BÀI VIẾT
BẰNG VNI & PDF FORMATTED. XIN BẤM VÀO LINK,
HOẶC
DOWNLOAD ĐỂ ĐỌC RÕ RÀNG HƠN.
--*--
Oan
Hồn Người Tù
'Cải
Tạo'
Đỗ Quốc
Anh-Thư
LTG: Hàng chục
năm trời đã trôi qua, kể từ khi đất nước sa vào thảm họa Cộng Sản, ngoài những
trang sử đau thương của Dân Tộc, thể nào cũng có những chuyện ly kỳ, tưởng như
là hư cấu, nhưng thực sự đã xẩy ra trong xã hội, trong ngục tù 'cải tạo', hoặc
trên hành trình tỵ nạn v.v.
Điều đáng
tiếc là đa số những chuyện như vậy bị 'vùi dập' cùng với các nạn nhân. Phần
thiểu số còn lại, nếu có người biết đến và có điều kiện thuật lại, trở thành
những chuyện hiếm hoi. Nhất là trong thời Việt Cộng, quyền tự do ngôn luận của
dân chúng bị tước đoạt.
Tuy nhiên,
nhờ kỹ thuật Internet tuyệt vời, trong mấy năm vừa qua, có khá nhiều chuyện hy
hữu đã vượt qua 'bức tường lửa' của VC, xuất hiện trên các diễn đàn, hoặc trực
tiếp gởi đến tay độc giả.
Gần gũi nhất
với chúng tôi là đầu thập niên 2010. Sau khi phổ biến mấy cuốn eBooks, chúng
tôi may mắn nhận được emails hồi âm của độc giả ở VN, gởi kèm theo mấy câu
chuyện thật, hoặc những trang hồi ký. Điển hình như câu chuyện 'Thượng Tá
Độc Nhãn Gặp Oan Gia Nghiệp Báo' và 'Tâm Sự Đoạn Trường' — qua bài
thơ đã phổ biến trước đây.
Lần này
chúng tôi xin gởi đến quý vị 'Oan Hồn Người Tù Cải Tạo'. Đây là trường
hợp cụ thể trong muôn vàn trường hợp khác — ngập tràn đau thương, oan khiên và
hận sầu — kể từ khi hai miền Nam Bắc VN sa vào ách nô lệ Mác-Lênin.
Xin gởi lời
tri ân đến quý độc giả ẩn danh ở VN — đã có thiện tâm và lòng quả cảm gởi cho
chúng tôi những câu chuyện kể trên.
*
Khoảng đầu
thập niên 1970, trong giáo xứ Xuân Hiệp thuộc tỉnh Long Khánh, hầu như ai cũng
biết anh Lê Cảnh Bộ. Anh là người hiền lành, chất phác, tính tình dễ thương và
có khuyết tật chân đi khập khiễng.
Vì nhà
nghèo, nên sau khi học hết lớp 12, anh phải đi làm. Khi đến Xuân Hiệp định cư,
anh may mắn, được tuyển chọn làm giáo viên, dạy ở tường tiểu học tư thục của xứ
đạo này. Chắc hẳn, nhiều phụ huynh học sinh trường tiểu học Xuân Hiệp còn nhớ,
anh Bộ lập gia đình với chị Lan, cô giáo viên xinh đẹp, cùng nghề dạy học với
anh.
Phần tôi,
khi nhắc đến chuyện cũ, ngoài nỗi đau thương, tôi không thể nào quên được kỷ
niệm êm đềm hôm anh Bộ đến nhà, ngỏ ý xin bố tôi làm cha đỡ đầu khi anh theo
đạo Công Giáo. Nhất là hình ảnh dễ thương của hai cháu bé Bình và Ban, con của
anh Bộ và chị Lan.
Nhờ có liên
hệ gia đình thân mật, nên tôi biết rõ chuyện oan khiên và vô cùng đau thương
của anh Bộ sau ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam — đúng như thi sĩ Khuyết Danh
đã viết:
Hạnh phúc,
miền mơ, nhân phẩm, luân thường
Đảng đến là
tan nát nát cả!
-*-
Nhớ lại thời
xa xưa. Vào khoảng đầu năm 1969, sau khi bố tôi được giải ngũ, ông mang gia
đình đến Long Khánh định cư. Nhưng vài năm sau, nhờ có chút ít vốn liếng, bố
tôi mua đất ở Xuân Hiệp, lập xưởng cưa cây, cung cấp vật liệu xây cất nhà cửa.
Thật ra,
Xuân Hiệp là 'vùng đất mới' do chương trình 'khai hoang lập ấp' của chính phủ
VNCH — mở rộng việc cấp phát ruộng đất cho dân nghèo, đặc biệt là dân miền
Trung chạy giặc vào đó định cư, sau trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
(Picture courtesy
of RFA)
'Vùng đất
mới' này có 4 ấp, thường gọi là Ấp 1, 2, 3 và Ấp 4, nằm sát bên Quốc Lộ 1, đoạn
đường từ ngã ba Dầu Dây đi ra thị xã Phan Thiết.
Thời đó, dân
cư ở đây đều có cuộc sống, tương đối tạm ổn. Nhưng không ngờ, Tháng Tư Đen 1975
ập đến quá nhanh. Nhiều người ở Xuân Hiệp, tìm đủ mọi cách đi lánh nạn Việt
Cộng. Nhiều người khác, có lẽ vì bản chất hiền lành, chấc phác, hoặc là chưa có
kinh nghiệm với VC, nên lầm tưởng cho rằng, không có điều gì phải lo sợ
khi VC cầm quyền!
Như anh Bộ
chẳng hạn. Anh chủ quan, nghĩ mình chỉ là giáo viên tiểu học của giáo xứ nghèo,
nhất là không hề tham gia bất cứ việc gì của chính phủ VNCH thì có gì mà phải
sợ hãi? Vả lại, anh bị khuyết tật bẩm sinh, chân cao chân thấp. Khi nhìn thấy
vẻ mặt hiền lành, chân đi khập khiễng, không ai nỡ lòng hại anh.
Còn bố tôi,
sau ngày miền Nam thất thủ thì tự an ủi cho rằng, ông đã già yếu và giải ngũ từ
lâu thì không có gì mà phải e ngại!
Đồng thời,
dư luận hồi đó bàn tán xôn xao về chuyện 'hoà hợp hòa giải' — ghi trong hiệp
định Ba-Lê 1973 mà VC đã ký kết. Nên gia đình tôi cùng hàng triệu người khác
tin tưởng, không có ai bị VC trả thù.
Thế nhưng,
sự việc xẩy ra sau Tháng Tư Đen 1975 hoàn toàn trái ngược: Hàng trăm ngàn Quân Nhân,
Công Chức và Cảnh Sát VNCH bị VC đầy đoạ dã man trong ngục tù 'cải tạo', trong
khi dân chúng bị xô đẩy vào thảm cảnh lầm than, nghèo khổ, ngày đêm lo sợ công
an hạch hỏi. Ách cai trị Mác-Lênin sắt máu hơn ách cai trị thời Pháp thuộc bội
phần.
Chứng cớ rõ
ràng nhất là thời Pháp thuộc, mặc dù thực dân thâm độc, nhưng dân Việt vẫn được
mua bán thực phẩm tự do, không hề có quỷ kế 'cai trị bằng bao tử' qua 'sổ hộ
khẩu' như thời VC.
Hơn nữa,
việc sử dụng bạo lực thời xưa qua hệ thống công an chìm và nổi, không thấm vào
đâu so với thời VC. Hầu như ai cũng biết, hiện thời "Công An Nhân
Dân" nắm quyền sinh sát 'nhân dân' trong tay. Nên bọn chúng coi mạng sống
'nhân dân' rẻ như bèo. Chuyện công an VC đánh đập, bắt bớ, tống giam, tra tấn,
thủ tiêu, hối mại quyền thế, giết người vô tội v.v. đều là chuyện 'bình thường'
trong thời XHCN.
Gần gũi nhất
là gia đình tôi cùng dân cư ở Xuân Hiệp, ngày đêm bị bọn 'công an nhân dân' hăm
doạ, khủng bố tinh thần, hạch hỏi đủ điều. Sau khi VC 'đánh tư sản' thì gia
đình tôi trắng tay. Tài sản bị chúng cướp hết, chỉ còn vài rẫy đất để trồng
trọt mà sống qua ngày.
Quý vị cao
niên từng sống ở Xuân Hiệp, chắc hẳn còn nhớ khu vực này đặt dưới quyền cai trị
của bọn công an từ miền Bắc vào, nói giọng Nghệ An, tên đầu xỏ là Trần Đắc.
Bọn này nắm
quyền sinh sát dân cư trong tay. Suốt ngày đêm, chúng rình mò, hạch hỏi tất cả
các sinh hoạt của từng người. Hễ ai bị tình nghi, hoặc bị chúng ghét thì thể
nào cũng có ngày khốn đốn. Thông thường là bị chúng bắt giam, tra tấn, hoặc thủ
tiêu.
..............................
XIN BẤM VÀO
LINK,
HOẶC
DOWNLOAD ĐỂ ĐỌC TIẾP.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment