Đừng bỏ cuộc
bạn ơi !
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-10-23
2014-10-23
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
10232014-diemblog-kh.mp3
Blogger Điếu Cày Nguyễn
Văn Hải được đón chào tại sân bay Los Angeles hôm 21/10/2014
AFP photo
"Blogger Điếu
Cày được trả tự do." Câu nói lan nhanh như ánh sáng trên tất các trang
blog tiếng Việt suốt cả hai bán cầu trong ngày 21/10/2014.
Lưu Vong
Anh Nguyễn Văn Hải
hay còn được gọi là blogger Điếu Cày là một trong những người tù chính trị nhận
lãnh những bản án nặng nề nhất, và anh cũng là người được nhiều người quan tâm
nhất trong suốt thời gian anh chịu án. Thậm chí sự quan tâm đó, trong không khí
truyền thông kín kẽ do nhà nước Việt Nam chi phối, đã từng biến thành một tin đồn
thất thiệt là anh bị mất tay trong nhà giam.
Sự tự do của anh
cũng đặc biệt vì nó chào đón anh bên kia bờ đại dương sau hơn chục giờ đồng hồ
đi thẳng từ trại giam sang phi trường quốc tế Los Angeles.
Khắp các trang
blog cá nhân và Facebook, cộng đồng mạng vui mừng chào đón sự tự do của anh.
Hàng trăm đồng bào với nhiều chính kiến khác nhau đón chào anh tại phi trường,
mà trong số họ có không ít người từng đứng ở phía đối nghịch với một đội quân
mà anh từng là người lính.
Ngay sau tâm trạng
phấn khích đó, các blogger nghĩ ngay tới cái nguyên do mà người ta trả tự do
cho anh, đó là nghi vấn cho rằng nhà cầm quyền Hà Nội dùng sự tự do của anh để
đổi chác với phía Hoa Kỳ, nước luôn gây áp lực lên họ về những vấn đề nhân
quyền.
Giáo sư Nguyễn
Hưng Quốc viết:
Nghe tin Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải được trả tự do và được sang Mỹ, tôi thấy mừng cho anh và cho gia
đình anh, nhưng lại thấy buồn cho người dân Việt Nam cứ bị chính quyền xem như
những con tin để cò kè ngã giá với quốc tế, đặc biệt với Mỹ. Việc bắt và thả người
theo tinh thần con tin như vậy chỉ chứng tỏ một điều: khinh rẻ nhân
dân.
Lời chỉ trích của
giáo sư Nguyễn Hưng Quốc là một lời chỉ trích nhẹ nhàng nhất, vì có lẽ khó có
ai chịu đựng được một sự đổi chác chính trị trên sự tự do của chính công dân
của mình.
Blogger Lưu Gia
Lạc viết:
Tôi nghẹn lại
không nói được khi nhìn đôi dép tổ ong anh Điếu Cày đang đi, ta có cảm giác
rằng phía chính phủ Việt Nam đang trục xuất rất vội vã một công dân không phải
của Việt Nam ra khỏi biên giới, ta tưởng như người bị trục xuất - anh Điếu Cày không
phải là người Việt Nam mà là người của quốc gia khác đã đến VN và phạm tội đặc
biệt nguy hiểm tại VN.
Thật không thể ai
có thể làm mất thể diện quốc gia hơn được nữa qua cách hành xử như đã tận mắt
chứng kiến. Dù rằng hình ảnh VN đã quá xấu trong con mắt cộng đồng thế giới
nhưng tôi nghĩ không ai còn có thể làm xấu hơn được nữa qua những gì đã biết,
đã thấy ngày hôm nay, đó là việc nhanh chóng, vội vàng, lén lút hèn mạt đẩy anh
Điếu Cày ra khỏi lãnh thổ - quê hương của chính anh, tổ quốc của chính anh mà
anh đã cống hiến hết mình.
Tôi nghẹn lại
không nói được khi nhìn đôi dép tổ ong anh Điếu Cày đang đi, ta có cảm giác
rằng phía chính phủ Việt Nam đang trục xuất rất vội vã một công dân không phải
của Việt Nam ra khỏi biên giới...
- Blogger Lưu Gia Lạc
- Blogger Lưu Gia Lạc
Và facebooker Câu
Bay kết luận:
Cộng sản có hai
loại "hàng hóa" bán khá chạy cho khách nước ngoài. Một cho hạng bình
dân là phụ nữ. Hai cho giới chính khách là tù nhân. Đó là niềm đau khổ tột
cùng, là nỗi nhục lớn nhất của dân Việt do cộng sản mang lại
Những lớp người mà
Câu Bay đề cập đến đã và đang hình thành một cộng đồng người Việt mới ngoài
lãnh thổ Việt Nam, những phụ nữ lấy chồng Hàn quốc và Đài Loan, những người tù
chính trị ở phương Tây, tiếp nối sự lưu vong của dân tộc Việt bắt đầu cách đây
gần 40 năm.
Và trớ trêu thay
đôi dép tổ ong quê mùa mà anh Điếu Cày mang khi bước xuống sân bay phồn hoa Los
Angeles lại làm nhiều blogger liên tưởng đến đôi dép cao su vốn thường được đưa
ra làm vật chứng cho sự giản dị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Ông Hồ Chí Minh,
nhà chính trị nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại, đã để lại một di
sản chính trị trong đó có số phận anh Điếu Cày cùng với những người lưu vong.
Cám Dỗ hay Tàn
lụi?
Blogger Khôi
Nguyên viết:
Giáo sư Đoàn Viết
Hoạt, Nhà Văn Trần Khải Thanh Thuỷ ,Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hiện nay những người
này đang ở đâu và làm gì, tất cả đều lên trước cộng đồng người Việt Hải Ngoại
phát biểu được một đôi lần, rồi cũng chìm xuồng mất dạng thôi, đó là một trong
những lý do chính cộng sản rất muốn các tù nhân lương tâm chọn điều kiện cư trú
nước ngoài. Họ không sợ khả năng đấu tranh của người tù đó nhưng họ sợ đàn áp
một người tù đã có tiếng vang trên thế giới. Điều này sẽ làm cho thế giới đổ xô
vào chú ý gây bất lợi cho quá trình hợp thương kinh tế vì các nước tư bản
phương Tây luôn đưa ra điều kiện nhân quyền trong các viện trợ, hợp tác giao
kèo kinh tế ,đây là điểm cộng sản rất sợ khi giữ các tù nhân lương tâm , kể cả
việc họ đang ở trong tù hay ngoài tù.
Giáo sư Đoàn Viết
Hoạt, người ra đi trong một hoàn cảnh tương tự anh Điếu Cày xác nhận điều mà
Khôi Nguyên viết. Ông nói với chúng tôi:
Mình tôn trọng cái
quyết định cá nhân. Nhưng tôi nghĩ rằng những người như anh Điếu Cày và một số
anh em khác xuất thân từ chế độ mà đấu tranh thì ở trong nước bao giờ cũng hiệu
quả hơn, theo tôi nghĩ. Tiếng nói từ trong lòng chế độ, từ những người sinh ra và
lớn lên trong lòng chế độ mà phản đối chế độ thì tiếng nói đó bao giờ cũng mạnh
mẽ và có hiệu quả ở trong hơn là ở ngoài.
Cùng một đường,
cùng một lý tưởng thì tùy chỗ đứng, môi trường hoạt động của mỗi người vẫn có
thể đóng góp cho một Việt Nam trong ương lai, trong thế giới hội nhập.
- Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
- Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Không như những
năm sau 1975, người cộng sản tìm mọi cách giữ những người bất đồng chính kiến
với họ ở trong nước để “cải tạo” họ. Nay dường như họ đang có một chính sách
mới, có thể là ít bị chỉ trích hơn so với các trại cải tạo khắc ngiệt nơi sơn
lam chướng khí của họ. Đó là cho phép tất cả những người này ra khỏi Việt Nam.
Blogger Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải rời phi trường ở Los Angeles hôm 21/10/2014. AFP photo
Ngay sau khi anh
Nguyễn Văn Hải đáp xuống sân bay Los Angeles, blogger Cánh Cò viết bài Tự do
trong lưu đày, trong đó blogger này lo lắng về khả năng lụi tàn tinh thần
cách mạng của anh nơi hải ngoại, mà một trong những lý do quan trọng là sự Cám
dỗ.
Thế giới tự do
không phải là nhà giam mặc dù nó dẫy đầy thử thách. Đối với Điếu Cày, thử thách
không phải là chuyện lớn mà điều anh sắp gặp là những cám dỗ rất đời thường.
Những cám dỗ ấy đã từng quật ngã hàng trăm người tranh đấu. Những thanh kiếm vô
hình nhưng có khả năng đâm thủng những chiếc áo giáp tự tin kiên cố nhất. Thanh
kiếm ấy bén ngọt hơn nếu có sự tiếp tay mài giũa của người cộng sản đang hoạt
động ở hải ngoại.
Cám dỗ có thể đến
bằng sự tung hô, thần tượng hóa thậm chí là chiếc ghế ảo tưởng mà hải ngoại đã
quen thuộc.
Cám dỗ có thể đến
từ những buổi nói chuyện được trả tiền, từ đó dẫn theo những nguồn lợi khác
cũng bằng tiền. Những đồng đô la tạo nên quyền lực và cũng tiêu diệt dần mòn ý
chí, tư duy của bất cứ người nào không kinh nghiệm trong môi trường chính trị
đầy bất trắc nơi hải ngoại. Bất trắc và hấp dẫn vì nó thở hơi thở dân chủ, cái
mà Điếu Cày và nhiều người khác như anh ao ước được thở, được nhìn thấy.
Nhìn về trong
nước, nỗi lo tàn lụi ấy cũng là dòng suy nghĩ của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy,
khi bà nhìn thấy sự bế tắc của phòng trào dân chủ hiện nay của Việt Nam. Bà cho
rằng nhà nước Việt Nam hiện nay đang thành công trong việc vô hiệu hóa phòng
trào dân chủ. Nguyên nhân nằm ở chỗ những người cất lên tiếng nói dân chủ ở
Việt Nam vốn trưởng thành trong một môi trường do đảng cộng sản tạo ra, vô tình
họ đã hành xử theo kiểu phong trào trong một tư duy như những người cộng sản.
Bà cảnh báo:
Những người tiến
hành các hoạt động dân chủ, nếu không ý thức được rằng trên thực tế các hoạt
động của mình đã bị làm cho vô hiệu, sự đối lập của mình đã bị biến thành đối
lập cuội do tình trạng vô hiệu triền miên, thì sẽ dễ dàng có cảm giác tự hài
lòng, tự cho là mình đã làm được việc nọ việc kia, nói được điều nọ điều kia...
Nhưng lại không biết rằng, trên thực tế họ có thể đang ở vào tình trạng « đối
lập cuội ».
Còn nhà báo Đoan
Trang thì cho rằng những vụ trả tự do cho tù chính trị hiện nay đã làm cho
những nhà hoạt động dân chủ cảm thấy mình thành công, và thế là quên đi những
mục tiêu đích thực của phong trào dân chủ là cải cách chính trị và xã hội. Cô viết
tiếp về việc tại sao đa số người Việt Nam hiện nay dường như không được thu hút
bởi những giá trị dân chủ nhân quyền luôn được các tranh đấu nêu cao:
Tự do, dân chủ,
nhân quyền là các khái niệm đẹp đẽ, nhưng cũng chính là cái bẫy chết người mà
các học giả, các nhà đấu tranh trong nước và hải ngoại rất dễ rơi vào: Đa số
người dân không hiểu chúng là cái gì, mà những nhà hoạt động thì lại đang đấu
tranh cho những thứ rất “chung chung”, “mơ hồ” đó. Và đi đến tận cùng con đường
tranh đấu, nhà hoạt động bị bỏ tù, trở thành tù nhân lương tâm, trong khi dân
chúng đa số không hiểu vì sao họ phải quan tâm đến một cá nhân đã bị cầm tù vì một
sự nghiệp không liên quan gì đến họ.
Đừng bỏ cuộc
Tuy nhiên tất cả
không chỉ là thất vọng. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho rằng người đã có một danh
tiếng quốc tế như anh Điếu Cày sẽ rất đắt dụng trong việc vận động quốc tế cho
phong trào dân chủ tại Việt Nam.
Bác sĩ Nguyễn Đan
Quế, nhà bất đồng chính kiến kiên quyết không rời bỏ Việt Nam nói rằng:
Tôi cho họ đổi địa
bàn hoạt động từ trong nước, nay hoạt động ở bên ngoài. Cùng một đường, cùng
một lý tưởng thì tùy chỗ đứng, môi trường hoạt động của mỗi người vẫn có thể
đóng góp cho một Việt Nam trong ương lai, trong thế giới hội nhập
Nhà văn Trần Trung
Đạo thì viết rằng:
Từ lâu Việt Nam đã
hình thành hai khối, Việt Nam CS và Việt Nam Tự Do. Đảng không đẩy anh qua Mỹ
mà đã đẩy anh về phía Việt Nam Tự Do đang có mặt ở khắp bốn phương trời kể cả
tại Việt Nam. Thả một con chim như Điếu Cày bay vào bầu trời tự do, con chim đó
sẽ không biền biệt cuối chân mây nhưng một ngày sẽ bay về ngậm theo những hạt
lúa mới. Hạt lúa dân chủ, khai phóng, nhân bản và tình người.
Đây cũng là lời
phát biểu của anh Điếu Cày tại phi trường Los Angeles rằng anh sang Hoa Kỳ là
tiếp tục cuộc đấu tranh cho mọi người Việt Nam, cho một tương lai tươi sáng hơn
của quê hương Việt Nam.
Để kết thúc bài
điểm blog hôm nay xin mượn lời nhạc sĩ Peter Gabriel, đồng thời cũng là một nhà
hoạt động nhân quyền nổi tiếng, trong bài hát của ông mang tên Đừng bỏ cuộc.
Lời được trích đoạn như sau:
Chúng ta cùng lớn
lên trên mảnh đất đầy tự hào
Chúng ta được dạy
để chiến đấu và chiến thắng
Chúng ta không
được dạy để thua cuộc
Bạn có thể thay
tên đổi họ, nhưng không ai muốn nhìn bạn khi bạn thất bại
Đừng bỏ cuộc
Đừng bỏ cuộc bạn
ơi!
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment