Saturday, October 25, 2014

Giới hoạt động cho dân chủ ở Hong Kong dự định trưng cầu ý kiến


Giới hoạt động cho dân chủ ở Hong Kong dự định trưng cầu ý kiến

Cà Phê Tối- Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà kiên quyết đi đòi sự thật



image





Preview by Yahoo


Người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đứng dưới mưa trong khi chận một con đường chính trong khu Mong Kok, 22/10/14
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Kenny G ghé thăm cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong
  • Tổ chức Dân chủ Mỹ bác bỏ cáo buộc xen vào nội bộ Hong Kong
  • Sinh viên Hồng Kông vẫn cố gắng học tập trong lúc tham gia biểu tình
  • Cuộc đàm phán ở Hồng Kông không đạt tiến bộ
  • Người Mỹ gốc Việt biểu tình ủng hộ học sinh Hồng Kông
24.10.2014
Người biểu tình ở Hong Kong cho biết họ sẽ mở một cuộc trưng cầu ý kiến giữa họ với nhau vào ngày chủ nhật để quyết định về hướng đi tương lai trong cuộc vận động bất tuân dân sự của họ nhằm đạt được dân chủ đầy đủ tại thành phố bán tự trị này của Trung Quốc. 

Thông tín viên Ivan Broadhaed tường trình từ Hong Kong, nơi cuộc vận động đòi phổ thông đầu phiếu vào năm 2017 nhận được sự hỗ trợ trong tuần này của Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Những người lãnh đạo biểu tình cam kết bao gồm càng nhiều người biểu tình càng tốt trong cuộc biểu quyết ngày chủ nhật tới.
Anh Alex Chow, tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên, nói cuộc biểu quyết là cần thiết sau khi học sinh sinh viên không đạt được sự nhượng bộ chắc chắn nào về cải tổ hiến pháp trong các cuộc đàm phán với chính quyền hôm thứ ba.

“Các giới chức chính quyền nói cương lĩnh sẽ chỉ có tác dụng cải tổ hiến pháp sau năm 2017. Điều đó không thực sự giúp giải quyết vấn đề hiện tại.”

Cuộc biểu quyết có phần chắc sẽ chứa 2 nghị quyết: một về việc liệu phong trào chiếm đóng có nên tiếp tục hay không, và một là liệu có chấp nhận đề nghị của chính quyền thảo luận về cải tổ hiến pháp kịp thời cho cuộc bầu cử năm 2022 hay không.

Có một số vấn đề hậu cần trong việc thực thi cuộc biểu quyết trong giới biểu tình, với con số có thể lên đến hàng chục ngàn và rải rác khắp nhiều địa điểm. Nhưng anh Chow nói điều quan trọng là xúc tiến cuộc biểu quyết.

“Chính quyền nói rằng Liên đoàn không đại diện cho dân chúng. Vì thế cuộc biểu quyết nhằm gây thêm áp lực chính trị lên chính quyền và khiến họ phải có phản ứng đáp lại các yêu cầu của chúng ta.”
Bà Priscilla Lau là một đại biểu của Hong Kong tại Quốc hội Trung Quốc, Ban thường vụ quốc hội đã thông qua quyết định ngày 31 tháng 8 áp đặt thủ tục kiểm tra các ứng cử viên ra tranh chức hành chánh trưởng quan năm 2017.

Bà lập luận rằng sinh viên tổ chức cuộc biểu quyết là quá sớm, và chính quyền nên cứu xét đàm phán thêm với giới hoạt động.
“Tôi đề nghị rằng với sự bảo đảm của chính quyền, họ vẫn đang tiếp tục thảo luận với sinh viên – hứa hẹn làm như thế. Sau đó sinh viên nên trở lại trường họ, trở về nhà. Chúng ta phải làm cho Hong Kong trở lại sinh hoạt bình thường, kế đó chúng ta có thể thảo luận thêm về cải cách chính trị.”

Tại một cuộc họp ở Geneva hôm thứ năm, Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng thêm cùng với những người kêu gọi phổ thông đầu phiếu ở Hong Kong.

Uỷ ban với 18 chuyên gia độc lập nhấn mạnh đến quan điểm của họ rằng theo Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, phổ thông đầu phiếu có nghĩa là quyền được bầu cho một ứng cử viên, nhưng cũng còn là quyền được ra tranh cử mà không bị kiểm soát hay gây trở ngại.

Phát biểu từ cuộc họp, đại biểu và là nhà lập pháp Hong Kong Emily Lau nói với đài VOA rằng uỷ ban sẽ gửi một bức thư về việc này cho chính phủ  Trung Quốc:
“Bắc Kinh hứa Hong Kong có thể bầu ra một hành chánh trưởng quan theo thể thức phổ thông đầu phiếu vào năm 2017. Nhưng nay UNHCR đã lên tiếng và họ coi quyết định của Bắc Kinh không phải là phổ thông đầu phiếu thực sự. Phổ thông đầu phiếu có nghĩa là quyền được bỏ phiếu và ra tranh cử. Vì thế tôi hy vọng Bắc Kinh sẽ cứu xét bức thư và duyệt lại quyết định của mình.”

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ sáu đáp lại bằng cách nói với các phóng viên rằng Trung Quốc chưa phê chuẩn Công ước về Quyền Dân sự và Chính trị, gợi ý rằng hệ thống chính trị của Hong Kong nằm bên ngoài thẩm quyền của Uỷ ban Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, công ước đã có hiệu lực ở Hong Kong vào năm 1976. Khi cựu thuộc địa Anh được giao hoàn cho Trung Quốc vào năm 1997, Bắc Kinh đồng ý rằng hiệp định sẽ tiếp tục áp dụng trong luật lệ địa phương.

Giới công chức Hồng Kông ủng hộ người biểu tình
mediaNgười biểu tình Hồng Kông giương ảnh lãnh đạo hành pháp Lương Chấn Anh, đòi ông từ chức, 22/10/2014REUTERS

Sự kiện đáng chú ý tại Hồng Kông là giới công chức địa phương, qua mạng xã hội Facebook, đã bày tỏ thái độ ủng hộ cuộc biểu tình đòi dân chủ, vào lúc cuộc khủng hoảng dường như bế tắc. Phong trào biểu tình đòi dân chủ đã bước sang tuần lễ thứ tư và cuộc đối thoại đầu tiên giữa giới sinh viên và chính quyền Hồng Kông không mang lại kết quả gì. Trong số ba nơi chiếm giữ, Admiralty, Causeway Bay và Mong kok, địa điểm thứ ba là nơi căng thẳng nhất.

Đặc phái viên của RFI tại Hồng Kông Heike Schmidt tường trình: 
« Tại Monk Kok tình hình ngày càng dễ bùng phát. Cụ thể như, ba sự cố hôm qua, 22/10/2014, suýt nữa có thể biến thành đụng độ. Vào buổi tối, một người đã âm mưu đốt nơi để thực phẩm dự trữ của các sinh viên. Người này đã ném ba chai chứa chất lỏng gây cháy về phía người biểu tình, nhưng các sinh viên đã khống chế được đám cháy trước khi lính cứu hỏa can thiệp. 

Sớm hơn một chút, cũng tại Mong Kok, một cuộc thảo luận giữa những người biểu tình đã trở thành mục tiêu của một người lạ mặt. Người này đã ném bốn túi chứa đầy một thứ chất lỏng màu nâu và có mùi thối vào đám đông. Ngay từ buổi chiều, căng thẳng đã dâng thêm một nấc với việc hàng chục tài xế taxi toan tháo dỡ các rào chắn dưới tiếng la ó phản đối của sinh viên. 

Không khí căng thẳng đúng vào lúc cuộc đối thoại giữa chính quyền và sinh viên dường như rơi vào bế tắc. Hai bên không đưa ra một thời điểm cụ thể nào cho một cuộc gặp thứ hai. Chính quyền dường như hy vọng phong trào sinh viên sẽ tự xẹp xuống. Tuy nhiên, dự đoán này không chắc đã đúng. Theo một thăm dò dư luận của Đại học Trung Quốc tại Hồng Kông, 38% người dân Hồng Kông ủng hộ phong trào sinh viên, tăng 7% so với tháng trước. 

Thái độ ủng hộ này cũng được thể hiện trên mạng Facebook : Viên chức của nhiều ngành – trong đó có dịch vụ truyền thông của chính quyền địa phương, cảnh sát và tư pháp – đã đưa lên trên mạng xã hội các ảnh thẻ nghề nghiệp cá nhân, với tên họ được giấu đi, để thể hiện nỗi tức giận trước việc Bắc Kinh từ chối không cho Hồng Kông tổ chức bầu cử tự do ». 
« Cơ thể tôi trong dạ dày con quái vật, nhưng trái tim tôi ở về phía nhân dân » : Văn bản ngắn bằng tiếng Hoa này, do một cảnh sát đưa lên mạng, đã được gần 6.000 người bày tỏ « Tôi thích » và được 600 lượt chia sẻ. 

Ít nhất 1.300 viên chức đã tham gia vào một diễn đàn trên tờ nhật báo Ming Pao (Minh Báo) để lên án việc các nghiệp đoàn của họ chỉ trích người biểu tình hồi đầu tuần này. 

Phong trào biểu tình đòi thiết lập chế độ bầu cử trực tiếp người lãnh đạo đặc khu, trong khi chính quyền Bắc Kinh chỉ chấp nhận cho công dân Hồng Kông bầu chọn trong số những người được chính quyền trung ương chấp nhận trước đó.

 

Người biểu tình ở Hong Kong tập trung bám trụ ở khu Mong Kok

Người Hong Kong biểu tình đứng sau một hàng rào trong khu Monk Kok, 20/10/14
Brian Padden
24.10.2014
HONG KONG—

Tại Hong Kong 2 địa điểm biểu tình bị các nhà hoạt động đòi dân chủ chiếm đóng, nằm trong quận tài chính và một khu vực bán lẻ sang trọng, mới đây đã tương đối yên tĩnh, nhưng địa điểm thứ ba, trong khu lao động Mong Kok, tiếp tục gây tranh cãi. Thông tín viên VOA Brian Padden ghi nhận vì sao các nhà hoạt động cho rằng nắm vững Mong Kok là thiết yếu cho thành công của phong trào, bất chấp những vụ đối đầu với cư dân tức giận, với các nhóm chống biểu tình và cảnh sát.

Tại Mong Kok, thường diễn ra những vụ bàn luận sôi nổi giữa những người hoạt động đòi dân chủ và cư dân địa phương. Sinh viên học sinh đang biểu tình đòi quyền bỏ phiếu trực tiếp bầu ra hành chánh trưởng quan mà không cần được sự chấp thuận trước của Bắc Kinh về các ứng cử viên hội đủ điều kiện.
Một phụ nữ cho biết bà ủng hộ mục tiêu của người biểu tình nhưng không hài lòng về việc họ chiếm đóng một nơi mà nhiều người lao động sinh sống và mua bán.

Địa điểm biểu tình bị chiếm đóng trong khu vực phần lớn người sắc tộc này vẫn còn phải đối mặt với sự chống đối gay gắt hơn so với các địa điểm ở những khu vực khá giả hơn.
Các lều trại của giới hoạt động nằm trên cùng con đường với người mua bán và người ra vào thành phố.

Thường xảy ra những vụ đối đầu hoặc với cư dân giận dữ hoặc với các nhóm đối lập muốn mở đường cho xe cộ giao thông trở lại.
Cảnh sát đã tìm cách dẹp địa điểm này nhưng người biểu tình sau đó lại quay trở về.
Bất chấp sự chống đối mạnh ở đây, những người hoạt động chủ yếu là sinh viên học sinh trẻ tuổi lập luận rằng nếu các cuộc biểu tình muốn thành công thì họ phải giữ vững được Mong Kok.

Anh Alfred Wopng nói trấn giữ được cả 3 địa điểm biểu tình mang tính quan trọng chiến lược.

“Cảnh sát không thể tập trung ở một trong 3 địa điểm này. Vì thế nếu Mong Kok bị cảnh sát phá vỡ, thì hai địa điểm kia sẽ trở nên suy yếu hơn”.
Anh Joshua Lam nói ở Mong Kok, phong trào đòi dân chủ có thể mở rộng hậu thuẫn bằng cách tiếp xúc với những người thuộc giới lao động và du khách từ Hoa lục:

“Tôi đang cố gắng làm việc này. Tôi cần phải nói những sự việc thật với tất cả mọi người ở các nước khác, sống ở đây, ngay cả ở những nơi khác. Tôi cần phải nói với họ những thực tế thật sự đối với tất cả mọi người.”

Và anh Kyle Lam nói sự chống đối liên tục ở Mong Kok đã thu hút người biểu tình vốn sẵn lòng kháng cự hơn so với những người ở địa điểm Admiralty, đã để cho cảnh sát chiếm lại một con đường chính:

“Người biểu tình ở khu Admiralty chỉ giật lùi và giật lùi và để mất đi con đường Long-Wu. Nhưng ở đây, tại Mong Kok nơi chúng tôi đang ở, chúng tôi muốn duy trì khu vực chiếm đóng này”.

Giới hoạt động cũng nói những vụ đối đầu ở Mong Kok này duy trì được cuộc tranh đấu của họ trong tin tức và tiếp tục làm áp lực với chính quyền Hong Kong và Trung Quốc để giải quyết vụ khủng hoảng này một cách êm thắm.
B.P.




Ngân hàng Châu Á: Trung Quốc ký tuyên bố thỏa thuận với 20 nước
media

Trung Quốc và hai mươi quốc gia ký tuyên bố thỏa thuận thành lập Ngân hàng khu vực Á Châu.REUTERS/Takaki Yajima/Pool

Hôm nay 24/10/2014 Trung Quốc cùng với 20 quốc gia khác đã ký kết tuyên bố thỏa thuận hướng đến việc thành lập tại Châu Á một ngân hàng khu vực để tài trợ cho cơ sở hạ tầng. Ngân hàng này được hình thành như một đối trọng với Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển Á Châu.

Hai mươi mốt nước trong đó có Ấn Độ, Singapore, Kazakhstan, Qatar, nhưng không có Nhật Bản, đã ký kết tại Bắc Kinh một thỏa thuận khung nhằm thành lập một « Ngân hàng Châu Á đầu tư vào cơ sở hạ tầng » (AIIB). Định chế mà Trung Quốc có thể là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu, sẽ có số vốn khởi đầu 50 tỉ đô la và trụ sở đặt tại Bắc Kinh. Mục tiêu nhằm đáp ứng các nhu cầu đang tăng lên về cơ sở hạ tầng như giao thông, đập thủy điện, cảng…tại Châu Á.

Nhân dịp này Tập Cận Bình tuyên bố : « Thành ngữ Trung Hoa có câu : Nếu muốn giàu có, trước hết hãy làm đường. Tôi cho rằng câu này diễn tả cụ thể sự quan trọng của hạ tầng cơ sở trong phát triển kinh tế ». Với thế mạnh ba thập kỷ tăng trưởng chưa từng thấy biến Trung Quốc thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, Bắc Kinh rất quan tâm đến việc tăng cường vị trí của mình tại Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB), hiện vẫn còn do Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản thống trị.

Các quốc gia mới trỗi dậy BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) hồi tháng 07/2014 đã thành lập ngân hàng riêng của khối này và một quỹ dự trữ, tỏ rõ ý định có định chế tài chính tách biệt với các tổ chức bị coi là nằm trong tay phương Tây.

Nhưng ngoài Trung Quốc, chỉ có hai trong số mười nền kinh tế hàng đầu Châu Á là Ấn Độ và Singapore chịu ký thỏa thuận khung hôm nay. Các nền kinh tế quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia vẫn đứng ngoài. Ngược lại, trong số các quốc gia ký kết có Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Philippines, Malaysia, Mông Cổ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Koweit, Brunei, Népal. Trong những tháng tới các nước tham gia sẽ thương thảo các chi tiết và cố gắng kết thúc đàm phán trước cuối năm 2015.


Chủ tịch người Nhật của Ngân hàng Phát triển Á Châu, ông Takehiko Nakao tỏ ra dè dặt. Ông cảnh báo : « Điều quan trọng nhất là AIIB áp dụng các phương pháp quốc tế tốt nhất trong việc gọi thầu và các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội đối với các dự án được tài trợ ». 

Nhật Bản chính thức bày tỏ sự quan ngại về định chế mới này, còn Hoa Kỳ kịch liệt phản đối – theo như thông tin trên báo chí. Chỉ có chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Jim Yong Kim tỏ ra cởi mở hơn. Hồi tháng Bảy, ông Jim ước tính nhu cầu về cơ sở hạ tầng tại các nước đang phát triển tối thiểu là 1.000 tỉ đô la, vượt quá khả năng của các định chế hiện có và các nhà đầu tư tư nhân.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link