự thật.

 Ở đây tôi chỉ lấy một vài thí dụ cá nhân điển hình, nổi tiếng để dễ hiệu : Trường hợp nhà bác học Sakharov, cha để của bom nguyên tử Liên Sô, hai ba lần đưọc giải thưởng Lénine ; quả là một người con cưng của chế độ. Nhưng rồi ông thấy chế độ làm những điều sai trái, phản dân chủ, phản nhân quyền, ông đã thẳng thắn chống đối, đến nỗi phải vào tù. Những người như ông Gorbatchev và Etlsine, một người là Tổng Bí Thư, một người là Ủy viên Bộ Chính trị, đặc trách đảng ở Moscou, những người này, nếu bảo là do hoàn cảnh, giáo dục và tuyền truyền làm nên, thì họ là hoàn toàn như vậy, không những họ bị nhồi sọ, mà họ còn là người nhồi sọ kẻ khác. 

Nhưng đến một lúc lương tâm thức tỉnh, lương tri trở lại, họ sẵn sàng từ bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi, đứng dậy nói lên tiếng nói của lẽ phải, của sự thật, của lương tâm, lương tri ; như câ u :«  Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo ( Gorbatchev), «  Làm gì có tự do dân chủ dưới chế độ cộng sản. Ngay ở trong đảng, khi ông Tổng Bí Thư dơ tay là mọi đảng viên phải răm rắp dơ theo. Nếu không thì bị khó dễ hay bị bỏ tù sau này. Đối với đảng viên còn vậy, hưống chi đối với người dân » ( Etlsine). 

Không nói đâu xa, chúng ta trở về Việt Nam, những người như ông Hoàng minh Chính , cựu Viện Trưởng Viện Mác Lê, đại tá Phạm quế Dương, nhà văn Dương Thu Hương, đây cũng là những người do hoàn cảnh, giáo dục và tuyên truyền cộng sản nhào nặn lên. Nhưng đến một lúc, trước cảnh đảng đi ngược lại lòng người, trái với lòng dân, phản sự thật, không còn tình người, họ can đảm đướng lên chống đảng, nói lên tiếng nói của sự thật, của lương tâm, luơng tri.

   - Thế  tất thắng thứ nhì, đó là cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đang đi hợp lòng dân, lòng người, đi đúng chiều hướng của lịch sử Việt, mặc dâu bị đàn áp, nhưng những ngưới đấu tranh chống lại bạo quyền càng đông và càng được dân hậu thuẫn.

   Một khi sự thật càng ngày càng được phơi bày, người dân càng ngày càng thấy rõ bản chất thật của người cộng sản, của chế độ, thì họ càng hưởng ứng đông. Có một nhà báo hỏi một vị Đại Sứ Tây phương ở Lỗ Mã Ni ( Roumanie) vào cuối thập niên 80, khi chế độ độc tài của 2 vợ chồng Ceausescu bị sụp đổ : Tại sao một chế độ với một cơ quan công an, tình báo, cơ quan tuyên truyền mạnh như vậy mà sụp đổ một sớm một chiều. 

Vị đại sứ không ngần ngại trả lời rằng khi sự thật được phơi bày, khi sự sợ hãi đã đổi chiều, người dân không còn sợ hãi nửa, thì chế độ sụp đổ. Có lẽ đây là qui luật để đưa đén sự sụp đổ tất cả mọi độc tài, vì bất cứ một chế độ độc tài nào cũng dựa trên hai cột trụ chính : bộ máy thông tin tuyên truyền bôi bác sự thật, bộ máy công an kìm kẹp dọa nạt làm cho người dân sợ phải theo. Khi hai cột trụ này bị gãy, thì chế độ sụp đổ.

   Chính vì vậy mà vào năm 1978, khi mới lên ngôi, Đức Giáo Hoàng Jean Paul I I, trở về thăm Ba Lan, còn dưới chế độ độc tài cộng sản, Ngài đã tuyên bố : «  Hãy can đảm !Đừng sợ sệt. Và hãy hy vọng !" Câu nói này là một trong những nguyên do chính đưa đến sự sụp đổ chế độ cộng sản Ba Lan sau này.

   Thật vậy, dân Việt ngày hôm nay muốn thoát khỏi chế độ độc đài để có hy vọng sống một cuộc sống tự do, tốt đẹp hơn thì hãy can đảm đứng lên đấu tranh. Đấu tranh chống lại những bất công mà mình đang chịu, như việc cướp đất đuổi nhà, như việc bị quan quyền địa phương ức hiếp, bị xiu cao thuế nặng, không đủ tiền nuôi thân, nuôi gia đình, cho con đi ăn học. Can đảm đứng lên và càng đông càng tốt thì sự sợ hãi sẽ đổi chiều.

   - Thế tất thắng thứ ba đó là thế giới độc tài cộng sản đã sụp đổ, những nuớc độc tài cộng sản còn lại trong đó có Việt Nam chỉ là những cành khô, củi mục chôi lềnh bềnh trên đại dương dân chủ - nhân quyền thế giới.

   Cộng sản Việt Nam, đã từ xưa thường ca tụng : «  Liên Sô thành trì cách mạng cộng sản. Đông Đức thiên đàng cộng sản.  Hiện tại của Liên Sô, của Đông Đức là ngày mai, là tương lai của Việt Nam. » Nay Liên Sô, Đông Đức sụp đổ, cộng sản Việt Nam mất định hướng, phải bám vào Trung Cộng, mặc dầu trước đây hết lời chửi rủa Trung Cộng : «  Kẻ thù liền sông, liền núi, liền trời và liền biển. Kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam. »

Cộng sản Việt Nam hiện nay và Trung Cộng là 2 kẻ « Đồng sàng dị mộng « . Trung cộng từ ngàn xưa vẫn là kẻ bành trướng, xâm chiếm và không bao giờ quên lời của Đặng tử Bình : «  Cộng sản Việt Nam là kẻ ăn cháo, đái bát », sẽ tìm cách lợi dụng, lấn đất, cướp biển càng nhiều càng tốt. Vì vậy, dân Việt nhìn thấy rất rõ ngày hôm nay là ngày nào còn chế độ cộng sản, ngày đó chủ quyền quốc gia không còn, và càng bị lệ thuộc Trung Cộng. 

Tuy nhiên cả 2 chế độ cộng sản này cộng với Cu Ba và Bắc Hàn, ngày hôm nay, chỉ là những cành khô củi mục trôi lềnh bền trên đại dương dân chủ, chỉ là một thiểu số lành đạo cai trị dân bằng khẩu súng và cái còng, «  Danh là bá thiên hạ ; nhưng thực là mất lòng mọi ngườỉ « , sớm muộn sẽ bị sóng đại dương nhấn chìm. Nói như Đức Trần hưng Đạo : «  Quân như thuyền và dân như nước. Nước có thể chở thuyền ; nhưng nước cũng có thể làm đắm thuyền. »

 - Thế tất thắng thứ 4 đó là chế độ càng ngày càng lún sâu vào vũng bùn tham nhũng, hối lộ, nội tình đảng Cộng sản Việt Nam đang phân tán, chia rẽ trầm trọng.

   Sự thật càng ngày càng được phơi bày, chứng tỏ đảng cộng sản lệ thuộc ngoại bang, tham nhũng hối lộ, tạo nên một xã hội vô cùng bất công, không chỉ với người dân thấp cổ bé họng, mà ngay với cả những thương binh, quả phụ đã bỏ cả cuộc đời đấu tranh cho cộng sản, nghĩ rằng cộng sản là công bằng ; nhưng trên thực tế, cộng sản là bất công, phẩm trật, quan liêu, phong kiến nhất. 

Chính vì vậy mà nhiều quân cán chính cộng sản đã rời bỏ hàng ngũ, hay nếu không, thì trong lòng cũng không còn tin gì nơi chế độ. Trường hợp ông Hoàng Minh Chính, Phạm quế Dương là trường hợp điển hình và nhiều người biết tới, nhưng còn cả bao nhiêu người khác nữa, nhất là giới trẻ, ngày hôm nay qua báo chí, mạng internet, thông tin, cộng sản không dễ dàng bưng bít như xưa,  nói dối sẽ bị giới trẻ lật tẩy dễ dàng ; và như tôi đã nói ở trên, dù hoàn cảnh thế nào, nhưng trong thầm kín, tâm tư mỗi con người, đều có lương tâm và lương tri. Lương tâm và luơng tri này đã làm cho phần lớn dân Việt, bằng cách này hay cách khác, công khai hay âm thầm, đều bất mãn chế độ.

Thêm vào đó chế độ càng ngày càng lún sâu vào vũng bùn hối lộ, tham nhũng. Hối lộ, tham nhũng như bệnh ung thư của một chế độ xế chiều, nếu chữa nó, thì phải cắt dần cắt mòn những bộ phận của cở thể, đến lúc kiệt sức rồi cũng chết. Nếu không chữa, nó ăn dần ăn mòn cơ thể, rồi cũng chết. 

Chúng ta cứ nhìn cảnh chợ chiều, chúng ta sẽ rõ : ai cũng vội vã bốc hốt, giành giựt, bán tháo, bán đổ để về nhà. Lịch sử chúng ta có thể nhìn dưới nhiều con mắt khác nhau ; nhưng chúng ta cũng có thể lấy quan niệm lịch sử lập lại, khi ta nhìn sụp đổ của những đế quốc hay triều đại. Triều đại nhà Tống bên Tàu ; dù có dùng Bao Công, một ông quan tòa xử án công minh đến đâu chăng nữa ; nhưng càng xử án, đưa cả phò mã, con rể vua ra xử, càng làm chế độ yếu dần đi, cho đến lúc sụp đổ. 

Ở Việt Nam, cuối thời nhà Trịnh, cuối thế kỷ thứ 18, bệnh kiêu binh, bệnh hối lộ đã là làm tiêu tan nhà Trịnh. Gần đây, nếu chúng ta quan sát sự sụp đổ của đế quốc cộng sản Liên Sô, thì ai cũng đồng lòng rằng tham nhũng hối lộ là một trong những nguyên nhân chính đưa đến chế độ sụp đổ. 

  - Thế tất thắng thứ 5 đó là cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam đang đi đúng chiều hướng tiến bộ của văn hóa văn minh nhân loại.
   Nếu chúng ta nhìn lịch sử một cách lâu dài, theo một số sử gia và nhà một số nhà kinh tế, nhân chủng học, thì lịch sử nhân loại chia ra làm 5 nền văn minh : Văn minh trẩy hái lúc đầu, con người hái cây quả, săn bắn xúc vật quanh hang hốc của mình để sống. 

Nhưng rồi từ từ cây trái, xúc vật cũng trở nên khan hiếm, con người phải đi xa để kiếm ăn, con người bước sang nền văn minh du mục. Văn minh du mục tiêu biểu là đế quốc Mông Cổ thời Thành cát Tư Hãn. Dù đi xa, cây trái và xúc vật cũng không còn nhiều một cách tự nhiên, con người phải nuôi xúc vật, trồng cây để sinh sống, con người bước sang văn minh định cư, nông nghiệp. 

Văn minh định cư nông nghiệp tiêu biểu và to lớn đó là văn minh ai Cập, Ấn Độ, phát xuất từ châu thổ những con sông lớn, vì đất phù sa phì nhiêu, sông có nước để tưới cây, cho xúc vật và người uống. Với nền văn minh này, con người đã có thể thỏa mãn những nhu cầu cần thiết. Một khi nhu cầu cần thiết được thỏa mãn, con người nghĩ đến nhu cầu xa xỉ, như khi nó có thể dệt vải để mặc, nhưng nó thích mặc lụa, thì nó trao đổi với người dệt lụa. 

Đó là văn minh thương mại.Con đường Tơ Lụa nối liền đông tây là một trong những di tích của thời đại này.

Trong thời kỳ văn minh thương mại, con người đã phát minh ra máy hơi nước, máy nổ, téléphone, rồi máy điện tóan. Với téléphone và máy điện tóan, con người không cần đi xa để trao đổi buôn bán, con người bước sang nền văn minh tri thức điện tóan, chính là văn minh ngày hôm nay.

Thật vậy, con người đã thóat khỏi 4 thời kỳ văn minh trước, để bước vào cuộc cách mạng kỹ nghệ thứ nhất bằng cách dùng máy hơi nước, để khai thác tài nguyên thiên nhiên, cách mạng phương thức sản xuất, từ đầu thế kỷ thứ 18 tới cuối thế kỷ thứ 19. Sang thế kỷ 20 và vào giữa thế kỷ này, con người dùng máy nổ để tăng cường sản xuất. 

Cuộc cách mạng thứ 3 là cuộc cách mạng hậu công nghiệp, bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 cho tới ngày hôm nay, với phát minh máy điện tóan, thô sơ lúc ban đầu, được dùng trong quân sự, rồi được thu nhỏ, hoàn hảo hơn và được dùng trong kinh tế và ngay cả tư nhân, như chúng ta thấy ngày hôm nay. 

Ở thời kỳ văn minh tri thức - điện toán này, sản xuất kinh tế đã được chuyển từ sức mạnh bắp thịt lên trí não ; yếu tố quyết định trong sản xuất kinh tế không còn là nhân công đông hay hầm mỏ nằm trong lòng đất, mà chính là nằm trong đầu óc con người, với những phát minh sáng kiến.

 Chính vì vậy mà nền văn minh này đòi hỏi một mô hình tổ chức xã hội thích hợp, đó là tự do, dân chủ và kinh tế thị trường ; vì chỉ dưới chế độ dân chủ con người mới có thể trao đổi dễ dàng những ý kiến, tư tưởng, những công trình nghiên cứu, và từ đó mới dễ phát minh. 

Quốc gia nào có mô hình tổ chức nhân xã dân chủ nhất, tôn trọng tự do, nhân quyền nhất, giúp con người có nhiều phát minh nhất, quốc gia đó có sức mạnh sản xuất kinh tế tốt nhất.

-         Thế tất thắng thứ 6 đó là cuộc đâu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam đang được cộng đồng người Việt và cộng đồng thế giới yêm trợ càng ngày càng mạnh.

Cộng đồng người Việt ở hải ngoại, trong những thấp niên qua còn bị bận rộn về việc định cư, sinh sống, nay việc này đã tạm ổn, thêm vào đó, đã thành công trong việc dạy giỗ con em ăn học, nắm nhiều vai trò quan trọng trong những chính quyền địa phương. 

Và với cái nhìn tự do, dân chủ, đúng chiều hướng của văn minh nhân loại, phản lại độc tài, những con em này là những tiếng nói hữu hiệu cho cuộc đấu tranh dân chủ - nhân quyền Việt Nam đối với những chinh quyền quốc tế sở tại.

   Đó là những yếu tố thuận lợi khách quan. Còn yếu tố chủ quan tùy thuộc ở mỗi người Việt, mỗi tổ chức đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền, ở quốc nội cũng như hải ngoại, có thể nắm bắt được thời cơ thuận tiện này hay không . Để nắm bắt thời cơ này, tất nhiên cần phải nhiều yếu tố ; nhưng hai trong những yếu tố căn bản, đó là sự thật và can đảm. 

Nói như Đức Giáo hoàng Jean Paul I I : «  Hãy can đảm ! Đừng sợ xệt !  Và hãy hy vọng ! « Can đảm đứng lên đấu tranh, nói lên tất cả những bất công, từ việc cướp nhà, cướp đất, cuộc sống cơ cực, bị bóc lột bởi tư bản đỏ trong nước, thông đồng với tư bản trắng quốc ngoại, trả nhân công rẻ mạt, đối xử tàn tệ với anh chị em công nhân Việt ; nói lên xiu cao thuế nặng, làm không đủ sống, không có tiền đi bác sĩ, nhà thương, hay cho con đi học ; trong khi đó thì đảng đoàn cán bộ tiêu tiền vứt qua cửa sổ. 

Can đảm đứng dậy, càng đông, càng tốt, nói lên sự thật, không những cho chính mình, mà cho nghững người chung quanh mình, cho con cháu thế hệ mai sau ! Chỉ như vậy thì công cuộc đấu tranh cho dân chu – nhân quyền mới sớm thành công, dân tộc, đất nước mới sớm thoát khỏi độc tài, khỏi cảnh nghèo đói, lầm than !

                                               Paris ngày 13/11/2006

                                                      Chu chi Nam


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link