Chống
không nổi- sao cứ ỳ ra thế?
DIỆT CHUỘT ĐẬP BÌNH HAY ĐẬP
BÌNH PHONG?
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Phạm Trần (Danlambao) -
Người Cộng sản Việt Nam (CSVN) đầu Thế kỷ điện tử 21, năm 2014, nổi tiếng Thế
giới trong 4 lĩnh vực: Biết sai mà cứ cãi; Có lỗi nhưng không nhận để sửa chữa
và không chịu từ chức; Làm hỏng mà cứ chối quanh cho huề cả làng; Cứ viết bừa,
nói quậy rồi người đọc và nghe cũng quen đi.
Đi
sâu vào từng lĩnh vực, hãy kể ra đây tin hàng đầu về vụ bùn đỏ tràn ra đường ở
khu vực hồ thải quặng bô xít Tân Rai đuôi số 5 (tỉnh Lâm Đồng) ngày 08/10
(2014), theo báo Tuổi Trẻ.
Bộ
Công thương và chủ đầu tư tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam
(Vietnam National Coal - Mineral Industries Group- Vinacomin, TKV) khẳng định“loại đất này không gây độc hại, không gây ảnh
hưởng tới môi trường.”
Ông
Trần Văn Chiều - Phó Tổng giám đốc Vinacomin (TKV) nói với báo chí:"Đây hoàn toàn là bùn đỏ tự nhiên, không
độc hại. Chúng tôi còn có kế hoạch nếu thiếu đất hoàn thổ sẽ đưa lên để trồng
cây".
Tuy
nhiên, theo Tiến Sĩ Nguyễn Thành Sơn, giám đốc quản lý dự án Than đồng bằng
sông Hồng thì: “Nếu ai đó khẳng định hồ
thải quặng đuôi không nguy hại là không đúng. Bất cứ hồ (bãi) thải quặng đuôi
nào cũng nguy hại, do có chứa rất nhiều khoáng vật của KIM LOẠI NẶNG và hợp
chất hóa học khác nhau chưa được xử lý.
Vì vậy, trong các sách giáo khoa, người ta phải
có hẳn 1 chương hướng dẫn thiết kế bãi thải quặng đuôi. Chắc chủ đầu tư lẫn Bộ
Công Thương chưa được học! Ở Tân Rai, về mặt lý thuyết, hồ thải quặng đuôi chỉ
ít nguy hại hơn hồ thải bùn đỏ.”(Trích từ báo Một Thế
Giới, 12/10/2014).
Ông
Sơn là người nghiên cứu và chống dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên ngay từ
năm 2007 khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 167 phê duyệt
quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít từ giai
đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.
Theo
ông Sơn và nhiều chuyện gia về địa chất và kinh tế thì tốn phí khai thác
Bauxite không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam vì giá bán trên thị trường rất
bấp bênh. Các chất thải khi biến chế và các hồ chứa chất bùn đỏ độc hại sẽ có
nguy cơ tác hại nghiêm trọng đến môi trường, kể cả thương tổn đến sinh mạng con
người và các sinh vật do chất độc của bùn đỏ ngấm vào đất và các nguồn nước gây
ra, vì Tây Nguyên có lượng mưa nhiều và ở vị trí trên cao rất nguy hiểm nếu hồ
chứa bùn đỏ độc hại bị vỡ!
Khoảng
4,000 Trí thức và đảng viên kỳ cựu, kể cả Bà nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn
Thị Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Địa
phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam
cũng đã ký tên vào kiến nghị yêu cầu nhà nước đình chỉ dự án nguy hiểm này.
Tuy
nhiên do sức ép của Trung Cộng, nước có nhu cầu lớn về lượng nhôm cho kỹ nghệ
của họ nên Bộ Chính trị của đảng CSVN thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã bằng
lòng để cho Công ty xây dựng của Trung Cộng, Tập đoàn Chalieco chuyên sản xuất
Alumin - nhôm của Trung Quốc, được “trúng thầu” xây dựng hai nhà máy Tân Rai
(Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Dăk Nông).
Khi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên thay ông Mạnh từ tháng 01/2011, đã không điếm
xỉa đến lời khuyên của các chuyên gia mà còn bỏ ngoài tai cả lời cảnh giác
“nguy hiểm cho an ninh quốc gia” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nói
thêm về sự độc hại của bùn đỏ đã tràn ra đường ở “hồ đuôi số 5” Tân Rai, Tiến
sĩ Nguyễn Thành Sơn nói tiếp: “Bãi thải quặng đuôi từ nhà máy tuyển rửa quặng của dự án Tân Rai
được lựa chọn địa điểm và các giải pháp thiết kế ấu trĩ. Công nghệ tuyển quặng
được “copy” của Trung Quốc, nhưng lại không có thử nghiệm tuyển công nghệ, tiêu
hao nhiều nước, phải nhờ các bạn Ấn Độ hiệu chỉnh bằng sử dụng chất trợ lắng.
Trong ngành khai khoáng, bãi thải quặng đuôi là
một hạng mục rất quan trọng cần được thiết kế đúng. Ở Việt Nam cách đây hơn 40
năm, chúng ta đã có các bãi thải quặng đuôi được các chuyên gia Trung Quốc giúp
thiết kế ở mỏ Cromite Cổ Định (Thanh Hóa) và mỏ sắt Trại Cau (Thái Nguyên), các
chuyên gia Liên Xô giúp thiết kế bãi thải quặng đuôi ở apatite Lào Cai… Nói
chung, đây là những công trình thực sự (phải có đầy đủ các bước, từ luận chứng
chọn địa điểm đến các giải pháp thiết kế cơ bản, đặc biệt là vấn đề chống thấm
và chống các chất kim loại nặng lọt ra ngoài môi trường nước.
Xin nhắc lại, ở Việt Nam, thời bao cấp, tai nạn
lớn nhất trong ngành khai khoáng đã xảy ra tại bãi thải quặng đuôi của mỏ măng
gan Tĩnh Túc từ những năm 1960 của thế kỷ trước, và làm thiệt mạng gần 100
người. Vì khi đó đang còn chiến tranh, nên tai nạn thuộc loại "nhạy
cảm", chỉ có các cán bộ kỹ thuật, tâm huyết với ngành mỏ và những người có
trách nhiệm mới được biết. Hiện nay chỉ còn một vài người chứng kiến và nhớ. Sử
sách đã không thấy ghi lại...” (Trích báo Một Thế
giới, 12/10/2014).
Như
vậy ai sai ai đúng giữa bộ Công thương và Tiến sĩ Sơn đã rõ như ban ngày. Vậy
mà mà các viên chức của Bộ này và Tổng Công ty TKV cứ cảng cổ ra nói quanh để
bám trụ bất kể thua lỗ sau cùng chỉ đổ lên đầu dân phải đai lưng làm trả nợ cho
những quyết định “tùy hứng”.
Vô trách nhiệm
Để
hiểu hơn về cung cách nói và làm của các cơ quan trách nhiệm khai thác Bauxite,
hãy nghe một mẩu đối thọai giữa Nhà văn Nguyên Ngọc, người chống dự án Bauxite
từ lúc đầu với Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI (Radio France
International,Chương trình tiếng Việt) ngày 14/10/2014:
Nhà
văn Nguyên Ngọc nói: “Cách đây mấy năm tôi cùng với anh
Nguyễn Thành Sơn, một chuyên gia về mỏ, nghiên cứu rất nhiều về bauxite Tây
Nguyên, cũng như tham gia phản biện về bauxite Tây Nguyên, chúng tôi đã viết
bài nói về 10 lý do không nên khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Cho
đến nay, chúng ta chỉ mới làm thí điểm ở hai nhà máy, nhà máy Tân Rai đã sản
xuất và nhà máy Nhân Cơ sắp hoàn thành. Qua hai thí điểm này, những điều mà
chúng tôi đã báo động lần lượt bộc lộ ra, trước hết là về kinh tế.
Gần
đây có một báo cáo của bộ Công Thương, dựa trên tư liệu của tập đoàn TKV, đơn
vị chủ thầu, bảo rằng khai thác bauxite không có vấn đề gì cả, rất là tốt.
Chúng tôi đang tập trung phản biện cái báo cáo này. Đây là một báo cáo hết sức
vô trách nhiệm, hoàn toàn không dựa trên thực tế của hai nhà máy đang làm thí
điểm.
Về
kinh tế thì càng ngày càng lỗ, mặc dù cái tính đầu vào đã có rất nhiều gian
dối, không tính đầy đủ cái đầu vào. Thứ hai, tập đoàn TKV, đơn vị chủ thầu thì
liên tục xin giảm các loại thuế môi trường, thuế khoáng sản..., mà vẫn cứ lỗ.
Như vậy về mặt kinh tế không có lý do gì để làm bauxite cả. Họ cũng bảo là
trong bao năm nữa sẽ hết lỗ, nhưng cũng chẳng có căn cứ gì để nói như vậy.
Ngoài ra, cái việc bán không có ai mua, ngoài Trung Quốc, tức là bán chỉ có một
người mua, là rất nguy hiểm.”
RFI: Trong báo cáo vừa qua, bộ Công thương còn đề
nghị là chuyển từ làm thí điểm bauxite sang sản xuất nhôm. Theo ông, sản xuất
nhôm thì có tác động ra sao?
Nhà
văn Nguyên Ngọc: "Nói như thế là nói bừa, vô trách nhiệm!
Điện ở đâu mà làm nhôm? Điện bây giờ đang thiếu như thế, mà như ta đã biết, cái
khâu từ alumina làm ra nhôm là tốn điện rất nhiều. Với giá điện ở Việt Nam hiện
nay thì không thể làm nhôm được. Làm alumina đã lỗ rồi. Trong khi đó nhu cầu
tiêu thụ alumina và nhôm ở Việt Nam không có nhiều như thế. Bán ra ngoài thì
chỉ có Trung Quốc mua thôi. Chưa nói đến đời sống xã hội bị xáo trộn, khiến văn
hóa cũng bị đảo lộn.
Ấy
là chưa nói đến mặt an ninh quốc phòng. Lao động của Trung Quốc, lao động không
có tay nghề được đưa vào đấy, trong khi lao động của mình thì không sử dụng
hết. Lao động nước ngoài tràn vào, thâm nhập vào trong đời sống người dân trong
làng. Ở một vùng đất có tính chất chiến lược như Tây Nguyên, chưa biết nguy cơ lâu
dài ra sao.”
Cố đấm ăn xôi đất?
Đến
năm 2014, hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ đã nuốt trôi 1.5 tỷ dollars tiền đầu tư,
kể cả tiền vay trả lãi nặng của nước ngoài, nhưng Tổng công ty TKV vẫn tiếp tục
“nhăn mặt” kêu khó để xin nhà nước ưu đãi đủ thứ, kể cả vốn đầu tư, thuế tài
nguyên, môi trường v.v..
Bộ
Công thương phỏng đoán cả hai nhà máy sẽ tiếp tục thua lỗ, nhưng vẫn lạc quan,
dù không có căn cứ, rằng Bauxite Việt Nam sẽ có lời sau 11 năm vận hành!
Tin
báo chí Việt Nam đưa tin Nhà máy Tân Rai năm 2013 đã lỗ hơn 258 tỉ đồng, Nhân
Cơ dự kiến năm 2015 sẽ lỗ hơn 671 tỉ đồng...
Nhưng
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải tỏ vẻ lạc quan trong buổi họp báo ngày
07/04/2014: “Đối với dự án Tân Rai
sẽ lỗ trong vòng 5 năm đầu, và 12 năm sau sẽ hoàn vốn. Dự án Nhân Cơ lỗ trong 7
năm và hoàn vốn trong 13 năm. Cả hai dự án này đều có thời gian khai thác là 30
năm nhưng tuổi thọ lên đến 50 năm nên hoàn toàn có tính khả thi. Mặt khác,
bô-xít cũng không độc hại như nhiều người khác nghĩ".
Tính
lạc quan “tự phát” này lại thiếu khả thi vì tổng giá thành làm ra 1 tấn hàng
gồm nhiều chí phí như vận tải, làm đường, tân trang xa lộ, tiêu phí bảo vệ môi
trường, bảo hiểm v.v.. chưa được công chung nên chưa ai biết cuối cùng rồi sẽ
thua lỗ bao nhiêu ngàn tỷ nữa và thời gian còn kèo dài thêm bao nhiêu năm nữa?
Mặt
khác, hàng của Việt Nam lại chỉ dành bán phần lớn cho Công ty hữu hạn Nhôm Vân
Nam (Trung Quốc).
Có lỗi vẫn cứ ngồi
Thành
tích thứ hai là chuyện người có lỗi sờ sờ ra đấy mà cứ coi trời bằng vung, chả
ai dám đuổi việc hay thay thế. Bằng chứng như Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã bị cả Bộ chính trị đề nghị phải chịu một hình thức kỷ luật
vì không làm tròn nhiệm vụ mà còn gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng trong
hai vụ phá sản thua lỗ hàng trăm nghìn tỷ bạc của hai Tổng Công ty Vinashin và
Vinalines.
Tại
Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN không đủ phiếu để kỷ
luật ông Dũng vì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không có khả năng vận động và “tính
nể nang nhau” còn bao phủ nghị trường.
Bằng
chứng này đã viết trong Bản Thông báo ngày 15/10/2012: "Sau khi đánh giá toàn diện và toàn
bộ kết quả đợt kiểmđiểm lần này, Bộ Chính trị đã báo cáo kết
quả với Ban Chấp hành Trung ương. Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiêm túc tự phê
bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương, trước toàn Đảng và
toàn dân về tất cả những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, về
những suy thoái, hư hỏng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung
ương 4 đã nêu. Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khóa trước, thậm chí
chủ yếu là từ các khóa trước dồn lại, nhưng với trách nhiệm của người đứng đầu
hiện nay (tập thể, cá nhân), Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị đã nhận
thức sâu sắc trách nhiệm chính trị rất lớn trước những khuyết điểm và hạn chế
đó. Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng và góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh
thiêng liêng của Đảng và làm gương cho toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất
cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét có hình thức kỷ luật
khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng
chí trong Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao việc tập thể Bộ
Chính trị tự giác xin nhận kỷ luật; điều đó thể hiện tinh thần thẳng thắn, cầu
thị, nghiêm túc, gương mẫu và quyết tâm cao trong việc thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng. Sau khi thảo luận, cân nhắc nhiều
mặt, Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị
và một đồng chí trong Bộ Chính trị.”
Tuy
tên của “một đồng chí” không bị công khai nhưng ai cũng biết người đó là ông
Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng rất may mắn được sống và có chức có quyền trong chế
độ CSVN nên không phải biết vì danh dự và liêm sỉ để tự ý xin từ chức như ở các
nước Nhật Bản hay Nam Hàn, nói chi đến các nước tự do dân chủ Tây phương khác.
Nuốt không xuôi
Thành
tích ngoạn mục thứ 3 của đảng CSVN là hai chuyện phòng, chống tham nhũng và Học
tập và làm theo tấm gương “cần, kiệm, liêm, chính” theo như đạo đức Hồ Chí
Minh.
Về
tham nhũng trong đảng thì ai cũng biết không phải do dân gây ra vì dân không có
quyền để đòi tiền, bắt người khác phải hối lộ, chạy chức, chạy quyền với mình.
Chuyện này thuộc về cán bộ, đảng viên nhất là những kẻ có chức có quyền.
Nhưng
tại sao, kể từ khi có Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 rồi được sửa đổi
năm 2012, tham nhũng lan tràn vẫn là câu chuyện “đầu môi chót lưỡi” trong dân
mỗi khi họ trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang?
Bởi
vì ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ đã báo cáo tại Kỳ họp thứ 7
Quốc hội khóa XIII, ngày 12/06/2014 rằng: “Đây là một thách thức đe dọa sự tồn vong của chế
độ.”
Tại
sao? Vì chỗ nào cũng có tham nhũng nhưng đảng vẫn chưa bắt được hết kẻ phạm tội.
Vì vậy, theo báo riêng của Ban Thanh tra: “Ông Tranh cho biết, dự báo tình hình tham nhũng
sắp tới vẫn nhận định công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu ngăn
chặn và đẩy lùi; tham nhũng vẫn xảy ra nghiêm trọng trong nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực. Tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, việc phòng ngừa còn hạn
chế trong hiệu quả.”
Ông
Tranh còn thẳng thắn nói với Quốc hội rằng: "Ngành (Thanh tra) đưa ra dự báo thanh nhũng vẫn còn diễn ra nghiêm
trọng, tinh vi, khó phát hiện, thiệt hại gây ra với tài sản của nhà nước, xã
hội còn cao nhưng xử lý tài sản tham nhũng còn thấp. Hành vi tham nhũng có
nhiều dạng khác nhau, trong đó có tham ô tài sản, tham nhũng, nhũng nhiễu, cố ý
làm trái… diễn ra trong nhiều lĩnh vực nhạy cảm. Tham nhũng vặt xảy ra thường
xuyên trong việc tiếp xúc với công dân, doanh nghiệp…
“Như vậy, có thể khẳng định rằng tham nhũng vừa
qua chưa được đẩy lùi, diễn biến tinh vi phức tạp cần đấu tranh mạnh mẽ hơn”.
Về
câu hỏi của đại biểu Đại biểu Lê Thị Yến (Phú Thọ) với vấn đề tỷ lệ xử lý sau
thanh tra thấp, về tiền chỉ đạt 30%, đất đai 20% ông Tranh khẳng định: "Từ 2011 đến nay, kết quả đã tốt hơn. Đến
nay, tiền đã đạt hơn 50%, đất đạt 83%."
Ông
cũng chỉ ra nguyên nhân xử lý thấp, vì “chưa có một chế tài mạnh. Trách nhiệm của người đứng đầu ngành là
có những chế tài chưa khả thi với người phải thực hiện kết luận thanh tra. Nhận
thức pháp luật của đối tượng bị thanh tra cũng chưa tốt.
Thẩm quyền của ngạch thanh tra theo quy định
pháp luật cũng chỉ là phát hiện và kiến nghị chứ chưa có quyền cưỡng chế hoặc
thi hành kết luận thanh tra.”
Vậy
ai trong đảng có trách nhiệm thi hành kết luận của Thanh tra?
Trên
nguyên tắc thuộc về Bộ Công an đi điều tra theo lệnh của Bộ Chính trị và của
Thủ tướng Chính phủ, nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại bảo: "Chống tham nhũng “phải làm sao diệt được chuột,
nhưng đừng để vỡ chiếc bình.” (nói với cử tri Hà Nội ngày 06/10/2014)
Nhưng
cái “bình” đây là ai nếu không phải là “đảng” do ông đứng đầu?
Vì
vậy, ông Trọng mới sợ “bứt dây thì động đến rừng” nên cứ từ từ mà làm, đừng đi
đâu mà vội mà vàng, lỡ ra “quàng vào dây” ngã lăn đùng ra cả lũ thì khốn!
Ông
nói tiếp với cử tri tại quận Ba Đình và Tây Hồ (Hà Nội): "Tham nhũng gây hại cho chính trị, kinh tế… nên
Đảng, Nhà nước và người dân rất không đồng tình. Không ai “bật đèn xanh” cho
tham nhũng, lãng phí". Tuy vậy, phòng, chống tham nhũng là công
việc khó, rất phức tạp, lâu dài, không thể nóng vội, bởi lẽ việc phát hiện tham
nhũng đã khó, việc xem xét, xử lý tham nhũng càng khó hơn. Tổng Bí thư phân
tích: “Trong vấn đề này, chúng
ta muốn làm nhanh, nhưng trên thực tế lại phải qua nhiều công đoạn cùng các mối
quan hệ trong một vụ án phức tạp, nếu không làm cẩn thận dễ xảy ra oan sai,
song tinh thần là đã phát hiện vụ việc thì phải xử lý rất nghiêm. Chúng ta kiên
quyết nhưng phải bình tĩnh, tỉnh táo, làm lâu dài, bằng nhiều biện pháp.”
Bình
tĩnh và tỉnh táo bao nhiêu để đưa đến kết quả “tham nhũng vừa qua chưa được đẩy lùi, diễn biến
tinh vi phức tạp…” như nhìn nhận của Tổng Thanh tra Huỳnh
Phong Tranh thì đủ biết sự rụt rè không dám “đánh rắn phải đánh vào đầu” thì
còn khuya những quan chức to đầu tham nhũng mới bị lôi ra ánh sáng!
Hay
là ông Trọng sợ bắt hết kẻ tham nhũng thì đảng sẽ tan vì đã có tới “một bộ phận
không nhó” cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng, đạo đức, tự diễn biến và tự
chuyển hóa rồi cơ mà?
Nhưng
đối với chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì ông lại chỉ biết trông vào dân báo
cáo với Đại biểu Quốc hội để bắt kẻ tham nhũng, thay vì chính nhà nước phải đi
lùng bắt trộm.
Ông
Sang nói với cử tri Quân 1 ở Sài Gòn ngày 14/10/2014: “Tham nhũng chưa được ngăn chặn và từng bước đẩy
lùi thì không thể xem đạt yêu cầu về công tác phòng chống.”
”
Báo
VietnamNet tường thuật: “Không chỉ đồng tình với ý kiến cử tri chống tham nhũng phải dựa
vào dân, Chủ tịch nước còn động viên cử tri mạnh dạn trao đổi thông tin về tình
hình tham nhũng: "Các cử tri giữ mối liên hệ với chúng tôi, qua những buổi
tiếp xúc, cung cấp thông tin, từ đó mới có cơ sở xác minh, làm rõ các hành vi
tham nhũng, tiêu cực. Với tình hình hiện nay thì người dân không yên tâm. Đơn cử
mỗi lần gặp cử tri, chúng tôi đều nghe về chủ đề này, có nhiều ý kiến gay gắt. Thực
tế kết quả chưa tốt thì cử tri gay gắt là phải thôi".
Nhưng
tại sao nhà nước lại cứ để cho dân “gay gắt” về “quốc nạn tham nhũng” mỗi lần
ông gặp cử tri thì ông Sang không nói.
Còn
nhớ ngày 07/05/2011 ông Sang cũng đã từng khẳng định với cử tri Sài Gòn“sẽ không loại trừ bất cứ sự thay đổi nào, rà
soát tất cả các khâu, thể chế nào, tổ chức nào, con người nào chưa đáp ứng được
mục tiêu đẩy lùi tham nhũng, lãng phí đều phải thay đổi.”
Hồi
đó ông nói mạnh: “Trước đây chỉ một con
sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ
cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu
có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước
này". (Trích từ VNNET, 07/05/2011)
Nhưng
ông Sang có biết đảng và nhà nước của ông bây giờ có bao nhiều “bầy sâu không”?
Chắc là ông không biết, nhưng khi người dân Sài Gòn còn “gay gắt” chuyện tham
nhũng thối nát trong cơ chế thì phải biết chỗ nào cũng có tham nhũng.
Bởi
vì hồi tháng 9/2013, cũng trong dịp tiếp xúc với cử tri Hà Nội, ông Nguyễn Phú
Trọng cho biết ông cũng rất khó chịu khi thấy tham nhũng vặt lộng hành, "cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi".
Ông
nói: "Sốt ruột, bức xúc lắm,
không phải bây giờ mà mấy năm trước Đảng đã gọi đây là quốc nạn, giặc nội xâm, quyền
lực lớn mà không kiểm soát dễ sinh hư hỏng, tham nhũng… Lãng phí cũng ghê gớm,
có khi còn hơn tham nhũng, về thời gian, công sức, tiền bạc..."
Báo
VietnamNet tường thuật: "Theo Tổng bí thư, phải chống nhiều thứ như lợi ích nhóm, cục
bộ, suy thoái và cả tham nhũng nhỏ. "Cái gì cũng phải tiền, không tiền
không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu."
Ngay
đến Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng ta thán các quan tham "ăn của dân không từ cái gì",
và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì tự chất vấn: “tiền ăn, chơi, chạy chạy không phải từ tham
nhũng thì từ đâu"?
Quả
nhiên ai nghe những “lời vàng ngọc” này cũng thấy khoái lỗ nhĩ, nhưng bình tĩnh
một chút thì thấy cũng bứt rứt cay đắng lắm đấy vì các quan chỉ nói mà không
hành thì giết được thằng tây tham nhũng nào?
Các
“quan lớn” nói sao mà chẳng được nhưng quan đánh trống xong rồi bỏ dùi biến mất
thì người dân phải è cổ ra chịu trận thôi chứ biết đổ cho ai bây giờ?
Chuyện
dài vô tận tham nhũng, lãng phí trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên đã phản ảnh
rất đầy đủ và nghiêm túc về thất bại của kế hoạch đảng bắt cả nước phải học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực “cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư” mà ông Hồ đã dạy đảng viên từ khi còn ở chiến khu
Việt Bắc kháng chiến chống Pháp.
Viết bừa nói quậy
Cuối
cùng là thành tích “nói văng mạng” “viết bừa” vô tiền khoáng hậu của các Dư
Luận Viên của đảng khi họ phát ngôn chống các nhóm nhân dân đấu tranh cho dân
chủ, tự do, nhân quyền và quyền làm chủ đất nước.
Những
“ngòi bút nhọn như dao găm” này đã được huấn luyện để dùng mọi ngôn ngữ để
chống đến tận xương tủy điều được gọi là “những phấn tử phản động ở nước
ngoài”, “những thành phần cơ hội” trong đảng, ở trong nước và “những thế lực
thù địch” hay “diễn biến hòa bình” với một kết luận duy nhất và cuối cùng là
kết án những tiếng nói đòi tự do và dân chủ cũng chỉ nằm trong âm mưu chống
đảng, nhằm lật đổ đảng cầm quyền CSVN. Các dư luận viên chỉ biết nói bừa cho
xong nhiệm vụ, dẫu phải vu cáo mà không cần có bằng chứng!
Chẳng
hạn như mới đây, người có tên là Bắc Hà đã viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày
06/10/2014 bài có nhan đề “Cương
lĩnh 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam với xu thế thời đại”.
Nội
dung chính là chống lại những ý kiến trong và ngoài nước phê bình bản Cương
lĩnh của đảng không còn thích hợp với nhu cầu phải thay đổi của đất nước là cần
có tự do và dân chủ để tạo sức mạnh toàn dân xây dựng đất nước, đưa dân tộc đến
phú cường thịnh vượng.
Bản
“Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” (bổ sung, phát triển
năm 2011) chỉ nhằm lập lại tham vọng “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã
hội” và duy trì Chủ nghĩa ngoại lai đã phá sản Mác-Lenin lên dân tộc.
Không người dân Việt Nam nào đã bỏ phiếu cho đảng làm như thế và đảng cũng chưa
bao giờ dám hỏi dân có đồng ý hay không thì có phải là “tự biên tự diễn”
hay “nhân dân đã bị bắt buộc
phải muốn” như thế?
Nhưng
Tác giả Bắc Hà không biết rằng khi hăng say lý luận bảo vệ Cương Lĩnh của đảng
vốn đã “ngồi lên Hiến pháp”, bộ luật cao nhất của Quốc gia, thì lại viết bừa
rằng: “Về kinh tế, việc kêu
gọi xóa bỏ Cương lĩnh cũng có nghĩa là xóa bỏ: “Nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ
chức kinh doanh và hình thức phân phối...”. Theo quan niệm chung của cộng
đồng quốc tế, nền kinh tế của Việt Nam hiện nay là “nền kinh tế thị trường”,
nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.”
Nhưng
“quan niệm chung của cộng đồng quốc tế” đã nhìn nhận kinh tế của Việt Nam là
“nền kinh tế thị trường” là “cộng đồng quốc tế” nào?
Nếu
đã được nhìn nhận như thế thì tại sao từ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng phải không ngừng kêu gọi Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên hiệp
Châu Âu (European Union) hãy nhìn nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để
được hưởng nhiều ân huệ thuế khóa và mậu dịch với các nhà nước tư bản hàng đầu
Thế giới?
Tổ
tiên người Việt đã dạy: "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe".
Đằng này đã “không biết” mà còn “điếc” nữa thì nghe sao được?
Do
đó mà không lạ khi không làm được thì cứ ỳ ra đấy hay cứ nói quàng rồi muốn ra
sao thì ra. -/-
(10/014)
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment