Thursday, October 23, 2014

Quan chức nhân quyền Mỹ thăm Hà Nội

 
Quan chức nhân quyền Mỹ thăm Hà Nội
  • 22 tháng 10 2014

·         Sức mạnh quân sự NATO 2014: Thông điệp đến Nga, Trung Quốc, Iran và Chiều Tiên - vncit.com



image





Preview by Yahoo




Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động sẽ thăm Việt Nam từ 22 đến 26 tháng Mười, theo thông báo của chính phủ Mỹ.

Chuyến thăm xảy ra ngay sau khi một nhà bất đồng, ông Nguyễn Văn Hải (có bút danh Điếu Cày), được Việt Nam thả và được đưa lên máy bay sang Mỹ hôm 21/10.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói ông Tom Malinowski sẽ “tiếp xúc với cả các cấp chính quyền lẫn đại diện của xã hội dân sự” tại Việt Nam.
Thông cáo nói nhà ngoại giao Mỹ sẽ “thảo luận tầm quan trọng của việc Việt Nam chứng minh tiến bộ về nhân quyền để thúc đẩy thêm quan hệ song phương Mỹ - Việt, bao gồm cả trợ giúp về mặt an ninh lẫn hợp tác kinh tế”.
Ông sẽ “khuyến khích Việt Nam sớm phê chuẩn Công ước chống Tra tấn và Công ước về Quyền của những người bị khuyết tật”.
Chuyến thăm cũng nhằm khuyến khích Việt Nam “thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quốc tế của mình về nhân quyền, trong đó có các quy định được ghi trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị”.
Sau chuyến thăm Việt Nam, ông Malinowski sẽ thăm Hàn Quốc từ 27 đến 28/10.

Ông Nguyễn Văn Hải vừa đến Hoa Kỳ ngày 21/10
Tại Seoul, dự kiến ông sẽ gặp giới chức, đại diện của xã hội dân sự người tỵ nạn Bắc Hàn, cũng như những nhà hoạt động trong lãnh vực dân chủ, nhân quyền.



Hà Nội mở tới đâu, Hoa Kỳ mở tới đó?
  • 22 tháng 10 2014
Blogger Nguyễn Văn Hải được đón tiếp nồng nhiệt tại Los Angeles
Chính quyền gấp rút đưa blogger Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, xuất cảnh để cách ly với giới hoạt động trong nước, theo ý kiến một nhà quan sát.

Nhận định trên được nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, đưa ra trong buổi phỏng vấn với BBC ngày 22/10.
Ông Dũng cũng cho rằng việc ông Hải được trả tự do mở ra hy vọng cho nhiều tù nhân chính trị khác đang còn bị giam giữ tại Việt Nam.
BBC: Ông có bất ngờ trước tin ông Nguyễn Văn Hải được trả tự do không, thưa ông?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Thực ra thì tôi không bất ngờ. Từ sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và sau tháng 7 năm 2014 thì mọi chuyện đã xoay chuyển khá nhiều.
Sau chuyến thăm Hà Nội của thượng nghị sỹ John McCain và Chủ tịch Hội đồng liên quân Hoa Kỳ Dempsey thì mọi chuyện đã không còn trong bóng tối nữa.
Từ tháng 8 tôi đã nghe tin Nguyễn Văn Hải được đặc xá và vấn đề chỉ là thời gian thôi.
Vấn đề bất ngờ ở đây là cách người ta đối xử với ông Hải như ông Cù Huy Hà Vũ, từ nhà giam đưa ra thẳng sân bay mà không được gặp người nhà, cách đối xử như vậy không tốt một chút nào.
BBC: Theo ông thì vì sao chính quyền Việt Nam lại phải gấp rút đưa ông Hải và ông Vũ ra sân bay sau khi trả tự do cho họ như vậy?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Người ta lo ngại dự luận và ảnh hưởng của những người như vậy đối với giới dân chủ, giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Thực ra mọi chuyện sẽ không đến mức phải quá lo lắng đối với nhà nước Việt Nam vì hiện nay thực lực của giới dân chủ và những người mang trường phái thoát Trung, mang quan điểm bất đồng với nhà nước chưa phát tán quá mạnh.
Nhưng với một nhà nước thiếu tính chính danh, thiếu thực lực thì họ luôn sợ cái mà họ cho là thế lực thù địch từ trong ra ngoài, vì vậy cách tốt nhất của họ là tống ra nước ngoài không để khuếch trương lực lượng.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Tôi nghĩ ra nước ngoài là cách tốt nhất để họ gây ảnh hưởng.
Ông Hải, tù nhân chính trị quan trọng nhất tại Việt Nam, mà còn được ra tù thì tất cả những tù nhân khác đều có hy vọng cả
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng
Ở Việt Nam để làm việc này rất khó khăn. Tôi nghĩ ông Vũ và ông Hải đi Mỹ hoặc Canada thì họ vẫn có thể xây dựng ảnh hưởng truyền thông để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh trong nước.
BBC: Bên cạnh những người được trả tự do gần đây thì cũng đã có thêm những nhân vật khác bị bắt giữ như bà Bùi Thị Minh Hằng hay như ông Nguyễn Hữu Vinh. Phải chăng chính sách ngoại giao nhân quyền của Hoa Kỳ cần có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với hành động từ phía Hà Nội?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Một số viên chức chính trị Mỹ cũng có hỏi tôi câu này. Về mặt khách quan thì mọi chuyện đang chậm rãi và có lẽ là không thể nhanh hơn được vì tất cả tùy thuộc vào Hà Nội.
Hoa Kỳ thực ra đã chìa tay ra cho Hà Nội từ tháng 6 năm 2014 khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng tiếc là Hà Nội đã hành xử quá chậm và cuối cùng là họ chậm trễ luôn cả TPP. Mà khi đã chậm trong quá khứ thì khó mà nhanh trong tương lai.
Giữa tháng 11 thì Hoa Kỳ sẽ trải qua bầu cử giữa nhiệm kỳ và chỉ sau đó quốc hội mới bắt đầu lắng nghe, xem xét những trình bày của chính phủ về việc đàm phán TPP và liệu có thể kết thúc một cách cơ bản đàm phán về TPP trong năm nay hay không.
Quả bóng hiện nay không trong chân chính phủ mà là trong chân quốc hội Hoa Kỳ.
Vấn đề thứ hai là về phía người Mỹ thì có lẽ họ đã rút kinh nghiệm phải nói là chua chát giai đoạn từ năm 2007-2008, khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và được dỡ bỏ khỏi danh sách cấm vận của các nước quan tâm đặc biệt đến vấn đề tự do tôn giáo.
Nhưng sau khi vào được WTO rồi thì họ quay trở lại đàn áp giới bất đồng chính kiến và hoạt động dân chủ.
Thế nên tôi nghĩ là Hoa Kỳ sẽ không ưu tiên đẩy mạnh những biện pháp mà họ cho là để hàn gắn mối quan hệ Việt - Mỹ mà họ sẽ lặng lẽ, chậm rãi và theo nguyên tắc thì Hà Nội mở tới đâu, Hoa Kỳ mới mở tới đó.
null
BBC: Vậy có phải ông đang cho rằng do nhu cầu từ phía Hà Nội muốn Hoa Kỳ tiếp tục nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí và thúc đẩy tiến trình đàm phán TPP, sẽ có nhiều tù nhân chính trị tiếp tục được trả tự do trong thời gian tới?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Chắc chắn là như vậy.
Hiện nay nếu nói là về lợi thế so sánh thì nhà nước Việt Nam có gì? Họ không còn thứ tài nguyên gì đáng kể ngoài cái gọi là tài nguyên nhân quyền.
Còn vài trăm con người còn nằm trong chốn tù đày, đó là món lợi đặc sản và có thể đem ra trao đổi với nước ngoài.
Muốn nhận được TPP hoặc vũ khí sát thương thì nhà nước chỉ còn cách đem các tù nhân đó ra trao đổi.
Tương tự như trường hợp của Miến Điện cách đây 3 năm. Đến cuối năm 2012, hàng loạt tù nhân Miến Điện, kể cả những người có mức án lên tới 105 năm cũng được ra tù.
Ông Hải, tù nhân chính trị quan trọng nhất tại Việt Nam, mà còn được ra tù thì tất cả những tù nhân khác đều có hy vọng cả.


Mỹ hoan nghênh trả tự do cho Điếu Cày
  • 22 tháng 10 2014
null
Ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, đã kêu gọi những nhà hoạt động khác đang còn ở trong nhà tù ở Việt Nam 'hãy mạnh mẽ lên'.
Trước đó, hôm thứ Ba ngày 21/10, ông Hải, người bị chính quyền Việt Nam tuyên án 12 năm tù về tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước', đã được đưa từ nhà tù ở Nghệ An ra thẳ̀ng sân bay Nội Bài ở Hà Nội để đáp máy bay với đích đến là Los Angeles, Hoa Kỳ.
Trong lúc này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đều đã phản ứng về việc thả tự do cho blogger Điếu Cày.
'Không nên khen Hà Nội'
Phát biểu trước truyền thông và những người ủng hộ tới đón mình tại sân bay ở Los Angeles Hoa Kỳ vào khoảng lúc 10 giờ tối ngày 21/10 theo giờ địa phương, ông Nguyễn Văn Hải nói:
''Thông điệp hiệu quả nhất gửi đến những anh em còn đang nằm trong nhà tù của Cộng sản là anh em hãy tin tưởng rằng anh em không đơn độc.
Thông điệp hiệu quả nhất gửi đến những anh em còn đang nằm trong nhà tù của Cộng sản là anh em hãy tin tưởng rằng anh em không đơn độc.
Blogger Điếu Cày nói khi vừa đặt chân đến Mỹ
''Bên ngoài vẫn có các chính phủ, các tổ chức, bạn bè quốc tế luôn luôn quan tâm và ủng hộ anh em cho nên anh em ở trong tù ở Việt Nam hãy mạnh mẽ lên, cố gắng lên để xứng đáng với lòng mong mỏi của tất cả mọi người''
"Freedom (Tự do) cho Việt Nam", ông hô lên với sự hưởng ứng của hàng chục người đứng xung quanh.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng vừa lên tiếng rằng ‘không nên ca ngợi Hà Nội’ trong việc blogger Điều Cày vừa được thả khỏi nhà tù và cho sang Mỹ.
“Việc blogger Điếu Cày được tự do là một tin tốt lành nhưng không ai có thể lúc nào quên rằng lẽ ra chính quyền không được bỏ tù ông. Chính phủ Việt Nam đã ngược đãi ông một cách khắc nghiệt trong nhiều năm bởi vì ông có dũng cảm để phát biểu chính kiến của mình và nói lên những sự thật không mấy dễ chịu mà các nhà lãnh đạo ở Hà Nội không muốn lan truyền trên Internet,” thông cáo của HRW dẫn lời ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á, của HRW nói.
Ông Robertson nói thêm:
"Không nên ca ngợi Hà Nội vì đã buộc ông Điếu Cày sống lưu vong như là cái giá cho sự tự do của ông.
Thả một blogger không thay đổi được gì các điều luật trấn áp của chính quyền Việt Nam cho phép họ xử tội hình sự những ai phát biểu ý kiến một cách ôn hòa bất cứ lúc nào.

Blogger Điếu Cày được cho là có nguyện vọng sang Mỹ
Chừng nào mà chính quyền Việt Nam không nghiêm túc cải cách để loại bỏ cái gọi là ‘an ninh quốc gia’ ra khỏi Bộ Luật Hình sự thì không có nhà hoạt động nào được an toàn cả.


Các độc giả của Điều Cày sẽ vẫn đọc được những bài blog của ông từ Mỹ, nhưng điều này sẽ không thay đổi thực tế là các blogger khác thay thế Điếu Cày ở Việt Nam sẽ phải chịu sự sách nhiễu có hệ thống của ông an như Điếu Cày đã từng trải qua.”
'Ông Hải muốn đi Mỹ'
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hoan nghênh việc trả tự do cho blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, đồng thời cho biết ông Hải đã quyết định sang Mỹ sau khi ra tù.

Nhiều tổ chức nhân quyền đã vận động trả tự do cho Điếu Cày
Hoa Kỳ “hoan nghênh quyết định trả tự do cho người tù lương tâm của nhà cầm quyền Việt Nam”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf, nói trong buổi họp báo ngày 21/10.

“Ông [Điếu Cày] đã quyết định sang Hoa Kỳ sau khi ra tù và đã đến nơi vào ngày 21/10 (giờ Hoa Kỳ),” bà cho biết thêm.
“Chúng tôi đã không ngừng kêu gọi trả tự do cho ông và những người tù chính trị khác tại Việt Nam.”
Các độc giả của Điều Cày sẽ vẫn đọc được những bài blog của ông từ Mỹ, nhưng điều này sẽ không thay đổi thực tế là các blogger khác thay thế Điếu Cày ở Việt Nam sẽ phải chịu sự sách nhiễu có hệ thống của ông an như Điếu Cày đã từng trải qua.
Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch
Trả lời câu hỏi của phóng viên BBC, Suzanne Kianpour, về việc liệu sẽ có thêm các tù nhân lương tâm khác được trả tự do trong thời gian tới hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đáp: “Chúng tôi hy vọng là có”.
Khi được yêu cầu xác minh tin nói ông Hải đã bị “ép phải xuất cảnh” sau khi được trả tự do, bà Harf nói “Tôi sẽ xác minh lại với chính quyền Việt Nam về vấn đề này. Chúng tôi biết rằng ông đã quyết định sang Mỹ” sau khi ra tù.
Ông Nguyễn Văn Hải bất ngờ được Việt Nam trả tự do và đưa ra sân bay Nội Bài trong ngày 21/10.
Trước đó, ông thi hành án tù 12 năm tại Trại giam số 6, Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói ông Nguyễn Văn Hải đã "quyết định sang Mỹ" sau khi được trả tự do
Trước khi bị tòa án khép ông vào tội danh này, ông còn bị tội danh 'trốn thuế' và đã thi hành xong bản án mà ông luôn bác bỏ và khẳng định mình vô tội.

Ông Hải được biết đến như một blogger với nhiều bài viết thu hút sự chú ý trên cộng đồng mạng xã hội và Internet của Việt Nam về các chủ đề dân quyền và chủ quyền biển đảo.
Ông được trao giải Tự do Báo chí Quốc tế trong buổi lễ được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) tổ chức tại New York, Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm ngoái.
Hồi tháng Tám vợ cũ của ông Hải, bà Dương Thị Tân, cho biết phía công an yêu cầu blogger Nguyễn Văn Hải viết đơn xin được ra tù trước thời hạn.
Blogger Điếu Cày được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng nhắc đến như một nhà hoạt động vì tự do báo chí ở Việt Nam.


Điếu Cày: 'Đấu tranh để cho ngày trở về'
22 tháng 10 2014 Cập nhật lúc 20:01 ICT
Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói:
"Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi.
Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ."
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ trong tương lai sẽ về lại Việt Nam hay không, ông Nguyễn Văn Hải trả lời: "Tôi sang đây đấu tranh là để cho ngày trở về".
Đoạn phim do báo Người Việt thực hiện.


Ở tù hay lưu vong?
Bùi Văn PhúGửi đến BBC Tiếng Việt từ Mỹ
  • 22 tháng 10 2014
Blogger là một tù nhân chính trị nổi bật ở Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Hải, tức nhà báo Điếu Cày, vừa được đưa thẳng từ nhà tù ở Việt Nam sang Hoa Kỳ. Không có thân nhân đi cùng và gia đình cũng không được thông báo cho đến khi ông đã ra khỏi quê hương.

Sự kiện ông được thả là kết quả của những vận động từ cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, và các tổ chức nhân quyền quốc tế với chính phủ Mỹ nhằm đem lại ảnh hưởng tích cực trong khi hai nước đang có những bước tiến để nâng quan hệ lên tầm mức cao hơn.
Trường hợp ông Hải bị án tù 12 năm với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” đã được chính giới Mỹ quan tâm từ nhiều năm qua. Tổng thống Barack Obama phát biểu trong ngày Tự do Báo chí Thế giới 2012 đã nhắc đến Điếu Cày như một thí dụ về sự thiếu tự do báo chí ở nhiều nơi trên thế giới.
Ông Hải cũng đã được Hội Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists) và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải tự do báo chí.
'Khích lệ'
Trước những yêu cầu của Washington, Hà Nội thả Điếu Cày, như một tín hiệu tích cực để đáp lại việc Hoa Kỳ nới lỏng chính sách cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, để dễ dàng hơn cho Hà Nội trong việc thương thảo gia nhập TPP và xa hơn là để tạo cơ hội thuận tiện cho Tổng thống Barack Obama ghé thăm Việt Nam trước khi hết nhiệm kỳ.
Việc Việt Nam thả tù nhân lương tâm là điều khích lệ cho những ai đang dấn thân tranh đấu cho quê hương vì họ biết rằng thế giới không quên những khao khát tự do, dân chủ của dân Việt.
Nhưng để có nhân quyền, tự do dân chủ thì con đường vẫn còn dài và gian nan.
Từ bao năm qua, trước công luận và những yêu cầu của thế giới, Hà Nội luôn nói rằng họ không giam tù chính trị, mà chỉ bỏ tù những ai phạm luật.
Hà Nội được cho là 'trao đổi' tù nhân chính trị để đổi lấy việc nhượng bộ của Mỹ
Những tù nhân chính trị ở Việt Nam, các tổ chức bảo vệ nhân quyền gọi là “tù nhân lương tâm”, đã vi phạm những điều luật nào?

Tòa án tại quốc gia này thường dùng các điều 79, 88 và 258 để kết án những ai phát biểu quan điểm bất đồng với nhà nước. Họ bị kêu án với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân hay lợi dụng tự do dân chủ để phá hoại tình đoàn kết dân tộc.
Thực tế họ đã làm gì phạm luật? Điếu Cày xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Basam Nguyễn Hữu Vinh làm blog tổng hợp tin tức. Tạ Phong Tần, Phan Thanh Nghiên, Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Bùi Thị Minh Hằng phản đối Trung Quốc hung hăng trên biển.
Trần Khải Thanh Thủy, Lê Quốc Quân bênh vực dân oan, nêu lên những tệ nạn xã hội. Những chức sắc tôn giáo Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Công Chính đòi tự do tôn giáo.
Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Hồng Sơn, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức lên tiếng kêu gọi cải cách chính trị. Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương cổ vũ thành lập công đoàn độc lập.
Nhờ can thiệp của quốc tế nhiều người đã được thả. Riêng Tạ Phong Tần, Bùi Minh Hằng, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý vẫn còn bị giam giữ.
'Còn vài chục tù nhân lương tâm'

Luật sư Lê Quốc Quân nằm trong số những người mà Washington muốn Hà Nội thả
Theo các tổ chức nhân quyền hiện còn vài chục tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Đối với người trong nước Hà Nội sẵn sàng bỏ tù, sách nhiễu, cấm cản di chuyển. Với người Việt hải ngoại, Hà Nội phản bác lại việc tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do dân chủ bằng cách nối kết những hoạt động này với biểu tượng cờ vàng.
Truyền thông trong nước cũng thường đưa ra lập luận rằng người hải ngoại tranh đấu chỉ vì muốn khôi phục lại chế độ Việt Nam Cộng hòa đã chết từ lâu.
Trong thập niên 1980 và đầu 90 những người lên tiếng cho tự do, nhân quyền tại Việt Nam là nhiều người đã có những gắn bó với sinh hoạt tại miền Nam trong hai mươi năm, như Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Văn Huy, Chân Tín, Đoàn Thanh Liêm, Nguyễn Đan Quế.
Sau có những tiếng nói từ miền Bắc của Trần Xuân Bách, Phan Đình Diệu, Trần Độ, Dương Thu Hương; hay từ những người miền Nam từng theo cộng sản như Nguyễn Hộ, Hà Sĩ Phu, Bảo Cự, Tạ Bá Tòng, Lữ Phương.
Khoảng mười năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ từ mọi miền đất nước đã dấn thân tranh đấu: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Huỳnh Thục Vy, Đinh Nguyên Kha, Phan Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương.
Họ không có liên hệ đến quá khứ chiến tranh mà lớn lên trong một đất nước thống nhất. Sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, dù thông tin bưng bít, dù bị tuyên truyền, nhưng họ đã nhìn ra những sai lầm trong chính sách, những bức xúc trong xã hội và có những trăn trở về sự độc lập, vẹn toàn lãnh thổ.
Họ nhận ra rằng quyền căn bản của dân ghi trong Hiến pháp đang bị chà đạp. Họ nhìn thấy nguy cơ đất nước bị Trung Quốc xâm chiếm ngày một lớn. Họ đã lên tiếng. Họ muốn bày tỏ lòng yêu nước.
Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã phải sống lưu vong sau khi ra khỏi tù ở Việt Nam
Và nhiều người đã phải vào tù. Nếu chưa bị bắt thì bị quấy nhiễu trong công việc, gia đình bị bao vây nhiều phía, từ đi lại đến đời sống kinh tế. Nhiều người khác bị buộc phải sống lưu vong.

Trong thập niên 1990, những người tù như Đoàn Viết Hoạt, Đoàn Thanh Liêm bị trục xuất khỏi Việt Nam trong khi đang thi hành bản án do nhà nước áp đặp lên.
Mấy tháng trước Cù Huy Hà Vũ đã bị trục xuất sang Hoa Kỳ. Hôm qua, Hà Nội lại đưa Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thẳng từ nhà tù ra sân bay để đi Mỹ.
Xã hội Việt Nam ngày nay có tiến bộ và cởi mở hơn so với những năm ngay sau chiến tranh, nhưng cách đối xử của chính quyền cộng sản Việt Nam với những người bất đồng chính kiến, với tù nhân lương tâm vẫn không thay đổi.
Điều 4 Hiến Pháp Việt Nam nay không phù hợp xu thế thời đại. Các điều 79, 88, 258 luật hình sự là phản tiến bộ.
Qua các vụ xử tù nhân lương tâm, những ép buộc người bất đồng chính kiến phải lựa chọn ở tù hay lưu vong, như sự kiện Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, lãnh đạo Hà Nội khó có được một cái nhìn thiện cảm của thế giới.




Inline image 1
Inline image 2
Inline image 3Inline image 7Inline image 6Inline image 5Inline  image 4



-- 
-------------------------------------------------------------
  www.TNCVOnline.com or www.thanhniencovangonline.com
Have a good day!








No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link