Tình hình Hong
Kong bế tắc, đám đông xuống đường gia tăng
DIỆT CHUỘT ĐẬP BÌNH HAY ĐẬP
BÌNH PHONG?
·
In
·
Ý kiến
·
Chia sẻ:
Người xuống đường ủng hộ dân chủ
phong tỏa một con đường sau khi cảnh sát dỡ các rào cảng tại một địa điểm biểu
tình ở quận thương mại Mongkok, 17/10/14
·
·
·
·
Tin
liên hệ
·
Ký giả Hong Kong phản đối đài truyền hình tin tức TVB
·
Phẫn nộ dâng cao về video cảnh sát Hong Kong đánh người
biểu tình
·
TQ tố cáo Mỹ hỗ trợ các cuộc phản kháng ở Hồng Kông
·
Nhiều người bị bắt tại Hoa Lục vì ủng hộ dân chủ ở Hồng
Kông
·
Kinh tế
Hong Kong: Một trong những lý do của biểu tình
·
Tâm tình cô gái gốc Việt từ Mỹ sang Hong Kong tham gia
biểu tình
·
Giới trẻ Việt Nam ủng hộ cuộc biểu tình ở Hong Kong
Ivan Broadhead
17.10.2014
HONG KONG—
Vài giờ sau khi nhà lãnh đạo
Hong Kong Lương Chấn Anh loan báo chính phủ của ông đang tìm cách thương lượng
với người biểu tình đòi dân chủ, căng thẳng lại bùng ra vào lúc tảng sáng ở
thành phố bán tự trị này của Trung Quốc. Thông tín viên VOA Ivan Broadhead
tương thuật rằng hàng trăm cảnh sát viên đã đổ tới các đường phố của Kowloon,
dỡ bỏ các rào cản trong cố gắng chấm dứt việc chiếm đóng quận thương mại
Mongkok, nơi đã diễn ra những vụ đối đầu bạo động giữa cảnh sát, người biểu
tình đòi dân chủ và các phần tử thân Bắc Kinh trong 19 ngày qua.
Cảnh sát chống bạo động và
các cần trục trên các xe tải đã tiến vào Mongkok lúc 5 giờ sáng thứ sáu. Trong
khi các cảnh sát viên nhấn mạnh rằng họ đi tháo dỡ các chướng ngại vật trên
đường chứ không phải chính trại biểu tình, một người hoạt động trẻ tuổi không
muốn cho biết tên nói cô và bạn bè lấy làm thất vọng trước hành động của cảnh
sát:
“Tôi thấy họ mạnh tay dẹp một
số lều trại và chận một số lều của bạn bè tôi. Họ đâu cần phải làm thế - họ rất
giỏi tự lừa dối mình. Chúng tôi rất tức giận.”
Cảnh sát đã ra tay chưa đầy
12 tiếng đồng hồ sau khi ông Lương Chấn Anh tìm cách mở lại cuộc đối thoại với
sinh viên và các nhóm biểu tình khác, 1 tuần lễ sau khi chính phủ đơn phương
rút ra khỏi tiến trình thương nghị.
Lãnh đạo Liên đoàn Sinh viên
Hong Kong Alex Chow nêu nghi vấn về sự thành thực của ông Lương khi đề nghị đàm
phán. Anh nói đề nghị này không phù hợp với lệnh của cảnh sát dẹp đường phố và
việc chính phủ từ chối không cung cấp các chọn lựa hợp hiến cho quyết định của Bắc
Kinh đòi kiểm tra các ứng cử viên ra tranh cử vào năm 2017 – là chất xúc tác
chính cho phong trào chiếm đóng 3 tuần lễ.
Anh Chow nói: “Dân chúng và
sinh viên ở Hong Kong đã đưa ra nhiều khả năng khác nhau cho chính phủ giải
quyết vấn đề hiện tại. Nhưng chúng tôi không thấy đề nghị cụ thể nào của
chính phủ, vì thế mà mọi việc thực sự tuỳ thuộc vào họ nếu có được kết quả nào
trong các cuộc đối thoại xây dựng được tổ chức.”
Những lời tố cáo cũng tiếp
tục bung ra có liên quan đến việc tấn công tàn bạo một người hoạt động của đảng
Dân sự và cán sự xã hội Ken Tsang, người đã bay trở lại Hong Kong sau khi đi
thăm Nam Mỹ 9 tháng với chủ ý tham gia vào các cuộc biểu tình về hiến pháp.
Nhà lập pháp của Đảng Dân sự
Ronny Tong nói mặc dầu ông cảm thấy đề nghị thương thuyết của ông Lương sẽ
không đạt được mấy kết quả về chính trị, nó có thể xoa dịu những căng thẳng đã
leo thang sau khi đoạn phim về vụ tấn công ông Tsang được phát hình trên toàn
thế giới hôm thứ tư.
Nhà lập pháp này nói: “Những
gì xảy ra cách đây 2 đêm đã góp phần làm cho nhiệt độ lại tăng lên. Tôi không
thể nói tôi trông đợi sẽ có nhiều tiến bộ từ các cuộc đàm phán. Nhưng họ ngồi
xuống bàn thương nghị càng sớm thì nhiệt độ sẽ càng giảm nhanh một chút. Vì thế
tôi hy vọng các bên có thể họp với nhau vào thứ hai hay thứ ba tới.”
Sự chú ý nay quay sang địa
điểm biểu tình chính là khu Admiralty ở giữa lòng quận thương mại của
Hong Kong. Các đảng thân chính nhấn mạnh rằng các cuộc biểu tình tập trung ở
đây gây thiệt hại nhiều nhất cho nền kinh tế Hong Kong.
Tuy nhiều, nhiều bài phân
tích được trích thuật trên báo Wall Street Journal hôm nay gợi ý rằng tác động
kinh tế dài hạn sẽ không đáng kể, với số du khách và các số liệu thương mại vẫn
duy trì tốt.
Chuyên gia về quản trị công
ty địa phương David Webb nói thêm rằng dành cho Hong Kong quyền phổ thông đầu
phiếu thực ra giúp cải thiện sự thịnh vượng. ông nói với giới truyền thông địa
phương ở đây rằng không có nền kinh tế đại quy mô nào phồn thịnh nếu không được
hưởng nền dân chủ.
Ông Webb nói: “Chung cuộc,
bản thân Trung Quốc cũng là một nền dân chủ, nếu không thì họ sẽ không đạt được
các mức độ thịnh vượng mà dân chúng mong muốn. Đa số mọi người hiểu rằng nếu
muốn các thị trường tự do và lợi ích của sự cạnh tranh, thì điều đó cũng phải
có được trong giới lãnh đạo; gần như hai thứ phải đi song song với nhau.”
Con số người biểu tình lại
tăng lên ở quận trung ương vào lúc các cuộc tụ tập cuối tuần đã trở thành lệ
thường và các cuộc họp đoàn kết sắp tới. Trong bối cảnh đó, một sách lược rõ
ràng đã nổi lên là cảnh sát phá vỡ các trại biểu tình vệ tinh hàng đêm trong
tuần này, chính phủ nay đối mặt với vấn đề nhức đầu là phải làm gì đối với hàng
ngàn người biểu tình bám trụ trong trại cuối cùng còn lại này, nằm ngay giữa
lòng thành phố.
Hồng
Kông đồng ý đối thoại với sinh viên nhưng theo điều kiện của Bắc Kinh ?
Sinh viên biểu tình đòi dân chủ phong tỏa một con
đường tại khu Mongkok, Hồng Kông, ngày 17/10/2014.REUTERS/Tyrone Siu
Chiều hôm qua 16/10/2014, trưởng đặc khu Lương Chấn Anh đề nghị
đối thoại với phong trào Chiếm đóng Trung Hoàn (Occupy Central) vào tuần tới.
Tuy nhiên phe đối lập tỏ ý nghi ngờ « thiện chí » của Lương Chấn Anh.
Theo phân tích của Asia News, trong vòng hai tuần lễ, phong trào
dân chủ chiếm đóng nhiều khu vực tại bán đảo Hồng Kông đòi hỏi bầu cử tự do năm
2017. Nguyện vọng này đã được Bắc Kinh chấp thuận và hứa hẹn vào năm 2004. Tuy
nhiên, đến cuối tháng 8 vừa qua, Ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc ra quyết
định cho Hông Kông bầu lãnh đạo hành pháp năm 2017 theo lối trực tiếp, không
qua trung gian đại cử tri, nhưng ứng cử viên phải được Bắc Kinh chấp nhận
trước.
Phản ứng của phong trào dân chủ như đã thế hiện trong thời gian
qua là bác bỏ hoàn toàn điều kiện của Trung Quốc. Cùng lúc phong trào đòi lãnh
đạo Hồng Kông hiện nay là Lương Chấn Anh, nhân vật có tiếng tham ô và quá lệ
thuộc vào Bắc Kinh, phải từ chức.
Lương Chấn Anh không bao giờ dám nói thẳng với chính quyền Trung
Quốc một số sự thật dù trên danh nghĩa ông là lãnh đạo Hồng Kông.
Theo Asia News, cụ thể là trong năm qua hàng trăm ngàn người đã
xuống đường biểu tình đòi dân chủ và 800 ngàn người tham gia trưng cầu dân ý
bán chính thức đòi bầu cử ứng cử tự do. Những sự kiện này không bao giờ được
Lương Chấn Anh nêu lên trong các cuộc gặp gỡ với Bắc Kinh.
Đề nghị đối thoại của lãnh đạo Hồng Kông không tạo được tin tưởng
trong công luận. Sự kiện cảnh sát Hồng Kông lần đầu tiên đàn áp biểu tình một
cách thô bạo đã làm dân chúng bất bình và thất vọng .
Một sinh viên trong tổ chức Occupy Central cho rằng nếu Lương Chấn
Anh dựa theo « khung quyết định » của Quốc hội Trung Quốc để đàm phán thì chỉ
là chuyện « vô ích ».
Tuy nhiên, Hồng Y Trần Nhật Quân, người luôn sát cánh với phong
trào sinh viên học sinh, cho rằng sau khi thành công huy động dân chúng chiếm
đóng thành phố, đã đến lúc phong trào chuyển sang phương thức đấu tranh khác.
Ân xá Quốc tế : Trấn áp người
biểu tình ôn hòa là vi phạm luật quốc tế và của chính Hồng Kông
Cảnh sát chống bạo động đối đầu với người biểu
tình đòi dân chủ tại khu Mongkok, Hồng Kông, 18/10/2014.REUTERS/Carlos Barria
Cuộc cách mạng những chiếc dù đang diễn ra tại Hồng Kông thu hút
sự chú ý của toàn thế giới, và tất nhiên là được các tổ chức quốc tế đấu tranh
cho nhân quyền theo dõi chặt chẽ. Trong đó có Amnesty International đã nhiều
lần lên tiếng phản đối các vụ trấn áp người biểu tình ôn hòa.
RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với bà chào bà Nina Walch, tổ chức
Amnesty International phụ trách hồ sơ các cuộc khủng hoảng.
RFI : Xin chào bà Nina Walch, rất cảm
ơn bà đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ. Thưa bà, vừa rồi Ân
xá Quốc tế đã ra thông cáo phản đối việc trấn áp người biểu tình ở Hồng Kông
phải không ạ ?
Nina Walch : Trong thông cáo báo chí, đương nhiên
chúng tôi đã lên án bạo lực cảnh sát, vì rõ ràng đây là việc sử dụng vũ lực quá
lố. Và chúng ta đã thấy, nào hơi tiêu, hơi cay, và nhất là trong những ngày gần
đây những người biểu tình bị cảnh sát đánh đập.
Chúng tôi lên tiếng bảo vệ quyền tự do ngôn luận của những người
xuống đường ôn hòa, và kiên quyết lên án lực lượng an ninh sử dụng bạo lực.
Nhất là vì cảnh sát phải tạo điều kiện cho các cuộc biểu tình một cách hòa
bình, chứ không phải tấn công vào những người dân - vốn có quyền tham gia xuống
đường và bày tỏ chính kiến một cách hòa bình.
RFI : Nhất là giới trẻ Hồng Kông xuống đường
rất trật tự, ôn hòa…
Chính thế. Đó là những cuộc biểu tình hết sức hòa bình, thật hiếm
thấy như vậy. Chúng tôi cũng cho đây là những người biểu tình lịch sự nhất, như
bạn biết đó. Thành ra chẳng hạn từ đầu tháng 10, khi có những vụ tấn công thô
bạo của những người phản đối biểu tình - thậm chí có những cô gái còn bị tấn
công tình dục - cảnh sát ở ngay bên cạnh nhưng chẳng làm gì cả để giúp họ. Như
vậy là không làm tròn trách nhiệm bảo vệ người biểu tình.
Hơn nữa gần đây họ còn thô bạo với người biểu tình, như cách đây
hai ngày với trường hợp của Ken Tsang (Tăng Kiện Siêu). Tất cả mọi người đều
biết cuộn băng video bốn phút phổ biến trên mạng, do một ê-kíp truyền hình địa phương
quay được, chiếu cảnh một nhân viên hoạt động xã hội trẻ tuổi bị sáu cảnh sát
đánh đập tơi tả.
Rõ ràng việc này không thể chấp nhận được. Những cảnh sát có liên
can nhất thiết phải trả lời trước pháp luật, và phải có một cuộc điều tra khách
quan. Vì ngay từ đầu chúng ta đã thấy cảnh sát dùng vũ lực quá lố, xịt các loại
hơi cay vào những người không tấc sắt trong tay. Đã không bảo vệ người biểu
tình, mà nay còn đánh đập họ, là một tình hình không thể nào chấp nhận được.
RFI : Sau khi xịt hơi cay, rồi đến
việc đưa người biểu tình vào chỗ vắng đánh đập. Cảnh sát Hồng Kông như vậy đã
không rút được kinh nghiệm nào sau việc dùng vũ lực giải tán biểu tình, bị chỉ
trích kịch liệt tuần trước ?
Có vẻ là không. Giám đốc cảnh sát đã loan báo tiến hành điều tra,
vân vân. Dù là cần thiết, nhưng trong tương lai chính quyền Hồng Kông cần phải
tôn trọng luật lệ quốc tế. Luật pháp quốc tế nói rõ rằng không được bắt bớ,
giam giữ người dân chỉ vì những người này thực thi quyền tự do ngôn luận, và
quyền tự do hội họp của họ. Thế nhưng chẳng hạn hôm kia có đến 45 người bị bắt
trong lúc đang biểu tình ôn hòa.
Những quyền tự do mang tính quốc tế này đã được Hồng Kông ký kết
chấp nhận khi tham gia Công ước về các quyền dân sự và chính trị. Ngay trong
Hiến pháp mini của đặc khu cũng đảm bảo tự do ngôn luận. Như vậy chính quyền
không được ngăn cản, trấn áp người biểu tình như đã diễn ra, mà ngược lại phải
bảo vệ họ.
RFI : Có những cảnh sát đã bị đình chỉ
công tác vì vụ này ?
Vâng, tin này đã được loan báo, đây là một bước đi đúng hướng. Giờ
đây nhất thiết cần phải có một cuộc điều tra công minh.
RFI : Ân xá Quốc tế đã và đang làm những gì để bảo vệ, hỗ trợ
cho sinh viên biểu tình ở Hồng Kông ?
Tổ chức Ân xá Quốc tế chúng tôi không thể bảo vệ trực tiếp tại
chỗ. Những gì chúng tôi có thể làm là thu thập các bằng chứng, hay liên lạc với
các luật sư chẳng hạn. Sau đó chúng tôi có thể tiến hành những chiến dịch gây
áp lực lên chính quyền - để công lý được thực thi, để có được những cuộc điều
tra. Do là tổ chức quốc tế, đã có hai bản kiến nghị được đưa ra để kêu gọi
chính quyền tôn trọng tự do ngôn luận và không sử dụng vũ lực một cách bất cân
xứng như thế.
Đó là những phương tiện hành động của chúng tôi, để trong tương
lai và ngay trong hiện tạ, có thể bảo vệ người biểu tình. Có nghĩa là tiến hành
điều tra và sau đó gây áp lực – thông qua các phản kháng của định chế, qua các
bản kiến nghị đã được tất cả các thành viên ký , và đã gởi thư cho chính quyền
Hồng Kông.
RFI : Tuần trước Ân xá Quốc tế cũng đã
phản đối việc Bắc Kinh trấn áp các nhà đấu tranh Trung Quốc có các hành động
ủng hộ phong trào biểu tình Hồng Kông phải không thưa bà ?
Tại Trung Quốc đã có rất nhiều hành động biểu thị tình liên đới
với người biểu tình Hồng Kông. Việc này không làm chúng tôi ngạc nhiên mấy, và
chắc bạn cũng vậy. Rất tiếc là họ đã bị trừng phạt. Nhưng thôi, đây là một vấn
đề xưa như trái đất – vấn đề tự do ngôn luận tại Trung Quốc.
Không thể bắt giữ những người dân chỉ vì họ ủng hộ một phong trào dân
chủ. Có ít nhất hai chục người đã bị bắt và có nguy cơ lãnh án đến 5 năm tù
giam. Cũng có thể không bị kết án một cách chính thức như thế mà vì những tội
danh như khiêu khích, gây rối trật tự công cộng…Tiếc thay, đó không phải là
chuyện đùa, mà là thực tế đáng buồn tại Trung Quốc.
RFI : Theo bà, liệu có một lối thoát cho
phong trào dân chủ Hồng Kông hay đang trong ngõ cụt ?
Khá là khó khăn, một khi không có đối thoại, và cho đến nay chưa
hề có thương thuyết thực sự. Ê-kíp tại chỗ của chúng tôi nghĩ rằng có thể có
những giải pháp, với một nhân vật uy tín làm trung gian đàm phán, để rốt cuộc
các sinh viên và chính quyền có thể ngồi lại với nhau quanh một bàn thương
lượng. Thực ra sáng nay người biểu tình ở Mongkok đã bị giải tán, nên số lượng
không còn bao nhiêu. Hiện nay tình hình có vẻ yên tĩnh đôi chút.
Tuy nhiên chúng tôi có rất nhiều chứng cớ. Các thanh niên nói với
chúng tôi là ban đầu họ không quan tâm mấy đến chính trị. Nhưng chính bạo lực
cảnh sát, và phản ứng của chính quyền đã khiến họ chú trọng đến những gì đang
diễn ra tại Hồng Kông. Giới trẻ không thể chấp nhận được một câu trả lời như
thế. Tôi nghĩ rằng tiếng nói thực sự của tuổi trẻ đang được cất lên. Nhất thiết
phải có đối thoại, nếu không sẽ rơi vào ngõ cụt với nguy cơ bạo động ngày càng
tăng.
RFI : Không chỉ ôn hòa, mà tính văn minh
lịch sự của các bạn trẻ trong cuộc cách mạng này cũng rất đáng được khâm phục
phải không ạ ?
Tất nhiên. Trong bốn năm gần đây, tôi phụ trách theo dõi rất nhiều
những phong trào được gọi là « Mùa xuân Ả Rập ». Nhờ vậy tôi có thể quan sát
các cuộc biểu tình ở Tunisie, Ai Cập, Syria và gần đây tại Ukraina. Đúng là có
những khác biệt ấn tượng. Cung cách tiến hành biểu tình của các bạn trẻ Hồng
Kông thật tuyệt vời. Họ tổ chức hệ thống thu nhặt rác, dựng những tấm bảng cáo
lỗi vì đã làm phiền. Thật là chưa từng thấy ! Và thật hết sức bất công khi đàn
áp một phong trào hòa bình như thế
RFI : RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn bà Nina Walch thuộc tổ
chức Ân xá Quốc tế tại Pháp, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn hôm nay của
chúng tôi.
Cảnh sát Hồng Kông can thiệp
tại khu Mong Kok
Người biểu tình phong tỏa một đoạn đường ở khu
Mongkok, Hồng Kông sau khi cảnh sát dỡ bỏ các rào cản,
17/10/2014.REUTERS/Carlos Barria
Là một trong những địa điểm chính của phong trào dân chủ Hồng
Kông, khu thương mại sầm uất Mongkok, vào sáng sớm hôm nay 17/10/2014 đã bị
cảnh sát đến tháo dỡ lều trại và rào cản của người biểu tình. Đường phố được
tạm thời khai thông. Nhưng đến chiều tối hàng trăm người Hồng Kông đã quay trở
lại và tiếp tục chiếm đóng Mongkok.
Tường thuật tại chỗ của thông tín viên đài RFI, Florence de Changy
:
« Chiến thuật của nhà cầm quyền Hồng Kông đã làm mọi người ngạc
nhiên. Vào 5 giờ sáng nay, chính phủ họp báo. Cùng lúc, cảnh sát được lệnh tháo
gỡ rào cản của người biểu tình, giải tỏa khu thương mại Mongkok. Phải nói là
vào sáng sớm hôm nay chỉ còn vài chục người đã tiếp tục đóng trụ tại đó. Chiến
dịch dẹp người biểu tình của cảnh sát Hồng Kông đã diễn ra suôn sẻ. Các rào
cản, thùng rác, bích chương … đã được dọn sạch. Cảnh sát đã mở lại đường phố
cho xe cô lưu thông.
Thế nhưng chỉ tới 11 giờ sáng thì khoảng 200 người biểu tình đã
quay trở lại khu vực này và họ lại chiếm đóng phía bên phải của con lộ chính,
làm gián đoạn giao thông trên trục bắc - nam. Đường phố lại bị tê liệt. Đến tối
nay, thì giới đấu tranh cho dân chủ Hồng Kông đã dựng lại lều trại. Phong trào
chiếm đóng lại Mong Kok tự phát. Điều này đã khiến chính những thành phần kêu
gọi tham gia chiến dịch bất phục tùng dân sự đã ngạc nhiên.
Tối thứ Sáu là một thời điểm khá nhậy cảm đối với khu thương mại
Mongkok. Đây là lúc mà nhiều băng đảng mafia tung hoành, đi thu tiền của các
thương gia nhờ các tay anh chị che chở và bảo vệ. Đây là lý do vì sao đụng độ
đã xảy ra vào tối thứ Sáu đầu tiên của phong trào chiếm đóng đường phố ở Hồng
Kông. »
Hình ảnh cảnh sát Hồng Kông
bị hoen ố
Cảnh sát Hồng Kông tiến lên giải tán biểu tình
sau khi đã dỡ bỏ các rào cản tại Mongkok ngày 17/10/2014.REUTERS/Carlos Barria
Từ lâu nay, cảnh sát Hồng Kông luôn tự hào là lực lượng giữ gìn
trật tự an ninh tốt nhất Châu Á, chinh phục được tình cảm, sự tin cậy của người
dân. Nhưng, sau các vụ bạo hành, trấn áp người biểu tình đòi dân chủ trong
những ngày vừa qua, uy tín của cảnh sát Hồng Kông bị sứt mẻ nghiêm trọng.
Kể từ ngày 28/09, thời điểm phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở
Hồng Kông trở nên sôi sục và quyết liệt hơn, cảnh sát Hồng Kông bị cáo buộc bạo
hành, không vô tư, phục vụ các ý đồ chính trị.
Vụ đánh đập dã man một người biểu tình đã bị bắt, được truyền hình
Hồng Kông loan tải càng làm xấu thêm hình ảnh của cảnh sát. Bên cạnh đó, cảnh
sát Hồng Kông còn bị tố cáo đã nhắm mắt làm ngơ để cho những kẻ côn đồ, mafia
địa phương, trà trộn vào người biểu tình và đánh đập họ.
Trước đó, tình hình đã khá căng thẳng khi cảnh sát dùng dùi cui,
lựu đạn cay trấn áp người biểu tình trong tay chỉ có cây dù để chống đỡ.
Theo bà Surya Deva, giáo sư luật tại City University Hồng Kông,
được AFP trích dẫn, « lòng tin giữa cảnh sát và người biểu tình đã bốc
hơi. Cội nguồn của sự bạo lực này là việc chính phủ đã sử dụng cảnh sát để giải
quyết một vấn đề chính trị ».
Cảnh sát Hồng Kông được thành lập năm 1844, ba năm sau khi Anh
Quốc quản lý lãnh thổ này. Trong một thời gian dài của thế kỷ XX, cảnh sát Hồng
Kông nổi tiếng với các vụ tham nhũng. Trong những năm 1960, ai cũng biết là
cảnh sát thông đồng, nhận hối lội của mafia địa phương.
Mọi việc đã thay đổi kể từ năm 1974. Cùng với việc thành lập một
ủy ban độc lập chống tham nhũng, giám sát các cơ quan chính quyền, đội ngũ cảnh
sát Hồng Kông từng bước được « quét dọn ». Nhiều nhân viên cảnh sát tay nhúng
chàm đã phải ra trước vành móng ngựa, một số khác bị buộc phải về hưu.
Vào lúc cảnh sát ở nhiều nước Châu Á được biết đến với các vụ bạo
hành, tham nhũng, công cụ của chế độ độc tài toàn trị, thì từ hơn hai thập niên
qua, cảnh sát Hồng Kông được coi là tấm gương của sự liêm khiết, làm việc có
hiệu quả cao.
Hồng Kông với hơn 7 triệu dân, được đánh giá là một trong những
thành phố an toàn nhất thế giới, rất ít các vụ trộm cướp, xâm phạm tới tài sản
và thân thể, cho dù tình trạng bất bình đẳng xã hội rất cao và mật độ dân cư
lớn. Theo các số liệu chính thức, số vụ trộm cắp tại Hồng Kông là 8,6 trên 100
ngàn dân, trong khi đó, tại New York là 243,7 và Paris là 789,8.
Đối với nhiều nhà quan sát, hình ảnh, uy tín tốt đẹp này giờ đây
đã tan vỡ.
Bà Claudia Mo, dân biểu Đảng Công Dân, thuộc phong trào dân chủ
Hồng Kông giải thích : « Chúng tôi thừa nhận rằng Hồng Kông được coi là
một trong những thành phố chắc chắn, an toàn nhất trên thế giới. Thế nhưng, đây
là vấn đề lòng tin. Nếu người dân không còn tin tưởng vào cảnh sát nữa, thì sẽ
nẩy sinh nhiều vấn đề ».
Kể từ sau các vụ trấn áp, người biểu tình ở Hồng Kông khi đối mặt
với cảnh sát, thường hô câu « Hắc Cảnh – Hak Ging », một cách chơi
chữ, dựa theo bộ phim nói về « Xã hội đen – Hak se wui » ;
thành ngữ tiếng Quảng này thường được dùng để chỉ các băng đảng tội phạm, mafia
ở Hồng Kông.
Một nữ sinh viên biểu tình nói với AFP : « Cái mất lớn
nhất đối với cảnh sát là lòng tin của công dân ».
Cảnh sát Hồng Kông đáp lại là họ vẫn cố gắng kiềm chế trước thái
độ rất quyết liệt của sinh viên biểu tình muốn chiếm giữ thêm các địa điểm khác,
gây xáo trộn cuộc sống của người dân.
Chuyên gia Sonny Lo, thuộc Viện Giáo dục Hồng Kông cho rằng cảnh
sát rơi vào tình thế bị kẹt về chính trị, giữa một bên là áp lực của người biểu
tình không chịu giải tán và bên kia là chính phủ từ chối nhượng bộ. Theo bà, «
tình hình phải được giải quyết bằng một giải pháp chính trị. Cảnh sát không
được quan tâm đến vấn đề chính trị ». Cảnh sát chỉ là một công cụ của
Nhà nước, chứ không phải của một chế độ.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment