Dân oan Trương Thị Quý
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) - Gia đình dân oan Trương Thị Quý, phải
nói là gia đình ba đời dân oan mới trọn nghĩa, là một trong những dân oan kỳ
cựu của tỉnh Đồng Nai. Gia đình đã bị bọn “tân cường hào ác bá” (nửa cường hào,
nửa cầm quyền ác bá) đã hùa nhau bênh vực, chiếm lấy, chia chác và canh giữ
“mảnh đất vàng nằm trên trục lộ chính” của gia đình chị Quý đã đổ mồ hôi nước
mắt gầy dựng nên. Họ đã vứt công văn quyết định trả đất của Thủ tướng vào sọt
rác và ngang nhiên dùng công an; các ban ngành của huyện/tỉnh; dân phòng; xã
hội đen; cùng xe cơ giới đến thu chiến lợi phẩm, đo đạc xây cất ngang nhiên
giữa ban ngày, không chừa cho gia đình chị Quý một tấc đất dung thân khiến gia
đình phải dựng một túp lều bằng tấm bạt nhựa nhỏ ở ven đường, cạnh hàng rào có
gài điện. Hàng rào có gài điện này là do chính họ gài để gọi là bảo vệ đất đai
vừa chiếm, và vừa không cho gia đình chị Quý đến gần.
Năm 1972, bà Nguyễn Thị Cõi (mẹ chị Quý) có
khai phá một lô đất, sau ngày 30-4-1975 bị bùa phép sang nhượng, chia phần, lấn
chiếm để rồi cuối cùng bà thành dân oan đi đòi đất để nhận được 2 tội danh, tội
thứ nhất là “vu khống cán bộ” bị phạt 12 tháng tù và tội thứ 2 là “vi phạm sử
dụng đất đai” bị phạt 3 tháng tù, tổng cộng hai hình phạt là 15 tháng tù giam.
Bà Cõi sinh năm 1939, nên khi ra tù, vì già yếu đã ủy quyền cho con gái là vợ
chồng chị Quý, và từ đó gia đình chị Quý (cháu nội ngoại không tính) có mặt
thường xuyên ở Hà Nội để tham gia vào các cuộc biểu tình đòi công lý. Kết quả
của những ngày tháng lê lếch trên đất Bắc giá lạnh ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng
và nhà riêng của các quan tứ trụ triều đình, gia đình chị Trương Thị Quý được
phần thưởng an ủi là công văn của chính phủ quyết định trả đất.
Chưa hết vui mừng, thì giông tố lại đổ xuống
đầu gia đình của chị Quý. Ngày 15-7-2014, một lực lượng hùng hậu với đủ mọi
thành phần cùng xe cơ giới đến đốn cây, ủi đất san bằng mọi thứ, cắm cọc phân
lô, chia phần, rồi cùng nhau xây cất cấp tốc 13 ngôi nhà khang trang. Con gái
chị Quý là cháu Đoàn Trương Vĩnh Phước cùng đứa con trai 3 tuổi ở túp lều tạm ven
đường đã phát hiện trên hàng rào lưới B40 của kẻ cướp đất có cài điện. Để bảo
vệ tính mạng, mọi người xung quanh khuyên Vĩnh Phước nên ra Hà Nội ở cùng ba mẹ
đi kêu oan vì ở một mình trong này dễ bị giết chết không ai hay, nên Phước cùng
con tức tốc đi trong đêm ra Hà Nội.
Những thiệt hại đến gia đình chị Quý không
những bị bọn “tân cường hào ác bá” đốn cây bạch đàn đã trồng nhiều năm đem bán;
đem co-be móc phá tan hoang nhà cửa; đồ dùng trong nhà thì được chở về UBND
huyện Trảng Bom thu giữ; và chiếm đoạt đất đai của mình để phải che tạm tấm lều
bên đường sinh sống. Điều đáng nói ở đây là họ tìm đủ mọi cách triệt tiêu con
đường sống, mỗi lần được người dân thương tình cho tiền dựng lều là mỗi lần bị
“côn đồ” đến phá dở trong khi những người được chia chác thì lại có nhiều nhà
cửa. Ngoài ra, họ lại tàn ác gài điện vào hàng rào mới xây để gia đình chị Quý
không ai đến gần được. Điều này đã vi phạm luật và có bằng chứng. Ai dám gài
điện 220v giết người vào hàng rào trong một xã hội mà “chính quyền” luôn vỗ ngực
tự hào là “chính quyền pháp trị” nghiêm minh!? Hơn nữa, khi đi thực hiện tường
trình này thì Kim Thu cũng được xã hội đen đến “canh chừng” và đón đường với
tay lăm le mã tấu. Nhờ Vĩnh Phước được người quen thông tin và đi kiểm tra phát
hiện, nên Kim Thu mới thoát hiểm được. Cháu Vĩnh Phước đã xác nhận và đã ghi
trong video clip làm bằng chứng đưa vụ này lên dư luận để mọi người lên tiếng
hầu góp phần bảo vệ cho những người dấn thân làm thông tin bị trả thù.
Kim Thu gặp gia đình chị Quý năm 2002 và cùng
ở nhà trọ Hà Nội, khi ấy chị Quý đang mang thai. Chị sinh cháu Đoàn Trương Anh
Thư ở Đồng Nai vừa được 9 ngày thì gia đình chị 7 người bồng bế ra Hà Nội đòi
đất, đó là thời có quyết định cưỡng chế đất gia đình chị. Vì vậy, Kim Thu có
thời gian dài sống cùng gia đình chị Quý ở Hà Nội, bé Anh Thư thường gọi Kim
Thu là Mẹ, Anh Thư được biệt danh là “người khiếu kiện nhỏ nhất thế giới”, và
bây giờ đã 11 tuổi.
Câu chuyện “cường hào ác bá” rất là dài dòng,
nhưng kết luận chỉ một câu là chế độ này đã sinh ra ba thế hệ dân oan: Bà
Nguyễn Thị Cõi, gia đình con gái chị Trương Thị Quý, và tiếp đến là cháu ngoại
gái Đoàn Trương Vĩnh Phước. Thực tế nhất là Tết này gia đình chị Quý phải ăn
Tết trong tấm lều tạm ven đường.
Kính mời quý vị theo dõi những hình ảnh và video
clip.
DanOan TruongThiQuy
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Nhà đang bị phá:
Xe co-be đang phá nhà:
Cây bạch đàn của gia đình chị Quý bị
đoàn cưỡng chế cưa:
Lực lượng côn an mặc sắc phục:
Những người mặc áo xanh dương là vệ sĩ
được thuê mướn:
Những người chỉ huy:
Côn an chìm đang quay phim:
Sau khi cưỡng chế nhà đất của chị Quý,
“họ” đang cắm cọc chia phần:
Ông “Mặt Trận Tổ Quốc” được chia 2 lô:
Căn lều ven đường của gđ chị Quý sau khi
bị cưỡng chế nhà đất:
“Họ” cài dây điện trên hàng rào B40:
Con ếch xấu số:
Căn nhà tôn cho vệ sĩ ở để bảo vệ. Có
gắn camera:
13 căn nhà đã xây xong:
Chị Quý đang cầm biểu ngữ kêu oan ở Hà
Nội:
Bố
Tôi Cả Đời Theo Đuổi Tự Do
MS Nguyễn Trung Tôn (Danlambao)
Bố tôi là một người mà tôi luôn
kính trọng. Ông sinh năm 1926. Từ nhỏ ông đã phải chịu cảnh đời lận đận, đi ở đợ rồi làm thuê kiếm sống. Khi lớn lên nghe theo lời kêu gọi của cách mạng, ông nhiều lần muốn đi bộ đội nhưng vì thấp bé nhẹ cân nên ông không trúng tuyển. Hơn nữa anh trai của ông cũng đã tham gia và hy sinh
trong cuộc chiến tranh chống Pháp, vì vậy ông phải ở lại địa phương tham gia nhiều công tác do Đảng cộng sản phát động để góp phần tìm kiếm tự do.
Cuộc sống hôn nhân
gia đình của bố tôi cũng long đong không khác
gì cuộc sống mưu sinh của ông. Ông lấy 2 lần vợ có được 4 người con. Do vợ cả bị bom Mỹ chết năm 1968, bố tôi lấy mẹ tôi (là vợ cũ của một liệt sỹ đi B). Rổ rá cặp lại, cuộc sống của bố mẹ tôi vô
cùng khổ cực khi mà chính quyền địa phương không cho phép
họ kết hôn vì lý do chồng cũ của mẹ tôi đã hy
sinh nhưng chưa có giấy báo tử. Bố tôi bịchính quyền trù dập, không cho tham
gia công tác chính quyền nữa, vì thế ông cũng
không trở thành đảng viên cs.
Anh trai tôi tham gia nghĩa vụ quân sự năm 1974 và
bỏ mạng năm 1975 tại Thừa Thiên, Huế. Những chuyện đau buồn luôn dồn dập xảy ra cùng với cuộc sống mưu sinh vất vả, bố tôi bị bệnh hen xuyễn và từ đó ông
không thể lao động được, gánh nặng gia đình chất hết lên đôi vai mẹ tôi.
Ba chị em tôi lớn lên trong những khó khăn vất vả của gia đình. Tuy vất vả khó khăn là thế nhưng bố tôi luôn
mong muốn khi tôi lớn lên sẽ trở thành một đảng viên Đảng cộng sản, để có thể góp sức mình cống hiến cho xã hội để Việt Nam có thể mở mày mở mặt với năm châu. Tôi
thì lại nghĩ khác bố tôi, tôi không muốn ông thất vọng vì những ảo mộng mà cộng sản tuyên truyền. Tôi sớm nhận ra chủ nghĩa cộng sản là không thực tế nên tôi
không muốn vào đảng. Quyết định của tôi ban đầu cũng làm bố tôi thất vọng, nhưng dần dần nghe tôi giải thích bố tôi cũng ưng lòng. Cho tới khi vợ chồng tôi theo Chúa
Giê-xu và bị chính quyền đàn áp, đập phá nhà cửa, đánh đập mọi người trong gia đình
thì lúc này bố tôi thực sự đã nhận ra bộ mặt thật của Đảng cộng sản.
Ông quyết định theo Chúa và
hy vọng của ông vẫn là tìm thấy sự công bằng trong xã hội Việt Nam nhưng càng tìm ông
càng thất vọng. Khi quyết định theo Chúa rồi thì ông lại càng thấy rõ hơn sự tàn bạo của chủ nghĩa vô thần. Họ chửi bố tôi là
không biết dạy con có lần đánh đập cả bố tôi, ép bố tôi ký giấy bỏ đạo, mặc dù cả thời trai trẻcủa ông chỉ có hy sinh
cống hiến cho chủ nghĩa cộng sản, vì ông khao
khát có được tựdo. Ông hy vọng Đảng cộng sản có thể mang lại tự do cho ông
và toàn dân Việt.
Cho tới giờ phút này
ông vẫn chỉ ước ao một điều đó là: tìm thấy Nhân quyền trên đất nước đau thương này. Ông khát
khao tự do dân chủ. Có lần ông nói ông cầu nguyện để Chúa cho
ông sống và nhìn thây một đất nước Việt Nam không còn bị cộng sản cai trị. Vì hy vọng đấy mà bố tôi đã vượt qua bao nhiêu
khó khăn thử thách, chống lại bệnh tật ngay cả khi tôi bị bắt vào tù, ông vẫn động viên vợ và các con
tôi rằng hãy vững vàng tin tưởng những việc làm của tôi là đúng.
Ông chính là sức mạnh tinh thần và là niềm tự hào của tôi. Một người cha đã trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời, ngay cả khi già yêu
ông vẫn làm được những việc có nhiều ý nghĩa. Đó là
nói lên được tiếng nói của một con người, ông động viên các con
tôi hãy noi gương tôi mà sống đúng với lương tâm, trách nhiệm của một công dân.
Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ muốn nhắn nhủ tới các thế hệ người Việt Nam đặc biệt là những người cao niên, đã có
nhưng thời gian cống hiến cho cộng sản, vì mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng dân chủ, tự do rằng: Nếu cộng sản còn cai trị thì Việt Nam không thể có tự do.
Kính
mong các chú, các bác hãy phát huy bản chất anh hùng trong
quá khứ mà tiếp tục thực hiện một hành động anh hùng trong
giai đoạn hiện nay. Mong rằng các bác, các chú sớm nhận ra bộ mặt thật của chủ nghĩa Cộng sản, sớm quay lại với tinh thần dân tộc. Hãy giúp thế hệ trẻ chúng tôi
có thêm nghịlực loại bỏ sự cầm quyền độc tài của cộng sản, xây dựng một đất nước Việt Nam mới,một nhà nước thực sự của dân do dân và
vì dân. Đừng cúi đầu im lặng trước những bất công nữa. Hãy động viên con cháu
mình sống với tinh thần dân tộc, lìa bỏ chủthuyết vô thần ngoại lai tàn ác của cộng sản.
Kính mong các chú,
các bác hãy tận dụng mọi cơ hội thời gian tuổi tác để làm những việc thật sự có ý nghĩa cho cuộc đời này trước khi nhắm mắt xuôi tay, để chuộc lại những sai lâm trong quá khứ.
Thanh hóa ngày
13-5-2013.
Chỉ có ở dưới chế độ
CSVN !!!
Sau cơn mưa ngày 19/7 một số con đường ở Hà Nội đã thành những con sông, hình như người dân đã quá quen nên..." !!!!
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment