Monday, June 9, 2014

Cuộc Xâm lăng Không Tiếng Súng





"CUỘC XÂM LĂNG KHÔNG TIẾNG SÚNG"
là quyển sách trong TỦ SÁCH VIỆT-THƯỜNG.
(www.tusachvietthuong.org)
Sách ấn bản vào năm 2005.
Xin chuyển đến Quí Vị một tiểu đoạn trong sách "CUỘC XÂM LĂNG KHÔNG TIẾNG
SÚNG" ( 385 trang )

do Nhóm chủ trương TỦ SÁCH VIỆT THƯỜNG thực hiện.


Trần Trọng Nhân
(Sưu tầm)

====================================


Cuộc Xâm lăng Không Tiếng Súng



Lời Nói Ðầu

Mọi người đều biết hiện nay Trung Quốc đang nỗ lực trong việc tăng cường lực lượng quân sự. Họ đã và đang tăng ngân sách quốc phòng lên chưa từng thấy và cố gắng trở thành một siêu cường về quân sự và kinh tế. Trung Quốc còn có tham vọng lãnh đạo thế giới về mặt tư tưởng. Tập đoàn Hồ Cẩm Ðào đang tìm cách phục hoạt tư tưởng của Khổng Tử để làm “nhạc trưởng” điều hợp ban nhạc triết học Ðông Tây. Ðó cũng là ý kiến của các triết gia tại hội nghị triết học thế giới lần thứ nhất năm 1949 tại Honolulu.

Trung Quốc Một Siêu Cường Về Quân Sự Ở Á Châu

Một nhân vật cao cấp của viện International Assesment and Strategy ở Washington, ông Richard Fisher chuyên về Trung Quốc nhận định rằng Trung Quốc muốn trở thành cường quốc thống trị Tây Thái bình dương, đuổi người Mỹ trở lại Hawaii hay đàng sau nữa.
Theo viện này, Trung Quốc mua mười tỷ đô la tàu lặn và nâng cấp tàu lặng đã có với những vũ khí tối tân. Còn tàu chiến thì Trung Quốc trang bị hỏa tiễn hải không, hải lục. Mỹ phát giác tàu lặn Trung quốc trong vùng biển phía tây đảo Guam. Nhật cũng đã báo động tàu lặn Trung Quốc lảng vảng gần hai đảo của Nhật.

Sự phát triển tàu lặn của Trung Quốc đã biến nước Tàu thành một quốc gia có hải lực mạnh hơn Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Nhật. Mỹ đã ý thức được nguy cơ bành trướng của Trung Quốc trên Thái bình dương, nên có kế hoạch đảo ngược cách bố trí tàu lặn thời chiến tranh lạnh.
Theo nhận định của cơ quan phân tích chiến lược Pacific Society vị chủ tịch Hiroshi Nakajima nói: Ảnh hưởng của Trung Quốc trên các đảo của Thái bình dương vô cùng lớn, lớn hơn của Nhật nhiều. Quyền lợi của Trung Quốc và Mỹ sẽ xung đột nhau.

Trung Quốc trở thành đối thủ hàng đầu của Hoa Kỳ bước vào thế kỷ 21. Bắc Kinh đã nói không úp mở Á châu phải là khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc và chính thức cảnh cáo Mỹ không được phép can thiệp vào cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa giữa Hoa Lục và các quốc gia vùng Ðông Nam Á. Không những thế Trung Cộng còn công khai kêu gọi sự triệt thoái toàn bộ quân đội Hoa Kỳ ra khỏi khu vực Thái bình dương...
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã từng công khai tuyên bố rằng để sinh tồn Trung Quốc rất cần dầu khí và ngư nghiệp của Nam Hải - cá sẽ là nguồn protein cho hơn một tỷ người Trung Hoa (Ngô Thế Vinh - Cửu Long cạn dòng- Biển Ðông dậy sóng, nxb Văn Nghệ năm 2001, tr.369).

Trung Quốc Một Siêu Cường Về Kinh Tế Ở Á Châu

Theo Tân Hoa xã, ngành thương mại Trung Quốc đã thặng dư mậu dịch mức kỷ lục trong 6 năm qua. Trong năm 2004, giá trị thương vụ xuất cảng cao hơn giá trị thương vụ nhập cảng. Thống kê của Cục Hải quan Trung Quốc công bố vào trung tuần tháng 1 năm 2005 cho thấy, chỉ riêng trong tháng 12-2004, mức thặng dư mậu dịch lên tới 11,08 tỷ Mỹ kim. Ðây cũng là tháng thứ tám liên tiếp trong năm, ngành thương mại Trung Quốc đạt thặng dư.

Kinh tế Trung quốc đang phát triển mạnh, nhưng đa số người dân nghèo đói. Ðây cũng là vấn nạn của Nhật hiện nay (sẽ trình bày trong một dịp khác). Trung Quốc có tham vọng trở thành cường quốc kinh tế. Hiện nay Mỹ vẫn là  cường quốc kinh tế số 1 nhưng không còn chỉ huy kinh tế thế giới. Trung Quốc có mưu đồ thay thế vai trò của Mỹ. Nhật báo USA Today đăng tin về một bản báo cáo của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, trong đó có lời tiên đoán trong 15 năm tới, một biến cố quan trọng hàng đầu là sự bành trướng của các nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Ðộ sẽ gây ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Chủ Nghĩa Bành Trướng      
 Bá Quyền Của Trung Quốc

Chúng ta nhận thấy, đã bao nhiêu thế kỷ, khi nào Trung Quốc định thực hiện sách lược bành trướng về phương Nam, các nhà lãnh đạo phương Bắc cũng tìm cách làm chủ Biển Ðông và đánh chiếm Việt Nam để làm bàn đạp thực hiện mưu đồ bành trướng xuống Ðông Nam Á, nhưng đều bị người Việt chận đứng.

Suốt chiều dài của lịch sử, không có triều đại nào của Trung Quốc từ bỏ tham vọng bành trướng về phương Nam và luôn luôn coi Việt Nam là quậân huyện của Tàu. Nhà Chu đánh chiếm đất đai của các tộc Bách Việt ở lưu vực sông Hoàng Hà. Thời Xuân Thu, Quản Trọng dẹp yên nhóm Bách Việt ở phía Nam sông Hoàng Hà và chiếm một phần đất của nhóm Bách Việt ở phía bắc sông Dương Tử. Cho nên Khổng Tử đã hết lời khen Quản Trọng: Quản Tử đã làm ơn cho hậu thế vì nếu không nhờ ông thì chúng ta (người Trung Quốc) phải gióc tóc và cài áo bên trái như người mọi rợ rồi (Luân Ngữ-Chương Hiến Vấn). Nói khác đi là đã bị Bách Việt hóa.

Cuối thời Chiến Quốc, sau khi thống nhất nước Tàu (221 trước Tây lịch) Tần Thủy Hoàng sai tướng Ðồ Thư đánh chiếm đất đai của Bách Việt. Quân Tần vượt sông Dương Tử chiếm Quí Châu, Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Ðông, Quảng Tây và Vân Nam. Nhà Tần phát khởi từ miền biên tái Viễn Tây Trung quốc. Trong một thời gian ngắn ngủi 15 năm nhà Tần đã bành trướng lãnh thổ từ Nam Mông Cổ đến tận Quảng Ðông và Quảng Tây. Sau khi chiếm trọn miền Nam Trung Quốc, các nhà lãnh đạo phương Bắc từ Tần, Triệu (Triệu Ðà), Hán, Tùy, Ðường, Tống đến Nguyên và Thanh luôn luôn tìm cách Hoa hóa dân tộc Việt Nam, nhưng đều thất bại.
Trung Quốc có trăm phương ngàn kế, với sách lược vô cùng thâm độc để xâm lăng Việt Nam. Cuối thế kỷ 20, sau khi dùng quân sự (dạy cho Việt Nam một bài học hồi đầu năm 1979 thất bại, Trung Quốc chuyển sang thủ đoạn chánh trị “tầm ăn dâu”, lấn chiếm dần dần đất và biển bằng những hiệp ước bất bình đẳng giữa các nhà lãnh đạo phương Bắc mang não trạng độc tôn độc hữu gốc du mục, kiêu căng trịch thượng với các quan thái thú - thân Việt, óc Tàu- đang thống trị dân tộc Việt Nam (Hiệp ước nhượng đất ngày 30-12-1999, Hiệp ước nhượng biển ngày 25 tháng 12 năm 2000).

Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng

Bước sang thế kỷ 21, trong những ngày đầu của tháng giêng năm 2005, cảnh sát tuần duyên thuộc công an biên phòng Trung Quốc  đã nổ súng tấn công bắn chết 9 ngư dân Việt vô tội, làm bị thương nhiều người khác và bắt giữ 8 người trong đó có 2 người bị thương. Cả người và tàu đánh cá đều bị Trung Quốc trắng trợn chiếm giữ. Phải chăng hành động tàn bạo dã man nói trên chỉ là một trong những thủ đoạn hù dọa khủng bố để che giấu những âm mưu của sách lược xâm lăng Việt Nam không tiếng súng?

Thời đại đem quân xâm chiếm nước người để thiết lập một hệ thống cai trị trực tiếp, không còn hợp thời nữa, đã qua rồi. Hầu như mỗi lần có một vụ đụng chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam thì người Việt ở khắp nơi trên thế giới đều nhất loạt đồng tâm đứng về một phía vì tình tự dân tộc,  máu chảy ruột mềm. Và có thể cả thế giới phản đối lên án hành động bạo ngược gian trá của chế độ Bắc Kinh. Hành động nói trên không những vi phạm trắng trợn các hiệp định thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Việt Nam và các hiệp ước quốc tế mà còn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Trung Cộng tự coi vùng lãnh hải Việt Nam là của họ.

(Còn tiếp)





__._,_.___

Posted by: TRAN TRONG-NHAN 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link