Ls.
Nguyễn Văn Đài: An ninh thuê mướn côn đồ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Mười ngày cuối năm tới đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến triển vọng cho Việt Nam nới rộng hợp tác mậu dịch và an ninh với Hoa Kỳ và thế giới tự do. Triển vọng này tuỳ thuộc vào chính sách của nhà nước đối với các sinh hoạt mừng lễ Giáng Sinh của các cộng đồng Thiên Chúa Giáo trải khắp đất nước Việt Nam. Và quốc tế đang quan tâm theo dõi.
Nếu các sinh hoạt tôn giáo mừng Giáng Sinh không bị cấm, cản thì điều này sẽ được ghi nhận là một thay đổi tích cực và đáng kể; nó sẽ phần nào cân bằng lại những hành vi vi phạm trầm trọng trong cả năm 2014. Ngược lại, nếu công an, dân phòng, côn đồ bủa ra để phá phách, gây hấn và ngăn cản các sinh hoạt mừng Giáng Sinh thì Việt Nam sẽ đóng lại năm 2014 với một thành tích cực xấu về tự do tôn giáo; điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chính sách của quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, đối với Việt Nam.
Quốc tế đang theo dõi
Chúng tôi đã báo động Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, các toà đại sứ Tây Phương ở Hà Nội, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, để họ tập trung theo dõi tình hình của các cộng đồng Thiên Chúa Giáo qua việc tổ chức mừng lễ Giáng Sinh trong tuần tới đây.
Từ hai tuần nay nhiều cơ quan quốc tế đã lên tiếng trực tiếp với chính quyền Việt Nam về những diễn biến ảnh hưởng đến Hội Thánh Tin Lành Mennonite ở Bình Dương, và đang theo dõi sát diễn tiến tổ chức lễ Giáng Sinh của hội thánh này. Và đây không phải là điểm quan tâm duy nhất của quốc tế.
Họ đang chú ý đến các cộng đồng Công Giáo ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, nơi mà chính quyền vẫn không cho công nhận sự hiện diện của Công Giáo. Đặc biệt nằm trong tầm quan sát của quốc tế là các huyện Nậm Pồ, Mường Tè và Mường Nhé ở Điện Biên, nơi mà các yêu cầu cử hành lễ Giáng Sinh của Toà Giám Mục Hưng Hoá đã bị chính quyền tỉnh và địa phương bác bỏ. Ở Giáo Phận Vinh thì có các giáo điểm Nghĩa Xuân, Tân Bình, Tân Lạc và Kim Sơn thuộc Nghệ An.
Quốc tế cũng đã được báo động để theo dõi tình trạng của các hội thánh Tin Lành tư gia của người Hmong ở các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Điện Biên và Đắk Nông; Hội Thánh Lành Đấng Christ ở Dak Lak, Lâm Đồng, Kontum, Quảng Ngãi và Sóc Trăng; Hội Thánh Đê Ga và cộng đồng Công Giáo Hà Mon ở Gia Lai, Hội Thánh Tin Lành Bụi Tre ở Đắk Nông, cộng đồng theo đạo Dương Văn Mình ở nhiều tỉnh miền Bắc và cả ở miền Nam…
Khác với những năm truớc khi mà quốc tế chỉ phản ứng trước sự đã rồi, lần này họ chủ động theo dõi những sự kiện trong 10 ngày cuối năm để đo lường việc thực thi những gì mà chính quyền Việt Nam đã hứa hẹn. Những sự kiện này có tính cách là nhẹ đi hay nặng hơn phần báo cáo vi phạm tự do tôn giáo năm 2014 trong các bản phúc trình sẽ được tuần tự công bố vào đầu năm 2015:
- Bản phúc trình của Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ cuối tháng 3
- Bản phúc trình của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế cuối tháng 4
- Bản phúc trình nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong tháng 5
- Bản phúc trình về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong tháng 6 hoặc 7
Trong và ngoài phải sẵn sàng
Quốc tế chỉ có thể kiểm chứng dựa trên những báo cáo đầy đủ, chính xác, bén nhạy và nhanh chóng từ các nhân chứng ở ngay hiện trường. Trong 12 tháng qua, chúng tôi tập trung chuẩn bị cho tình huống hiện nay bằng cách:
(1) Huấn luyện 200 thành viên của các cộng đồng tôn giáo ở trong nước về báo cáo vi phạm theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Đội ngũ nhân sự này sẽ góp phần báo cáo dọc, ngang và chéo (xem bài trước đây) trong những ngày tới. Đây là cách tăng nội lực cho đồng bào trong nước.
(2) Củng cố toán phiên dịch thuộc Ban Nghiên Cứu của Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ để hoàn tất các bản báo cáo, và thành lập Ban Vận Động để dùng các bản báo cáo cho quốc tế vận. Đây là tạo cầu nối giữa đồng bào trong nước và quốc tế.
(3) Thực hiện chiến dịch quốc tế vận, gồm bốn cuộc tổng vận động tầm vóc quốc gia xen kẽ các nỗ lực ở từng địa phương trong suốt 3 năm 2012-2013. Đây là bước phát huy thế và sức mạnh của khối người Việt ở hải ngoại nhằm tăng hiệu quả cho quốc tế vận.
Bằng cách phát triển nội lực cho người dân ở trong nước, tăng khả năng quốc tế vận của tập thể người Việt ở ngoài nước, và tạo cầu nối giữa trong và ngoài, chúng ta từng bước làm nghiêng dần cán cân thế và lực về phía người dân so với chế độ. Khi cán cân ấy đã lệch về phía người dân thì cánh cửa dân chủ sẽ bắt đầu hé mở cho đất nước.
Kết luận
Với sự chuẩn bị có hệ thống và kế hoạch, chúng ta đang giành thế chủ động. Chúng ta khuyến khích và mong rằng chính quyền Việt Nam sẽ giữ lời khi hứa hẹn với quốc tế về tôn trọng tự do tôn giáo. Đồng thời chúng ta đã sẵn sàng cho trường hợp đáng tiếc: thu thập và liên tục xây dựng căn cơ vững chắc để đưa Việt Nam vào danh sách CPC và ra khỏi TPP, vận động Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua các đạo luật về nhân quyền cho Việt Nam, và vận động quốc tế tăng áp lực lên Việt Nam từ mọi phía.
Chúng tôi kêu gọi mọi cộng đồng tôn giáo, kể cả không là Thiên Chúa Giáo, cùng hiệp sức để báo cáo mọi hành động vi phạm tự do tôn giáo ở bất kỳ nơi đâu trong thời gian từ giờ đến cuối năm. Chúng tôi cũng kêu gọi sự nhập cuộc của tất cả các đồng bào ở hải ngoại cho công cuộc quốc tế vận sắp đến.
Thời điểm quyết liệt đã đến để chúng ta, trong và ngoài nước, cùng dồn sức chuyển cán cân thế và lực về phía dân.
Để báo cáo vi phạm tự do tôn giáo, xin gởi thông tin về: bpsos@bpsos.org
Để ghi danh tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam 18 tháng 6, 2015:
http://www.cfdvn.org/?page_id=84
3 ngày đáng nhớ, 4 sự kiện lịch sử, 40 năm xa xứ
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm người Việt bỏ nước ra đi, từ mọi vùng trời
tự do chúng ta sẽ hội ngộ ở thủ đô của Hoa Kỳ cho 3 ng ày kh ông th ể nào quên.
Xin ghi vào lịch để dành các ngày 18, 19 và 20 tháng 6, 2015 cho nhau và cho
quê hương.
Ngày tri ân - Thứ Sáu 19 tháng 6, 2015:
Qua buổi trình diễn ở Kennedy Center chúng ta sẽ cảm ơn đất nước
Hoa Kỳ và thế giới tự do, và các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở
Việt Nam. Chúng ta sẽ vinh danh và tri ân quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà đã
đổ máu xương để bảo vệ tự do cho dân tộc và độc lập cho tổ quốc.
Ngày cho Việt Nam - Thứ
Năm 18 tháng 6, 2015:
Chúng ta sẽ cùng nhau vận động Quốc Hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Giao và
Toà Bạch Ốc để đòi nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam.
Ngày cho tương lai cộng đồng - Thứ Bảy 20 tháng 6, 2015
Hội Nghị Toàn Quốc của
Lãnh Đạo Mỹ-Việt, lần 2, sẽ vạch hướng phát triển cộng đồng trong cả 3 lĩnh vực
chính trị, kinh tế và xã hội.
Buổi chiều cùng ngày sẽ
là dạ tiệc đánh dấu các thành quả hoạt động của BPSOS và tiếp tục vinh danh và
tri ân đã đóng góp bảo vệ các giá trị tự do và nhân phẩm.
Xin phổ biến tấm bưu
thiếp dưới đây đến những người thân, quen.
Các trang mạng liên quan:
http://www.bpsos.org
Hãy góp tay đẩy con thuyền Việt Nam
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 16 tháng 12, 2014
Qua 4 cuộc tổng vận động
liên tiếp trong 3 năm, chúng ta hiện ở thế thuận lợi hơn bất kỳ lúc nào trong
40 năm qua để vừa đem ánh sáng dân chủ đến cho Việt Nam vừa đẩy lùi hoạ xâm
lăng của Bắc Kinh. Đó là mục tiêu của cuộc tổng vận động ngày 18 tháng 6, 2015,
với quy mô lớn chưa từng có, mà Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ đã
bắt đầu chuẩn bị từ giờ. Cuộc tổng vận động này chỉ thành công nếu có sự tham
gia thật đông đảo của những người Việt nặng lòng với quê hương đến từ khắp Hoa
Kỳ.
Những thuận lợi của
chúng ta
Chúng ta đang có 3 yếu
thuận lợi:
(1) Chưa bao giờ có nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ quan tâm
như hiện nay về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt về quyền lao
động và tự do tôn giáo. Đây là kết quả trực tiếp của các kỳ tổng vận động nối
tiếp nhau trong suốt 3 năm qua. Qua mỗi cuộc vận động chúng ta lại củng cố sự
ủng hộ sẵn có và tranh thủ thêm những người mới ủng hộ.
(2) Chúng ta đã huy động được hậu thuẫn của nhiều thế lực trong dòng
chính Hoa Kỳ, gồm các công đoàn và các tổ chức bảo vệ quyền lao động, và ngày
càng nhiều các tổ chức tôn giáo và tổ chức bảo vệ tự do tôn giáo của Hoa Kỳ.
Đây là kết quả trực tiếp của những nỗ lực kết nối và huy động sự hậu thuẫn từ
quần chúng Hoa Kỳ.
(3) Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn còn lơ lửng. Cách
đây 2 tuần, Hành Pháp Obama phải thừa nhận là đến cuối năm 2015 may ra TPP mới
có thể hoàn tất. Như vậy chúng ta có thêm cơ hội và thời gian để áp lực chính
quyền Việt Nam chấp nhận dân chủ hoá và thực thi những điều đã hứa. Nếu các
điều kiện về nhân quyền không được thoả đáng, chúng ta có cơ hội đẩy Việt Nam
ra khỏi TPP.
Thế kẹt của chế độ
Chế độ ở trong nước ngày
càng bị dồn vào chân tường vì 3 yếu tố:
(1) Nền kinh tế bấp bênh và ngày càng tiến sát bờ vực thẳm. Để cứu
vãn, chính quyền Việt Nam đang cầu cạnh phát triển mậu dịch với thế giới tự do,
nhất là Hoa Kỳ. Bởi vậy, TPP là một phương tiện lợi hại của chúng ta để đặt
điều kiện nhân quyền với chế độ. Hoặc họ phải nhượng bộ, hoặc chấp nhận rớt
xuống vực thẳm.
(2) Mối đe doạ an ninh từ Bắc Kinh sẽ tiếp tục gia tăng. Trung Cộng,
do cảm thấy đang bị phong toả tứ bề bởi thế giới tự do và đồng minh của Hoa Kỳ,
bắt buộc phải mở đường “lưỡi bò” lấn vào Biển Đông để thoát vòng vây. Hậu quả
là chế độ ở Việt Nam đang đứng trước tình huống khó xử: Tiến gần Trung Cộng thì
sẽ gặp sự chống đối mạnh từ dân chúng và quân đội; lùi xa khỏi Trung Cộng thì
sẽ mất điểm tựa. Trung Cộng càng lấn Biển Đông thì chế độ ở Việt Nam càng khó
thoát thế lưỡng nan.
(3) Sự thanh trừng nội bộ ngày càng khốc liệt. Càng tiến gần Đại Hội
Đảng năm 2016, sự đấu đá nội bộ sẽ càng trầm trọng vừa để tranh giành quyền
lực, vừa để đổ lỗi về những thất bại kinh tế và hiểm nguy an ninh. Trong sự đấu
đá ấy, sẽ có phe thân Tàu và các phe còn lại sẽ phải tìm một thế lực khác làm
điểm tựa; và các phe này sẽ không còn chọn lựa nào khác hơn là tựa vào thế giới
tự do dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.
Nói tóm lại, chế độ ở
Việt Nam ngày càng rơi vào thế kẹt và càng ít chọn lựa trong khi chúng ta, công
dân của thế giới tự do, càng thêm cơ hội để áp lực về nhân quyền.
Các điều kiện nhân quyền
Chúng tôi không chủ
trương loại hẳn Việt Nam ra khỏi TPP mà chỉ ngăn chặn việc tham gia cho đến
chừng nào Việt Nam đã chứng tỏ một cách thoả đáng sự cải thiện nhân quyền ở mức
căn bản và không thể thoái lui. Các chỉ dấu cho sự cải thiện nhân quyền gồm có:
- Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm
- Xoá bỏ các điều luật và văn bản dưới luật mang tính cách vi phạm
nhân quyền, như Nghị Định 92 về kiểm soát sinh hoạt tôn giáo; Nghị Định 72 về
sử dụng Internet; các Điều 88, 258, 79 Bộ Luật Hình Sự...
- Ban hành và thực thi luật bảo vệ nhân quyền gồm có:
o Luật nghiêm trị mọi hành vi tra tấn và bạo hành bởi công lực
o Luật Tôn Giáo nhằm định chế hoá sự tôn trọng tự do tôn giáo như
một nhân quyền căn bản, không tuỳ thuộc vào sự cho phép của chính quyền
o Luật Hội Đoàn nhằm tôn trọng quyền tự do thành lập hội, kể cả các
nghiệp đoàn, độc lập với hệ thống chính quyền và đảng
Mở rộng mậu dịch với thế
giới tự do là điều tốt cho dân, cho nước với điều kiện người dân thực sự có tự
do và thực sự nắm quyền làm chủ đất nước. Các điều kiện trên, nếu thoả đáng, sẽ
là mở bước ngoặt lịch sử cho tiến trình dân chủ hoá đất nước.
Ngày 18 tháng 6
Chúng tôi chọn ngày 18
tháng 6 vì nhiều lý do.
(1) Tháng 6 là thời điểm tốt nhất để kiểm chứng mức độ mà chính quyền
Việt Nam thoả đáng các điều kiện nhân quyền: Ngay trước đó, vào tháng 5, Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ báo cáo về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam và đối thoại
nhân quyền với Việt Nam ở Hà Nội. Ngay sau đó, vào tháng 7, Bộ Ngoại Giao Hoa
Kỳ sẽ báo cáo về tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam và quyết định có đưa Việt
Nam vào danh sách CPC hay không. Cuộc đàm phán TPP cũng sẽ đạt cao điểm vào
tháng 7. Tháng 6 chính là thời điểm quyết định để, nếu cần thiết, đưa Việt Nam
vào CPC và ra khỏi TPP.
(2) Đầu hè cũng là thời gian nhiều dự luật quan trọng bắt đầu được
biểu quyết ở những cấp khác nhau trong Quốc Hội. Chúng ta có thể nương vào đó
để vận động Hoa Kỳ có thái độ mạnh mẽ hơn nữa, nhằm đẩy lùi chính sách bá quyền
của Trung Quốc ở Biển Đông, như chúng ta đã thực hiện thành công vào tháng 7
năm nay.
(3) Quan trọng không kém, chúng tôi chọn ngày Thứ Năm 18 tháng 6 để
thuận tiện cho những quý vị nào sẽ đi dự chương trình Vinh Danh và Tri Ân Quân
Cán Chính VNCH vào ngày hôm sau, Thứ Sáu 19 tháng 6.
Ngày 18 tháng 6 sang năm
là cơ hội cho chúng ta dùng thế công dân Hoa Kỳ và công dân của thế giới tự do
để đẩy con thuyền đất nước sang một hướng khác, hướng dân chủ hoá và thoát hoạ
Bắc thuộc.
Để ghi danh tham gia,
xin vào đây: http://www.cfdvn.org/?page_id=84
Lưu ý: Chúng tôi đã
thiết lập trang ghi danh ở trên để thuận tiện cho mọi đồng hương, kể cả người
dùng hay không dùng Anh ngữ. Tất cả những ai đã ghi danh trước đây không cần
ghi danh lại.
DB Hoa Kỳ đòi tự do cho MS Dương Kim Khải
Mạch Sống, ngày 12 tháng 12, 2014
http://machsong.org
Dân Biểu Ted Poe (Cộng Hoà, TX) vừa lên tiếng kêu gọi đồng viện ở Hạ Viện Hoa Kỳ ủng hộ cho việc đưa Việt Nam vào lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì lý do đàn áp tôn giáo một cách trầm trọng.
Phát biểu trước Hạ Viện ngày 8 tháng 12, DB Poe yêu cầu Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Mục Sư Dương Kim Khải, tù nhân lương tâm mà DB Poe đã nhận “đỡ đầu”:
“Cuộc xử án MS Dương Kim Khải là trò nguỵ tạo và việc bỏ tù ông ta là không thể chấp nhận. Tự do thờ phượng là một nhân quyền, và chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho ông ta ngay. Hơn nữa, tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối cùng hãy công nhận Việt Nam là quốc gia cần quan tâm đặc biệt.”
Đọc nguyên văn lời phát biểu: https://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2013/11/12-9-14-ted-poe-statement-re-pastor-duong-kim-khai.pdf
MS Dương Kim Khải là một trong số 13 tù nhân lương tâm được dân biểu Hoa Kỳ nhận “đỡ đầu” trong chiến dịch do BPSOS khởi xướng vào tháng 7 năm ngoái. Các phái đoàn đến từ khắp Hoa Kỳ để tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam vào tháng 3 năm nay đã chia nhau kêu gọi dân biểu của mình “đỡ đầu” tù nhân lương tâm. Phái đoàn Houston đã vận động thành công DB Ted Poe đỡ đầu MS Dương Kim Khải, nữ DB Sheila Jackson-Lee đỡ đầu blogger Tạ Phong Tần và DB Michael McCaul đỡ đầu nhạc sĩ Việt Khang.
Trong số 13 tù nhân lương tâm được đỡ đầu, 3 người đã được trả tự do trước thời hạn: TS Cù Huy Hà Vũ (David Price), Đỗ Thị Minh Hạnh (Chris Van Hollen), Nguyễn Tiến Trung (Alan Lowenthal).
Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, điều này cho thấy hiệu quả của việc vận động, nhưng còn cần đồng hương tham gia đông đảo hơn nữa:
“Mỗi chúng ta góp tiếng nói với chính dân biểu và thượng nghị sĩ của mình, tổng hợp lại thì ảnh hưởng sẽ rất lớn lao.”
Ông kêu gọi đồng hương ghi danh tham gia ngày tổng vận động Quốc Hội 18 tháng 6 sang năm. “Trọng tâm của cuộc vận động lần này sẽ là tự do tôn giáo và mục tiêu sẽ là đưa Việt Nam vào danh sách CPC,” Ts. Thắng giải thích. “Sự lên tiếng của DB Ted Poe do đó rất phù hợp và đúng lúc.”
Nếu bị chỉ định là CPC thì triển vọng để Việt Nam tham gia Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giảm hẳn đi vì theo luật Hoa Kỳ, một trong những biện pháp chế tài đối với các quốc gia trong danh sách CPC là không được phát triển mậu dịch với Hoa Kỳ.
“Chính quyền Việt Nam đang tự đưa mình vào danh sách CPC khi leo thang vi phạm tự do tôn giáo như đang xảy đến với Hội Thánh Tin Lành Mennonite ở Bình Dương”, Ts. Thắng nhận định.
Để chuẩn bị cho cuộc tổng vận động quy mô sắp đến, một số nhân sự trong ban tổ chức đã bắt đầu tiếp xúc với các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ để cập nhật thông tin và sắp xếp chương trình nghị sự cho ngày 18 tháng 6.
“Vì tầm vóc quy mô hơn mọi khi, chúng tôi kêu gọi đồng hương ghi danh sớm”, Ts. Thắng nói.
Mạch Sống, ngày 12 tháng 12, 2014
http://machsong.org
Dân Biểu Ted Poe (Cộng Hoà, TX) vừa lên tiếng kêu gọi đồng viện ở Hạ Viện Hoa Kỳ ủng hộ cho việc đưa Việt Nam vào lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì lý do đàn áp tôn giáo một cách trầm trọng.
Phát biểu trước Hạ Viện ngày 8 tháng 12, DB Poe yêu cầu Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Mục Sư Dương Kim Khải, tù nhân lương tâm mà DB Poe đã nhận “đỡ đầu”:
“Cuộc xử án MS Dương Kim Khải là trò nguỵ tạo và việc bỏ tù ông ta là không thể chấp nhận. Tự do thờ phượng là một nhân quyền, và chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho ông ta ngay. Hơn nữa, tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối cùng hãy công nhận Việt Nam là quốc gia cần quan tâm đặc biệt.”
Đọc nguyên văn lời phát biểu: https://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2013/11/12-9-14-ted-poe-statement-re-pastor-duong-kim-khai.pdf
MS Dương Kim Khải là một trong số 13 tù nhân lương tâm được dân biểu Hoa Kỳ nhận “đỡ đầu” trong chiến dịch do BPSOS khởi xướng vào tháng 7 năm ngoái. Các phái đoàn đến từ khắp Hoa Kỳ để tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam vào tháng 3 năm nay đã chia nhau kêu gọi dân biểu của mình “đỡ đầu” tù nhân lương tâm. Phái đoàn Houston đã vận động thành công DB Ted Poe đỡ đầu MS Dương Kim Khải, nữ DB Sheila Jackson-Lee đỡ đầu blogger Tạ Phong Tần và DB Michael McCaul đỡ đầu nhạc sĩ Việt Khang.
Trong số 13 tù nhân lương tâm được đỡ đầu, 3 người đã được trả tự do trước thời hạn: TS Cù Huy Hà Vũ (David Price), Đỗ Thị Minh Hạnh (Chris Van Hollen), Nguyễn Tiến Trung (Alan Lowenthal).
Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, điều này cho thấy hiệu quả của việc vận động, nhưng còn cần đồng hương tham gia đông đảo hơn nữa:
“Mỗi chúng ta góp tiếng nói với chính dân biểu và thượng nghị sĩ của mình, tổng hợp lại thì ảnh hưởng sẽ rất lớn lao.”
Ông kêu gọi đồng hương ghi danh tham gia ngày tổng vận động Quốc Hội 18 tháng 6 sang năm. “Trọng tâm của cuộc vận động lần này sẽ là tự do tôn giáo và mục tiêu sẽ là đưa Việt Nam vào danh sách CPC,” Ts. Thắng giải thích. “Sự lên tiếng của DB Ted Poe do đó rất phù hợp và đúng lúc.”
Nếu bị chỉ định là CPC thì triển vọng để Việt Nam tham gia Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giảm hẳn đi vì theo luật Hoa Kỳ, một trong những biện pháp chế tài đối với các quốc gia trong danh sách CPC là không được phát triển mậu dịch với Hoa Kỳ.
“Chính quyền Việt Nam đang tự đưa mình vào danh sách CPC khi leo thang vi phạm tự do tôn giáo như đang xảy đến với Hội Thánh Tin Lành Mennonite ở Bình Dương”, Ts. Thắng nhận định.
Để chuẩn bị cho cuộc tổng vận động quy mô sắp đến, một số nhân sự trong ban tổ chức đã bắt đầu tiếp xúc với các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ để cập nhật thông tin và sắp xếp chương trình nghị sự cho ngày 18 tháng 6.
“Vì tầm vóc quy mô hơn mọi khi, chúng tôi kêu gọi đồng hương ghi danh sớm”, Ts. Thắng nói.
Mừng Giáng Sinh các TNLT, các cựu TNLT và gia
đình các TNLT
TNCG
Cùng tác giả:
Trong tâm tình kỉ niệm
Con Thiên Chúa Giáng Sinh và chào đón Năm Mới 2015. Hôm nay ngày 20 tháng 12
gia đình các Tù Nhân Lương Tâm cũng như các TNLT đã mãn hạn tù sau một thời
gian dài không được chung hưởng niềm hy vọng của Mùa Giáng Sinh, hôm nay cũng
trở về Giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo Phận Vinh để chia sẻ tình anh em niềm vui Giáng
Sinh.
Trong cuộc gặp mặt hôm
nay có sự hiện diện của Linh mục Antôn Trần Đình Văn, các thân nhân của các
TNCG, các cựu TNLT, và các bạn trẻ yêu chuộng Công Lý-Hòa Bình trên địa bàn
tỉnh Nghệ An.
Trong phần mở đầu Linh
mục Antôn Trần Đình Văn đã ân cần thăm hỏi các cựu TNLT, thân nhân các TNLT và
chúc mừng Giáng Sinh, Năm Mới đến tất cả mọi người.
Linh mục Antôn nói thêm:
“vì điều kiện không có thời gian để đến trực tiếp các trại tù để chúc mừng
Giáng Sinh được nên phải gửi lời qua thân nhân các TNLT. Cha còn nhấn mạnh
thêm: "vì hoàn cảnh phải sống trong một xã hội đặc biệt như hiện nay, nên
những người anh em của chúng ta đang phải bị giam cầm như vậy. Nhưng chúng ta
luôn tin tưởng rằng "Sự thật sẽ giải thoát chúng ta" và chúng ta cũng
tin tưởng rằng anh em của chúng ta sẽ vững tin nếu chúng ta luôn đồng hành và
cầu nguyện cho họ. Chúng ta phải kết nối trong tình yêu thương vì đó là sức
mạnh để chiến thắng, mọi người chúng ta phải chung sức, tiếp tục đồng hành với
những anh em của chúng ta để chúng ta xây một xã hội tốt đẹp hơn, cho dù chúng
ta đang sống trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải nói lên và làm chứng cho
Công Lý và Sự Thật ”.
Nguyện xin Chúa Hài Đồng
luôn đồng hành cùng các TNLT, thân nhân các TNLT, cựu TNLT và các anh em yêu
Công Lý và Sự Thật để họ dấn thân, làm chứng và mang tình yêu của Chúa Giáng
Sinh đi xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn, nhân bản hơn.
TNCG -Vinh
Nguồn:Thanh Niên
Công Giáo
Hồ Chí Minh có phải là một nhà tư tưởng?
Kiều Phong
Hồ Chí Minh được xem như
cha già của dân tộc Việt Nam, đi đâu, làm gì cũng nghe nhắc đến tư tưởng Hồ Chí
Minh. Thế nhưng, tư tưởng Hồ Chí Minh là gì, có thật hay không? Cho đến nay vẫn
chưa có một lời giải thích rõ ràng khúc chiết kể cả từ phía những người cộng
sản Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh mâu
thuẫn với chủ nghĩa Marx- Lenin
Trong thời kỳ đổi mới và
hội nhập, ý thức hệ chính thống là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, có kèm theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
như là phần diễn giải. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Lý Tùng Hiếu, giảng viên khoa
Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, thì những chủ
nghĩa, tư tưởng và mục tiêu ấy lại có mâu thuẫn lẫn nhau: chủ nghĩa Mác - Lênin
muốn áp dụng đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản để xoá bỏ các giai cấp
bóc lột; còn tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh thì chấp nhận sự tồn tại của các giai cấp, tầng lớp khác
nhau và khuyến khích việc làm giàu chân chính. Liên quan đến các chủ thể làm
giàu, bản Hiến pháp năm 1992, ghi rõ: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
tầng lớp trí thức” (Điều 2). Theo đó, công nhân, nông dân, trí thức là những
giai cấp tầng lớp cơ bản trong xã hội Việt Nam, hợp thành “nền tảng” của quyền
lực nhà nước; còn những tầng lớp giàu có trong xã hội như doanh nhân Việt Nam
và cán bộ chức quyền không được xem là thành phần “nền tảng”. Cũng liên quan
đến các chủ thể làm giàu của thời kỳ này là tham vọng duy trì “vai trò chủ đạo”
của khu vực doanh nghiệp có vốn nhà nước, trong khi kinh tế thị trường đòi hỏi
sự cạnh tranh công bằng giữa các thành phần kinh tế quốc doanh, dân doanh, tư
bản nước ngoài, v.v. Tham vọng duy ý chí đó dẫn đến những đường lối, chính
sách, pháp luật thiếu bình đẳng và hay thay đổi, gây bất lợi đối với doanh nhân
và với những người Việt Nam giàu có nói chung. Vì vậy, đối với đạo đức làm
giàu, sự mâu thuẫn ấy đã tạo ra những nghịch lý trong thực tế: doanh nhân Việt
Nam nỗ lực làm giàu và nhiều người hãnh diện về sự giàu có của mình, nhưng luôn
cảm thấy mình phụ thuộc vào nhà nước và lép vế trước các đại gia tư bản nhà
nước và tư bản nước ngoài. Còn cán bộ chức quyền thì dễ dàng làm giàu dựa vào
việc hối mại quyền thế và thực tế thì họ đã làm thành cả một quốc nạn tham
nhũng kéo dài, nhưng vì trên danh nghĩa họ là những người ăn lương nên không
thể công khai sự giàu có và cách làm giàu của bản thân mình.
Như vậy có thể thấy, đạo
đức làm giàu trong thời kỳ đổi mới - hội nhập cũng là một nghịch lý lớn. Do
những chủ nghĩa, tư tưởng và mục tiêu lớn của thời kỳ này có chỗ mâu thuẫn lẫn
nhau, đạo đức làm giàu trong thời kỳ này là một khái niệm mơ hồ và khó lòng vận
dụng.
Còn đối với cán bộ chức
quyền, nội dung của đạo đức làm giàu không được nêu lên mặc dù không ai cấm cán
bộ ấy làm giàu hợp pháp. Nhưng những quy định khác có liên quan đến đạo đức làm
giàu của cán bộ chức quyền thì sẵn có trong tám chữ: cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư, và được cụ thể hoá trong các Luật Cán bộ Công chức và Luật Viên
chức. Nếu tuân thủ đúng những yêu cầu ấy thì cán bộ chức quyền không thể làm
giàu được, trừ phi lương thưởng của họ được nâng cao hơn mức hiện nay.
Chính vì vậy, thái độ
của xã hội đối với việc làm giàu và đạo đức làm giàu trong thời kỳ đổi mới -
hội nhập cũng bao gồm hai loại: tích cực và tiêu cực. Giàu có như doanh nhân
Việt Nam, cán bộ chức quyền, trong con mắt dân gian đều là cái giàu có đáng
ngờ.
Dấu hiệu đạo văn
Ông Hồ hay trích dẫn ca
dao, tục ngữ, thường nhắc lại những câu nói của người xưa, vì ông không dẫn
nguồn nên các thế hệ học giả vốn quen lừa dối cứ tưởng ông là người đầu tiên
đưa ra những quan điểm đó.
Chẳng hạn, Quản Trọng
bên Trung Quốc bảo: Vì lợi ích một năm trồng lúa - Vì lợi ích mười năm trồng
cây - Vì lợi ích trăm năm trồng Người. Nhưng khắp các biển hiệu giáo dục ở Việt
Nam lại đề tên Hồ Chí Minh dưới hai câu sau trong số ba câu này của Quản Trọng.
Độc lập - tự do - hạnh
phúc cũng không phải là tư tưởng của Hồ Chí Minh mà trích từ trong học thuyết
Tam dân của Tôn Trung Sơn: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh
phúc.
Cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư là những tiêu chuẩn đạo đức hết sức cơ bản của Nho giáo. Đây
cũng không phải là tư tưởng của Hồ Chí Minh mà là của Nho gia.
Hồ Chí Minh có một thời
thanh xuân tiếp xúc nhiều với đạo Thiên Chúa. Ông trích dẫn nhiều câu nói của
Giê-su, người sáng lập Ki-tô giáo và nhà tư tưởng lớn nhất thế giới tính đến
ngày nay, nhưng những người cộng sản lại nói rằng ông là người đầu tiên phát
biểu những quan điểm đó. Chẳng hạn, Kinh Thánh Tân Ước, Tin Mừng theo thánh
Marco, một trong mười hai đệ tử của Giê-su, chương 9, câu 33 đến câu 36 có ghi
lại sự việc như sau: “Sau đó, Ðức Giêsu và các môn đệ đến thành Caphácnaum. Khi
về tới nhà, Ðức Giêsu hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì
vậy?" Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là
người lớn hơn cả. Rồi Ðức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói:
"Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục
vụ mọi người." Hồ Chí Minh đã chỉnh sửa quan điểm của Giê-su, thay đổi một
số từ ngữ để trở thành một câu mang màu sắc chính trị của ông ta như ngày nay
thường thấy trong các câu tuyên truyền của Đảng: “cán bộ là đầy tớ của nhân
dân”. Điều đáng lưu ý là câu nói này được đem ra để bảo vệ chế độ và phân biệt
chế độ hiện hành Việt Nam với các nước khác trong phe cộng sản.
Vì sao có tư tưởng Hồ
Chí Minh ở Việt Nam?
Trên thế giới, các triết
gia và người trí thức thường chỉ đề cập đến Marxist, Leninist, Stalinist,
Maoist, Titoist nhưng chưa nghe đến Hoist. Kể cả những học giả Tây phương thân
cộng như Jean Lacouture cũng xác nhận rằng Hồ Chí Minh là một con người hành
động chứ không phải là một lý thuyết gia.
Đảng Cộng Sản Việt Nam
định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là
một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại...”
Thế nhưng, những quan
điểm đó rời rạc và chung chung chứ không phải là hệ thống, không đưa đến một
chương trình hành động. Tư tưởng phải nằm trong một hệ thống triết học hoặc một
hệ thống tư duy, ông Hồ không đưa ra được một hệ thống mới. Hơn nữa, chính ông
Hồ cũng đã nói: Tôi không có tư tưởng nào ngoài tư tưởng Marx- Lenin.
Nhà cầm quyền cũng biết
điều này. Nhưng tại sao họ phải gán một tư tưởng cho Hồ Chí Minh? Đó là vì
những năm 1990, Liên Xô sụp đổ cùng hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Câu
khẩu hiệu Chủ nghĩa Marx- Lenin bách chiến bách thắng đã mất hoàn toàn giá trị.
Họ ghép tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Marx-lenin với hàm ý rằng bên châu
Âu người ta thất bại, còn chúng tôi có tư tưởng ông Hồ nữa nên sẽ không thất
bại và chúng tôi có quyền lãnh đạo vĩnh viễn là hợp lý.
Hiện nay bộ môn Tư tưởng
Hồ Chí Minh tại các trường đại học có số thí sinh dự thi ít, điểm chuẩn rất
thấp so với các ngành còn lại. Chính phủ miễn, giảm học phí cho ngành này nhưng
cũng chẳng ai mặn mà. Nhưng môn này đi ngược xu thế toàn cầu hóa và do đó không
thể đi ra được quốc tế. Lý do căn bản nhất trôi lững lờ như một tảng băng trôi,
đó là, chủ nghĩa Marx-Lenin giống một thứ môn tâm lý học chứ không phải môn
khoa học, còn Hồ Chí Minh rõ ràng là một nhà mưu lược chứ không phải là một nhà
tư tưởng, thật sự không tồn tại cái mà Đảng gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh. Xét
trên nhiều phương diện, những quan điểm của Hồ Chí Minh lại trái ngược với
Marx-Lenin, cho nên, càng áp dụng chúng, đất nước càng lụn bại.
Kiều Phong
Nguồn: Dân Luận
Đảng việt cộng làm sao
bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê, đã chỉ là cái xác chết thối rữa?
Đỗ Đăng Liêu
Các bài liên hệ
- 61 đảng viên đòi đảng CSVN phải dân
chủ hóa
- Giải pháp nào cho Đảng cộng sản
Việt Nam?
- Lý tưởng Cộng Sản thế kỷ 21
Cùng tác giả:
Báo Quân Đội Nhân Dân mới đây đăng bài viết của
Đại Tá, Thạc Sĩ Nguyễn Đức Thắng, với tựa đề: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin
cần tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Tác giả nhắc lại sự sụp đổ của chủ
nghiã cộng sản tại ngay cái nôi của nó là nước Nga, nhưng lập tức đổ hết lý do
cho "chủ nghĩa đế quốc" và "các thế lực thù địch". Ông
viết:
"Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch đã nhân cơ hội đó ra sức tuyên truyền đề cao xã hội tư bản, hô hào rời bỏ
CNXH và đi theo con đường TBCN. Chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác
- Lê-nin và CNXH, thậm chí còn định ra cả thời gian sụp đổ chế độ XHCN ở những
nước còn lại, trong đó có Việt Nam. Trong hàng ngũ những người cộng sản và nhân
dân, thực tế có một số người đã nhiễm phải những luận điệu tuyên truyền hết sức
tinh vi, hiểm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh t¬ư tưởng bi quan,
dao động, bàng quan, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin và
CNXH. Trước tình hình đó, những người cộng sản chân chính cần phải bình tĩnh,
tăng cường đoàn kết thống nhất ý chí và hành động để bảo vệ các giá trị đích
thực của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và toàn bộ thành quả của cuộc cách mạng XHCN".
Và
tác giả bồi thêm vào lời khẳng định bất cần lý lẽ đó bằng hàng loạt các khẳng
định khác cũng ngang tàng không kém, chẳng hạn như: "… không thể
mượn cớ sự sụp đổ mô hình CNXH cụ thể ở một quốc gia nào đó để bài bác và phủ
định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH". Cả thế giới cộng sản theo cùng một
mô hình nhà nước Liên Xô và đã sập gần như toàn bộ, chỉ còn 4 nước đang ráo
riết chạy theo kinh tế tư bản (hay kinh tế thị trường mà Mác lên án từ ngày đầu
là loại "kinh tế tư bản bóc lột") để sống còn thì tác giả không hề
hay biết?
Còn
nhiều khẳng định bất cần trí óc của cả người đọc lẫn chính người viết, như:
"…trong hơn 80 năm qua, đặc biệt những thành tựu to lớn của công cuộc
đổi mới đất nước trong gần 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, càng củng
cố vững chắc niềm tin, niềm tự hào của mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân vào
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân
ta đã lựa chọn."
Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.
Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.
Nhưng
có lẽ chẳng ai chê bai gì khả năng của tác giả Nguyễn Đức Thắng vì ông bị giao
một việc quá khó. Làm sao mà bảo vệ nổi chủ nghĩa Mác Lê trong thực tế ngày
nay?!
Làm
sao bảo vệ nổi khi thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Trên tổng số
gần 100 quốc gia tự nhận là theo Chủ Nghiã Xã Hội, khởi đi từ cái nôi là nước
Nga, ngày hôm nay chỉ còn có 5 nước vẫn cố bám víu (hoặc còn giả dạng bám víu)
vô vọng vào CNXH là Trung Cộng, Việt Cộng, Lào Cộng, Cu Ba và Bắc Hàn. Tình
trạng 5 quốc gia này, từ chính trị, đến văn hoá xã hội, nếu không ngày một tồi
tệ, lạc hậu thì cũng cực kỳ bất ổn và khủng hoảng. Nói chung là trong tình
trạng chết dần hoặc có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào. Trong khi đó, tất cả các
nước thoát độc tài cộng sản để chuyển sang thể chế dân chủ đều bừng sống lại về
mọi mặt, như những người bị bóp cổ lâu ngày nay được thở lại dưỡng khí trong
lành.
Làm sao bảo vệ nổi khi nước cộng sản nào càng
rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản thì càng rời xa vực
thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế
thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm
1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là
kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó.
Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.
Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.
Làm
sao bảo vệ nổi khi ĐCSVN, từ lời nói đến việc làm, nhất nhất không còn chút gì
là các đặc tính của xã hội XHCN. Các hứa hẹn nền tảng như "Tài sản
và phương tiện sản xuất là thuộc về toàn dân" hoàn toàn biến mất
trong nền kinh tế tư bản hoang dã hiện nay. Tất cả phục vụ cho nhu cầu vơ vét
của tầng lớp "tư bản đỏ" vừa xuất hiện ở mọi cấp. Các quan chức với
số tài sản lên đến hàng chục tỉ mỹ kim không còn là chuyện lạ nữa, dù họ trên
danh nghĩa đã "hiến dâng cả đời cho cách mạng" và không làm gì riêng
ngoài đồng lương cán bộ. Cũng vậy, loại hứa hẹn nền tảng như"Giai cấp
công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" đã nhường chỗ cho một nhà nước
tiếp tay các chủ hãng ngoại quốc trấn áp các cuộc tranh đấu đòi quyền lợi chính
đáng của công nhân; và một nhà nước xua công an cưỡng chế đất đai của nông dân
để giao lại cho giai cấp tư bản đỏ.
Làm
sao bảo vệ nổi khi chế độ XHCN hiện nay còn phong kiến gấp trăm lần chế độ mà
nó đả phá và thay thế. Thật vậy, đất nước Việt Nam ngày nay có "vua tập thể"
hay "tập thể vua", với cả trăm hoàng tộc. Mỗi hoàng tộc có khu vực
địa lý, khu vực kinh tế, khu vực quyền hành riêng và theo thể thức "cha
truyền con nối". Thế hệ thái tử đảng bắt đầu ngồi vào các ghế nắm quyền và
nắm tiền từ độ tuổi 20.
Làm sao bảo vệ nổi khi mà chính tập thể đảng
viên đều đã quá chán ngán cái chủ nghiã mà đa số đã không hiểu là gì khi gia
nhập; đã hy sinh cả tính mạng, cả cuộc đời của mấy thế hệ vì chủ nghiã đó chỉ
để thấy đất nước liên tục nghèo đói, tụt hậu so với láng giềng; và nhất là đã
nhận ra chủ nghĩa này luôn sản sinh ra những kẻ cầm quyền cực ác, cực gian trá,
và cực đạo đức giả suốt từ Lênin, đến Stalin, đến Mao, đến ông cháu họ Kim bên
Triều Tiên, đến Pol Pot xứ Miên, đến tất cả các thế hệ lãnh đạo Cộng Sản Việt
Nam. Hệ thống CNXH đã biến tất cả những người dù rất tốt khi gia nhập trở thành
những người càng lên cao càng giả dối, tàn ác, và càng mất tính người.
Làm sao bảo vệ nổi khi những quan chức lớn ngã
bệnh đều chạy qua các nước tư bản chữa bệnh chứ không dám chữa tại các nước
XHCN. Lý do không chỉ vì các nước đó có nền y khoa hơn xa các nước XHCN mà còn
vì họ thực sự có y đức. Cũng vậy, làm sao bảo vệ nổi khi chính những người đang
viết bài kêu gọi bảo vệ Mác Lê và cả cấp trên của họ đều đang cố gắng gửi con
cái đi nước ngoài để được hấp thụ nền giáo dục đặc sắc của các nước
"tư bản đang giẫy chết" , và còn dặn dò con ráng tìm cách ở
lại để làm đầu cầu chuyển tiền của bố mẹ ra nước ngoài.
***
Ngày mà dân tộc ta công khai và hoàn toàn tẩy bỏ
được chủ nghĩa Mác Lê ra khỏi mọi mặt xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều người mừng
lắm. Trong số đó, thế nào cũng có cả ông Nguyễn Đức Thắng.
Ủy viên Bộ chính
trị hãy công khai tài sản
Nhân vụ việc Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam
bị tuyên bố vi phạm, mắc khuyết điểm về “chính sách nhà, đất” khi “sở hữu quá
nhiều ”bất động sản có giá trị”, một nhà quan sát trong nước kêu gọi các lãnh
đạo cao cấp trong Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội ”công khai tài sản” ra toàn
dân.
Trao đổi với BBC hôm
22/11/2014 từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường
trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
“Tôi hy vọng sau vụ ông Truyền thì có thể Đảng
và Nhà nước sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và đặc biệt trên
Facebook, trên Internet, người ta sẽ có dịp đưa hình ảnh những người có tài sản
lớn lên. Cái đó cũng là việc đấu tranh chống tham nhũng và góp phần xây dựng
nhà nước này trong sạch, vững mạnh. Cái đó là điều tốt”.
Trước câu hỏi vì sao
đợt này chỉ có một mình ông Trần Văn Truyền bị đưa khuyết điểm, sai phạm ra
công bố, mà không phải là những quan chức lãnh đạo, cấp cao nào khác nữa, ông
Thuận nói:
“Trước nhất là ông
Trần Văn Truyền nghỉ hưu rồi, mạng lưới quyền lực suy giảm rồi cho nên ông bị
đưa ra, còn những người đương đầy quyền lực thì việc đưa ra cũng không dễ. Hay
nói một cách thẳng thắn là không ai đưa ra chọc với những người đang ‘cầm gươm,
cầm súng’, cho nên chưa biết có đưa ra được không, họ lại bắn trước, họ lại
chém trước”.
Hãy công khai, làm gương
Theo Luật sư Thuận, đã
tới lúc các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong các cơ quan quyền lực đứng đầu
của Đảng và Nhà nước tỏ ra “gương mẫu”, ông nói:
“Cho nên vấn đề quan
trọng là bây giờ phải công khai tài sản của mấy ông ấy lên, mà trước hết là mấy
ông lớn, các vị trong Bộ Chính trị, các vị trong Chính phủ là phải công khai
trước. Rồi tiếp tục là các đồng chí Thường vụ Quốc hội là công khai hết đi,
công khai in một cái đặc san trong đó. Đặc san có thể bán vài triệu bạc người
ta cũng mua. Và yêu cầu nhân dân giám sát mà theo Hiến pháp mới là bây giờ Đảng
phải theo sự giám sát của nhân dân”.
Theo Luật sư Thuận, việc giám sát này tập
trung trọng tâm chính vào “tài sản, đạo đức và chủ trương”. Ông nói: “Giám sát
là tài sản là chính, giám sát đạo đức, rồi giám sát chủ trương làm việc – chủ
trương có sai, đúng hay không, những việc ông ban hành có sai, đúng, gây thiệt
hại hay không…”
“Từ việc ông Truyền, nên chăng, muốn lấy lòng
tin của nhân dân một cách rõ ràng thì công khai tài sản đăng trên báo hết, tất
cả các ông lãnh đạo cấp cao, rồi lần lần xuống các địa phương, làm gương trước,
cũng như Nghị quyết Trung ương IV là phải kiểm điểm từ trên kiểm điểm xuống”,
cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC.
Toạ
đàm về Công Lý và Hoà Bình P1 den P19 2705 2011 UBCLHBVN TTMVSaigon
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P1
https://www.youtube.com/watch?v=EgeAhdetSkM
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P2
https://www.youtube.com/watch?v=V_6mXbMZing
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P3
https://www.youtube.com/watch?v=REofL3ZKYLY
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P4
https://www.youtube.com/watch?v=gOmuh3l9gKo
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P5
https://www.youtube.com/watch?v=2tYKbN9r2NU
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P6
https://www.youtube.com/watch?v=LiVDgZxhXLw
Toạ đàm về Công Lý và Hoà
Bình_P7
https://www.youtube.com/watch?v=wBeJ6ZJY2xY
Toạ đàm về Công Lý và Hoà
Bình_P8
https://www.youtube.com/watch?v=5TzFqsMV7uA
Toạ đàm về Công Lý và Hoà
Bình_P9
https://www.youtube.com/watch?v=pDNu7TBMOjs
Toạ đàm về Công Lý và Hoà
Bình_P10 Ls Le Quoc Quean
Toạ đàm về Công Lý và Hoà
Bình_P11
https://www.youtube.com/watch?v=vDXTv8CfKWY
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P12
https://www.youtube.com/watch?v=gWusonXpKos
Toạ đàm về Công Lý và Hoà
Bình_P13 Gioi thieu dai dien UBCL 18 giao phan
https://www.youtube.com/watch?v=TP4HLmwchXw
Toạ đàm về Công Lý và Hoà
Bình_P14
https://www.youtube.com/watch?v=x4NRfi9oKUE
Toạ đàm về Công Lý và Hoà
Bình_P15 HY Pham Minh Man
https://www.youtube.com/watch?v=yiUl5iglTO8
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P16
https://www.youtube.com/watch?v=WV76zVdiEoA
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P17
https://www.youtube.com/watch?v=blZu_jH6nLA
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P18
https://www.youtube.com/watch?v=x8x7RDUQDds
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P19
https://www.youtube.com/watch?v=dVWvtfwnkLg
Oakland, CA Sun
Oct 26 2014
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment