Wednesday, June 11, 2014

Mông Cổ và Trung Cộng


Mông Cổ và Trung Cộng 
Ngày đầu tháng 4 năm 2014, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel mở cuộc tiếp xúc với mười Bộ Trưởng Quốc Phòng Đông Nam Á gồm các nước Miến Điện, Brunei, Cambodia, Nam Dương, Lào, Mã Lai, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Thái Lan, Việt Nam tại Hawaii.

Chuck-Hagel-463x320.jpg
Qua hai ngày rưỡi làm việc, Hagel và các đối tác Đông Nam Á đã trao đổi các vấn đề trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thiên tai và cam kết sự hiện diện quân sự cuả Mỹ trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương mặc dầu ngân sách Bộ Quốc Phòng Mỹ đang bị hạn chế.

Hagel_Onodora.jpg
Tiếp theo, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ công du ba nước Á Châu: Nhật, Trung Công, Mông Cổ. Tại Nhật, Hagel cam kết đảm bảo an ninh, trấn an đảo quốc Phù Tang.

Trong cuộc đối thoại với Trung Công, Chuck Hagel đã nghe những lời chắc nịch cuả Bộ Trưởng Quốc Phòng Thường Vận Hoa xác nhận quyền lợi cốt lõi cuả họ trên các vùng biển đang tranh chấp từ Đông Nam Á đến bán đảo Triều Tiên gồm  đường lưỡi bò, đảo Sankaku và bãi đá ngầm Sokotra Rock.

b44c0299-2577-4a0f-abbf-5429d5368461-300x180.jpeg
Hagel bay đến Mông Cổ ngày 10 tháng 4 năm 2014, nối tiếp bưóc đi cuả Tổng Thống George W. Bush, Bộ Trưởng Donald Rumsfeld năm 2005. Hai bên Mỹ, Mông đồng ý củng cố sự kết hợp, tăng cường mối liên hệ quân sự làm thế đối trọng với hai cường quốc láng giềng Nga và Tàu. 

CoMongCo.jpg
Hagel_Mogolia.jpg
Cuộc thăm viếng nầy làm Bắc Kinh thấm đòn Mỹ vừa muá quyền trên đại dương trước mặt vừa nắm thắt lưng... Tàu lên tiếng tố cáo Mỹ tìm mọi cách liên kết với các nuớc láng giềng Á Châu nhằm cản trở sự phát triển cuả Trung Cộng. 

Mặt trời tháng sáu đang trở lại bắc bán cầu chuẩn bị tiết hạ chí, khí hậu sa mạc Gobi cũng trở nên ấm áp, là cơ hội để cư dân ven biển bán đảo Đông Dưong dành một vài khoảnh khắc quan tâm đến một quốc gia hoang sơ miền Bắc Á.

Mongolia_1996_CIA_map.jpg
1/ Mông Cổ, một quốc gia nằm lọt giữa Nga và Trung Cộng, thủ đô Ulan Bator. Mông Cổ có diện tích 1.564.115 km2 với số dân  2.921.287 người, mật độ 1.84/km2. Tổng sản lượng quôc gia (GDP nominal) ước tính 10.258 tỉ USD và lợi tức đầu người (GDP per capita) khoản: 3.627 USD hơn hẵn Viêt Nam với con số 931 USD.

Năm 1206 Thành Cát Tư Hãn gây chiến tranh từ Á sang Âu và dựng nên đế quốc Mông Cổ. Tiếp theo, người cháu Hốt Tất Liệt chinh phục nước Tàu lập ra Nhà Nguyên  được gọi là Nguyên Thế Tổ (1271). Sau khi Nhà Nguyên sụp đổ, người Mông Cổ rút về chính quốc và thường xảy ra những cuộc tranh chấp biên giới với Trung Hoa. Vào cuối thế kỹ 17, toàn bộ Mông Cổ chịu sự cai trị cuả triều đình Mãn Thanh đang làm chủ Trung Quốc thời bấy giờ.

Ngày 29 tháng 12 năm 1911, Mông Cổ tuyên bố độc lập, chấm dứt 220 năm lệ thuộc Mãn Thanh Trung Quốc. Trong cơn hưng thịnh cuả Đệ Tam Quốc Tế, Mông Cổ bị rơi vào vòng kiềm toả cuả Liên Bang Sô Viết trở thành nuớc Cộng Hoà Nhân Dân Mông Cổ như là vệ tinh cuả Liên Sô năm 1924. Mãi đến khi hệ thống cộng sản Âu Châu tan rã, Mông Cổ tiến hành một cuộc cách mạng dân chủ năm 1990 dựng nên một thể chế đa đảng.

Bản Hiến Pháp công bố ngày 13 tháng giêng năm 1992 minh xác những quyền tự do căn bản, tôn trọng nhân quyền, công lý, và đoàn kết dân tộc. Hiện nay Mông cổ có 18 chính đảng trong đó đảng Nhân dân Mông Cổ chiếm ưu thế.

2/ Người Mông Cổ vẫn giữ mối nghi ngờ, lãnh đạm với Trung cộng, kể cả với người Mông Cổ đã bị hán hoá sinh sống tại Nội Mông. Điều nầy được chứng tỏ qua những luật lệ khắt khe, định mức số lượng người Hoa thường trú tại Mông Cổ. Để giữ thế tồn tại với người láng giềng khổng lồ phiá Nam, phi dân chủ và tham vọng bá quyền, tất cả người dân Mông Cổ đồng lòng hiểu rằng một số kết thân về kinh tế với Trung cộng là việc chẳng đặng đừng ngoài ý muốn. Họ luôn luôn cảnh giác và giới hạn chặt chẽ ảnh hưởng cuả Trung cộng trong mọi hoạt động.

Để sống còn trong vị trí điạ lý đặc biệt giữa hai nuớc lớn Tàu và Nga vây quanh, Mông Cổ chủ trương Chính Sách Láng Giềng Thứ Ba (Third Neighbor Policy), vươn cánh tay giao thiệp vơi những quốc gia khác trên thế giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự..., trong đó Hoa Kỳ được nhắc đến nhiều nhất. Chính đề nầy thường đuợc nêu ra tại Nghị Viện cũng như các quán cà phê tại Ulan Bator với lời lẽ thận trọng, để không gây rắc rối sự bang giao với Trung cộng, một quốc gia dân số dày đặc phương Nam, và Nga, một lãnh thổ mênh mông băng giá phiá Bắc.

Mặc dù suốt thời gian bị Liên Sô khống chế với những đợt thanh trừng đã giết hại hàng chục ngàn tu sĩ Phật giáo và thành phần trí thức, Mông Cổ hiện nay vẫn tập trung cảnh giác vào Trung Cộng như là mối đe dọa hàng đầu đối với sự tồn tại cuả thực thể dân tộc và chủ quyền. Ngoài ra, Mông Cổ cũng mong muốn Nga và Tàu có sự giao hảo tốt đẹp để không bị vạ lây hoặc dùng áp lực lôi kéo Mông Cổ nghiêng về phiá họ, phá vỡ chính sách độc lập, tự do hiện hữu.
Trong thời đại toàn cầu hoá cuả thế kỷ 21, Mông Cổ lo âu bị tràn ngâp bởi cơn hồng thuỷ di dân Trung Cộng, một cuộc xâm lăng không cần tiếng súng nhưng rất hữu hiệu xoá bỏ nòi giống và đất nước! Chỉ cần nhìn qua tỉnh Nội Mông cuả Trung Cộng gồm khỏan 4 triệu dân Mông Cổ đang bị vây quanh với hơn 20 triệu người Hoa Hán có thể tiên liệu được nguy cơ diệt chủng. Vì vậy, các tầng lớp dân chúng và chính quyền luôn luôn bày tỏ thái độ phải giữ một khoảng cách với Trung Cộng. 
  
Trung Cộng là thị trường ưu tiên nhập khẩu than đá, đồng, vàng, các kim loại, tài nguyên gia súc từ Mông Cổ. Họ ý thức rõ ràng vị trí điạ lý chính quốc không có những điều kiện thuận lợi : không có hải cảng, miền Đông Nga là nơi dân cư thưa thớt, phí tổn chuyên chở đến những thị trường khác như là Âu Châu, Mỹ, Nhật, Nam Hàn...thì quá cao. Mông Cổ cố gắng điều hoà sự giao dịch với Trung Cộng ngang tầm mức liên hệ với Nga trong sự phát triển y tế, giáo dục...

Chính sách đối ngoại thích hợp nhất cuả Mông Cổ là Chính Sách Người Láng Giềng Thứ Ba, một hàng rào ngăn chận sự bành trướng cuả Trung Cộng. Thí dụ trường hợp khai thác mõ than coke tại Tavan Tolgoi trên biên giới Mông-Trung. Đầu tiên xí nghiệp quốc doanh Trung Cộng Shen Shua nhảy vào và muốn chiếm phần chủ quản nhưng người Mông Cổ chỉ muốn Trung Cộng giữ phần thứ yếu, dành ưu thế cho xí nghiệp tây phương ( công ty Mỹ Peabody Energy).

Giới quân sự Mông Cổ cũng biết rằng họ không đủ sức đánh trả sự xâm lăng cuả Trung Cộng, vì vậy trong những năm gần đây họ nhắm đến những phong trào hoạt động bảo vệ hoà bình ở hải ngoại và kết chặt giao hảo với giới quân sự Mỹ và những quốc gia khác.

Kể từ 2003, hằng năm Mông Cổ được sự hỗ trợ cuả Hoa Kỳ, chủ trì tổ chức cuộc diễn tập quân sự với nhiều quốc gia thân hữu, mệnh danh Khaan Quest. Năm 2013, cuộc diễn tập kỷ niệm lần thứ 10, từ ngày 3-14 tháng 8, với sư tham dự cuả 14 quôc gia, gồm Mông Cổ, Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Đức, Nhật, Ấn Độ. Nam Dương, Nepal, Nam Hàn, Tajikistan, Anh quốc, Việt Nam; các nuớc Nga, Trung Cộng, Thổ Nhĩ kỳ, Kazakhstan gởi quan sát viên.

 Trong lời khai mạc, Tướng Byambajav, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Mông Cổ, nhắc đến: "Cho đến thời điểm nầy, Liên Hiệp Quốc đã có hơn 150.000 quân gìn giữ hoà bình quốc tế, đó là kết quả cuả những cuộc thao diễn Khaan Quest...". Bài diễn văn kế tiếp cuả Đô Đốc Samuel Locklear, Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ nhấn mạnh đến sự quan trọng phát triển khả năng hành quân hổn hợp (interoperability) giữa các quốc gia tham dự.

Một số đoàn thể chính trị xuất hiện trong những năm gần đây có chủ trương chống lại người Tàu một cách tích cực. Các tổ chức phi chính phủ (NGO) đang phát triển, thường lên án Trung Cộng là nguồn cung cấp ma túy, di dân bất hợp pháp, buôn người qua biên giới.

Do quán tính cảnh giác, người Mông Cổ cố gắng tự cung ứng trong nhiều lĩnh vực và áp lực chính quyền đi theo khuynh hướng nầy. Năm 2009 sau khi biết tin chính quyền dự tính vay 3 tỉ đô la từ Trung Cộng để điều hoà những tác động do sư suy thoái cuả thế giới, tất cả phương tiện truyền thông đại chúng đều nhào ra chống đối, lên án chính quyền đã bán tương lai con cháu cho Tàu cộng. 

Năm 2006 Mông Cổ thương lương vay Trung Cộng 300 triệu đôla gồm 60 triệu tiền mặt và 240 triệu tín dụng kỹ nghệ, tuy nhiên sau đó Mông Cổ chỉ xử dụng một số ít tiền mặt và tín dụng mà thôi.

Ảnh hưỏng lớn nhất cuả Trung Cộng đối với Mông Cổ là sự trao đổi thương mại. Có đến 70% xuất khẩu hầu hết là sản phẩm thiên nhiên cung cấp năng lượng hoặc nguyên vât liệu cho các cơ xưởng Trung Cộng. Sự đầu tư cuả cá nhân hoặc xí nghiệp Trung Công vào Mông Cổ khống chế sự đầu tư tực tiếp ngoại quốc (FDI) nhât là trong lĩnh vực khoáng sản và xây cất. Trong thập niên vừa qua, hơn 2/3 số vốn FDI trong số tiền 2.5 tì đôla, đến từ Trung Cộng trong khi Mỹ chỉ đưa vào 200 triệu đôla cùng thời gian.

Mông Cổ cũng mua một số quân dụng không quan trọng từ Trung Cộng như là quân xa, vật liệu xây cất, súng trường, khí tài chống bạo động. Nga dự phần ưu thế cung cấp vũ khí cho quân đội Mông Cổ, tiếp nối những trang bị có từ thời Liên Bang Sô Viết.

Người Mông Cổ không bằng lòng với Trung Cộng trong cách đối xử với Dalai Lama, tuy nhiên Trung Cộng vẫn dành cho Mông Cổ những yểm trợ về ngoại giao nhất là khi hai bên có những quyền lợi trùng hợp. Mông Cổ thường có thái độ thông cảm với Mỹ về những vận động các vấn đề quốc tế trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. 

Mông Cổ đang tiến hành phát triển quan hệ ngoại giao sâu đậm với nhiều quốc gia khác trong khu vực: Nam Hàn, Nhật Bản. Mông Cổ cũng dự liệu phát triển thương mại tương xứng với Mỹ trong tương lai gần và luôn tỏ ý mong muốn Mỹ vẫn giữ điạ vị siêu cường duy nhất trong những thập niên sắp đến.

Hầu hết người Mông Cổ tin rằng Mỹ và Trung Cộng vẫn tiếp tục lộ trình bang giao hiện hữu với những va chạm nặng nhẹ đôi lúc xuất hiện. Chính quyền và nhân dân Mông Cổ đều nghĩ rằng Trung Cộng muốn vượt trội ảnh hưởng cuả Hoa kỳ tại Á Châu và nếu sự kiện nầy xảy ra sẽ là một nguy cơ đối với nền độc lập, dân chủ và phát triển kinh tế cuả Mông Cổ.

Chính quyền và các tầng lớp dân chúng Mông Cổ đều quan niệm rằng Hoa Kỳ là quốc gia thích hơp nhất giữa những quốc gia đang giao thiệp với Mông Cổ trong chính sách Người Láng Giềng Thứ Ba. Họ vẫn biết rằng quyền lợi cuả Mỹ rất giới hạn tại Mông Cổ nhưng luôn mong muốn Mỹ có cơ hội mở rộng hợp tác khắn khít hơn nữa như là vị trí chiến lược để Mông Cổ tiếp thu nếp sống văn minh, khoa học, tự do, dân chủ, làm sức mạnh toàn dân đối phó hữu hiệu với tham vọng bá quyền cuả Hán Tộc.

imgHandler (3).jpg 
Mông Cổ là một dân tộc đã từng gây chấn động thế giới với những nhân vật lừng danh Thành Cát Tư Hản, Hốt Tất Liệt. Quân đội Mông Cổ cũng đã ba lần xâm phạm đến bờ cõi Đại Việt và kết quả ba lần vó ngựa viễn chinh phải quay đầu rút chạy về phương Bắc! Hiện nay quốc gia Mông Cổ vẫn ở giữa hai gọng kềm cựu thù nham hiểm Nga và Tàu, tuy nhiên người Mông Cổ vẫn đầy đủ bản lỉnh vươn lên ngang tầm thời đại với tư tưởng tự do dân chủ bằng sự kết thân với Mỹ.

Hiến Pháp hiện hành cuả Mông Cổ gồm 70 Điều, bao gồm những qui định khuôn mẫu cuả một xã hội văn minh, không một dẫn ý quái gở, xú uế như Điều 4 Hiến Pháp Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam và những kể lể dối trá dài dòng cuả Lời Nói Đầu cuả Hiến Pháp cộng sản. Lời Mơ Đầu cuả Bản Hiến Pháp Mông Cổ là một minh chứng về ý chí sinh tồn và sự trưởng thành cuả một dân tộc đã từng trải những vinh quang và cay đắng :

" Chúng tôi, nhân dân Mông Cổ :
Giữ vững độc lập và chủ quyền dân tộc,
Trân qúi nhân quyền, tự do, công lý và đoàn kết dân tộc
Nối tiếp truyền thống tình nghiã dân tộc, lịch sử và văn hoá,
Tôn trọng những thành quả cuả văn minh nhân loại,
Và hướng đến mục tiêu tối thượng là xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, nhân bản trong toàn quốc."

Mông Cổ là một tấm gương, một bài học cho cộng sản Việt Nam.

Thế Việt
Tháng 6 năm 2014


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link