Tuesday, October 21, 2014

Bạo động tạm lắng ở Hồng Kông

 

Bạo động tạm lắng ở Hồng Kông

Để được xích lại gần Mỹ VN phải thả các tù nhân lương tâm.




image





Preview by Yahoo


Cảnh sát chống bạo động tiến vào khu thương mại Mong Kok ở Hong Kong, ngày 19/10/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Hội nghị Trung ương Đảng CS Trung Quốc sẽ bàn về pháp quyền
  • Lãnh đạo Hong Kong: Phong trào phản đối ‘không chỉ hoàn toàn trong nước’
  • Đụng độ lại bùng nổ ở Hồng Kông
  • Chính quyền Hồng Kông và sinh viên sẽ đối thoại vào thứ ba
  • Người biểu tình Hồng Kông tiếp tục chiếm Mong Kok
  • Tình hình Hong Kong bế tắc, đám đông xuống đường gia tăng
  • Ký giả Hong Kong phản đối đài truyền hình tin tức TVB
Ivan Broadhead
20.10.2014

Tại Hồng Kông, phong trào đòi dân chủ có tên là Cuộc Cách mạng Dù đang bước vào một tuần lễ có tính chất bước ngoặt với cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên sắp diễn ra vào ngày mai, sau nhiều ngày xảy ra những vụ bạo động giữa người biểu tình với cảnh sát. Theo tường thuật của thông tín viên Ivan Broadhead của đài VOA ở Hồng Kông, dân chúng không đặt nhiều kỳ vọng là sẽ có đột phá trong cuộc thương thuyết nhằm chấm dứt vụ khủng hoảng hiến pháp ở đặc khu hành chánh của Trung Quốc.

Căng thẳng đã gia tăng trên các đường phố ở Hồng Kông trong vài ngày qua, với những vụ đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động với hàng ngàn sinh viên biểu tình đòi dân chủ ở khu thương mại Mong Kok (Vọng Giác).

Trong lúc bạo động leo thang, các nhân vật tranh đấu đối mặt với mối nguy hiểm bị đè bẹp trong lúc cảnh sát dồn họ vào những chướng ngại vật bằng sắt. Tuy có một số nhân viên cảnh sát bị thương, cảnh sát đã bị nhiều người chỉ trích về việc dùng dùi cui đánh vào đầu và mặt của những thanh niên biểu tình.

Anh Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) là người đứng đầu nhóm “Học Dân Tư Trào”, một trong ba nhóm tổ chức cuộc biểu tình ngồi lỳ có tên “Chiếm Trung”. Anh nói với đài VOA rằng tuy cuộc đàm phán đã được giàn xếp, nhưng những nhà tranh đấu trên đường phố xem mỗi con đường là một lá bài mặc cả và họ sẽ không từ bỏ một cách dễ dàng.

"Sau những hành động của cảnh sát, các nhà tranh đấu nên ra sức duy trì vị thế của mình trong Phong trào Chiếm Trung. Tôi không biết chắc đường hướng của phong trào sẽ tiếp tục như thế nào. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng để bảo vệ các giá trị của mình và có thái độ kiên trì trong việc chiếm cứ các khu Mongkok, Admiralty và Causeway Bay."


Người biểu tình đứng sau các chướng ngại vật tại khu vực bị chiếm đóng ở khu thương mại Mong Kok (Vọng Giác), ngày 20/10/2014.

Trước khi xảy ra những vụ bạo động vào ngày thứ bảy và ngày chủ nhật, nhiều người đã tỏ ý nghi ngờ về kết quả của cuộc đàm phán. Hôm nay, giáo sư Willy Lam của Đại học Trung Văn ở Hồng Kông, nói rằng cuộc điều đình có phần chắc sẽ không mang lại những kết quả tức thời – một nhận định có sự tán thành của nhiều người kể cả nhân vật đứng hàng thứ nhì trong chính phủ Hồng Kông. 

Giáo sư Lam phát biểu như sau:
Hầu hết các nhà phân tích và các học giả có kỳ vọng rất ít về những gì sẽ xảy ra. Cuộc đàm phán rất có thể sẽ bị đổ vỡ. Và có thể sẽ có thêm nhiều người tham gia cuộc Cách mạng Dù.

Những mối nghi ngại đó đã gia tăng bởi sự bổ nhiệm ông Trịnh Quốc Hán làm người chủ trì cuộc đàm phán. Ông Trịnh, từng làm cố vấn cho Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh trong cuộc vận động tranh cử và hiện là hiệu trưởng trường Đại học Lĩnh Nam, đã trấn an công chúng rằng ông sẽ gạt qua một bên những mối quan hệ đồng minh.

"Nhiệm vụ của tôi không phải là trình bày ý kiến của mình về bất kỳ vấn đề nào, mà là tạo điều kiện để có được một cuộc thảo luận và đối thoại có ý nghĩa – một cuộc đối thoại trong đó đôi bên, khi phát biểu, sẽ tôn trọng phía bên kia và phát biểu trong khoảng thời gian đã định."

Liên đoàn Sinh viên Học sinh Hồng Kông sẽ đại diện cho phong trào dân chủ tại cuộc đàm phán được truyền hình trực tiếp vào tối thứ ba.

Sự bất đồng chính giữa đôi bên vẫn là đòi hỏi của các nhà tranh đấu là dân chúng Hồng Kông – chứ không phải một ủy ban bao gồm các phe phái thân Bắc Kinh, có quyền đề cử ứng viên cho cuộc bầu cử trưởng quan hành chánh vào năm 2017.

Đương kim Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh lại một lần nữa tuyên bố rằng, tuy Bắc Kinh hiểu rõ sự bất đồng của công chúng đối với vấn đề này, nhưng đòi hỏi của những người biểu tình không phù hợp với luật lệ của Hồng Kông và quyết định ngày 31 tháng 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc.

Mặc dù vậy, ông Lương cũng nhắc nhở các sinh viên rằng một vòng hiệp thương thứ nhì sẽ được tổ chức để giải quyết vụ bế tắc về hiến pháp.

"Điều quan trọng mà các sinh viên và những người ủng hộ họ nên biết là có một khoảng không gian rất lớn để thảo luận về cách thức để chúng ta thiết kế một hệ thống đề cử để chúng ta có được một sự lựa chọn đúng nghĩa về các ứng cử viên của cuộc bầu cử năm 2017."

Cảnh sát dùng dùi cui đánh vào đầu và mặt của những thanh niên biểu tình.

Giữa lúc các phe trong vụ tranh chấp kéo dài 3 tuần ở Hồng Kông tiến về bàn thương thuyết, Trung Quốc tố cáo các thế lực nước ngoài ảnh hưởng tới những sự kiện ở Hồng Kông.

Hôm qua, một thông cáo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng “Vì những cách làm việc sai trái của Mỹ, rất khó để thực hiện lại cuộc đối thoại và hợp tác Mỹ-Trung về vấn đề an ninh mạng vào thời điểm này.”

Thông cáo nói rằng người đưa ra phát biểu đó là Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì. Ông Dương đã họp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Boston trong vài ngày qua để chuẩn bị cho chuyến công du của Tổng thống Barack Obama đến Trung Quốc vào tháng tới.

Phe dân chủ Hồng Kông bác bỏ cáo buộc bị "thế lực bên ngoài" thao túng
media

Tình hình ở Hồng Kông trở nên yên tĩnh hơn dù sinh viên vẫn chiếm giữ một số nơi - REUTERS/Stringer

Các lãnh đạo phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Hồng Kông, hôm nay, 20/10/2014, đã kịch liệt bác bỏ những cáo buộc của chính quyền địa phương cho rằng những người biểu tình bị « các thế lực bên ngoài » thao túng.

Trên truyền hình Hồng Kông, tối hôm qua, ông Lương Chấn Anh, lãnh đạo hành pháp đặc khu khẳng định rằng « các thế lực bên ngoài » đã thúc đẩy phong trào dân chủ hiện đang biểu tình, chiếm giữ ba địa điểm ở Hồng Kông. Tuy nhiên, ông Lương Chấn Anh từ chối nêu rõ « thế lực bên ngoài là » ai.

Ngay lập tức, các lãnh đạo phong trào đấu tranh đã bác bỏ các cáo buộc và khẳng định, động cơ duy nhất của những người biểu tình là khao khát các quyền tự do dân chủ, bày tỏ sự bất bình trước tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng tại Hồng Kông.

Chủ tịch Liên đoàn sinh viên Hồng Kông thách thức ông Lương Chấn Anh hãy đưa ra những ví dụ cụ thể minh chứng cho các cáo buộc. Lãnh đạo hành pháp đặc khu Hồng Kông đã có những phát biểu như trên sau các vụ cảnh sát trấn áp mạnh mẽ, vào cuối tuần qua, làm 20 người biểu tình bị thương.

Từ tối qua, tình hình tại Hồng Kông trở nên yên tĩnh hơn. Sinh viên vẫn chiếm giữ một số nơi, trong khi cảnh sát lùi ra xa. Từ Hồng Kông, thông tín viên Heike Schmidt tường trình.

« Mọi người có cảm giác nín thở trong ngày đầu tiên của tuần lễ thứ tư của phong trào biểu tình phản đối, sau các xung đột dữ dội trong hai ngày cuối tuần và trước khi diễn ra các cuộc thương lượng đầu tiên giữa chính quyền địa phương và phong trào đấu tranh đòi dân chủ. Đại diện Liên đoàn sinh viên nhấn mạnh : "Giữ thái độ bình tình là cách duy nhất để giành được thắng lợi trong trận chiến này".

Vài trăm sinh viên vẫn còn chiếm giữ Admiralty, Causeway Bay và Mongkok. Họ đã có thể ngủ tại chỗ một cách bình yên. Cảnh sát chống bạo động thì bỏ mũ và đứng cách xa nơi sinh viên biểu tình. Tối qua, không xẩy ra các vụ xô xát, cho dù các sinh viên biểu tình đã chuẩn bị chai nhựa, mặt nạ chống hơi cay, để đối phó với các đợt trấn áp của cảnh sát.

Trước thái độ kiên quyết của một số người biểu tình, sáng nay, cảnh sát đã kêu gọi các bậc phụ huynh học sinh không nên tới ủng hộ con cháu mình, vì đó là những hành động vô trách nhiệm và rất nguy hiểm.

Chính quyền Hồng Kông cũng cảnh báo cư dân mạng : "Người nào khuyến khích huy động, tham gia các cuộc biểu tình phản đối trái phép, có thể bị bắt giữ". Một thanh viên 23 tuổi đã bị bắt vì đưa lên mạng xã hội các lời kêu gọi tấn công cảnh sát và phong tỏa hệ thống tàu điện ngầm Hồng Kông ».
media

Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen), 82 tuổi, nguyên Giám mục Hồng Kông, phát biểu với người biểu tình trước tòa nhà chính quyền Hồng Kông hôm 24/9/2014.REUTERS/Liau Chung-ren

 Tham gia biểu tình cùng với các sinh viên từ cuối tháng Chín năm 2014, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen), nguyên Giám mục Hồng Kông, lo ngại nguy cơ chia rẽ trong phong trào biểu tình đòi dân chủ tại vùng đặc khu kinh tế này của Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của nhật báo Công giáo Pháp La Croix, số ra ngày 08/10/2014, người được xem là hiện thân của "lương tâm đạo đức" của Hồng Kông, năm nay đã 82 tuổi, đã cho rằng một cuộc đàn áp đẫm máu vẫn có thể xẩy ra. Ngài đồng thời tố cáo chính quyền Trung Quốc là đã không giữ lời cam kết về Hồng Kông.

RFI giới thiệu nguyên văn bài phỏng vấn:
La Croix Tình hình Hồng Kông đã lắng dịu, một cuộc đối thoại đã mở ra với chính quyền. Ngài có cảm thấy an tâm vì đã tránh được một cuộc đàn áp đẫm máu hay không ?
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân : Tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm vì không thấy các học sinh, sinh viên nào bị thương nặng hoặc bị thiệt mạng trong những cuộc biểu tình lần này. Nhưng tôi vẫn còn rất lo lắng trước diễn biến của tình hình và những mối bất đồng phát sinh ngay bên trong phong trào sinh viên.

Đây là lý do tại sao tôi bảo vệ quan điểm cho rằng học sinh giờ đây phải nhường quyền điều hành phong trào cho những người có kinh nghiệm hơn họ, bởi vì đối phó với chính quyền để đàm phán đòi hỏi một nhận thức chính trị và những kinh nghiệm đấu tranh rất sắc nét.
Hiện nay, thời gian có lợi cho nhà cầm quyền và chúng tôi cần phải nhanh chóng thống nhất phong trào thành một tổng thể. Tôi đề nghị đoàn đàm phán với chính phủ mang tính chất đại diện nhiều hơn cho xã hội Hồng Kông. Phái đoàn này phải bao gồm sinh viên và phong trào Occupy Central - đó là lẽ đương nhiên - nhưng cũng phải có thêm các thành viên của Đảng Dân chủ, các đại diện của người lao động vốn được tổ chức tốt, và cũng phải có các học giả, các chủ tịch các trường đại học, các giáo sư.

Bước đầu tiên vừa được thực hiện để bảo vệ nền dân chủ và các quyền tự do, nhưng bây giờ cần phải có dự án lâu dài trong tương lai, với một chiến lược vững chắc và được xây dựng tốt. Chúng tôi hành động một cách công khai, trong khi chính quyền lại có thể hoạt động trong bóng tối. Chúng tôi đã nhìn thấy điều này qua các hành vi can thiệp của các hội Tam hoàng (tức là thành phần mafia đã đánh đập người biểu tình) vào tuần trước, mặc dù chúng tôi không biết là ai đã ra lệnh cho họ. Chúng tôi phải đoàn kết lại.

La Croix : Cuộc đối thoại với chính quyền có thể đi đến đâu ?
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân : Cần phải lặp lại toàn bộ quá trình ngay từ đầu để tìm ra một công thức tốt cho cuộc bầu cử lãnh đạo Hồng Kông vào năm 2017. Chính quyền Hồng Kông đã phạm tội cung cấp thông tin sai lạc cho Bắc Kinh. Ủy ban tham vấn của họ đã làm một bản báo cáo bị cắt xén về những suy nghĩ của người Hồng Kông liên quan đển dân chủ và bầu cử.
Bắc Kinh đã dựa vào các thông tin đó để ban hành các cải cách chính trị trong đó chúng tôi không có bất kỳ một không gian tự do nào. Chúng tôi không thể chấp nhận kế hoạch cải cách chính trị đó của Bắc Kinh.
La Croix : Phải chăng Trung Quốc đã phản bội lời hứa của ho về nền dân chủ cho Hồng Kông ?

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân : Đúng vây. Bắc Kinh đã không giữ lời hứa của mình họ liên quan đến Hồng Kông trong khi mà nền dân chủ được ghi trong bộ Luật cơ bản, bản Hiến pháp cỡ nhỏ làm nền tảng cho Hồng Kông, theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ."
Theo nội dung các điều khoản ghi trong văn kiện đó, lẽ ra chúng tôi phải được hưởng dân chủ đầy đủ ngay từ năm 2007. Thế mà chúng tôi đã phải chờ đợi cho đến ngày hôm nay để được biết rằng trong thực tế, bầu cử tự do sẽ chỉ được tổ chức vào năm 2017, nhưng lại không thể tự do lựa chọn các ứng cử viên của chúng tôi.

Đó là một sự phản bội lời hứa của Bắc Kinh và là một giai đoạn rất xấu cho nền dân chủ ở Hồng Kông.

La Croix Một nền dân chủ không hề tồn tại ở Trung Quốc ...

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân : Dân chủ là điều thiết yếu đối với Hồng Kông nói chung, chứ không chỉ riêng cho xã hội dân sự. Nó cũng rất quan trọng đối với hệ thống kinh tế. Cần phải làm cho văn hóa dân chủ được bám rễ một cách sâu sắc tại Hồng Kông để chúng tôi không trở nên giống như các thành phố khác của Trung Hoa Đại lục.

Vấn đề không chỉ liên quan đến dân chủ, hệ thống thiết yếu, mà còn liên quan đến toàn bộ hệ thống kinh tế và xã hội ở Hồng Kông. Tại Trung Quốc đang ngự trị một nền văn hóa quỷ quyệt, không có sự thật, công bằng, lòng trung thực, nơi mà chỉ có quyền lực và sự giàu có là có giá trị.

Hồng Kông bảo vệ các giá trị đạo đức khác. Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian và công sức cho hệ thống giáo dục của chúng tôi tại Hồng Kông (nơi trường Công Giáo rất nhiều) và chúng tôi đã chứng kiến cảnh học sinh và người dân biểu tình trên đường phố một cách ôn hòa, không có bạo lực.

La Croix :Ngài có từng lo ngại, vào một lúc nào đó khi các cuộc biểu tình diễn ra, là sẽ có một cuộc đàn áp đẫm máu như tại Bắc Kinh vào tháng Sáu năm 1989 hay không ?
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân : Một kịch bản như vậy là điều hoàn toàn có thể xẩy ra và ngay cả hiện nay; vẫn có nguy cơ xẩy ra một cuộc đàn áp đẫm máu.

Các sinh viên cần phải có đầy đủ trí khôn. Hiện nay họ cảm thấy họ như là những anh hùng. Họ không hiểu rằng nếu lực lượng an ninh bắt đầu bắn đạn thật, thì lúc đó đã quá muộn để "triệt thoái" như họ nói. Họ không ý thức được điều đó.

Chỉ cần một lời ra lệnh đến từ Bắc Kinh là đủ để gây ra một cuộc đàn áp đẫm máu. Kịch bản này vẫn hoàn toàn có thể diễn ra ngày hôm nay.
media

"Y pháp trị quốc" cũng có nghĩa là sử dụng các định chế pháp luật để "củng cố chế độ độc đảng" - AFP /F.J. BROWN

Trong bốn ngày, kể từ hôm nay, 20/10/2014, đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 họp Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư. Nội dung chính của Hội nghị lần này là « y pháp trị quốc », tức cai trị đất nước bằng pháp luật.

Ban Chấp hành Trung ương của mỗi khóa Đại hội Đảng, là cơ quan quyền lực cao nhất, bầu ra Bộ Chính trị và Tổng Bí thư. Do vậy, theo giới quan sát, có một số động thái cho thấy, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương là cơ hội quyết định, tạo tính chính đáng để Tổng Bí thư Tập Cận Bình củng cố quyền lực qua việc gạt bỏ hẳn những đối thủ đáng gờm có chân rết sâu rộng, như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, sắp xếp người thân cận vào các vị trí trọng yếu, đặc biệt trong Quân Ủy Trung ương.

Ngày 15/10 vừa qua, website Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết, ban Kỷ luật và Thanh tra Đảng sẽ thông báo việc điều tra tham nhũng của Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an. Và dường như đang có các thảo luận liên quan đến việc « có khai trừ Đảng đối với Chu Vĩnh Khang và chuyển trường hợp này cho cơ quan tư pháp hay không ». Thông tin này không được loan tải trên ấn bản giấy của tờ báo.

Vẫn theo nguồn tin này, Hội nghị Trung ương 4 cũng hoàn tất các thủ tục khai trừ Đảng và chuyển cho Viện Kiểm sát trường hợp một số nhân vật, vốn là cộng sự thân cận của Chu Vĩnh Khang, như Lý Xuân Thành (Li Chuncheng), cựu Phó Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên (Sichuan), Lý Đông Sanh (Li Dongsheng), nguyên Thứ trưởng Công an, Tương Khiết Mẫn (Jiang Jiemin), cựu lãnh đạo Ủy ban quản lý tài sản công, Vương Vĩnh Xuân (Wang Yongchun), nguyên Phó Chủ tịch tập đoàn dầu khí Petrochina (China National Petroleum Corp).

Trong một trường hợp khác không liên quan đến Chu Vĩnh Khang, Hội nghị Trung ương 4 cũng xem xét hoàn tất thủ tục hạ bệ Vạn Khánh Lương (Wan Qinglian), cựu Bí Thư tỉnh ủy Quảng Châu.

Khi tấn công vào Chu Vĩnh Khang, về hưu từ năm 2012, Tập Cận Bình đã bác bỏ một luật lệ bất thành văn trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc là không đụng chạm tới các quan chức cao cấp khi đã nghỉ hưu. Hành động của Tập Cận Bình có thể làm dấy lên phản ứng mạnh mẽ của các cựu lãnh đạo Đảng, vì lo sợ là sau Chu, thì đến lượt họ và gia đình sẽ bị « sờ gáy ».

Tuy nhiên, một nguồn thạo tin cho Reuters biết là hai cựu Tổng Bí thư có ảnh hưởng lớn là Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, ủng hộ việc Tập Cận Bình cho điều tra Chu Vĩnh Khang. Mặt khác, đây là một sự mạo hiểm có tính toán của lãnh đạo Trung Quốc. Nhân danh chống tham nhũng, đập ruồi đả hổ, Tập Cận Bình sẽ có được sự ủng hộ của công luận.

Các nguồn tin từ Hồng Kông cho hay là Hội nghị Trung ương 4 cũng sẽ đề cập đến vấn đề nhân sự trong Quân Ủy Trung ương, Và nêu ra hai lý do chính.

Hồi tháng Sáu, Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân Ủy đã bị cáo buộc tham nhũng. Tuy bị hạ bệ, nhưng Từ Tài Hậu vẫn còn nhiều ủng hộ, ngay trong Quân Ủy. Do vậy, Tập Cận Bình phải gạt bỏ các nhân vật này và đưa vào đây một số người được coi là thân cận. Báo chí nói đến Lưu Nguyên, con trai cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, hiện là Chính ủy Tổng Cục Hậu Cần, Trương Hựu Hiệp, lãnh đạo Tổng Cục Vũ khí Khí tài.

Một lý do khác là tình hình căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, do các tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản. Lãnh đạo Trung Quốc cần củng cố Quân Ủy, cơ quan lãnh đạo tối cao của quân đội.

Với chủ trương « Y pháp trị quốc » để bảo toàn ổn định xã hội, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân danh thượng tôn pháp luật, sẽ sử dụng luật pháp để duy trì tình trạng độc quyền lãnh đạo và Tổng Bí thư Tập Cận Bình có cơ hội và phương tiện củng cố thế lực của mình.

Ông Andew Nathan, chuyên gia về Trung Quốc, tại đại học Columbia, New York, Hoa Kỳ, giải thích, đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, « lãnh đạo bằng pháp luật có nghĩa là sử dụng các định chế pháp luật như viện kiểm sát, tòa án, các nhà làm luật, để tiếp tục củng cố chế độ độc đảng ».






Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.






No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -21/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link