Friday, October 24, 2014

Người dân Hồng Kông tiếp tục thách thức Bắc Kinh


Tổ chức Dân chủ Mỹ bác bỏ cáo buộc xen vào nội bộ Hong Kong

Dân Oan Vang Tiếng Thét Tố cáo CSVN giữa trung tâm Hà Nội




image





Preview by Yahoo


Binh viên biểu tình đòi dân chủ cầm biểu ngữ tuần hành tới tư gia của ông Lương Chấn Anh tại Hong Kong, ngày 22/10/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Sinh viên Hồng Kông vẫn cố gắng học tập trong lúc tham gia biểu tình
  • Cuộc đàm phán ở Hồng Kông không đạt tiến bộ
  • Người Mỹ gốc Việt biểu tình ủng hộ học sinh Hồng Kông
  • Đối sách của TQ với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông
  • HRW kêu gọi Trung Quốc xử lý các vụ vi phạm nhân quyền
  • Bạo động tạm lắng ở Hồng Kông
23.10.2014
Một tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ bị cáo buộc xúi giục những cuộc biểu tình thân dân chủ Chiếm Trung tuyên bố chỉ hợp tác bình thường với những tổ chức dân sự tại lãnh thổ Trung Quốc này và không có gì giấu giếm cả.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc và các hãng tin thân Bắc Kinh tại Hong Kong trong những ngày gần đây đã đăng tải một loạt bài, cáo buộc Quỹ Quốc gia Ủng hộ Dân chủ NED là tài trợ và cố vấn cho những người biểu tình đã chiếm các đường phố chính của Hong Kong kể từ ngày 28 tháng 9 năm nay. Những tổ chức truyền thông này cũng xem NED như là một tổ chức đại diện cho chính sách ngoại giao của Mỹ.
Trưởng quan Hành chánh Hong Kong Lương Chấn Anh trong tuần này cũng lên tiếng cáo buộc về sự can thiệp của nước ngoài. Trong một bản tin được công bố ngày hôm qua, báo South China Morning Post trích lời của ông Lương cho rằng ông sẽ tiết lộ bằng chứng về “những lực lượng nước ngoài tham gia vào phong trào Chiếm Trung” vào “thời điểm thích hợp.”

NED đáp lại lời chỉ trích
Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho Đài VOA, phó chủ tịch NED về những chương trình Châu Á, Trung Đông và Bắc Phi, bà Louisa Greve, bác bỏ những cáo buộc và gọi đây là một sự sỉ nhục người dân Hong Kong và bà nói người dân Hong Kong mong muốn về “dân chủ căn bản cho chính quyền của họ.”


Trưởng quan Hành chánh Hong Kong Lương Chấn Anh cáo buộc về sự can thiệp của nước ngoài tại Hong Kong.

NED nhận được tài trợ của chính phủ liên bang Hoa Kỳ cũng như tặng dữ của tư nhân để theo đuổi sứ mạng toàn cầu trong việc hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ khác hoạt động để “củng cố những giá trị, những tiến trình, và những định chế dân chủ.” NED cũng có một Hội đồng Quản trị độc lập phân phối các quỹ này.

Bà Greve nói “NED có một ngân sách do các người đóng thuế Mỹ tài trợ nhưng việc đưa ra những quyết định của tổ chức không nằm trong khuôn khổ chính sách ngoại giao của Mỹ.”
Tổ chức có trụ sở tại Washington này cho biết hàng năm cấp hơn 1.000 khoản tiền cho các tổ chức đối tác trên thế giới, trung bình trao tặng mỗi tổ chức 50.000 đô la. 

Ba đối tác của NED tại Hong Kong gồm có Trung tâm Đoàn kết có trụ sở tại Mỹ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Hong Kong, mỗi tổ chức nhận được khoảng 150.000 đô la và Viện Dân chủ Quốc gia Hoa Kỳ nhận được 400.000 đô la để hoạt động tại Hong Kong và Hoa lục.

Bà Greve nói NED không tham gia vào các hoạt động quảng bá dân chủ tại Hong Kong.

Bà nói “Chúng tôi thực sự không có văn phòng trên toàn thế giới-chúng tôi có nhân viên duyệt xét các đề nghị của các tổ chức đối tác.

 Chúng tôi phải hiểu tình hình chính trị tại các nước những đối tác này hoạt động và cung cấp những dự án hỗ trợ căn cứ trên những đề nghị của các tổ chức này. Vì ngân khoản có hạn, chúng tôi nỗ lực hỗ trợ những dự án tốt nhất căn cứ trên sự cạnh tranh. Chúng tôi không kiểm soát những tổ chức này.”

Nhưng NED có lượng giá hoạt động của các đối tác để quyết định có tái tài trợ cho họ hay không.
Trong một chương trình được kênh truyền hình Asia Television của Hong Kong phát đi vào ngày 14 tháng 10 mới đây. Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Hong Kong Law Yuk-kai nói tổ chức của ông phải gởi phúc trình cuối năm về những hoạt động của tổ chức cho NED. Ông nói “Trong phúc trình này chúng tôi cho biết chúng tôi đã làm gì. Chúng tôi không báo cáo cho chính phủ Mỹ.”
Bà Greve nói việc chia sẻ thông tin về hoạt động của những tổ chức được NED tài trợ là một hoạt động được Giao ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị bảo vệ.

Bà cho biết thêm “Trong sự hợp tác về trao đổi, thương mại và khoa học, việc các tổ chức phi chính phủ hợp tác với các định chế nước ngoài là chuyện bình thường. Việc này cũng tương tự như sự hợp tác giữa những tổ chức xã hội dân sự về những mục tiêu chung.”

Lịch sử về sự hỗ trợ của Hoa Kỳ
NED tài trợ cho các chương trình quảng bá dân chủ tại Hong Kong khoảng hai thập niên nay với các khoản tiền tài trợ lên đến vài triệu đô la. Bà Greve nói mức độ hỗ trợ không thay đổi trong thời gian này.

“Dự án Hong Kong của NED không lớn lắm so với một vài nơi khác trên thế giới. Đây là một thành phố có thể trông cậy vào các nguồn lực của mình.”

NDI là một trong 4 tổ chức chính được hưởng trợ cấp của NED, nói những chương trình của tổ chức đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và đối thoại liên hệ đến quản trị, theo yêu cầu của các tổ chức địa phương.

Những cáo buộc cho rằng các tổ chức liên hệ đến NED can thiệp vào công việc nội bộ của Hong Kong đã được nêu lên trong nhiều năm.

Bà Greve nói “ NDI đã bị truyền thông nhà nước Trung Quốc và báo chí thân Bắc Kinh tại Hong Kong nêu lên nhiều điều tiêu cực. Không có gì là khác thường đối với những chính phủ chuyên chế và thiếu tính chính đáng qua bầu cử đổ lỗi cho nước ngoài về những bất bình của các công dân.”

Truyền thông thân Bắc Kinh xem những người biểu tình đòi dân chủ là bù nhìn và nhận tiền của Mỹ.
Các người bênh vực cho dân chủ tại Hong Kong từ lâu đã bị các đối thủ gán cho danh hiệu là nhân viên của nước ngoài.

Bà Greve nói những nhà hoạt động biết rõ những nguy cơ khi làm việc với các đối tác của NED “Nhưng họ vẫn nói hợp tác quốc tế là chính đáng. Do đó không ai hối tiếc về sự chọn lựa của mình-Tôi không nghe có chuyện như vậy.”
Ông Lý Trác Nhân là một trong các nhà hoạt động như vậy. Ông lãnh đạo Công đoàn Thương mại Hong Kong HKCTU và phục vụ trong Hội đồng Lập pháp trong tư cách một nhà lập pháp của Đảng Lao động.

Công đoàn Lao động thu hút sự chú ý
HKCTU tuần trước đưa ra một tuyên bố nói rằng đã nhận được 540.000 đô la hỗ trợ tài chánh của Trung tâm Đoàn kết, một tổ chức khác nhận được trợ cấp của NED, trong 7 năm qua.

Tổ chức có trụ sở tại Washington này có liên hệ với Tổng Liên đoàn Lao động Mỹ AFL-CIO và cho biết tổ chức cố gắng “giúp công nhân trên toàn thế giới đang tranh đấu cho nơi làm việc được an toàn và lành mạnh, lương bổng có thể nuôi sống được gia đình, bảo hiểm xã hội và có tiếng nói trong công việc.”

Ông Lý, lãnh tụ HKCTU là một người ủng hộ nổi tiếng của Phong trào Chiếm Trung. Truyền thông thân Bắc Kinh của Hong Kong xem ông như một lãnh tụ biểu tình và là bù nhìn và nhận tiền của Mỹ.
Bà Greve nói Trung tâm Đoàn kết đã trợ cấp cho HKCTU để giúp các hoạt động tổ chức lao động, điều bà gọi là cột trụ của xã hội dân sự.
“NED hỗ trợ cho Trung tâm Đoàn kết, và Trung tâm Đoàn kết hỗ trợ cho HKCTU hoàn toàn tách rời những hoạt động chính trị của ông Lý Trác Nhân (như là một nhà lập pháp), là một vai trò khác của ông Lý, và tiền bạc không lẫn lộn giữa hai vai trò này.”

Trong một tuyên bố, HKCTU phủ nhận việc sử dụng tiền trợ cấp của Trung tâm Đoàn kết vào các mục đích chính trị và đe doạ sẽ dùng các biện pháp pháp lý chống lại những tổ chức truyền thông bị cáo buộc là phỉ báng ông Lý.
Các đối tác của NDE thách thức những cáo buộc
Sinh viên Hong Kong xuống đường biểu tình bày tỏ mong muốn phổ thông đầu phiếu trong một cuộc bầu cử có nhiều ứng cử viên để lựa chọn.
Trong một tuyên bố gởi bằng điện thư cho Đài VOA, NDI cũng phủ nhận bất cứ sự hỗ trợ nào cho các tổ chức chính trị có liên hệ đến phong trào Chiếm Trung tại Hong Kong.

NDI nói “Những tin tức này không những sai lạc, mà còn nhằm làm chệnh hướng những vấn đề hiện nay: đó là việc cư dân Hong Kong bày tỏ mong muốn phổ thông đầu phiếu trong một cuộc bầu cử có nhiều ứng cử viên để lựa chọn.”

Tổ chức này cũng nói tổ chức có thái độ không đảng phái đối với những chương trình tại Hong Kong, trong đó có diễn đàn công cộng về cải cách chính trị mới đây mà “đại diện những đảng chính tại Hong Kong trong đó những đảng được mô tả thân Bắc Kinh cũng tham dự vào những diễn đàn này.”

Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Hong Kong Law Yuk-kai nói những người tình nguyện được NED tài trợ chú trọng đến những vấn đề địa phương khi theo đuổi sứ mạng của tổ chức là quảng bá việc bảo vệ nhân quyền tốt hơn cho cư dân thành phố.

Ông Pháp nói với Đài truyền hình Châu Á “Nếu chúng tôi góp phần vào việc dân chủ hoá Hong Kong, và đây cũng là quyền lợi của chính phủ Mỹ, thì tôi cũng hoan nghênh việc công chúng Hong Kong hỗ trợ cho những nơi khác trên thế giới.”
Bà Greve nói Những dự án do NED bảo trợ tại Hong Kong nhằm mục đích tạo ra được tranh luận của quần chúng bao gồm tất cả “tiếng nói” của chính trị địa phương. Bà từ chối đưa ra chi tiết rõ ràng khi được yêu cầu cung cấp những thành quả của các đối tác NED.

Bà nói “Chúng tôi hài lòng được thấy những tổ chức chúng tôi hỗ trợ tiếp tục theo đuổi một cách tích cực việc bảo vệ các quyền tự do dân sự, và nhất là sự tham gia của người dân vào khung cảnh quản lý chính trị.”

HÌNH ẢNH ĐÀM PHÁN Ở HONGKONG GIỮA SINH VIÊN và CHÍNH PHỦ
"Trẻ người nhưng dạ không non", ngưỡng mộ qúa sức

Sau hơn 3 tuần lễ "chiếm đóng" trung tâm hành chính, thương mại Hồng Kông, kinh qua những cuộc đàn áp của chính quyền bằnh lựu đạn cay  và đổ máu vì những va chạm cùng lũ đầu gấu tay sai Bắc Kinh .
NhữNg người trẻ Hồng Kông không đòi hỏi gì hơn là một Hồng Kông Dân chủ - Tự Do đầu phiếu !
Lần này lũ khát máu Bắc Kinh không dám có những manh động tàn bạo như ở Thiền An Môn năm 1989,
Sinh Viên Học sinh giới trẻ Hồng không đã lôi đầu đám tay sai bắc kinh ngồi vào bàn hội nghị !

Dường tranh đấu còn dài, chúng ta cầu xin cho họ "Chân cứng đá mềm" để đi đến mục đích tối hậu ! Nhìn những khuôn mặt "Trẻ người nhưng dạ không non", ngưỡng mộ qúa sức !

alt

Đại diện các Sinh Viên Học Sinh Hồng không đang dự "Hội Nghi " với chính quyền Hồng Kông !


alt


alt
Phái Đòan của chính phủ Hồng Kông tham dự " Đàm Phán" với Các đại diện Sinh viên Hoc sinh Hồng Kông .

 

Giới công chức Hồng Kông ủng hộ người biểu tình

Trọng Thành

 Người biểu tình Hồng Kông giương ảnh lãnh đạo hành pháp Lương Chấn Anh, đòi ông từ chức, 22/10/2014 REUTERS

Sự kiện đáng chú ý tại Hồng Kông là giới công chức địa phương, qua mạng xã hội Facebook, đã bày tỏ thái độ ủng hộ cuộc biểu tình đòi dân chủ, vào lúc cuộc khủng hoảng dường như bế tắc. Phong trào biểu tình đòi dân chủ đã bước sang tuần lễ thứ tư và cuộc đối thoại đầu tiên giữa giới sinh viên và chính quyền Hồng Kông không mang lại kết quả gì. Trong số ba nơi chiếm giữ, Admiralty, Causeway Bay và Mong kok, địa điểm thứ ba là nơi căng thẳng nhất.

Đặc phái viên của RFI tại Hồng Kông Heike Schmidt tường trình: 

« Tại Monk Kok tình hình ngày càng dễ bùng phát. Cụ thể như, ba sự cố hôm qua, 22/10/2014, suýt nữa có thể biến thành đụng độ. Vào buổi tối, một người đã âm mưu đốt nơi để thực phẩm dự trữ của các sinh viên. Người này đã ném ba chai chứa chất lỏng gây cháy về phía người biểu tình, nhưng các sinh viên đã khống chế được đám cháy trước khi lính cứu hỏa can thiệp. 

Sớm hơn một chút, cũng tại Mong Kok, một cuộc thảo luận giữa những người biểu tình đã trở thành mục tiêu của một người lạ mặt. Người này đã ném bốn túi chứa đầy một thứ chất lỏng màu nâu và có mùi thối vào đám đông. Ngay từ buổi chiều, căng thẳng đã dâng thêm một nấc với việc hàng chục tài xế taxi toan tháo dỡ các rào chắn dưới tiếng la ó phản đối của sinh viên. 

Không khí căng thẳng đúng vào lúc cuộc đối thoại giữa chính quyền và sinh viên dường như rơi vào bế tắc. Hai bên không đưa ra một thời điểm cụ thể nào cho một cuộc gặp thứ hai. Chính quyền dường như hy vọng phong trào sinh viên sẽ tự xẹp xuống. Tuy nhiên, dự đoán này không chắc đã đúng. Theo một thăm dò dư luận của Đại học Trung Quốc tại Hồng Kông, 38% người dân Hồng Kông ủng hộ phong trào sinh viên, tăng 7% so với tháng trước. 

Thái độ ủng hộ này cũng được thể hiện trên mạng Facebook : Viên chức của nhiều ngành – trong đó có dịch vụ truyền thông của chính quyền địa phương, cảnh sát và tư pháp – đã đưa lên trên mạng xã hội các ảnh thẻ nghề nghiệp cá nhân, với tên họ được giấu đi, để thể hiện nỗi tức giận trước việc Bắc Kinh từ chối không cho Hồng Kông tổ chức bầu cử tự do ». 

« Cơ thể tôi trong dạ dày con quái vật, nhưng trái tim tôi ở về phía nhân dân » : Văn bản ngắn bằng tiếng Hoa này, do một cảnh sát đưa lên mạng, đã được gần 6.000 người bày tỏ « Tôi thích » và được 600 lượt chia sẻ. 

Ít nhất 1.300 viên chức đã tham gia vào một diễn đàn trên tờ nhật báo Ming Pao (Minh Báo) để lên án việc các nghiệp đoàn của họ chỉ trích người biểu tình hồi đầu tuần này. 

Phong trào biểu tình đòi thiết lập chế độ bầu cử trực tiếp người lãnh đạo đặc khu, trong khi chính quyền Bắc Kinh chỉ chấp nhận cho công dân Hồng Kông bầu chọn trong số những người được chính quyền trung ương chấp nhận trước đó.

 

 

TQ nhấn mạnh vai trò hiến pháp trong việc xây dựng pháp trị


Đảng Cộng sản TQ phê chuẩn việc khai trừ nhiều giới chức cấp cao trong các cuộc họp. Tuy nhiên, danh sách các giới chức này không bao gồm ông Chu Vĩnh Khang
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Hội nghị Trung ương Đảng CS Trung Quốc sẽ bàn về pháp quyền
  • Nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc tố bị ép cung
  • Trung Quốc xử tử 2.400 người trong năm 2013
  • Tăng trưởng kinh tế TQ trong quý 3 xuống thấp kỷ lục kể từ 2009
  • TQ phản đối truy tố vi phạm nhân quyền Bắc Triều Tiên ra ICC
Bill Ide
23.10.2014
BẮC KINH—
Các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đã chấp thuận một kế hoạch tăng cường pháp trị trong nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, nêu bật sự cần thiết phải tuân hành hiến pháp quốc gia, theo một thông cáo vừa công bố vào lúc kết thúc các cuộc họp cấp cao nhất trong tuần này.

Đảng cũng phê chuẩn việc khai trừ nhiều giới chức cấp cao trong các cuộc họp. Tuy nhiên, danh sách các giới chức này không bao gồm cựu trưởng ngành an ninh quốc gia Chu Vĩnh Khang, người bị nhiều người trông đợi sẽ bị khai trừ vào lúc kết thúc các cuộc thảo luận tập trung vào pháp trị lần đầu tiên trong lịch sử đảng.

Việc ông Chu có thể bị khai trừ đang được theo dõi sát, vì ông là thành viên cấp cao nhất trong đảng chưa bị điều tra về tội tham nhũng. Trường hợp của ông được coi là tiêu biểu cho cam kết của đảng trong chiến dịch chống tham nhũng với chủ trương không ai đứng trên pháp luật.

Nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng có thể quyết định đưa ra vào ngày thứ bảy, khi uỷ ban kỷ luật đảng họp tại Bắc Kinh.
Cuộc tranh đấu chống tham nhũng
Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu lên nắm quyền cách đây 2 năm, đảng Cộng sản đã phát động một phong trào kiên quyết chống tham nhũng nhắm mục đích rũ bỏ một vấn đề mà đảng nói là đe doạ đến chính sự sống còn của đảng.

Hơn 50 giới chức cấp cao đã phải đối mặt với các cáo trạng, nhưng tất cả các cuộc đàm phán đó đều bắt đầu trước tiên trong nội bộ đảng. Các chuyên gia pháp lý nói nhân viên điều tra hình sự nên xử lý các cuộc điều tra tham nhũng, chứ không phải là đảng.
Tân Hoa Xã nói trong phiên họp kín tuần này, các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản đã đồng ý tiến hành các biện pháp củng cố sự độc lập của ngành tư pháp.

Cuộc họp cũng đồng ý về các nhiệm vụ chính là phát huy pháp trị ở Trung Quốc, theo bản thông cáo. Các biện pháp bao gồm việc tăng cường một “hệ thống luật lệ xã hội chủ nghĩa với các đặc điểm Trung Quốc nhấn mạnh đến hiến pháp đất nước.

Báo cáo cũng nói cuộc họp còn yêu cầu các biện pháp củng cố việc thực thi hiến pháp và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây dựng một chính phủ tôn trọng luật pháp. Nhưng các nhà phân tích nói cuộc họp không mang lại mấy kết quả nhằm gạt qua một bên những mối quan ngại lâu dài cho rằng đảng vẫn đứng trên luật pháp. 

Tân Hoa Xã nói cuộc họp tập trung vào vai trò dẫn đầu mà đảng phải nắm trong việc mưu tìm xây dựng pháp trị và quảng bá cải cách hiến pháp ở Trung Quốc.
Cuộc họp cũng hối thúc Quốc hội và Ban Chấp hành trung ương Đảng cải tiến việc giám sát hiến pháp.

Tôn trọng hiến pháp
Chưa rõ ngay được những thay đổi nào sự kiện này có thể mang lại. Mặc dầu hiến pháp Trung Quốc được phê chuẩn vào năm 1982, giới chỉ trích lâu nay vẫn lên án đảng Cộng sản là làm lơ văn kiện này.

Hiến pháp Trung Quốc nói, “không có tổ chức hay cá nhân nào có quyền vượt qua hiến pháp và pháp luật.” Hiến pháp cũng bảo đảmg những quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tổ chức biểu tình.

Ngay sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền cách đây 2 năm, ông đã đọc một bài phát biểu trong đó ông nhắc lại cam kết theo hiến pháp là không ái đứng trên luật pháp.
Khi đó, các nhận định đã được hoan nghênh bởi những người mang hy vọng đó là một dấu hiệu nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ mở màn cho các cải cách xã hội dân sự. Nhưng kể từ đó, đảng Cộng sản đã bắt đầu tiến hành một chiến dịch kiên quyết bịt miệng giới bất đổng, cả trên mạng lẫn nơi công cộng.

Các cá nhân tán thành việc các giới chức đảng công khai tài sản, một biện pháp mà các đảng viên đã công khai ủng hộ, đã bị bỏ tù. Trong khi các cuộc biểu tình tiếp tục ở Hong Kong, Trung Quốc đã bắt giữ mấy chục người lên tiếng hậu thuẫn cho phong trào Chiếm Trung.
Tân Hoa Xã nói hơn 360 thành viên chính thức và dự bị của ban Chấp hành trung ương Đảng, cũng như các chuyên gia và học giả, đã dự cuộc họp gọi là Đại hội lần thứ tư.

Địa phương Trung Quốc tái lập hình thức « đấu tố » để xử tội phạm nhân
mediaBuổi xử tội tập thể trong một sân vận động chật cứng người xem ở vùng Tân Cương vào tháng 05/2014.AFP
Phải chăng Trung Quốc đang thụt lùi về thời kỳ Cách mạng Văn hóa đáng sợ trước đây ? Câu hỏi này vừa được báo chí nước này nêu bật trở lại vào hôm nay, 23/10/2014, sau những vụ chính quyền tỉnh Hồ Nam mở phiên tòa tập thể , kết án tám người và cho bêu 16 nghi phạm khác trước một đám đông 5000 người xem.
Theo tờ Hoàn cầu Thời báo, vụ việc xảy ra hôm 17/10 tại thành phố Hoa Dung (Huarong), tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, khi chính quyền địa phương mở phiên xét xử công khai 16 người về các tội thường phạm. Vấn đề là các nghi phạm bị bêu trước mặt công chúng, cổ phải đeo biển kể tội, sau đó bị đưa lên một chiếc xe tải không mui, diễu hành trên đường phố.
Phiên tòa diễn ra trước 5000 người xem, dưới sự chứng kiến của các quan chức tư pháp địa phương.
Đối với tờ Hoàn cầu Thời báo, công luận Trung Quốc đã cực lực đả kích hình thức xét xử tập thể đó, vốn đã gợi lại « những ký ức đau thương thời Cách mạng Văn hóa (1966-1976) ».
Theo Global Times, hành vi đó còn « trái với tinh thần của nhà nước pháp quyền mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nhấn mạnh.
Theo Hoàn cầu Thời báo, đây không phải là lần đầu tiên mà thành phố Hoa Dung tổ chức một vụ đấu tố như vào hôm 17/10. Năm ngoái, một phiên xử tương tự cũng đã diễn ra tại, với 8 người bị kết án.
Theo hãng tin Pháp AFP, vụ việc tại Hồ Nam không phải là một trường hợp cá biệt. Tháng 5 vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã mở một phiên xét xử tập thể trong một sân vận động chật cứng người xem ở vùng Tân Cương. Nghi phạm bị đấu tố là người Duy Ngô Nhĩ bị cáo buộc là khủng bố. Rất nhiều cuộc mít tinh cũng được tổ chức, với các nghi phạm bị bêu riếu trước đám đông.

Người dân Hồng Kông tiếp tục thách thức Bắc Kinh
mediaNhững người biểu tình đòi dân chủ phong tỏa một con đường tại khu Mongkok, Hồng Kông, ngày 17/10/2014.REUTERS/Tyrone Siu
Thời sự trong nước chiếm trọng tâm trên các mặt báo Pháp sáng nay 23/10/2014, với việc đảng cầm quyền Xã hội đang xâu xé lẫn nhau. Thời sự quốc tế khá tản mạn rải đều từ Đông sang Tây. Riêng về tình hình Châu Á, nhật báo Công giáo La Croix tiếp tục cập nhật thông tin về Hồng Kông. Tờ báo giật tít lớn trên trang nhất « Lời nói tự do của người dân Hồng Kông ».
Đặc phái viên của La Croix có mặt tại cựu thuộc địa Anh quốc đã gặp gỡ những người đấu tranh ủng hộ phong trào dân chủ, diễn ra từ bốn tuần nay, nhằm ngăn chặn Bắc Kinh áp đặt quyền lực của họ lên Hồng Kông. Qua tiếp xúc, La Croix nhận thấy « Người dân Hồng Kông tiếp tục thách thức Bắc Kinh ». Đây cũng là tựa đề bài viết trên trang hai.
« Tôi hiểu rất rõ cộng sản Trung Quốc »
Bốn nhân chứng mà đặc phái viên La Croix có dịp gặp gỡ trao đổi có cả già lẫn trẻ, đại diện cho ba thành phần người hưu trí, người đi làm, và sinh viên học sinh. Cụ già Wong 86 tuổi lấy làm ngưỡng mộ một giới trẻ rất có đầu óc tổ chức, ôn hòa, thông minh và dám thách thức quyền lực cộng sản. Ông tự cho là rất hiểu rõ cộng sản Trung Quốc, những người đã sát hại vợ con và em trai của ông trong suốt thời kỳ diễn ra Cách mạng văn hóa.
Ông Wong nói : « Cuộc đấu tranh của sinh viên là bất cân xứng, nhưng cũng không bõ công. Họ chỉ muốn có thể tự bầu chọn ra người lãnh đạo cho họ, chỉ đơn giản thế thôi. Nhưng trong con mắt của Bắc Kinh, đây là một cuộc đối đầu, tôi biết họ (Bắc Kinh) rõ lắm. Họ muốn kiểm soát tất. Chính vì vậy mà các cô cậu sinh viên của tôi mới ở đây […] do đó tôi phải ủng hộ chúng nó. Những cô cậu này rất cần được sự trợ giúp và bảo vệ ».
Theo ghi nhận của La Croix, sinh viên tham gia biểu tình không chỉ để bày tỏ tình yêu của họ đối với đặc khu kinh tế, nơi họ được sinh ra và lớn lên. Mà còn là một cơ hội để làm giàu vốn sống, là dịp để bày tỏ sự can đảm, khẳng định sự trưởng thành và chính kiến của mình với các bậc sinh thành. Tuy nhiên, động cơ chính của việc tham gia xuống đường xuất phát từ hành động vũ lực của cảnh sát đối với các sinh viên biểu tình ôn hòa. Một hành động mà họ đánh giá là « không thể chấp nhận » được.
Tự do ngôn luận đã bị bán cho Bắc Kinh
Bên cạnh sinh viên, thành phần chủ lực của phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông, còn có sự góp mặt của một số trí thức trẻ. Họ tham gia biểu tình cũng vì mối lo cho chính tương lai của mình. Kể từ khi ông Lương Chấn Anh được chỉ định làm đặc khu trưởng năm 2012, họ cảm thấy có sự trượt đà nguy hiểm
Chưa bao giờ tình trạng tự do ngôn luận bị đe dọa nghiêm trọng đến như vậy. Báo chí địa phương tự kiểm duyệt ngày càng nhiều. Họ không còn đọc báo nào khác ngoài các tờ báo quốc tế. Họ cảm thấy mọi thứ đang thay đổi theo chiều hướng ngày càng tệ.
Hơn nữa những người này phân biệt rất rõ về ý nghĩa quyền lực giữa Trung Quốc đại lục và Hồng Kông. Anh Harry Leung, một kỹ sư trẻ cho rằng : « Tại Trung Quốc, quyền lực nằm trong của Hoàng đế và không phải của dân. Trong khi ở đây, tại Hồng Kông, chúng tôi đã trải qua một giai đoạn lịch sử khác, mới hơn. Nó cho phép chúng tôi được bày tỏ chính kiến. Do đó, cảm thấy là tự do ngôn luận hiện có của tôi đang bị bán cho Bắc Kinh, tôi không thể chấp nhận điều đó ».
« Sinh viên luôn là những kẻ thiệt thòi »
Nhưng không phải ai tham gia phong trào đòi dân chủ cũng đầy nhiệt huyết. Nó cũng để lại nhiều cảm xúc mâu thuẫn. Một số người tuy ủng hộ phong trào bất tuân dân sự, nhưng cũng tỏ ra rất bi quan. Một nữ giáo viên cho rằng sinh viên vẫn là kẻ thua cuộc. Họ (sinh viên) luôn là những kẻ bị hy sinh cho những cuộc nổi dậy.
Mặc dù rất bảo vệ sinh viên, nhưng những người này lại cảm thấy niềm đam mê và cảm xúc mạnh đang làm « xáo trộn » cuộc sống thường nhật của họ. Họ cũng cảm thấy cuộc sống tại Hồng Kông giờ không còn thoải mái như trước. Cảnh sát cũng đã thay đổi bộ mặt…
Nhưng có điều chắc chắn họ « không bao giờ chấp nhận ‘người ông Bắc Kinh’ tước đi những viên kẹo mà ‘người cha Hồng Kông’ đã ban tặng cho họ từ nhiều năm qua ».
Hồng Kông : điểm giao thoa giữa phương Đông và phương Tây
La Croix nhân dịp này phỏng vấn ông Martin Lee, 76 tuổi, luật sự, nhà sáng lập đảng Dân chủ Hồng Kông, thành viên phong trào Occupy Central. Theo ông Lee, « Hồng Kông hiện đang trải qua thời điểm lịch sử về vận mệnh Trung Quốc của mình ».
Trả lời các câu hỏi của đặc phái viên tờ La Croix, ông Martin Lee cho rằng « Đây là thời điểm để bảo vệ nền dân chủ, một sự dấn thân cho sự bất tuân dân sự, mà vì nó người ta chấp nhận bị bỏ tù, do phong trào biểu tình của họ là bất hợp pháp ».
Nhưng ông cũng cho rằng sinh viên chỉ đòi hỏi những gì mà Bắc Kinh đã cam kết cách đây nhiều năm và đã hai lần bị hoãn, kể từ khi được trao trả về với Trung Quốc năm 1997. Hồng Kông đang viết nên trang sử cho chính mình và đang trải qua một thời khắc lịch sử về vận mệnh Trung Quốc của mình.
Ông Martin Lee còn nhìn nhận rằng đàng sau những đòi hỏi về chính trị, là còn cả những bức xúc về xã hội. Chưa bao giờ xã hội Hồng Kông lại trở nên bất bình đẳng đến như thế. Họ đấu tranh là vì bảo vệ các giá trị cơ bản, những giá trị đã biến thành phố đảo này thành nơi duy nhất cho sự giao thoa Đông – Tây.
Tập Cận Bình cần một chủ thuyết cho các mục tiêu kinh tế-chính trị
Nhìn sang Trung Quốc, báo Le Monde có bãi xã luận khá hay về những mục tiêu chính trị đầy mâu thuẫn của ông Tập Cận Bình : Vừa củng cố quyền lực cá nhân, vừa khẳng định thúc đẩy hơn nữa đất nước theo hướng Nhà nước pháp quyền. Theo tờ báo duy, họ Tập phải đề ra một chủ thuyết nào đó để có thể giải thích được mâu thuẫn đó.
« Tập Cận Bình và những mâu thuẫn nội tại » là hàng tựa nhận định của bài xã luận. Trong lần Hội nghị toàn thể Ban chấp hành đảng cộng sản lần 4 này, 250 thành viên ban chấp hành tập trung chủ yếu vào chủ đề « quyền lực pháp luật ». Tại một đất nước « xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc », vấn đề là phải « thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng một hệ thống điều hành bằng luật », nhưng đương nhiên là không được phủ nhận sự chuyên chế của giai cấp vô sản, bài xã luận viết.
Tuy nghe có vẻ nực cười, nhưng ở điểm nào đó, nó phản ảnh phần nào thiện chí chính trị. Trong bối cảnh công cuộc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, rõ ràng Trung Quốc rất cần một khung pháp lý vững chắc để có thể ưu đãi cho đầu tư trong và ngoài nước. Điều này có nguy cơ lấn át quyền hành của nhiều vị « lãnh chúa », những vị lãnh đạo đảng ở các cấp địa phương.
Song song đó, ưu tiên hàng đầu của ông Tập Cận Bình hiện nay là phải khôi phục thanh danh cho đảng. Hình ảnh của đảng cộng sản đang bị nạn tham nhũng gậm nhấm và hao mòn trong con mắt của công luận. Chủ tịch nước và lãnh đạo đảng họ Tập tin rằng chỉ có việc hồi phục lại uy tín và tính chính đáng mới có thể bảo toàn được sự tồn vong của đảng cộng sản. Do đó cần phải đánh thẳng vào căn bệnh trầm kha này.
Và ông đã đánh mạnh và đánh rất cao nữa. Hơn 5.000 đảng viên quan trọng, trong tổng số 80 triệu thành viên đã bị trừng phạt và cách chức. Trong số đó khoảng 50 người là quan chức cao cấp, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các bộ hay có thứ bậc cao trong quân đội và ngành an ninh. Và trên chóp bu của tháp cao này, có cả ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên ban thường vụ Bộ chính trị, đứng đầu ngành công an. Ông Chu rất có thể sẽ bị khai trừ khỏi đảng nhân kỳ Hội nghị lần này.
Đương nhiên, chiến dịch « đập hổ, đập ruồi » của ông Tập Cận Bình cũng gây ra những căng thẳng ngay trong lòng nội bộ đảng. Điều này cũng buộc ông Tập cùng lúc phải ra sức củng cố quyền lực, mỗi ngày thấy rõ rệt hơn. Đến mức đang dần xa rời cách thức điều hành tập thể so với những người tiền nhiệm.
Việc thâu tóm lại hệ tư tưởng và chính trị đó có thể giải thích phần nào hành động trấn áp có hệ thống và tàn khốc mọi tiếng nói đối lập. Chính trong sự nghịch lý đó mà ban lãnh đạo đảng đang có dự định thúc tiến cái gọi là « quyền lực pháp luật ».
Cuối cùng bài viết cho rằng chính sự pha lẫn một chút tư tưởng Lê-nin và một chút tư tưởng Khổng giáo đã tạo nên đặc trưng riêng của cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Giờ chỉ có một chủ thuyết nào đó mới có thể giải thích được những mâu thuẫn này mà thôi.
Pháp : Thuế « sờ gáy » các đại biểu khai gian
Về thời sự tại Pháp, khủng hoảng chính trị trong lòng đảng Xã hội cầm quyền là chủ đề nổi cộm trên các nhật báo Pháp. « Khủng hoảng bùng nổ tại đảng Xã hội », tít lớn trên trang nhất tờ Le Figaro. « Đảng Xã hội : Những kẻ phóng hỏa », Libération giật tít. « Ngân sách : đàm phán căng thẳng ở Brussels, khủng hoảng tại đảng Xã hội » tựa trên Le Monde. Hay « Brussels đòi hỏi Paris xem lại các khoản ngân sách » như hàng tít lớn trên trang nhất của Les Echos.
Đáng chú ý nhất là bài giải mã trên Libération, liên quan đến vụ việc 60 dân biểu trong tầm ngắm của thuế vụ Pháp, theo tiết lộ của tờ báo châm biếm Le Canard enchainé.
Theo giải thích của Libération, nhờ vào đạo luật mới về sự minh bạch cho phép chính phủ kiểm soát hiệu quả hơn tài sản của các dân biểu. Từ trước đến giờ, cơ quan quản lý thuế chỉ dựa trên những tờ khai thuế của các nghị sĩ, vốn chỉ được xem như là những người đóng thuế bình thường như bao người khác.
Kể từ khi có đạo luật mới, các đại biểu và dân biểu còn có trách nhiệm phải kê khai tài sản và gởi thẳng về Cơ quan chuyên trách minh bạch đời sống công HATVP. Theo đạo luật mới, tổng cộng có khoảng 9.000 người có liên quan (nghị sĩ, bộ trưởng, dân biểu địa phương, chủ tịch các hội đồng vùng, các quan chức cao cấp chính phủ kể cả những lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước) đều phải kê khai tài sản theo hai mẫu khai bắt buộc.
Mẫu khai thứ nhất là nhằm mục đích xác minh các hoạt động phụ của các viên chức không dính vào những xung đột lợi ích với các hoạt động chính. Đặc biệt người dân có thể tham khảo các mẫu khai của các vị bộ trưởng hay nghị sĩ một cách dễ dàng trên trang web chính của HATVP.
Mẫu khai thứ hai liên quan đến tài sản. Mẫu khai bắt buộc này đã hiện hữu từ năm 1988, lúc đó dưới tên gọi là Ủy ban Minh bạch tài chính đời sống công, tiền thân của HATVP. Theo như trước đây, ủy ban chỉ có việc so sánh sự biến động tài sản của một đại biểu giữa lúc bắt đầu và cuối nhiệm kỳ. Chỉ khi nào có trường hợp khả nghi, cơ quan này mới báo cho cơ quan tư pháp.
Như vậy với công cụ pháp lý mới mà cơ quan HATVP đã lần mò ra được danh sách 60 đại biểu kê khai gian tài sản để trốn thuế. Tờ báo châm biếm Canard enchainé cho hay danh sách đã được chuyển cho Bercy, trụ sở Bộ Tài chính. Theo Bercy, tất cả các hồ sơ trên sẽ phải được giải quyết dứt điểm từ đây cho đến cuối năm.
Sơ Cristina : ra mắt tập nhạc đầu tay
Trở lại với báo La Croix nhưng trên mục văn hóa. Tờ báo mang đến tin vui cho những ai hâm mộ Sơ Cristina, giải quán quân « The Voice » của Ý qua hàng tựa « Sơ Cristina, album đầu tay táo bạo ».
Sơ Cristina Quán quân giải « The Voice » tại Ý sẽ cho phát hành tập nhạc đầu tay vào ngày 10/11/2014 sắp đến. Đối với sơ đây lại là một lời « cầu nguyện thầm kín ». Nhưng La Croix lại xem lời « cầu nguyện thầm kín » có phần khá táo bạo. Vì nữ tu trẻ 26 tuổi này đã chọn lại tít từng gây nổi đình nổi đám, làm nên tên tuổi của ca sĩ Madonna « Like a Virgin ».
Cách đây 30 năm, phiên bản Like a Virgin của nữ ca sĩ Mỹ đầy vẻ khiêu khích đó đã có những lời lẽ « xúc phạm » đến hình ảnh đức Mẹ Đồng trinh Maria. Giờ đây, sơ Cristina cũng lấy lại tít nhạc đó, nhưng lại đảo ngược sự khiêu khích, cũng cùng trên phông nền Venise giống như của Madonna, sơ Cristina, giữ nguyên trang phục dòng tu, đã thể hiện lại ca khúc này một cách thuần khiết hơn.

Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức khai trừ 6 lãnh đạo cao cấp
mediaÔng Chu Vĩnh Khang - Ảnh chụp nhân khóa họp Quốc hội Trung Quốc vào tháng 03/2012.Reuters
Hội nghị toàn thể Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kết thúc hôm nay 23/10/2014 sau 4 ngày họp. Đúng theo dự kiến, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định khai trừ 6 lãnh đạo cao cấp, trong đó có ông Chu Vĩnh Khang, một nhân vật đầy quyền uy dưới thời Giang Trạch Dân. Hội nghị cũng xác nhận điều gọi là « Pháp quyền mang đặc sắc Trung Quốc ».
Theo hãng tin Pháp AFP, ông Chu Vĩnh Khang, nhân vật lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc trước đây, đã trở thành nhân vật cao cấp nhất của chế độ bị khai trừ từ khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền tại Trung Quốc từ năm 1949 đến nay.
Cùng bị kỷ luật như ông Chu Vĩnh Khang, còn có bốn lãnh đạo cao cấp khác trong giới thân cận với ông : Lý Đông Sanh, Thứ trưởng Bộ Công an; Tương Khiết Mẫn, cựu lãnh đạo Ủy ban Quản lý Tài sản Nhà nước đầy uy lực, Vương Vĩnh Xuân, nguyên Phó Chủ tịch tập đoàn dầu khí Nhà nước CNPC, và Lý Xuân Thành, cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên, miền tây nam Trung Quốc.
Ngoài ra còn có ông Vạn Khánh Lương, cựu Bí Thư tỉnh ủy Quảng Châu, cũng bị chính thức khai trừ. Đây là nhân vật duy nhất không thuộc phe cánh của Chu Vĩnh Khang trong số người bị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ luật lần này.
Về mặt lý luận, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần này đã nhấn mạnh đến nguyên tắc thượng tôn luật pháp theo mục tiêu xây dựng một hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc.
Theo giới quan sát, Hội nghị này chẳng qua là để củng cố quyền lực của chính quyền trung ương và Đảng Cộng sản Trung Quốc trên hệ thống tư pháp, vốn thường xuyên chịu ảnh hưởng của các chính quyền địa phương.






Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.













Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác














Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.













Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
















Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.















Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện


MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại

Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.

TIẾN LÊN HONG KONG !




image





Preview by Yahoo



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -21/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link