Chúng ta có thể
thấy rõ ràng rằng Taiwan và TQ cũng là người Hoa dù họ có chơi trò gì ở
ngoài mặt. Người Mỹ cũng biết như thế. Đó là lý do những sản phẩm quốc phòng của
Mỹ bán cho Taiwan cuối cùng cũng lọt vào tay TQ trong cái âm mưu ăn cắp phát
minh huật mới. Taiwan biết là "được" Mỹ bao che và cung cấp cùng bán
vũ khí tối tân nhưng rắp tâm muốn "vuột" ra khỏi sự quản chế của Mỹ.
Mỹ phải nhận chân âm mưu này của Taiwan và TQ. Hầu hết các hảng xưởng của
Taiwan đã chuyển qua TQ lâu rồi. Một số lớn công nhân Taiwan đem gia đình qua Mỹ
và đi làm ở TQ và đoạn tuyệt vợ con ở Mỹ và lấy vợ mới trẻ hơn ở TQ như đang xảy
ra!
2012/8/10
BIỂN ĐÔNG HIỂM NGUY
: Đài Loan tăng cường quân sự đảo Ba Bình trong âm mưu cộng tác với Bắc
Kinh ?!
NGUY HIỂM PHÍA TRƯỚC !
Đề cao cảnh giác: Đài
loan và Trung Cộng sẽ thống nhất hành đông về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển
đông. Việt Nam cần có chính sách đối phó với động thái tối ư hiểm nguy
này của Đài loan.
Chỉ xin nhắc là TC và ĐL
đã hợp tác chặt chẻ và đại trào về kinh tế,tài chánh ,đầu tư..
Hơn nữa ý đồ " lưởi
bò " xuất xứ ở ĐL, sau 1949 Bắc Kinh thừa kế và triển khai !
ĐL sẽ chấp nhân cộng tác
quân sự với TC ở TS và BĐ khi Bắc Kinh nhượng bộ cho ĐL một số quyền lợi kinh
tế,tài chánh hay ngoại giao cần thiết.
Người Hoa biết chơi cờ
tướng và kiên nhẫn chờ đợi ! Tạm thời,trong khoảng 30 -50 năm, TC có
thể chấp nhận cho ĐL qui chế quốc gia độc lập (Chinese Taiwan ?) trong
Cộng đồng Trung Hoa ( một loại Chinese Commonwealth theo mẫu British
Commonwealth của Vương quốc Thống Nhất Anh hoặc C.E.I ( Communauté des
Etats Indépendants hậu Liên sô) để làm chủ Biển Đông và HS & TS !!
Việt Nam cần tăng cường
hợp tác chiến thuật và chiến lược với Mỹ, Nhật, Nam hàn, Úc và Phi luật Tân
để tìm phương cách đối phó với ĐL !
Mong thay.
TS
Đài Loan tăng cường quân sự đảo Ba Bình
Cập nhật: 14:23 GMT - thứ
tư, 8 tháng 8, 2012
Bộ Quốc phòng Đài Loan vừa tuyên bố tăng cường hiện diện quân sự trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Hành động này chắc chắn sẽ gặp phản ứng tức giận và quan ngại từ các nước cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này, trước hết là Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam tuy vậy chưa có phát biểu gì về quyết định được loan báo hôm thứ Ba 7/8.
Thiếu tướng La Thiệu Hòa,
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Đài Loan nói bộ này hiện đang
hợp tác với cơ quan tuần duyên để nâng cao khả năng phòng thủ trên
đảo Ba Bình, mà Đài Loan gọi là đảo Thái Bình.
Khoảng cách từ Cao Hùng tới Ba Bình là chừng 1.600km. Tuy nhiên, Thiếu tướng La Thiệu Hòa không chịu xác nhận tin trên mà chỉ nói mọi việc "diễn ra theo đúng kế hoạch". Đài Loan đã chuyển quyền phòng vệ đảo Ba Bình từ lực lượng thủy quân lục chiến sang lực lượng tuần duyên từ năm 2000. Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, hiện đang bị Đài Loan độc chiếm. Hồi tháng Năm, Ủy ban quốc phòng thuộc Quốc hội Đài Loan đã thông qua dự luật yêu cầu Bộ Quốc phòng vận chuyển vũ khí ra đảo. Đài Loan cũng thành lập đơn vị không vận đặc biệt sẵn sàng có mặt ở quần đảo Trường Sa trong vòng vài giờ đồng hồ, trong lúc tình hình hiện đang căng thẳng tại Biển Đông.
Mỹ theo dõi Điếu Ngư Đài
Hiện tại
tất cả các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa ngoại trừ
Brunei đều có quân đội đóng trên các đảo.Trong một diễn biến liên quan tranh chấp lãnh thổ, truyền thông Nhật Bản cho hay Hoa Kỳ sẽ điều các máy bay do thám không người lái đời mới nhất tới theo dõi hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh Điếu Ngư Đài, hay còn gọi là Senkaku, trong vùng biển mà Trung Quốc gọi là biển Hoa Đông. Hãng NHK và báo Yomiuri Shimbun nói quyết định này đã đạt được trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Satoshi Morimoto và người đồng nhiệm Hoa Kỳ Leon Panetta tại Lầu Năm góc hôm Chủ nhật vừa qua. NHK nói thêm rằng các máy bay không người lái của Mỹ cũng sẽ làm công việc thăm dò tại khu vực đảo Okinawa. Từ 9/2010, Hoa Kỳ đã triển khai ít nhất ba máy bay do thám không người lái, không vũ trang loại Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam. Hoạt động ở độ cao 18.000m, các máy bay RQ-4 chuyên thu thập thông tin và hình ảnh với độ chính sách cao và đã từng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá thiệt hại sau thiên tai ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi của Nhật Bản hồi năm ngoái. |
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment