Monday, October 20, 2014

Từ Hồ Chí Minh đến Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp,… Chuyện hậu trường chính trị của đảng CSVN


Từ Hồ Chí Minh đến Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp,… Chuyện hậu trường chính trị của đảng CSVN

19/10/2014
RadioCTM - Hoàng Long
Từ Hồ Chí Minh đến Lê Duẩn Võ Nguyên Giáp,... Chuyện hậu trường chính trị của đảng CSVN

Chuyện thâm cung bí sử của đảng Cộng Sản VN đã được nhiều tác giả thân cận với giới lãnh đạo đảng và các nhà nghiên cứu ghi lại trong một số tác phẩm và tài liệu, dưới nhiều góc cạnh tuỳ theo vị trí của mỗi người liên quan, và đã dần dần được đưa ra ánh sáng.
Hôm nay, qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Hoàng Long, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả quyển hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày”, là một người rất gần gũi với những người lãnh đạo thượng tầng của đảng CSVN từ những ngày đầu kháng chiến, sẽ thuật lại một số những âm mưu tranh đoạt quyền lực liên quan đến các nhân vật chóp bu của đảng đằng sau hậu trường được biểu lộ ra bên ngoài qua những biến cố chính trị mà người ta đã biết. Mời quý vị cùng nghe sau đây.

Mừng sinh nhật TNLT Paulus Lê Văn Sơn tại trại giam Ba Sao

Trần Thị Nga
Chúc mừng sinh nhật TNLT Paulus Lê Văn Sơn






 Ông Đỗ Văn Phẩm là cậu ruột của Sơn là người duy nhất được mang đồ vào thăm gặp Sơn, khi ra ông kể: Sơn rất vui khi nhận được Hoa, quà và thiệp chúc mừng sinh nhật của mọi người dành cho Sơn, đặc biệt là 02 tấm thiệp là hình ảnh và sự hiệp thông ngưỡng mộ của mọi người dành cho tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu. Sơn gửi lời cảm ơn và chúc sức khỏe tới mọi người, Sơn cũng chia sẻ và cầu nguyện cho người bạn tù Đặng Xuân Diệu.

Trước khi  Bà Bùi Thị Minh Hằng bị bắt, bà đã cùng với chúng tôi đi thăm Sơn và đến giờ Sơn vẫn chưa biết là bà Bùi Hằng cũng đang bị ngồi tù. Sơn nhờ cậu về liên lạc với bà Bùi Hằng cho Sơn gửi lời hỏi thăm và Sơn xin bà Bùi Hằng gửi cho Sơn một bộ ves, một đôi giầy, một cà vạt và một mảnh khăn tang “ tất cả đều màu đen” để 10 tháng nữa khi bước chân ra khỏi trại giam Sơn mặc để Tang mẹ của mình.

Ông Phẩm nói tình trạng sức khỏe của Sơn đợt này yếu mắt cũng bị mờ,  Sơn đã phải cố gắng tập trung khi đọc những dòng chữ trong tấm thiệp.

Khi buổi thăm gặp kết thúc vị quản giáo tên Giao chỉ cho Sơn giữ lẵng hoa còn 02 tấm thiệp họ không cho Sơn được giữ, Sơn nhờ cậu mình mang về cất giữ hộ.

 Sơn xin gửi lời cảm ơn và chúc sức khỏe đến mọi người đã quan tâm đến Sơn và những người bạn tù của anh.


Trần Thị Nga


Quảng Ninh: Dân đem quan tài biểu tình phản đối công an đánh chết người

RFA
Người dân đem quan tài biểu tình phản đối công an Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
hôm 18/10/2014, khi gia đình nạn nhân cho rằng công an đánh chết người và
tạo chứng cứ giả để trốn tránh trách nhiệm.
Một vụ biểu tình phản đối công an vừa xảy ra tại thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh khi gia đình nạn nhân cho rằng công an đánh chết người và tạo chứng cứ giả để trốn tránh trách nhiệm.
Theo báo Dân Trí ghi nhận, nạn nhân tên Nguyễn Văn Sửu bị công an Thành phố Móng Cái bắt giữ vì tình nghi là thủ phạm nổ súng gây cho một người bị thương nặng tại phường Bình Ngọc thành phố Móng Cái. Anh Sửu bị bắt và tạm giam hình sự tại nhà tạm giữ công an thành phố.

Tuy nhiên anh Sửu đã chết sau đó và công an cho biết là anh treo cổ tự tử.
Gia đình và thân nhân cũng như người dân đã không chấp nhận giải thích của công an cho là anh Sửu tự tử vì sợ bị truy tố. Thân nhân anh xác định anh không thể treo cổ trên khung cửa sổ với chiều cao chưa quá đầu của anh được.
Hơn 100 người mang quan tài anh Sửu tới trước cửa Ủy ban Nhân dân Phường Bình Ngọc đòi công lý cho anh.
Việc công an đánh người dân chết trong đồn rồi phao tin là nạn nhân tự tử xảy ra thường xuyên tại Việt Nam là đề tài bàn cãi nhiều năm qua nhưng cho tới giờ vẫn chưa có kẻ gây án chính thức nào bị xét xử.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/


Đi Trung Nam Hải cầu hòa, liệu Bộ trưởng Phùng Quang Thanh có ngăn được giặc Tàu?

Hoan hô tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, tuổi già mà hùng tâm tráng chí không già. Đọc ông ta liên tưởng đến một hào khí Đông A, một Hội nghị Diên Hồng, một tâm sự yêu nước khắc khoải của Đặng Dung thuở nào: “Thù nước chưa báo sao đầu đã sớm bạc. Bao đêm mang gươm báu ra mài dưới ánh trăng”.                                                                             Cụ là tấm gương sáng cho đám hậu sinh chúng ta noi theo.                                                                                           Bauxite Việt Nam
BỘ TRƯỞNG PHÙNG QUANG THANH THĂM TRUNG QUỐC LIỆU CÓ NGĂN ĐƯỢC ÂM MƯU CỦA HỌ CHIẾM BIỂN,
ĐẢO CỦA CHÚNG TA VÀ BÁ CHIẾM BIỂN ĐÔNG KHÔNG?
Nguyễn Trọng Vĩnh
Từ xưa đến nay, chưa bao giờ các thế hệ cầm quyền Trung Quốc từ bỏ mưu đồ thôn tính nước ta.
Năm 1974, họ đánh chiếm Hoàng Sa của ta. Năm 1979, họ xua quân xâm lăng, giết hại đồng bào và tàn phá 6 tỉnh biên giới của ta. Năm 1988, họ đánh chiếm bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của chúng ta, giết hại 64 cán bộ chiến sĩ của ta.
Trong đàm phán biên giới, họ ép và lấn ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, mấy trăm mét từ ải Nam Quan xuống đến xã Tân Thanh và nhiều nơi nữa dọc biên giới, ta mất đất bằng một tỉnh Thái Bình.
Trên biển, Trung Quốc lập huyện Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của ta, bắt tàu cá, tịch thu tài sản của ngư dân, bắn giết ngư dân ta, đưa giàn khoan 981HD vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của ta với hàng trăm tàu bảo vệ phun vòi rồng, đâm hỏng tàu chấp pháp, tàu kiểm ngư, đâm chìm tàu cá của ngư dân ta...
Từ khi họ nêu ra phương châm "16 chữ + 4 tốt", chỉ có lãnh đạo phía Việt Nam thực hiện, Trung Quốc không những không hề thực hiện, trái lại còn làm những việc lấn chiếm, bắn giết, đe dọa... Phải gọi họ là kẻ cướp, kẻ thù.
Thế mà,ông Phùng Quang Thanh dẫn các tướng sang thăm Trung Quốc nhằm "củng cố tình hữu nghị".
Chắc hẳn đoàn Bộ trưởng được đón tiếp trọng thị, khoản đãi hậu tình, có quà cáp đáng giá và được nghe những lời đường mật giả dối.
Trong khi đó, Trung Quốc sắp xây xong sân bay và đường băng trên đảo Phú Lâm, đương gấp rút hoàn thiện căn cứ quân sự có đường băng trên nhóm bãi đá Gạc Ma mà họ xây dựng thành các đảo nhân tạo không ngoài mục đích uy hiếp và chuẩn bị, chờ thời cơ chiếm nốt quần đảo Trường Sa của ta và bá chiếm biển Đông. Giới cầm quyền Trung Quốc luôn tuyên bố "Lập trường đối với Nam Hải (biển Đông) quyết không thay đổi".
Liệu chuyến thăm của đoàn Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sang cầu hòa có ngăn được âm mưu của họ không?!
Sinh ra Bộ Quốc phòng là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải quốc gia. Lẽ ra ông Bộ trưởng phải phân biệt rõ bạn, thù, ra sức tăng cường lực lượng quốc phòng về mọi mặt, luôn sẵn sàng chuẩn bị đối phó với tình hình xấu nhất theo tinh thần "lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn" như dân tộc ta đã thực hiện. Đằng này, khi Trung Quốc đặt gian khoan xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của ta thì ông lại phát biểu "Quan hệ Việt - Trung vẫn phát triển tốt", không có ý kiến gì đối với việc Trung Quốc xây dựng công trình trên đảo Phú Lâm và trên cụm Gạc Ma, không quan tâm đến những sự kiện Trung Quốc đã đứng chân và nắm được nhiều điểm xung yếu về quân sự trên đất liền, từ rừng biên giới đến ven biển và các hải cảng, cũng như hàng vạn người Trung Quốc rải khắp nơi trong nước ta, kể cả cư trú trái phép. Có một ông Bộ trưởng Quốc phòng như thế thì việc mất biển, đảo và mất nước là khó tránh khỏi./.
N.T.V
Nguồn: boxitvn.blogspot.de

Việt Nam: Càng nhiều dự án càng nghèo

Một đoạn mặt đường rạn nứt của Cao Tốc Hà Nội-Lào Cai sau 2 tháng khánh thành

Trần Kinh Nghị

Ở VN ngày nay bất cứ một dự án nào cũng  là "chùm khế ngọt" và căn bệnh "thích dự án" đã trở thành kinh niên gắn liền với tệ nạn tham nhũng ở mọi cấp độ trên quy mô cả nước. Có lẽ đó là nguyên nhân tại sao mức chi phí của các dự án VN bao giờ cũng cao gấp nhiều lần so với thế giới. Đó là chưa kể các khoản chi "phát sinh" vì những lý do không rõ ràng. Các khoản chi để "sửa chữa khắc phục" trong thời kỳ hậu dự án cũng rất lớn. Với tất cả các loại chi phí chồng lấn lên nhau như vậy thường rất khó xác định tổng chi phí thực sự của một dự án.
 
Tuy nhiên ta có thể làm một vài so sánh đơn giản với những thông tin và số liệu sẵn có trên mạng internet để thấy sự thất thoát ngân sách  ở VN kinh khủng đến mức nào. Vẫn biết mọi so sánh đều có sự khập khiễng nhất định, nhưng không so sánh thì không thấy sự chênh nhau vô lý giữa VN và thế giới. Dưới đây là một vài ví dụ.

Đường Ô Chợ đừa (Hà Nội) dài 547m với tổng mức đầu tư hơn 642 tỉ đồng (trung bình hơn 1,1 tỉ đồng mỗi mét, vị chi hơn 50 triệu đô/km, và được mệnh danh là "đường đắt nhất hành tinh".

Đường Láng-Hoà Lạc dài 30 km, 6 làn xe chi phí tương đương 410 triệu đô la, tính ra chi phí 13,7 triệu đô la cho 1km. 

Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai dài 245, 4 làn xe, có nơi chỉ có 2 làn xe, chi phí hết 1,47 tỷ đô la, vị chi 6 triệu đô la cho 1km.

Trong khi đó, theo Cục giao thông và đường bộ Road& Transport Authority of Dubai RTA, con đường tránh đi vào thành phố Dubai (bypass) dài 70 km khánh thành năm 2012 với 12 làn xe tổng chi phí xây dựng hết 1 tỷ dirham= 278 triệu đô la. Như vậy tính ra chi phí xây dựng 1km đường cao tốc 12 làn xe của họ chỉ hết 3,97 triệu đô la thôi (*) 

Dự án sân bay Long Thành  được khái toán 18 tỉ USD. Tuy mới chỉ là khái toán nhưng cho thấy đã quá cao so với quốc tế, cụ thể như: 

Sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: 5,6 tỉ USD rộng 77 triệu mét vuông, tức gần 20.000 ha, lớn gấp 4 lần dự án sân bay Long Thành, có khả năng đón 150 triệu lượt hành khách mỗi năm được kỳ vọng sẽ là "sân bay lớn nhất thế giới". 

Sân bay Quốc tế Denver, bang Colorado, Hoa Kỳ: đã xây xong và đưa vào hoạt động từ năm 1995, tổng chi phí đầu tư là 4,8 tỉ USD (tương đương 7,45 tỉ USD ở thời điểm hiện nay). Sân bay này rộng 54 dặm vuông, tương đương 140 km vuông (gần 35.000 ha), lớn hơn 7 lần so với dự án sân bay Long Thành. Lượng khách đón hàng năm: 52,5 triệu.

Sân bay quốc tế Al Maktoum, Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả rập:
 tổng chi phí 33 tỷ USD , diện tích 220 km vuông, tương đương 55.000 ha, lớn gấp 101 lần dự án sân bay Long Thành (5.000 ha) và lớn gấp 65 lần sân bay Tân Sơn Nhất (8.500 ha) có khả năng đón 160 triệu lượt hành khách và 12 triệu tấn hàng hóa hàng năm, nhưng tổng chi phí chỉ bằng 1,8 lần khái toán  của sân bay Long Thành. bay Long Thành  (**)

Đó là chưa nói tình trạng chất lượng của hầu hết các công trình của VN bao giờ cũng xuống cấp nhanh, mới khánh thành đã phải xử lý "sự cố kỹ thuật". Dễ nhận thấy nhất là các dự án xây đường cao tốc, sân bay, bến cảng và các công trình công cộng lớn nhỏ. Hầu hết các tuyến đường cao tốc ở VN đều bị tình trạng sụt lún ngay sau khi khánh thành; mặt đường thì mấp mô, hành lang an toàn sơ sài nên tốc độ chạy xe không thể đạt chuẩn cao tốc.

Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao chi phí cho các dự án ở VN quá cao so với thế giới mà chất lượng quá tồi? Câu trả lời chung nhất mà giới chức VN thường viện dẫn là "giá đền bù giải phóng mặt bằng", nhưng họ không nêu rõ lý do tại sao chi phí giải phóng mặt bằng cao như vậy. Thực ra sự "bí ẩn" này nằm ở khâu "cơ chế tham nhũng" thường rất tinh vi, có tổ chức hoặc được bảo kê của các cá nhân hoặc cơ quan nhà nước đầy quyền lực. Sự phản ứng của  người dân trong các vùng có dự án cho thấy điều này.

"Kết quả" của phong trào dự án nhìn thấy được qua là sự biến đổi nhanh chóng trong bức tranh quang cảnh vùng ngoại vi Hà Nội, Sài Gòn và một vài tỉnh thành. Nhưng đi kèm với chúng là sự tàn phá khủng khiếp đối với đất trồng lúa (điển hình là dự án Ecopark ngay cửa cửa ngõ của Thủ đô); môi trường sinh thái bị tàn phá đồng thời dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội không thể kể hết ra đây. Nếu xét về mục đích của đầu tư là để phát triển thì có thể nói VN đã và đang làm điều ngược lại, nguy hiểm nhất là biến đất nước thành một con nợ đầy rủi ro.

Vậy nên chăng đã đến lúc phải tạm ngừng cái gọi là "dự án phát triển" để chờ cải cách hành chính và giải quyết vấn nạn tham nhũng, nếu không muốn vỡ nợ ?
Ghi chú:

(*) Thông tin do cựu đại sứ Nguyen Quan Khai cung cấp trên trang facebook cá nhân.
(**) Thông tin trên trang Anh basam tập họp từ các nguồn khác nhau.

Nguồn: http://trankinhnghi.blogspot.com/2014/10/nen-dep-du-phat-trien-e-chong-tham-nhung.html



Người ‘đẹp’ nhất trong Đèn Cù

Đèn cù - Trần Đĩnh (Danlambao)
Bùi Tín
17.10.2014
Cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh đang được phổ biến ngày càng rộng trong và ngoài nước.
Với tôi cuốn sách giúp nhớ lại biết bao cảnh cũ người xưa. Do hoàn cảnh lịch sử tôi đã có một số cuộc gặp Hồ Chí Minh, khá nhiều lần gặp làm việc với Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Đỗ Mười, Nguyễn Cơ Thạch, Tố Hữu…, cũng rất nhiều lần làm việc với các tướng Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Nguyễn Hữu An, Vũ Lăng…
Tôi cũng từng ở trong tòa soạn báo Nhân Dân 2 lần, lần đầu trong cả năm 1972, lần sau trong hơn 8 năm (tháng 2/1982 – 8/1990), cùng một cơ quan với nhà báo Trần Đĩnh, khi Trần Đĩnh đã bị kỷ luật khai trừ khỏi đảng rồi đi lao động cải tạo ở nhà in báo Nhân Dân, hàng ngày khuân các cuốn giấy in từ ngoài đường lên tầng 3 nhà in và đúc lại các chữ chì cho máy in. Trong 8 năm sau, tôi tham gia đảng ủy Ban biên tập, dự họp các buổi giao ban hằng tuần, họp Biên ủy hàng tháng, hằng năm, bàn bạc đủ chuyện - xem xét khen thưởng, kỷ luật, đảng viên tiên tiến, lên cấp, lên lương, xét đi học nước ngoài, đi họp quốc tế, cấp nhà mới, tuyển phóng viên…Tôi thận trọng, ngồi nghe, suy ngẫm, vì vẫn còn xa lạ, nhưng vẫn hiểu ra sự thật.
Tôi có thể chứng thực những điều Trần Đĩnh viết ra là chân thực, 2 tuyến nhân vật, một bên là bầy nịnh thần, bầy đàn «ngu trung» của chế độ độc đảng sùng bái Mao, sùng bái bạo lực, một bên là những người có tư duy độc lập, có tư duy đòi xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin, xây dựng một kiểu chủ nghĩa xã hội có bộ mặt Người, chủ trương tranh đua hòa bình giữa các chế độ xã hội khác nhau. Số này bị lên án, bị vu cáo tay sai đế quốc, sợ gian khổ, sợ hy sinh. Phần lớn bị khai trừ ra khỏi đảng, bị tù không có án, bị đưa đi cải tạo lao động, chăn dê, chăn bò, đi lao động ở nhà in, mỏ than, con cái bị phân biệt đối xử.
Có một vài người lúc đầu hăng hái theo Xét lại, chống sùng bái cá nhân, ca ngợi con đường đấu tranh không bạo động, cổ vũ biện pháp đấu tranh của Mahatma Gandhi, của Nelson Mandela, nhưng về sau chuyển hẳn sang thành đồ đệ trung thành của Mao-ít. Nổi bật nhất là 2 anh em nhà báo, anh ruột là Thép Mới nhà báo cột trụ của báo Sự Thật và báo Nhân Dân. Trong loạt bài “Thời thắng Mỹ”, Thép Mới từng ca ngợi hết mức ông Lê Duẩn, rằng “anh Ba đã sáng láng hơn cả bác Hồ, bản lĩnh hơn bác Hồ”. Ông em Hồng Hà còn hơn ông anh nữa, xoay lập trường 180 độ, được lọt vào mắt nâu của cả 2 ông họ Lê, còn kế thừa ông Hoàng Tùng làm tổng biên tập báo Nhân Dân, từ đó lên chức Trưởng Ban đối ngoại trung ương. Hồng Hà là nhân vật trung tâm cùng tướng Lê Đức Anh cán thu xếp cuộc gặp lịch sử ở Thành Đô tháng 9/1990, “đánh dấu thời kỳ Bắc thuộc mới cực kỳ nguy hiểm”, như ông Nguyễn Cơ Thạch cảnh báo ngay lúc ấy.
Khuôn mặt thứ 3 đáng nhớ là nhà báo Hữu Thọ, một nhân vật thâm hiểm của phái “Mao-nhều” (theo cách gọi của Trần Đĩnh) ở báo Nhân Dân. Trần Đĩnh đã nhiều lần dùng ngòi bút trào lộng khắc họa lại nhân cách đáng thương của ông này, một tay cơ hội lắm mẹo vặt, leo lên đến chức tổng biên tập báo Nhân Dân, rồi Trưởng ban tư tưởng và văn hóa - để dạy bảo đạo đức bác Hồ cho toàn đảng vào dịp “45 năm học Bác” tháng 9 /2014 mới đây, khi ông đã về hưu hơn 10 năm nay.
Bên cạnh vài ba nhân vật “Mao-nhều” khá lý thú có thể nhận rõ mặt trên đây có một nhân vật đứng giữa, không theo Mao mà cũng không chống Mao, nhưng nổi bật, được tác giả Trần Đĩnh nói đến rất nhiều trong Đèn Cù với lòng quý mến đặc biệt. Tôi muốn nói riêng về ông trong bài báo này.
Đó là ông Nguyễn Trung Thành (NTT), một thời là cánh tay phải của Lê Đức Thọ, nắm chức vụ then chốt về nhân sự - Vụ trưởng Vụ bảo vệ chính trị trong Ban Tổ chức trung ương do ông Thọ làm trưởng ban. Ông NTT là nhân vật nắm trọn hồ sơ của 36 người dính vào vụ án “Xét lại chống đảng” mà danh sách có khá đầy đủ trong Đèn Cù, cùng với tất cả các vụ án chính trị khác. Sau khi đã về hưu vào năm 1990, ông NTT đọc lại toàn bộ hồ sơ của các vụ án, xem kỹ các lời phản cung, kêu oan, đặc biệt là các lời trần tình của các ông Hoàng Minh Chính, Hoàng Thế Dũng, Vũ Đình Huỳnh, Lê Liêm (khi 2 ông này còn sống), gặp và lắng nghe ông Lê Hồng Hà, từng là Chánh văn phòng bộ Công an, cũng bị bắt giam trong vụ án «Xét lại chống đảng làm gián điệp cho nước ngoài» .
Theo Trần Đĩnh thuật lại trong Đèn Cù, với lòng ngay thẳng NTT bắt đầu hoài nghi về kết luận vũ đoán của toàn vụ án, nhận ra bản thân đã mù quáng a dua theo định kiến của cấp trên là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, gây nên quá nhiều bất công. Thức tỉnh, hối hận sâu sắc, năm 1993 ông thảo ra thư gửi cho Tổng bí thư Đỗ Mười và thường trực ban bí thư Phan Diễn, trình bày rành rọt những sai lầm của vụ án làm hàm oan 36 đảng viên cấp cao của đảng, những người không hề làm gián điệp cho nước ngoài, họ chỉ sử dụng quyền có ý kiến khác với lãnh đạo do có tư duy độc lập. Tất cả những lời kết tội đều mang tính chất định kiến, suy diễn, và khiên cưỡng. Nhưng Đảng vẫn một mực im lặng. Năm 1996, NTT lại đến gặp Tổng bí thư Đỗ Mười, trình bày rõ ý kiến về vụ án do ông thụ lý và nói rõ chính kiến của mình là minh oan, xóa án cho người ngay là việc đúng đắn, nên làm, sẽ được lòng đông đảo đảng viên và toàn dân. NTT đề nghị lập một tiểu ban thẩm tra để đi đến kết luận lại vụ án. Đỗ Mười trừng mắt, lắc đầu buông ra một câu: «về hưu rồi sắp đi chơi với giun rồi, sao còn viết kiến nghị gửi vung lên?».
Vẫn theo Trần Đĩnh, NTT biết là hỏng rồi, nhưng vẫn cưỡng lại. Ông nói với Đỗ Mười: “Anh đã 78 tuổi, hơn tôi 6 tuổi còn làm việc mà. Tôi thấy đồng chí mình bị oan, không thể bỏ mặc được”. Ngay sau đó NTT bị khai trừ, bị trả thù cay độc, bị đuổi ra khỏi đảng, tước mọi khen thưởng cũ, không còn lương, phụ cấp ngang cấp thứ trưởng, sống trong cô đơn đạm bạc đến tận nay. Không rõ nay NTT còn sống hay đã đi xa.
Điều quan trọng là NTT được Trần Đĩnh nói đến khá nhiều trong Đèn Cù. Thật rất hiếm trong đảng CS có một con người như vậy. Giữa một hồ đầy bùn vẫn giữ mình trong sạch. Con người có lương tri, không a dua theo quyền lực, danh vị, có lòng nhân ái sâu đậm, sống ngay thật, biết nhận ra sai lầm, hối hận và có ý chí sửa chữa sai lầm.
Tôi mong rằng với cuốn Đèn Cù, vụ án “Xét lại chống đảng làm gián điệp cho nước ngoài” sẽ không bị dìm chết trong quên lãng. Nó sẽ bật dậy sống lại trong dư luận xã hội, trong lương tâm của đông đảo đảng viên CS bình thường khi Đại hội XII đang đến gần. Không thể để chậm nữa. Cho dù phần lớn nạn nhân đã chết uất ức oan uổng. Chậm vẫn còn hơn không.
Mong rằng trong đảng CS sẽ vang lên nhiều tiếng nói yêu cầu đảng CS thực hiện mong muốn cao đẹp của NTT, xem xét lại vụ án «Xét lại chống đảng» đã tồn tại quá lâu. Tuy thật đáng buồn là có tin NTT đã không còn nữa, nhưng cũng may là một số nhân vật khác vẫn còn sống - còn Trần Đĩnh, còn nhân chứng Lê Hồng Hà, và theo tôi được biết, còn các ông Lê Trọng Nghĩa, Phan Thế Văn, Phùng Mỹ đang sống ở Hà Nội. Ở nước ngoài còn có các ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội, sống ở Nga; còn nhà văn Vũ Thư Hiên sống ở Pháp…Và vẫn còn những người lãnh đạo chịu trách nhiệm kế tiếp về vụ án cực lớn ấy như: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng… Họ không thể phủi trách nhiệm. Chính họ đã mù quáng theo đường lối của Mao, dẫn dắt đất nước vào thảm họa huynh đệ tương tàn, cố tình chà đạp “quyền tự quyết thiêng liêng của nhân dân miền Nam VN” được ghi rõ trên 2 Hiệp định Genève và Paris, mà họ đã long trọng ký kết. Để dẫn đến đất nước lạc hậu, tan hoang, không pháp luật ngày nay.
Vợ con, gia đình, con cháu, chắt, bạn bè của 36 nạn nhân vụ án chắc chắn sẽ cảm thấy vui lòng, được an ủi, xoa dịu niềm đau đã kéo dài hơn nửa thế kỷ, một khi vụ án được minh oan một cách công khai, theo «một nền pháp quyền nghiêm minh» mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hứa hẹn từ đầu năm, nhưng đến nay vẫn chưa thấy tăm hơi. Đây có thể là dịp tốt.
http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-dep-nhat-trong-den-cu/2487822.html

Thắng lợi của ông Tổng Bí Thư

Trần Quí Cao
Đầu tháng 10/2014, ông TBT Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trong một cuộc tiếp xức với cử tri tại Hà nội: “…Trong giải quyết căng thẳng trên biển Đông thời gian qua, chúng ta đã giành được thắng lợi…“

Đã từng quen với các phát biểu của nhân vật số 1 của đảng Cộng Sản Việt nam này, đã theo dõi các động thái của ông trước những biến chuyển của tình thế, tôi không ngạc nhiên chút nào về câu phát biểu làm tốn một số bút mực, bàn phím của báo chí.

Phải nói ông rất thành thực. Ông nghĩ mình thắng lợi thì tuyên bố mình thắng lợi. Cũng như trước kia, ông nghĩ người khác suy thoái thì ông tuyên bố thẳng ra người khác suy thoái!

Nhưng, Ông Không Thấy LÀ “THẤT BẠI” Hay Sao?

Ông là Tổng Bí Thư của đảng Cộng Sản Việt Nam, đảng đã nắm quyền lãnh đạo và quản trị toàn bộ quốc gia Việt Nam theo cách Độc Tài và Toàn Trị từ 40 năm nay, và đang dùng bạo lực để cố duy trì nó mãi mãi.

Trung Hoa Cộng Sản đem giàn khoan cắm trên thềm lục địa của tổ quốc. Cái việc họ dám làm như thế, ông không thấy là THẤT BẠI hay sao? Việt Nam 40 lần yêu cầu gặp mặt thảo luận với Trung Hoa Công Sản, họ đều từ chối, từ chối gặp ông nữa! Ông không thấy là THẤT BẠI hay sao?

Trong thời gian mấy tháng trời ở đó, họ tấn công tàu kiểm ngư, hải giám của Việt Nam, ông không thấy là THẤT BẠI hay sao?

Họ tấn công tàu cá Việt Nam trên ngư trường truyền thống của dân Việt, ông không thấy là THẤT BẠI hay sao? Thậm chí, họ giết hại ngư dân Việt Nam, ông có thấy đau xót không? Ông có thấy trách nhiệm của ông hay không? Ông không thấy là THẤT BẠI hay sao?
Sau khi họ chuyển giàn khoan đi, dương dương tự đắc mà chuyển đi, ông không thấy đau và nhục cho thể diện quốc gia sao? Ông không thấy là THẤT BẠI hay sao?

Trong khi cắm giàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam, Trung Hoa Cộng Sản gấp rút hoàn thành các căn cứ quân sự trên đảo Gạc-Ma, cái đảo mà để bảo vệ nó trước sự tấn công của quân Trung Hoa xâm lược 26 năm trước, năm 1988, 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã vùi thây trên biển. Sau khi giàn khoan chuyển đi, các căn cứ đã hoàn thành trên đảo đó tạo nên mũi uy hiếp quân sự cực kì lợi hại đối với chủ quyền Việt Nam trên Hoàng Sa, và cả trên đất liền. Ông không thấy là THẤT BẠI hay sao?

Ông có đau xót cho sinh mạng 64 chiến sĩ đó không? Ông có lo sợ cho tương lai bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của tổ quốc Việt Nam hay không? Ông có hổ thẹn với những người dân Việt, trước sự đàn áp tàn nhẫn của đảng CSVN, vẫn tổ chức biểu tình ôn hòa để phản đối và cảnh giác hơn dã tâm xâm lược của nước Trung Hoa Cộng Sản mà lúc nào đảng của ông cũng xem là đồng chí thắm thiết? Ông có xấu hổ không khi chính đảng Cộng Sản Việt Nam của ông đã đem lại cái họa khủng khiếp này cho dân tộc, cho đất nước? Từ khi chủ tịch Hồ Chí Minh ôm hôn thắm thiết chủ tịch Mao Trạch Đông va thủ tướng Chu Ân Lai, dẫn đến các nhượng bộ về lãnh thổ của ngoại trưởng Ung Văn Khiêm, công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng giao Trường Sa, Hoàng Sa cho Trung Cộng 1958, rồi hội nghị Thành Đô 1990 mà tới nay đảng CSVN vẫn còn giấu diếm nội dung…

Nếy lấy sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và sự giảu mạnh của dân tộc này làm mục tiêu, ông không thấy là THẤT BẠI, THẤT BẠI TOÀN DIỆN VÀ TRIỆT ĐỂ hay sao?

Vậy Thì Vì Sao Ông Thấy Mình “THẮNG LỢI”?

Có phải “THẮNG LỢI” vì lợi dụng tinh thần chống xâm lăng quyết liệt của dân chúng Việt Nam, ông năn nỉ được Trung Hoa Cộng Sản rút giàn khoan cho đảng CSVN được đẹp mặt một chút, dù phải chịu nhiều nhượng bộ về chủ quyền hơn nữa trong tương lai?

Có phải “THẮNG LỢI” vì sau sự kiện giàn khoan Hải Dương mà đảng Cộng Sản của ông vẫn còn bám được ngôi vị Thống Trị nước Việt Nam đang khủng hoảng nhiều mặt này? Và vì các lực lượng tiến bộ muốn canh tân đất nước vẫn chưa đủ sức mạnh thách thức quyền lực của các ông?

Có phải “THẮNG LỢI” vì sau sự kiện giàn khoan Hải Dương mà các bí mật của đảng Cộng Sản Việt Nam nhượng chủ quyền cho Trung Hoa vẫn chưa bị phơi bày, nhất là các bí mật của Hội Nghị Thành Đô?

Có phải “THẮNG LỢI” vì sau sự kiện giàn khoan Hải Dương, đảng Công Sản Trung Quốc càng ủng hộ đảng Cộng Sản Việt Nam vì nhận thức rằng không ai đóng vai trò “cập rằng” giỏi bằng đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc kềm kẹp dân chúng Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của Trung Hoa Cộng Sản bành trướng bá quyền?

Như vậy, tóm lại, phải chăng ý nghĩa của hai chữ “THẮNG LỢI” mà ông Tổng Bí Thư vui mừng tuyên bố chính là: một nhóm lãnh đạo của đảng CSVN đã THẮNG trong việc làm cho tuyệt đại đa số dân tộc Việt Nam phải THUA Trung Hoa Cộng Sản để bảo vệ ngôi vị Thống Trị Tuyệt Đối ích kỉ của mình?

Trần Quí Cao

nguồn: http://anhbasam.wordpress.com/2014/10/18



Tình hình ở Hồng Kông trở nên yên tĩnh hơn dù sinh viên vẫn chiếm giữ một số nơi - REUTERS/Stringer
Các lãnh đạo phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Hồng Kông, hôm nay, 20/10/2014, đã kịch liệt bác bỏ những cáo buộc của chính quyền địa phương cho rằng những người biểu tình bị « các thế lực bên ngoài » thao túng.
Trên truyền hình Hồng Kông, tối hôm qua, ông Lương Chấn Anh, lãnh đạo hành pháp đặc khu khẳng định rằng « các thế lực bên ngoài » đã thúc đẩy phong trào dân chủ hiện đang biểu tình, chiếm giữ ba địa điểm ở Hồng Kông. Tuy nhiên, ông Lương Chấn Anh từ chối nêu rõ « thế lực bên ngoài là » ai.
Ngay lập tức, các lãnh đạo phong trào đấu tranh đã bác bỏ các cáo buộc và khẳng định, động cơ duy nhất của những người biểu tình là khao khát các quyền tự do dân chủ, bày tỏ sự bất bình trước tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng tại Hồng Kông.
Chủ tịch Liên đoàn sinh viên Hồng Kông thách thức ông Lương Chấn Anh hãy đưa ra những ví dụ cụ thể minh chứng cho các cáo buộc. Lãnh đạo hành pháp đặc khu Hồng Kông đã có những phát biểu như trên sau các vụ cảnh sát trấn áp mạnh mẽ, vào cuối tuần qua, làm 20 người biểu tình bị thương.
Từ tối qua, tình hình tại Hồng Kông trở nên yên tĩnh hơn. Sinh viên vẫn chiếm giữ một số nơi, trong khi cảnh sát lùi ra xa. Từ Hồng Kông, thông tín viên Heike Schmidt tường trình.
« Mọi người có cảm giác nín thở trong ngày đầu tiên của tuần lễ thứ tư của phong trào biểu tình phản đối, sau các xung đột dữ dội trong hai ngày cuối tuần và trước khi diễn ra các cuộc thương lượng đầu tiên giữa chính quyền địa phương và phong trào đấu tranh đòi dân chủ. Đại diện Liên đoàn sinh viên nhấn mạnh : "Giữ thái độ bình tình là cách duy nhất để giành được thắng lợi trong trận chiến này".
Vài trăm sinh viên vẫn còn chiếm giữ Admiralty, Causeway Bay và Mongkok. Họ đã có thể ngủ tại chỗ một cách bình yên. Cảnh sát chống bạo động thì bỏ mũ và đứng cách xa nơi sinh viên biểu tình. Tối qua, không xẩy ra các vụ xô xát, cho dù các sinh viên biểu tình đã chuẩn bị chai nhựa, mặt nạ chống hơi cay, để đối phó với các đợt trấn áp của cảnh sát.
Trước thái độ kiên quyết của một số người biểu tình, sáng nay, cảnh sát đã kêu gọi các bậc phụ huynh học sinh không nên tới ủng hộ con cháu mình, vì đó là những hành động vô trách nhiệm và rất nguy hiểm.
Chính quyền Hồng Kông cũng cảnh báo cư dân mạng : "Người nào khuyến khích huy động, tham gia các cuộc biểu tình phản đối trái phép, có thể bị bắt giữ". Một thanh viên 23 tuổi đã bị bắt vì đưa lên mạng xã hội các lời kêu gọi tấn công cảnh sát và phong tỏa hệ thống tàu điện ngầm Hồng Kông ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141020-phong-trao-dan-chu-hong-kong-bac-bo-cao-buoc-bi-the-luc-ben-ngoai-thao-tung/


Ebola: Tin vui cho Nigeria

DienDanCTM - 20/10/2014






Trẻ em Nigeria học cách rửa tay phòng lây bệnh

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO (World Health Organisation) ngày hôm nay đã thông báo là nước Nigeria đã thoát khỏi dịch bệnh Ebola, và trong 6 tuần qua đã không còn trường hợp bị lây bệnh nào mới nữa.

Đại diện của WHO là ông Rui Gama Vaz, khi phát biểu tại thủ đô Abuja của Nigeria, đã nói là "đây là một thành công ngoạn mục".

Nigeria đã được ca ngợi về việc đáp ứng nhanh chóng để ngăn chặn dịch bệnh khi một nhà ngoại giao Liberia mang bệnh tới Nigeria vào Tháng 7 vừa qua.

Cũng nhắc lại là vào Thứ Sáu vừa qua, nước Senegal cũng đã được tổ chức WHO tuyên bố là thoát khỏi dịch bệnh Ebola.
Cho tới giờ dịch bệnh Ebola đã giết chết hơn 4.500 người tại miền Tây Phi Châu, chính yếu là tại 3 quốc gia Liberia, Guinea và Sierra Leone. Tại 3 quốc gia này người ta ước lượng là 70% số người bị lây bệnh đã từ trần.

Hiện giờ các vị bộ trưởng ngoại giao của các quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu đang họp tại Luxembourg để thảo luận về giải pháp đối phó với dịch Ebola. Các quốc gia Âu Châu tới giờ này đã bỏ ra hơn $600 triệu mỹ kim trong mục tiêu này. Tuy vậy, Anh Quốc đã kêu gọi phải bỏ ra gấp đôi số tiền nói trên. Ngân sách đó sẽ được dùng để củng cố hệ thống y tế đã bị kiệt lực tại 3 quốc gia Liberia, Guinea và Sierra Leone./.




Bà Yuko Obuchi, bộ trưởng Công nghiệp từ chức vì bị cáo buộc lạm dụng công quỹ - REUTERS /Toru Hanai
Một vố đau đối với Thủ tướng Shinzo Abe, hôm nay, 20/10/2014, hai trong số 5 nữ Bộ trưởng trong nội các của ông đã từ chức. Trước tiên là bà Yuko Obuchi, Bộ trưởng Công nghiệp từ chức vì bị cáo buộc lạm dụng công quỹ.
Vài giờ sau, đến phiên Bộ trưởng Tư pháp, bà Midori Matsushima, cũng xin từ nhiệm vì bị cáo buộc vi phạm luật bầu cử. Bà Matsushima đã phân phát cho các cử tri những chiếc quạt trên đó có in chân dung và tên của bà.
Thủ tướng Shinzo Abe đã đích thân lên tiếng xin lỗi người dân về sự kiện này. Trong số hai người vừa từ chức, ông Abe đã đặt nhiều hy vọng vào bà Yuko Obuchi. Từ Tokyo, thông tín viên Frederic Charles giải thích :
« Mới chỉ cách nay hai tuần, bà Yuko Obuchi, con gái của cựu Thủ tướng Obuchi, vẫn được đánh giá là người phụ nữ đầu tiên có nhiều khả năng sau này trở thành Thủ tướng.
Năm nay 44 tuổi, có hai con, lịch sự, bà Obuchi đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, một bộ chủ trương phát triển năng lượng hạt nhân, để thuyết phục người dân Nhật chấp nhận cho tái khởi động các lò phản ứng. Tất cả các lò đã dừng hoạt động kể từ sau thảm họa Fukushima.
Việc bổ nhiệm bà Yuko Obuchi cũng thể hiện ý muốn của Thủ tướng Shinzo Abe khuyến khích phụ nữ Nhật Bản quay trở lại làm việc sau khi sinh đứa con đầu lòng và giữ các cương vị trọng trách trong các công ty Nhật Bản.
Bà Yuko Obuchi bị cáo buộc dùng công quỹ chi cho các hoạt động không liên quan gì đến chính trị, ví dụ như mua mỹ phẩm ở hãng Shiseido ».
Hai nữ Bộ trưởng Nhật từ chức - CHÂU Á - RFI


image





Hai n B trưởng Nht t chc - CHÂU Á - RFI
Mt v đau đi vi Th tướng Shinzo Abe, hôm nay, 20/10/2014, hai trong s 5 n B trưởng trong ni các ca ông đã t chc. Trước tiên là bà Yuko Obuchi, B trưởng ...
Auf vi.rfi.fr anzeigen
Vorschau nach Yahoo



__._,_.___

Posted by: ly vanxuan

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link