Trích
dẫn kết luận của tác giả Lưu Nguyễn Đạt từ bài viết: "Từ Quốc Hận 30 tháng
4...".
§ Những
hiện tượng “Hy Vọng” và “Tự Do” có thể tưởng niệm hay ăn mừng bất cứ ngày,
tháng, năm nào “KHÁC”, chứ không thể lấn át, thay thế Ngày Quốc Hận “30 Tháng
Tư” được. (TS-LS Lưu Nguyễn Đạt)
§
Người Việt và ngoại kiều ở
Việt Nam rời khỏi Saigon trên phi cơ vận tải C-130 trong đợt di tản đầu tiên
vào ngày 25 tháng 4, năm 1975; không một ai nghĩ rằng họ bắt đầu "Hành
Trình Tự Do". Thực tế, họ cũng không thể biết rỏ những phi cơ này sẽ đưa
họ đên đâu là bải đáp cuối cùng của chuyến phi hành vô định. Đơn giản một
điều trong tâm tư của từng người là : "Tôi phải sống"
Xích sắt thiết vận xa T-54
nghiến trên đại lộ Thống Nhất, Tự Do ủi xập cánh cửa dinh "độc lập" kéo
theo những khẩu pháo 130 ly đã phóng hàng tràng quả đại bác vào khắp xóm làng
miền Nam suốt chiều dài bước chân xâm lược. Đó là ngày 30 tháng 4, 1975 với xác
người vô tội tan tác khắp nông thôn, thành thị.
Xin hỏi bọn Việt Gian, đó là
ngày gí? Sao có thể đặt tên là "Ngày Hành Trình Tự Do" để múa hát,
vui mừng, nhảy nho't trên anh linh, oan hồn người đã khuất?!
pv
---------- Forwarded message
----------
From: DrLuu NguyenDat <
Date: 2015-04-21 10:18 GMT-07:00
From: DrLuu NguyenDat <
Date: 2015-04-21 10:18 GMT-07:00
Từ Quốc Hận 30 Tháng Tư Tới
Sứ Mạng Chân Chính Của Người Việt Tử Tế
Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM
April 18,
2015
Đọc nguyên
bài:
http://www.vietthuc.org/luu-nguyen-dat-tu-quoc-han-30-thang-tu-toi-su-mang-chan-chinh-cua-nguoi-viet-tu-te/
http://www.vietthuc.org/luu-nguyen-dat-tu-quoc-han-30-thang-tu-toi-su-mang-chan-chinh-cua-nguoi-viet-tu-te/
Những Hiệu Ứng Tiếp Nối Của
“Ngày 30 Tháng Tư”
Sau ngày Quốc
Hận 30 Tháng Tư, cả nước Việt Nam đã trở thành một nhà tù lớn với rất nhiều nhà
tù nhỏ, kể cả những nhà tù cá nhân thi hành tại chỗ, dưới mắt “Đảng-Ta” hạch
sách, làm tiền và hành tội. Dưới mãnh lực toàn trị của gần 4 triệu cán bộ
và lãnh chúa CSVN, người dân có ba cách phản ứng:
§ tỵ
nạn nước ngoài với hy vọng khôi phục danh dự và quyền làm người;
§ tỵ
nạn trong nước với thế cam phận, vô cảm;
§ tranh
đấu trong nước với hy vọng bật lửa đại nghĩa.
1. Liên hệ
trực tiếp với thời điểm kết thúc tiền đồn trận tuyến ý thức hệ, từng đợt từng đợt
người Việt đã “bỏ phiếu chống cộng” bằng chân, bằng thuyền, trong cảnh phiêu
lưu tỵ nạn chưa từng thấy trước đây: cho tới nay, gần 4 triệu người Việt đã bỏ
nước thoát cộng, bỏ lại tất cả để thoát hiểm.
“Bàn Tay Hy Vọng/Hand of Hope”
[đúc bằng ciment cốt sắt/béton armé, cao 9 ft, móng sâu 9 ft] do
LS Lưu Nguyễn Đạt [Hoạ sĩ, điêu khắc gia, nguyên Tổng Thư Ký hội Hoạ
Sĩ Trẻ VN/SàiGòn/ trước 1975] tạo dựng và tặng Trại TQLC Camp
Pendleton, San Clemente, California vào đúng Ngày Độc Lập July 4, 1975.
Tiêu biêu cho “Hy Vọng” đứng dậy & khởi phát của [hậu duệ]
Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ và trên Thế Giới Tự Do.
Đối với người
viết là tác giả điêu khắc “Bàn Tay Hy Vọng/Hand of Hope”[8]đúc bê-tông cốt sắt thực
hiện và tặng trại Thủy Quân Lục Chiến Camp Pendleton, San Clemente, California
vào đúng Ngày Độc Lập July 4, 1975, thì cuộc ra đi của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản
có rất nhiều ý nghĩa chính:
§ Tỏ
rõ lập trường của những người Việt tự trọng, khao khát tự do và tôn trọng giá
trị nhân phẩm, nên không thể sống chung với con người cộng sản phi nhân, phi
nghĩa.
§ Nuôi
dưỡng “hy vọng” sắt đá khôi phục danh dự và quyền làm người. Đó cũng là cách
tạo dựng lại một không gian an toàn, vượt tiến cho hậu duệ, như biểu tượng “Bàn
Tay Hy Vọng” dựng trên xứ người với những đứa trẻ tụ hợp “đứng thẳng” và sẵn
sàng “bay ra khỏi bàn tay” cưu mang. Chỉ bằng đường lối thẳng thắn, vươn cao và
khởi tiến, người Việt Tỵ Nạn mới chắp nối cho họ, cho con em họ cái thế đứng
vững vàng làm người tử tế, mạch lạc để trở thành những công dân tiến bộ xứng
đáng với cuộc sống mới mà người tỵ nạn đã chọn với giá rất cao, đôi khi cần
phải hy sinh tột đỉnh.
§ Người
Việt Tỵ Nạn Cộng Sản nhập cảnh với diện quốc tế công pháp “tỵ nạn chính trị”,
khác hẳn với diện “di dân kinh tế”. Căn cước người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản
thuộc quy chế chính trị, nên khi họ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Tiệp
Khắc, Nhật, v.v., họ có quốc tịch nơi cư ngụ và chỉ còn là “sắc dân/công dân
gốc Việt”. Vậy đối với những “công dân gốc Việt”, ngoài trường hợp có
song tịch với Việt Nam, không thể coi họ là “Việt Kiều”, vì họ đã bỏ quốc tịch
Việt, trên phương diện luật di trú và quốc tế công pháp. Quốc tịch mới và
“gốc Việt” phải được thi hành và tôn trọng một cách đứng đắng, phân minh, phù
hợp với pháp luật và lẽ phải.
§ Quốc
tịch mới là những “Bàn Tay Hy Vọng” đặt tại xứ người. Là những “Ngày Hành
Trình Đến Tự Do” nơi bến hứa [La Terre Promise- The Promised Land]. Người Việt Tỵ Nạn thoát khỏi địa ngục cộng sản, phần lớn
là để bảo toàn tương lai cho hậu duệ họ. Nhưng các hiện tượng sáng sủa,
hy vọng và vui mừng đó phải “tới sau” mùa tang tóc quốc thể. Phải tới sau “Ngày
Quốc Hận” và cũng không thể xoá bỏ “Dấu Ấn” lịch sử đó. Những hiện tượng
“Hy Vọng” và “Tự Do” có thể tưởng niệm hay ăn mừng bất cứ ngày, tháng, năm nào
“KHÁC”, chứ không thể lấn át, thay thế Ngày Quốc Hận “30 Tháng Tư” được.
TS-LS Lưu
Nguyễn Đạt
[8]Lưu Nguyễn Đạt,“Bàn Tay Hy Vọng/Hand of Hope” [đúc bằng
ciment cốt sắt/béton armé, cao 9 ft, móng sâu 9 ft] do TS-LS Lưu Nguyễn Đạt
[Hoạ sĩ, điêu khắc gia, nguyên Tổng Thư Ký hội Hoạ Sĩ Trẻ VN/SàiGòn/trước 1975]
tạo dựng và tặng Trại TQLC Camp Pendleton, San Clemente, California vào đúng
Ngày Độc Lập July 4, 1975. Tiêu biêu cho “Hy Vọng” đứng dậy & khởi phát của
[hậu duệ] Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ và Thế Giới Tự Do.
Hand of Hope
[Camp Pendleton,1975]
Hình ảnh
chụp năm 2012, Tác giả Lưu Nguyễn Đạt & Hai người con trai, từ
trái sang phải:
1. Lưu Thế
Khải [sinh năm 1973, là đứa trẻ đứng sát lòng tay. Từng là Đại
Úy Quân Cảnh/MP/US Army, giải ngũ năm 2008/cư ngụ Diamond Bar, CA, USA;
2. TS.LS. Lưu Nguyễn Đạt, tác giả Bàn Tay
Hy Vọng; còn sinh hoạt XHDS; Chủ nhiệm, Chủ Bút Diễn đàn Việt
Thức, Virginia, USA];
3. Lưu
Việt, sinh June 1975 tại Trại Pendleton/Ocean side, Navy Hospital,
là đứa trẻ "đang bay " ra khỏi Bàn Tay; nay
làm Điện ảnh/Special Effect Coordinator/New York/Hollywood, CA, USA]
Hình Ảnh Bổ Túc: see attachments [4]
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment