Friday, August 10, 2012

Lừa đảo’ nhưng được việc?


‘Lừa đảo’ nhưng được việc?


Cùng thời gian Trung Quốc đem bà Cốc Khai Lai, vợ của cựu Bí thư Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai ra xử, trang Foreign Policy có bài nêu ra một cách đánh giá khác về nhân vật chính trị nổi tiếng từ Trùng Khánh.

Căn cứ vào các tuyên bố từ trước phiên tòa của chính quyền Trung Quốc, Bấm Foreign Policy nhận định rằng bà Cốc “chắc chắn sẽ bị coi là có tội” trong vụ xử án giết người.

Trùng Khánh từng 'phá rào' để nâng cao mức sống của dân


Trùng Khánh từng 'phá rào' nâng cao mức sống của dân



Tuy thế, số phận của ông Bạc Hy Lai vẫn chưa rõ, thậm chí còn “mù mờ như sương phủ Trùng Khánh”, đại đô thị vùng Tây Nam có tên là “foggy capital” (thủ đô mù sương) của đất nước.



Xóa một mô hình

Bài báo cũng viết rằng chính quyền trung ương ở Bắc Kinh sau vụ ông Bạc Hy Lai bị tước hết chức vụ đã tìm mọi cách để xóa sổ uy tín của ông và “mô hình Trùng Khánh” nhưng không được.

Nói ngắn gọn thì các chính sách kinh tế, xã hội mà ông Bạc cho áp dụng ở vùng đô thị trên 30 triệu dân này là hiện tượng phá rào khỏi dòng chính sách chung của quốc gia.

Nhưng Bắc Kinh cũng tìm cách xóa bỏ ảnh hưởng của các phong trào dân tuý như ‘nhạc Đỏ’, và chống băng đảng bằng cách rất nặng tay dưới thời ông Bạc.

Dù vậy, ảnh hưởng của các chính sách này vẫn còn rất rõ tại thành phố.

"Mô hình Trùng Khánh bị bôi đen cả trong và ngoài Trung Quốc vì vụ Bạc Hy Lai"

Foreign Policy đánh giá rằng cho tới cuối thập niên 1990, Trùng Khánh là một vùng rất lạc hậu, chỉ có mỗi danh tiếng là “thủ đô kháng chiến” và nổi danh nhờ ẩm thực [Tứ Xuyên] vào hàng cay nhất nước.

Năm 2000, khi Bắc Kinh tung ra chiến dịch ‘Tây Tiến’, Trùng Khánh đã giành lấy cơ hội và nhanh chóng trở thành đầu tàu cho sự phát triển các tỉnh phía Tây rộng lớn của Trung Quốc.

Nhưng dù thế, Trùng Khánh cũng còn xa mới đạt được trình độ phát triển của ba đại đô thị khác, được quản trị thẳng từ trung ương là Bắc Kinh, Thiên Tân và Thượng Hải.

Chỉ đến khi ông Bạc Hy Lai về làm Bí thư, mọi sự bắt đầu tăng tốc.


Gia đình họ Bạc nay ly tán: cha mẹ bị bắt, con tha hương

Chính sách có tên không chính thức mà ‘Quốc tiến dân thoái” (Nhà nước mạnh, dân và tư doanh yếu) được trung ương hô hào trong nhiều năm nhấn mạnh đến ưu tiên cho xuất khẩu và tập trung vốn cho doanh nghiệp nhà nước.

Nhưng Trùng Khánh đã tìm ra con đường khác, là triển khai nguồn lực và chính sách để cải thiện mức sống của người dân.

Thay vì đầu tư nhiều, Trùng Khánh khuyến khích tiêu dùng trong dân nhưng không phải qua cách bỏ tiền công để kích cầu.

Đầu tư được tập trung vào các lĩnh vực mức sống có thể cải thiện ngay lập tức.

Một dự án trồng cây xanh ba năm, tốn 1,5 tỷ USD, nay bị phê phán là lãng phí, đã tạo ra sự khác biệt lớn cho không gia đô thị.

Trong vòng năm năm qua, GDP của Trùng Khánh tăng trung bình 15,8% một năm, so với 10,5% trên cả nước.

Chính quyền cũng cấp hộ khẩu cho hơn ba triệu hộ, kể cả người nhập cư từ vùng nông thôn vào đô thị, và cho họ cả bảo hiểm y tế và quyền cho con đi học.

Đây là chuyện chưa từng có ở Trung Quốc, theo Foreign Policy.

Nói ngắn gọn thì mô hình Trùng Khánh do ông Bạc Hy Lai thực hiện chính là cách dùng nguồn lực nhà nước để cải thiện đời sống cho dân nhưng vẫn để Đảng và chính quyền nắm quyền chủ động.

Trước mắt, theo Foreign Policy, mô hình Trùng Khánh bị bôi đen cả trong và ngoài Trung Quốc vì vụ Bạc Hy Lai.

Nhưng về lâu dài, "khi sương mù" tan đi, đây có thể là mô hình đánh chú ý vì tính hiệu quả kinh tế và xã hội nhằm giải quyết các căng thẳng xã hội ở Trung Quốc.

Bản thân ông Bạc có thể sẽ được nhớ là kẻ táo bạo, thậm chí có thể bị coi là 'lừa đảo' (crook) nhưng đã dám thách thức các vấn đề khó khăn, bất kể động cơ riêng của ông ta là gì, theo kết luận của Foreign Policy

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link