Người
trong nước nói gì về việc Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ?
Anh
Vũ, thông tín viên RFA
2014-12-21
2014-12-21
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Mỹ và Cuba bình thường
hóa quan hệ
Tin Mỹ và Cuba đạt được thỏa thuận bình thường
hóa quan hệ sau hơn năm thập kỷ đối đầu và thù địch, đã làm chấn động dư luận
thế giới. Người dân trong nước suy nghĩ gì về sự kiện này?
Một bước đi tất yếu
Ngày 17.12.2014, Chủ
tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama bất ngờ công bố quyết định
tái thiết lập quan hệ ngoại giao, mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ giữa
hai nước.
Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ
gỡ bỏ các hạn chế đối với Cuba trong các lĩnh vực như kiều hối, đi lại, hoạt
động ngân hàng và Mỹ cũng sẽ xem xét mở đại sứ quán ở Havana trong vài tháng
tới.
Đây là một bước tiến
quan trọng trên con đường bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Cuba và Mỹ.
Đánh giá về việc Mỹ và
Cuba tái lập bang giao sau hơn 5 chục năm đối đầu và thù địch.
Từ Quảng trị Blogger Lê
Anh Hùng cho biết suy nghĩ của ông:
“Tuy diễn ra bất ngờ, nhưng sự bất ngờ của sự
kiện này chỉ là ở khía cạnh thời điểm, còn rõ ràng đây là một diễn tiến phù hợp
với quy luật: đấy là các chế độ độc tài, đặc biệt là độc tài cộng sản, sớm muộn
gì cũng tiêu vong. Để tự cứu mình, chuẩn bị cho một giai đoạn chuyển sang chế
độ dân chủ một cách êm thấm, thì việc Cuba buộc phải bình thường hoá quan hệ
với Mỹ là một bước đi tất yếu.”
Nhà hoạt động xã hội Vũ
Quốc Ngữ cho rằng, đây là vấn đề tất yếu sẽ phải xảy ra, vấn đề chỉ còn là thời
gian và điều đó nay đã trở thành hiện thực.
Từ Hà nội, ông Vũ Quốc
Ngữ nói:
Rõ ràng đây là một diễn
tiến phù hợp với quy luật: đấy là các chế độ độc tài, đặc biệt là độc tài cộng
sản, sớm muộn gì cũng tiêu vong. Để tự cứu mình, chuẩn bị cho một giai đoạn
chuyển sang chế độ dân chủ một cách êm thấm, thì việc Cuba buộc phải bình
thường hoá quan hệ với Mỹ là một bước đi tất yếu
Blogger
Lê Anh Hùng
“Tờ Đại biểu Nhân dân ở
VN đã so sánh sự kiện này như sự sụp đổ của bức tường Berlin ở Đức Đông
Đức và Tây Đức trước kia, mà theo họ đây là sự sụp đổ của bức tường Berlin ở
khu vực Mỹ latin. Tôi rất ngạc nhiện khi tờ Đại biểu Nhân dân của Quốc hội VN
họ lại chạy một cái heatline như thế!”
Từ Sài gòn, Nhà báo Ngô
Nhật Đăng tiếp lời:
“Chúng ta đã biết, đỉnh
điểm là thập niên 60 thậm chí Fidel đã đồng ý để cho Liên xô đặt tên lửa hạt
nhân trên đất Cuba, điều đó cho thấy đây là hai chế độ khó có thể có hòa hoãn.
Vì vậy sự việc bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước sau hơn 50 năm là sự kiện
chấn động thế giới và người VN cũng hết sức quan tâm đến sự việc này. Đây là
dấu hiệu cho thấy Cuba xích gần lại với Mỹ hơn, tôi nghĩ đó là điều rất tốt cho
tiến trình hòa bình và dân chủ trên thế giới nói chung và VN nói riêng.”
Sự thất bại của mô hình
CS
Trước đây không lâu, Chủ
tịch Fidel Castro đã cho rằng “Mô hình của Cuba thậm chí không còn áp
dụng được cho chính chúng tôi nữa”.
Khi được hỏi việc Mỹ và
Cuba đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ, có phải một lần nữa chứng tỏ
sự phá sản của Học thuyết Marx- Lenin hay không?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng
thấy rằng sự kiện này không chỉ là bước đột phá quan trọng của 2 quốc gia cựu
thù, mà theo ông còn là điều chứng tỏ sự thất bại của mô hình CS.
Nhà báo Ngô Nhật Đăng
nói với chúng tôi:
“Trước đây Cuba đã có sự
nới lỏng một chút về kinh tế, điều đó cho thấy có một sự khởi sắc, điều đó cho
thấy mọi người trên thế giới kể cả một người bảo thủ như Fidel cũng phải nhận
ra là mô hình của ông ta là một sự ảo tưởng. Đây chính là sự thừa nhận một cách
không công khai của ông ta về sự phá sản của một học thuyết, điều mà trên thế
giới người ta đã coi là sự lầm lạc kỳ lạ của thế kỷ 20”
Họa sĩ Mai Dũng nhận
định:
“Cuba là một nước nhỏ
với vài triệu dân, nhưng thể chế của họ là thể chế độc tài toàn trị, Cuba là
thành trì phía tây của CN Marx- Lenin. Đến nay, Cuba đã quyết định thay đổi
đường lối của họ, tôi có ví von là Cuba như một chú lính chì đã bị tan chảy
dưới sức nóng của đồng đô la. Đây là điều đương nhiên sẽ phải xảy ra, bởi vì
quá trình phát triển của lịch sử không thể dừng được nữa và nó đang đi đến hồi
kết của CN Cộng sản.
Theo tôi nghĩ CNCS không bao giờ thay đổi về mặt bản chất,
họ chỉ cố gắng tìm cách thích ứng, vì khi con tàu đang chìm thì họ không có lý do
gì để bám vào con tàu để chìm nghỉm giữa biển nữa. Mà đây là họ tìm cách nhảy
ra khỏi vòng xoáy để tìm cơ hội sống sót, song bản chất của họ là không thay
đổi”
Trước đây Cuba đã có sự
nới lỏng một chút về kinh tế, điều đó cho thấy có một sự khởi sắc, điều đó cho
thấy mọi người trên thế giới kể cả một người bảo thủ như Fidel cũng phải nhận
ra là mô hình của ông ta là một sự ảo tưởng. Đây chính là sự thừa nhận một cách
không công khai của ông ta về sự phá sản của một học thuyết
Nhà
báo Ngô Nhật Đăng
Trả lời câu hỏi Mỹ và
Cuba tái lập bang giao, bình thường hóa quan hệ có phải là sự khởi đầu cho sự
ta rã của chế độ toàn trị ở Cuba hiện nay hay không?
Blogger Lê Anh Hùng cho
biết suy nghĩ của ông:
“Để tránh chế độ toàn
trị ở Cuba khỏi một sự sụp đổ mang tính định mệnh thì việc cải cách kinh tế,
bình thường hoá quan hệ với Mỹ để thiết lập lộ trình cho một giai đoạn chuyển
tiếp êm thấm sang chế độ dân chủ rõ ràng là một toan tính khôn ngoan. Vì vậy,
có thể nói việc Mỹ-Cuba tái lập bang giao đánh dấu sự khởi đầu cho quá trình
tan rã của chế độ toàn trị ở Cuba.
Họa sĩ Mai Dũng không
đồng ý với ý kiến cho rằng sự nối lại bang giao giữa Mỹ và Cuba là nhằm giải
quyết bế tắc của cả hai nước và ông không tỏ ra lạc quan đối với tiến
trình dân chủ ở Cuba trong thời gian tới.
Họa sĩ Mai Dũng nói với
chúng tôi:
“Cái tư tưởng CS, cái tư
tưởng Marx – Lenin của họ sau bao nhiêu năm nhồi và đầu dân chưa dễ gì mà cở
bỏ, mà giải thoát ra được. Tôi nghĩ rằng cần phải một thời gian còn dài nữa
người dân Cuba mới hiểu thế nào là hai chữ dân chủ đích thực. Còn trong thời
gian tới chỉ là thời gian thể chế độc tài ở Cuba tìm cách chết dần dần, chứ
không phải là chết đột ngột”
Nhà hoạt động xã hội Vũ
Quốc Ngữ tiếp lời:
“Nói toàn trị nghĩa là một chế độ như chế
độ Hittler, có nghĩa là giết chóc và đàn áp hàng loạt, tôi nghĩ rằng ở Cuba
việc đó sẽ kết thúc, nhưng vẫn còn chế độ đảng trị như VN bây giờ. Tuy nhiên
việc tiến tới Dân chủ, Tự do, đa nguyên đa đảng và quyền con người thì có lẽ
Cuba sẽ cần một thời gian rất dài, rất lâu. Nhưng tôi hy vọng cái địa chính trị
của Cuba khác VN,cho nên việc dân chủ hóa sẽ dễ dàng hơn.”
Sau Đại hội VI của Đảng
CS Cuba năm 2011, với chính sách “cập nhật hoá mô hình kinh tế”, đây chính là
những thay đổi theo hướng xóa bỏ bao cấp, phát triển kinh tế tư doanh, mở cửa
thị trường nội địa, coi trọng hợp tác kinh tế và đầu tư nước ngoài… Điều đó
chứng tỏ Đảng CS Cuba đã chính thức tự phủ nhận học thuyết Marx-Lenin. Và việc
bình thường hóa quan hệ với Mỹ lúc này cũng chính là sự khởi đầu cho một tương
lai tốt đẹp của đất nước Cuba, khi họ hướng tới các giá trị văn minh của nhân loại.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment